Quyết định 96/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Uỷ ban quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 96/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 96/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/02/1996 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 96/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 96/TTG NGÀY 8 THÁNG 02
NĂM 1996 BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
UỶ BAN QUỐC GIA ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
TRONG ASEAN.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
- Căn cứ Quyết định 651/TTg ngày 10/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN;
- Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN (gọi tắt là Uỷ ban quốc gia về ASEAN).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3: Chủ tịch, các uỷ viên và Tổng Thư ký Uỷ ban quốc gia về ASEAN, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN QUỐC GIA ĐIỀU PHỐI
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/TTg ngày 8/02/1996
của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Uỷ ban quốc gia điều phối hoạt động của Việt Nam trong ASEAN (gọi tắt là Uỷ ban quốc gia về ASEAN) được thành lập theo Quyết đinh số 651/TTg ngày 10/10/1995 là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và đoàn thể nhân dân (sau đây gọi tắt là các cơ quan) tham gia các hoạt động trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật và đối ngoại.
Điều 2. Uỷ ban quốc gia về ASEAN có các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng hợp và thẩm định các kiến nghị về chủ trương, chính sách và kế hoạch (dài hạn và hàng năm) của Việt Nam tham gia các hoạt động trong ASEAN do các cơ quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Kiến nghị các chủ trương, chính sách lớn trong quan hệ với ASEAN.
2. Phân công và chỉ đạo các cơ quan thực hiện các nghĩa vụ và tham gia các hoạt động, chương trình hợp tác với ASEAN. Chỉ đạo các cơ quan trong việc tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ chuyên trách về ASEAN.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, chuẩn bị các báo cáo định kỳ (hàng tháng, hàng năm) và đột xuất về tình hình hoạt động của ASEAN và của Việt Nam trong ASEAN trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
4. Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các văn kiện, các thoả thuận của ASEAN đòi hỏi phải sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật trong nước; kế hoạch và đề án tham dự và tổ chức các cuộc họp, các chuyến viếng thăm từ cấp Bộ trưởng trở lên.
5. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Quyền hạn của Uỷ ban quốc gia về ASEAN
1. Yêu cầu các cơ quan cung ứng số liệu, báo cáo những vấn đề liên quan tới ASEAN và hoạt động trong ASEAN.
2. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ, chương trình, dự án hợp tác với ASEAN của các cơ quan.
3. Chỉ đạo việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế cho các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN.
Điều 4. Tổ chức và chế độ làm việc của Uỷ ban quốc giam về ASEAN.
1. Uỷ ban quốc gia về ASEAN có 1 Chủ tịch là Phó thủ tướng Chính phủ, các uỷ viên là Thủ trưởng các cơ quan Chính phủ do Thủ tướng chỉ định, 1 Tổng Thư ký là Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, làm việc theo chế độ kiên nhiệm. Các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ do Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phân công.
2. Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN là cơ quan giúp việc của Uỷ ban quốc gia.
3. Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về ASEAN có trách nhiệm:
- Thay mặt Thủ tướng Chính phủ giải quyết các kiến nghị của các cơ quan Chính phủ liên quan tới việc thực hiện các nghĩa vụ và tham gia các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN, phù hợp với những chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng; Quyết định việc phân công các Bộ, ngành làm đầu mối tham gia các tổ chức, hoạt động, chương trình, dự án của ASEAN;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Uỷ ban. Khi cần thiết, triệu tập thủ trưởng các cơ quan và cá nhân liên quan tham dự các cuộc họp Uỷ ban và có kết luận về các vấn đề đưa ra trong các cuộc họp của Uỷ ban.
- Phân công nhiệm vụ cho từng uỷ viên và Tổng Thư ký của Uỷ ban, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao cho các thành viên Uỷ ban.
- Duyệt và ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong các lĩnh vực, tổ chức của ASEAN do Thủ trưởng cơ quan làm đầu mối trình; Duyệt kế hoạch phân công tham gia các hoạt động của ASEAN; Duyệt kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ phục vụ các hoạt động trong ASEAN theo đề nghị của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
4. Các uỷ viên Uỷ ban quốc gia ASEAN có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Các Uỷ viên Uỷ ban và Tổng Thư ký Uỷ ban có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do Chủ tịch Uỷ ban giao và định kỳ báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban; tham dự đầy đủ các cuộc họp của Uỷ ban và tham gia có hiệu quả vào công tác chỉ đạo chung của Uỷ ban. Các uỷ viên của Uỷ ban có thể mời các cơ quan liên quan họp bàn về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm của mình trong Uỷ ban như quy định dưới đây:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giúp Chủ tịch Uỷ ban tổ chức thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của Uỷ ban quốc gia về ASEAN;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham dự các Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị Liên Bộ trưởng ASEAN (JMM) và tổ chức hướng dẫn các cơ quan liên quan thực hiện các quyết định của Hội nghị, sau khi đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban đồng ý; Giúp Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo việc xây dựng các chủ trưởng, chính sách về quan hệ với ASEAN trong lĩnh vực chính trị và an ninh; chỉ đạo việc chuẩn bị cho Thủ tướng Chính phủ tham dự các cuộc họp cấp cao chính thức và không chính thức; Chỉ đạo việc tham gia và tổ chức thực hiện các quyết định của các cuộc họp Quan chức cao cấp của ASEAN (SOM), Cuộc họp tư vấn chung (JCM), Hội đồng Thường trực ASEAN (ASC); Chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký quốc gia về ASEAN.
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo việc xây dựng các chủ trương, chính sách kinh tế để tham gia có hiệu quả các hoạt động và các chương trình hợp tác của ASEAN.
- Bộ trưởng Bộ Thương mại tham dự các hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và tổ chức hướng dẫn các cơ quan liên quan thực hiện các quyết định của Hội nghị; cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham dự Hội nghị Liên Bộ trưởng ASEAN (JMM) và tổ chức hướng dẫn các cơ quan liên quan thực hiện các quyết đinh của Hội nghị (phần liên quan tới hợp tác kinh tế) sau khi đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban đồng ý; Giúp Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách chung thành chủ trương, chính sách cụ thể trong hợp tác kinh tế với ASEAN; Chỉ đạo việc chuẩn bị, tham gia và tổ chức thực hiện các quyết định của các cuộc họp Quan chức cao cấp về kinh tế của ASEAN (SEOM); Chỉ đạo đầu mỗi về hợp tác kinh tế trong ASEAN.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tham dự các Hội nghị Hội đồng AFTA, giúp Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo việc thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của ASEAN (CEPT), tham gia chương trình thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong ASEAN; Chỉ đạo việc chuẩn bị, tham gia và tổ chức thực hiện các quyết định của các cuộc họp của Uỷ ban Ngân sách và uỷ ban Kiểm toán của ASEAN; Chỉ đạo đầu mối của Việt Nam về AFTA (AFTA Unit).
- Tổng Thư ký Uỷ ban giúp Chủ tịch Uỷ ban và các uỷ viên điều hành và xử lý công việc thường ngày của Uỷ ban; Chuẩn bị các báo cáo định kỳ của Uỷ ban trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban tới các cơ quan; Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN.
Điều 5. Tiểu ban hợp tác kinh tế và Tiểu ban hợp tác chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Tiểu ban)
1. Tiểu ban hợp tác kinh tế làm tư vấn cho Uỷ ban về các vấn đề liên quan tới các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong ASEAN. Các cơ quan Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng Cục Du lịch, Tổng cục Bưu điện và các cơ quan, tổ chức khác (nếu cần thiết), mỗi cơ quan cử 1 cán bộ cấp Vụ và 1 chuyên viên tham gia Tiểu ban theo hình thức kiêm nhiệm. Trưởng Tiểu ban là Trưởng Đoàn SEOM (Hội nghị các quan chức cao cấp về kinh tế của ASEAN) do Bộ Thương mại cử.
2. Tiểu ban Hợp tác chuyên ngành làm tư vấn cho Uỷ ban về các vấn đề liên quan tới các hoạt động của Việt Nam trong các lĩnh vực chuyên ngành của ASEAN. Các cơ quan Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, Tổ chức khác (nếu cần thiết), mỗi cơ quan cử một cán bộ cấp Vụ và 1 chuyên viên tham gia Tiểu ban theo hình thức kiêm nhiệm. Trưởng Tiểu ban là Vụ trưởng phụ trách Ban Thư ký ASEAN quốc gia của Bộ Ngoại giao.
3. Các tiêu ban có trách nhiệm xem xét tình hình tham gia các hoạt động hợp tác trong ASEAN của các cơ quan để đề xuất ý kiến lên Uỷ ban nhằm nâng cao hiệu quả công tác của ASEAN.
4. Các thành viên các Tiểu ban có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của các Tiểu ban. Thành viên là cán bộ cấp Vụ đại diện cho cơ quan mình báo cáo tình hình công tác ASEAN, ý kiến, đề nghị của cơ quan mình cho Tiểu ban và truyền đạt ý kiến, kết quả các phiên họp của Tiểu ban tới cơ quan mình.
5. Các thành viên Tiểu ban thay mặt cơ quan mình tham gia các hoạt động liên Bộ, ngành trong ASEAN (kể cả các cuộc họp của ASEAN) ở cấp tương xứng; Yêu cầu các cán bộ tham gia các cuộc họp của ASEAN trong lĩnh vực cơ quan mình quản mình quản lý báo cáo kết quả các cuộc họp và cung cấp đầy đủ tài liệu cho Tiểu ban để Tiểu ban tổng hợp trình Uỷ ban.
6. Chế độ làm việc của các Tiểu ban:
- Các Tiểu ban họp định kỳ 2 tháng 1 lần. Khi cần thiết, Trưởng Tiểu ban có thể triệu tập các cuộc họp bất thường. Các khuyến nghị của các Tiểu ban trình lên Uỷ ban được thông qua theo nguyên tắc nhất trí.
- Trước mỗi phiên họp định kỳ của Uỷ ban, hai Tiểu ban họp chung để chuẩn bị nội dung cho phiên họp của Uỷ ban. Văn phòng Uỷ ban có thể triệu tập các cuộc họp chung bất thường khi cần thiết.
Điều 6. Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN.
1. Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN là cơ quan giúp việc của Uỷ ban. Văn phòng Uỷ ban quốc gia ASEAN gồm các cán bộ chuyên trách có biên chế thuộc Văn phòng Chính phủ, do 1 Vụ trưởng phụ trách.
2. Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN có chức năng giúp Chủ tịch và các uỷ viên Uỷ ban trong việc tổ chức điều phối các cơ quan tham gia các hoạt động của ASEAN.
3. Văn phòng Uỷ ban quốc gia về ASEAN có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức các kỳ họp của Uỷ ban Quốc gia về ASEAN theo kế hoạch đã được Uỷ ban Quốc gia thông qua, các buổi làm việc của Chủ tịch Uỷ ban và các uỷ viên Uỷ ban.
- Tổ chức phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc các bộ phận chuyên trách về ASEAN của các cơ quan tham gia các hoạt động, hợp tác và thực hiện các nghĩa vụ trong ASEAN. Theo dõi việc thực hiện các ý kiến kết luận của các phiên họp của Uỷ ban quốc gia về ASEAN.
- Tổng hợp kế hoạch tham gia các hoạt động của ASEAN do các cơ quan lập để trình Uỷ ban quốc gia về ASEAN phê duyệt, quyết định.
- Theo dõi các chương trình, đề tài nghiên cứu về ASEAN; Tổ chức báo cáo chuyên đề với Uỷ ban quốc gia về ASEAN về các vấn đề cần thiết cho công tác của Uỷ ban.
- Theo dõi công tác đào tạo cán bộ và việc trang bị phương tiện làm việc cho các bộ phận chuyên trách về ASEAN của các cơ quan, nhằm phục vụ hoạt động của Việt Nam trong ASEAN có hiệu quả.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Uỷ ban quốc gia về ASEAN do Bộ Tài chính cấp từ nguồn ngân sách thông qua Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ bảo đảm kinh phí, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động của Uỷ ban quốc gia về ASEAN.