Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010)
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 272/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 272/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/10/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phát triển kinh tế tập thể - Ngày 31/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010). Theo Kế hoạch này, sẽ phát triển số lượng hợp tác xã tăng bình quân 7,2%/năm, số lượng xã viên hợp tác xã tăng khoảng 7,3%/năm, khuyến khích hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thành lập liên hiệp hợp tác xã... Số lượng tổ hợp tác tăng bình quân khoảng 3,2%/năm, số lượng thành viên tổ hợp tác tăng khoảng 5,3%/năm, hỗ trợ, khuyến khích tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã... Tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể (bao gồm cả kinh tế của các thành viên) chiếm bình quân khoảng 13,8% GDP cả nước... Thu nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập thể, của xã viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp tác tăng gấp đôi so với năm 2005... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 272/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 272/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
Của Thủ tướng Chính phủ số
272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005
Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập
thể 5 năm (2006 - 2010)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn
cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng
10 năm 2004 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hợp tác
xã năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH :
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát
triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức
đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã nhằm góp phần
tích cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Nhà
nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả;
tôn trọng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động
và giá trị đích thực của kinh tế tập thể;
tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế
quản lý, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập
thể.
3. Các tổ
chức kinh tế tập thể phải phát huy nội lực
là chính, đồng thời cùng với sự hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi của Nhà
nước để mở rộng quy mô, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục
tiêu tổng quát:
a) Đổi
mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể
phải theo quy định của pháp luật về hợp
tác xã;
b) Nâng
cao tốc độ tăng trưởng, đưa kinh tế
tập thể cùng kinh tế các thành viên và kinh tế hộ
xã viên đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế;
c) Góp phần
xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của
các thành viên và cộng đồng dân cư địa
phương, nhất là ở vùng nông thôn.
2. Một
số mục tiêu cụ thể:
a) Số lượng hợp tác xã
tăng bình quân khoảng 7,2%/năm, số lượng
xã viên hợp tác xã tăng khoảng 7,3%/năm; khuyến khích hợp tác xã mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh và thành lập liên hiệp hợp
tác xã;
b) Số
lượng tổ hợp tác tăng bình quân khoảng
3,2%/năm, số lượng
thành viên tổ hợp tác tăng khoảng 5,3%/năm;
hỗ trợ, khuyến khích tổ hợp tác có đủ
điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã;
c) Tỷ trọng tổng sản phẩm
của khu vực kinh tế tập thể (bao gồm cả
kinh tế của các thành viên) chiếm bình quân khoảng
13,8% GDP cả nước;
d) Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp
tác xã đã qua đào tạo trình độ đại học
đạt khoảng 20% và trình độ trung cấp đạt
khoảng 38%;
đ)
Thu nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập
thể, của xã viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp
tác tăng gấp đôi so với năm 2005.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Về
nông nghiệp (bao gồm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
và nghề muối):
a) Đổi
mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các hợp tác xã dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất
lượng của các dịch vụ hợp tác xã cung cấp
cho xã viên; mở rộng loại hình dịch vụ tín dụng
nội bộ, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ đời sống... mà xã viên và cộng đồng
có nhu cầu;
b) Tiếp tục xây dựng mới các tổ hợp
tác, hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành, vừa làm dịch
vụ phục vụ hoạt động kinh tế xã viên,
vừa phát triển chế biến, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, các hoạt động tín dụng,
thương mại và dịch vụ đời sống xã
viên mà nhu cầu chung của xã viên đặt ra;
c) Khuyến
khích và tạo điều kiện cho các hợp tác xã mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp nhất,
sáp nhập thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn theo
hướng mở rộng các dịch vụ phục vụ
đa dạng trong nông nghiệp: chuyển giao khoa học
công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm, bảo
vệ thực vật, thú y; cung ứng vật tư, phân
bón, thức ăn, sản xuất và cung ứng giống vật
nuôi, cây trồng; tiêu thụ sản phẩm; chế biến
nông sản; cung ứng dịch vụ thuỷ lợi, thuỷ
nông, v.v...
2. Về
công nghiệp:
a) Đổi mới, nâng cao hiệu
quả và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động
của các hợp tác xã nhằm cung cấp dịch vụ phục
vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
của xã viên.
Gắn kết đổi mới,
phát triển hợp tác xã với các chương trình khuyến
công, để cùng với các thành phần kinh tế khác thúc
đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp tại các cụm điểm công nghiệp và tạo
tiền đề cho việc hình thành phát triển các làng
nghề công nghiệp mới trong tiến trình công nghiệp
hóa của đất nước;
b) Đổi mới, phát triển
hợp tác xã để trở thành các vệ tinh cung cấp
về dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh
nghiệp công nghiệp quy mô lớn;
c) Khuyến khích, tạo điều
kiện hình thành các liên hiệp hợp tác xã hoặc hình thức
liên kết kinh tế hợp tác xã có sức cạnh tranh cao
ở quy mô vùng hoặc toàn quốc.
3. Về xây dựng:
a) Đổi mới, nâng cao hiệu
quả các hợp tác xã hiện có trên cơ sở kết hợp
đồng bộ các giải pháp về tài chính, quản lý
và tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động
các hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho xã viên, hiện
đại hoá máy móc thiết bị thi công, đổi mới
công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu
quả hoạt động và sức cạnh tranh của hợp
tác xã;
b) Khuyến khích thành lập mới
hợp tác xã. Xây dựng thí điểm và phát triển hợp
tác xã nhà ở. Mở rộng hợp tác xã cung ứng dịch
vụ, vật liệu xây dựng.
4. Về
thương mại:
a) Đổi
mới, nâng câo hiệu quả và phát triển các hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại nhằm phục
vụ tốt hơn cho hoạt động kinh tế của
thành viên và nhu cầu đời sống đa dạng của
xã viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn;
b) Phát
triển các hình thức tổ chức liên kết kinh tế
thích hợp giữa các hợp tác xã với nhau và giữa hợp
tác xã với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác theo hướng quy mô vùng hoặc toàn quốc;
c) Phát
triển các hợp tác xã siêu thị và mạng lưới
siêu thị hợp tác xã với phương thức hoạt
động văn minh, tiên tiến mang lại lợi ích cho
xã viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn;
d) Phát triển tổ hợp tác, hợp tác
xã thương mại của các hộ buôn bán cá thể;
đ)
Phát triển hợp tác xã chợ, kể cả hợp tác xã
chợ đầu mối ở những nơi có điều
kiện để thu hút đông đảo tiểu
thương, người bán hàng tại chợ trở thành
xã viên hợp tác xã.
5. Về
giao thông vận tải:
a) Đổi
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các hợp tác xã dịch vụ vận tải, cung cấp
các dịch vụ cần thiết cho các thành viên hoạt
động kinh doanh vận tải;
b) Phát
triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung cấp
dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu chung
của xã viên, cộng đồng dân cư hoặc các tổ
chức, doanh nghiệp;
c) Chú trọng
phát triển các hợp tác xã cung cấp dịch vụ
cơ khí, sửa chữa phương tiện vận tải
cho xã viên, các hợp tác xã kinh doanh bến bãi với các xã
viên là các chủ phương tiện sử dụng bến
bãi, hợp tác xã xây dựng và sửa chữa công trình giao
thông.
6. Về
tín dụng:
a) Khẩn
trương hoàn thành việc củng cố, chấn chỉnh
hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân;
b) Khuyến
khích thành lập mới Quỹ Tín dụng nhân dân ở những
nơi có nhu cầu và có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật. Mở rộng quy mô và
địa bàn hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân
một cách vững chắc, an toàn, thu hút mạnh hơn xã
viên tham gia Quỹ;
c) Tập trung vốn cho xã viên vay
để đầu tư vào phát triển sản xuất
kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng
ngành nghề. Liên kết tạo vốn cho các hợp tác xã
trên cùng địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh;
d) Xây dựng và phát triển hệ
thống Quỹ Tín dụng nhân dân từ trung ương
đến cơ sở vững mạnh theo hướng
liên kết chặt chẽ, tiến tới xây dựng ngân
hàng hợp tác xã; gắn kết chặt chẽ giữa hệ
thống Quỹ Tín dụng nhân
dân với các hợp tác xã khác; đảm bảo hệ
thống Quỹ Tín dụng nhân dân phát triển ổn định,
vững chắc và nâng cao chất lượng hoạt động
của hệ thống.
7. Về các ngành và lĩnh vực
khác: phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong các ngành
và lĩnh vực khác như: hợp tác xã môi trường; hợp
tác xã trong trường học; hợp tác xã dịch vụ
đời sống; hợp tác xã dược; hợp tác xã y
tế...
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Triển khai Luật Hợp tác
xã và các nghị định hướng dẫn Luật, Bộ
luật Dân sự:
a) Khẩn trương ban hành kịp
thời và đồng bộ các văn bản dưới
Luật; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành luật;
b) Triển khai hướng dẫn
và thực hiện hỗ trợ, khuyến khích phát triển
hợp tác xã theo quy định tại Nghị định
số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển hợp tác xã;
c) Triển khai hướng dẫn
và thực hiện hỗ trợ về:
công tác tuyên truyền pháp luật về hợp tác xã; tổng
kết điển hình và xây dựng mô hình hợp tác xã; tăng
cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế tập thể; nghiên cứu về phát triển dịch vụ hỗ trợ
phát triển hợp tác xã; khảo sát và đánh giá toàn
diện khu vực kinh tế tập thể; xây dựng hệ
thống chỉ tiêu mang tính khoa học và thực tiễn về
kinh tế tập thể, cập nhật định kỳ
số liệu; triển khai thực hiện dự án về
tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể;
d) Xây dựng nghị định
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
của tổ hợp tác theo quy định của Bộ luật
Dân sự;
đ) Tiến hành nghiên cứu,
định kỳ sơ kết, tổng kết tình hình thi
hành Luật Hợp tác xã để kịp thời sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật về
hợp tác xã và các chính sách khác có liên quan.
2. Nâng
cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập
thể:
a) Tiếp
tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác
xã hiện có theo Luật Hợp tác xã năm 2003;
b) Giải
thể các hợp tác xã chưa chuyển đổi hoặc
không có khả năng chuyển đổi, hợp tác xã cũ
đã chuyển đổi nhưng không hoạt động
hoặc hoạt động hình thức;
c) Vận
động xã viên hợp tác xã nâng mức vốn góp và vận
động các hợp tác xã có điều kiện thu hút thêm
xã viên, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã cùng ngành nghề
và địa bàn hoạt động để tăng tiềm
lực tài chính và quy mô hoạt động của hợp
tác xã.
3. Thành
lập các tổ chức kinh tế tập thể:
a) Tuyên
truyền, vận động, hỗ trợ khuyến khích
thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vận
động các tổ hợp tác có đủ điều kiện
thành lập hợp tác xã.
4.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước
đối với kinh tế tập thể:
a) Thành
lập và kiện toàn bộ máy quản lý, bố trí cán bộ
chuyên trách thích hợp ở các Bộ, ngành, sở có chức
năng quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể: ở các Bộ có vụ, sở có phòng, huyện có cán bộ chuyên trách và ở
xã có cán bộ không chuyên trách để theo dõi, hướng
dẫn thực hiện các chính sách nghiệp vụ đối
với khu vực kinh tế này;
b)
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện
công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể của cấp trên đối với cấp
dưới, của Bộ, ngành đối với địa
phương; thực hiện tổng kết, đánh giá
định kỳ và rút kinh nghiệm về quản lý nhà
nước đối với kinh tế tập thể;
c) Nghiên
cứu, quy định tiêu chuẩn khen thưởng, lựa
chọn và kiến nghị các hình thức khen thưởng
tôn vinh các cá nhân và tổ chức kinh tế tập thể
hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích xuất
sắc về các mặt kinh tế, văn hoá và xã hội.
5. Phát triển hợp tác quốc tế về
kinh tế tập thể
Hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ,
giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc
tế trong việc phát triển kinh tế tập thể về
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực,
thông tin tư vấn, vốn đầu tư, nâng cao chất
lượng và hiệu quả quản lý nhà nước.
V. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH
1. Các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoàn chỉnh và triển khai thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5
năm (2006 - 2010), hàng năm của Bộ, ngành và địa
phương mình trên cơ sở Kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể 5 năm của cả nước
đã được phê duyệt; hàng năm báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập
thể theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
2. Bộ
Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng
dẫn xây dựng, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện kế hoạch, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan bố trí kinh phí thuộc ngân sách nhà
nước để thực hiện; định kỳ
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện
kế hoạch của các Bộ, ngành và địa
phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
NguyÔn TÊn Dòng