BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ------- Số: 640/QĐ-BHXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016 |
-------------------
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Công văn số 2202/TTg-KGVX ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền phê duyệt các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Công văn số 1146/BTTTT-THH ngày 13/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, cụ thể hóa thành các công việc, rõ thời gian thực hiện và kết quả đầu ra; tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin được giao theo đúng quy định của pháp luật. Đưa nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm; bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin là nội dung bắt buộc trong từng kế hoạch công tác của đơn vị.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch triển khai chi Tiết hàng năm; đề xuất việc Điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch cho phù hợp với Điều kiện thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách và chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ.
3. Vụ Tài chính - Kế toán chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Công nghệ thông tin tổng hợp, tham mưu Tổng Giám đốc bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch này.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Tổng Giám đốc (để b/c); - Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c); - Các PTGĐ; - Lưu: VT, CNTT(03), KHĐT (03). | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Đỗ Văn Sinh |
- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) giai đoạn 2012-2015 để từ đó xác định những hạng Mục CNTT cần thiết phải Điều chỉnh để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, những hạng Mục nào chưa thực hiện cần phải loại bỏ do không còn phù hợp với thực tế.
- Đẩy mạnh phát triển mô hình Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Xây dựng hệ thống CNTT của ngành BHXH là hệ thống tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng khách hàng, dịch vụ với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao được vận hành bởi nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ khách hàng toàn diện trong các lĩnh vực BHXH và Bảo hiểm y tế (BHYT).
- Bên cạnh các hạng Mục đầu tư xây dựng mới, Kế hoạch chú trọng giải quyết những công việc đang được thực hiện từ những năm trước (bao gồm cả kinh phí chuẩn bị đầu tư, thực hiện trong năm 2015). Tính toán, lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với Mục tiêu, yêu cầu, Điều kiện và yêu cầu cụ thể, đồng thời có thể tiếp tục ứng dụng và phát triển cho giai đoạn 2016-2020; bảo đảm tính thống nhất, tính thực tiễn, Tiết kiệm, hiệu quả, khả thi và thực hiện được Mục tiêu chung của toàn ngành.
- Gắn kết chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính, góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 của Ngành.
Kế hoạch nằm trong tổng thể Chiến lược hiện đại hóa của ngành BHXH tuân thủ theo khung Chính phủ điện tử. Ứng dụng CNTT để xây dựng một Hệ thống công nghệ thông tin của ngành BHXH tích hợp, liên thông và lấy khách hàng làm trung tâm. Cụ thể:
2.1. Hạ tầng CNTT
- Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của ngành BHXH có máy tính cấu hình cao được kết nối vào mạng LAN để sử dụng trong công việc, có kết nối mạng Internet để xử lý công việc và khai thác tài liệu;
- Triển khai, duy trì, nâng cấp mạng WAN đến 100% đơn vị cơ quan BHXH cấp huyện nhằm đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng Điều hành, tác nghiệp và hoạt động giao dịch trực tuyến;
- Xây dựng, hoàn thiện các Trung tâm Dữ liệu (TTDL): TTDL Ngành, TTDL vùng tại Đà Nẵng, TTDL vùng tại TP. Hồ Chí Minh và TTDL dự phòng; đưa các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL), phần mềm ứng dụng của ngành đặt tập trung tại các TTDL này thay vì phân tán tại 63 phòng máy chủ các tỉnh, thành phố như trước đây;
- Cung cấp chứng thư số cho 100% cơ quan BHXH các cấp và 100% chứng thư số cho 100% cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ của Ngành;
- Nâng cấp và phát triển mở rộng hạ tầng CNTT đảm bảo 100% kết nối thông suốt giữa các TTDL và giữa các cơ quan BHXH cấp huyện, tỉnh với cấp để cung cấp môi trường vận hành cho Phần mềm nghiệp vụ lõi BHXH, hệ thống dịch vụ công trực tuyến BHXH và các CSDL, dịch vụ CNTT dùng chung khác của ngành; Hạ tầng mạng được triển khai, nâng cấp đồng bộ đáp ứng 100% yêu cầu cho công tác tập trung hóa dữ liệu, nghiệp vụ tập trung liên thông và giao dịch điện tử toàn diện.
2.2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành BHXH
- Các quy trình nghiệp vụ được hiệu chỉnh, hoàn thiện, tối ưu hóa và 100% được quản lý bằng phần mềm;
- Dữ liệu ngành được đảm bảo tính chính xác, tính toàn vẹn; được lưu trữ tập trung và được áp dụng mức độ đảm bảo an ninh thông tin cấp quốc gia;
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với dữ liệu đầy đủ, được làm sạch và cập nhật của tất cả các đối tượng, đơn vị tham gia BHXH, BHYT theo yêu cầu của Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh Mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, trong đó có Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm do BHXH Việt Nam làm cơ quan chủ quản. Dữ liệu được tổng hợp từ hệ thống CSDL và phần mềm ứng dụng đảm bảo đáp ứng tối thiểu 95% để xây dựng báo cáo phục vụ công tác theo dõi, tổng kết, đánh giá, dự báo và hoạch định trong phạm vi toàn Ngành;
- Thực hiện từng bước trích xuất, chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành với các đơn vị có liên quan theo lộ trình 2016-2020 và tới 2020 hệ thống CSDL ngành BHXH đảm bảo 100% sẵn sàng thực hiện công tác liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ quan BHXH và các Bộ, Ngành, đơn vị có liên quan (Thuế, Hải quan, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngân hàng, Cơ sở khám chữa bệnh...) nhằm trao đổi thông tin về đơn vị sử dụng lao động và người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong việc thực hiện các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Xây dựng, phát triển và đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng nghiệp vụ. Hoàn thành việc triển khai Phần mềm nghiệp vụ lõi BHXH tại tất cả các cơ quan BHXH cấp tỉnh; tiếp tục duy trì và nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ sử dụng cho thời gian trước mắt (2-3 năm);
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý, hỗ trợ ra quyết định phục vụ đắc lực cho công tác dự báo, ra quyết định, hoạch định chính sách một cách kịp thời và xuyên suốt;
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc xây dựng hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ. 100% các công văn, văn bản Điều hành tác nghiệp trong toàn ngành được quản lý bằng phần mềm và luân chuyển dưới dạng điện tử và được thực hiện tích hợp hệ thống ISO điện tử. Thực hiện kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ;
- 100% CBCCVC sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản.
- Tối thiểu 90% các văn bản, tài liệu (trừ văn bản loại mật, hồ sơ) của BHXH các cấp được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số, đáp ứng yêu cầu của Công văn số 1950/TTg-KGVX ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2.3. Đảm bảo an toàn thông tin
- Áp dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử tại 100% cơ quan BHXH các cấp.
- Xây dựng hệ thống giám sát, quản lý định danh truy cập tập trung và hệ thống danh Mục dùng chung thống nhất cho tối thiểu: 20.000 cán bộ của ngành BHXH; Khoảng 24 triệu hộ gia đình và 92 triệu người dân; toàn bộ các đơn vị tham gia BHXH, BHYT.
- Trang bị thiết bị an toàn thông tin cho tất cả cơ quan BHXH các cấp; các hệ thống thông tin và CSDL của Ngành.
- Đảm bảo hệ thống thông tin ngành được vận hành theo chính sách bảo mật đa lớp: lớp CSDL, lớp ứng dụng, lớp truyền thông mạng.
- Xây dựng và phát triển hạ tầng, ứng dụng, đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin. Từ đó tạo dựng một mạng lưới Điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin với sự tham gia của các phòng ban chuyên trách và đơn vị hỗ trợ;
- 100% cán bộ quản trị chuyên trách trong hệ thống thông tin trọng yếu của cơ quan BHXH cấp tỉnh được đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận về an toàn thông tin.
2.4. Cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp
- Cổng thông tin chính thức của BHXH Việt Nam trở thành cổng giao tiếp thống nhất, giao dịch điện tử duy nhất hướng khách hàng; Triển khai trên diện rộng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 về BHXH, BHYT, BHTN trên mạng Internet (gọi tắt là dịch vụ công trực tuyến BHXH trên mạng Internet) để đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Phấn đấu cung cấp:
+ Tối thiểu 90% dịch vụ công có liên quan tới trao đổi thông tin, văn bản hai chiều giữa đối tượng tham gia và cơ quan BHXH dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3;
+ Tối thiểu 60% dịch vụ công có liên quan tới trao đổi thông tin, văn bản hai chiều và thanh toán lệ phí (nếu có) giữa đối tượng tham gia và cơ quan BHXH dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Thực hiện liên thông dữ liệu trong quản lý, chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế “một cửa” nhằm theo dõi, kiểm tra, xử lý, đôn đốc tiến độ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC của BHXH các cấp qua mạng trực tuyến.
- Triển khai ứng dụng chữ ký số trong thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các lĩnh vực: kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
2.5. Nguồn nhân lực CNTT
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo đáp ứng 100% về số lượng và chất lượng phục vụ công tác ứng dụng CNTT, khai thác, vận hành và quản trị hệ thống CNTT của ngành.
- Đào tạo nâng cao trình độ tin học cho CBCCVC; tập huấn và chuyển giao công nghệ để cán bộ cơ quan BHXH các cấp có đủ năng lực sử dụng, khai thác các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ.
- 100% các cơ quan BHXH cấp huyện, tỉnh có cán bộ chuyên trách CNTT.
Kế hoạch được xây dựng bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và CSDL lớn quy mô quốc gia, đồng thời bảo đảm sự kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của các Bộ, Ngành liên quan, bảo đảm sự tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
- Xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT BHXH Việt Nam: Trên nền tảng mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống, phần mềm và CSDL nghiệp vụ mô hình kiến trúc hệ thống mạng WAN/LAN ngành và các cấp, tiến tới kiện toàn và chính thức ban hành Kiến trúc tổng thể Hệ thống CNTT BHXH Việt Nam tới 2020 có tính đến các bước phát triển tiếp theo. Xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT BHXH Việt Nam:
+ Tiêu chuẩn về hạ tầng phần cứng, phần mềm;
+ Tiêu chuẩn an ninh, bảo mật;
+ Tiêu chuẩn về an ninh, toàn vẹn dữ liệu BHXH.
- Xây dựng Trung tâm dữ liệu ngành BHXH nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT để triển khai các phần mềm nghiệp vụ: xây dựng, nâng cấp và mở rộng TTDL Ngành tại Hà Nội, TTDL vùng Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, Trung tâm dự phòng phục hồi thảm họa;
- Trang bị hệ thống thiết bị CNTT cho các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ: bổ sung, thay thế trang bị cho các phần mềm hiện có theo nhu cầu trong thời gian tới (đi cùng với các dự án/ kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống phần mềm ứng dụng tương ứng) và trang bị hạ tầng kỹ thuật cho các phần mềm phát triển mới (đi cùng với các dự án/ kế hoạch xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng tương ứng). Đầu tư mua sắm máy chủ và thiết bị lưu trữ, các thiết bị mạng, bảo mật, thiết bị phụ trợ khác theo tiến độ triển khai dự án phần mềm và các ứng dụng dịch vụ hạ tầng khác trên cơ sở tận dụng tối đa các tài nguyên hiện có, đảm bảo các yếu tố Tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ đầu tư;
- Nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị CNTT các cấp thường xuyên:
+ Xây dựng kế hoạch định kỳ nâng cấp, đổi mới trang thiết bị CNTT;
+ Nâng cấp, thay mới trang thiết bị CNTT cho cơ quan BHXH các cấp;
+ Trang bị bổ sung bản quyền phần mềm hệ thống đáp ứng yêu cầu Luật sở hữu trí tuệ;
+ Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật bản vá, bảo mật cho các thiết bị, ứng dụng CNTT;
- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng mạng WAN kết nối 3 cấp theo tiêu chuẩn của BHXH Việt Nam;
- Xây dựng, nâng cấp, bảo trì, chuẩn hóa mạng LAN của cơ quan BHXH các cấp;
- Xây dựng hệ thống điện toán đám mây hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công trên nền tảng di động cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT;
- Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam;
- Xây dựng hệ thống quản trị tập trung gồm quản trị mạng lưới (NOC) và quản lý thông tin an ninh bảo mật (SOC) cho toàn ngành BHXH.
- Định kỳ đánh giá mức độ sẵn sàng của hạ tầng CNTT của ngành BHXH để phục vụ yêu cầu giao dịch của doanh nghiệp và người dân.
- Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ: Rà soát, đổi mới các quy trình nghiệp vụ, thay đổi các biểu mẫu dữ liệu tham chiếu đến các hệ thống phần mềm BHXH đang triển khai; Cải tiến cơ chế và các quy tắc kiểm tra xác thực thông tin trong các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động hóa gắn với CSDL dùng chung; Tích hợp các quy trình nghiệp vụ và biểu mẫu mới vào các hệ thống phần mềm BHXH.
- Đánh giá độc lập về mức độ tự động hóa quy trình nghiệp vụ BHXH: hai năm một lần
- Xây dựng kho dữ liệu tập trung của BHXH Việt Nam: Là một phần không thể thiếu của Hệ thống Thông tin quản lý; tích hợp với các nguồn dữ liệu hiện có, chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống CSDL cũ sang CSDL mới, làm sạch, kiểm tra xác minh dữ liệu đối tượng, củng cố dữ liệu, nhập dữ liệu vào CSDL ngành, chuyển đổi dữ liệu theo cấu trúc, tiến hành lưu trữ tập trung, xếp loại và lập danh Mục dữ liệu;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ: tích hợp và trích xuất từ kho dữ liệu tập trung của Ngành, chuyển đổi dữ liệu, làm sạch, kiểm tra xác minh dữ liệu và liên thông chia sẻ dữ liệu với các CSDL quốc gia khác nhằm tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;
- Xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất Ngành BHXH theo kiến trúc hướng dịch vụ: Là trục tích hợp dịch vụ chính cho toàn bộ các ứng dụng nội bộ của BHXH Việt Nam, đồng thời đóng vai trò nền tảng liên thông với các bộ/ ban/ ngành khác cũng như với các CSDL Quốc gia khác. Đảm bảo khả năng tích hợp, trao đổi dữ liệu, liên thông giữa các phần mềm nghiệp vụ của ngành, nhằm mang lại khả năng vận hành và xử lý hiệu quả nhất, tuân thủ theo kiến trúc Chính phủ điện tử được phê duyệt.
- Xây dựng hệ thống quản lý định danh truy cập vào các hệ thống phần mềm của BHXH Việt Nam.
- Mua sắm các công cụ quản lý phần mềm và dữ liệu Ngành. Nâng cấp, tập trung dữ liệu các phần mềm nghiệp vụ đáp ứng các dịch vụ công cấp 3, cấp 4 và các thay đổi theo quy trình nghiệp vụ mới của Ngành tạo tiền đề triển khai phần mềm nghiệp vụ lõi trên phạm vi toàn quốc.
- Xây dựng, nâng cấp phần mềm nghiệp vụ lõi: triển khai, nâng cấp phần mềm nghiệp vụ lõi trên quy mô toàn quốc, đáp ứng yêu cầu xử lý dữ liệu tập trung và tích hợp với các Hệ thống phần mềm Giao dịch điện tử, Thông tin quản lý BHXH; Tích hợp các quy trình nghiệp vụ tái cấu trúc, tích hợp với cổng thông tin điện tử Internet của BHXH Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống cấp Số định danh và quản lý BHYT hộ gia đình: lập và quản lý danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình đảm bảo thực thi Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, trong đó có nội dung quy định người mua BHYT phải tham gia theo loại hình Bảo hiểm Y tế bắt buộc theo hộ gia đình; kết hợp với cấp Số định danh duy nhất cho các đối tượng nhằm quản lý tốt hơn các đối tượng tham gia bảo hiểm, và làm cơ sở cho các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ khác của ngành có thể khai thác.
- Xây dựng hệ thống giám định BHYT để thiết lập hệ thống giám định; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế kết nối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc;
- Xây dựng hệ thống sổ BHXH điện tử và thẻ BHYT điện tử, hệ thống in và quản lý thẻ BHYT, cung cấp thẻ BHYT với thời gian sử dụng từ 5-7 năm cho người tham gia BHYT;
- Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Ngành BHXH để đào tạo nghiệp vụ và đào tạo tập huấn ứng dụng CNTT cho toàn bộ viên chức Ngành BHXH;
- Xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu toàn Ngành: bao gồm các hạng Mục trang thiết bị CNTT, trang thiết bị phục vụ công tác số hóa, phần mềm ứng dụng... cho các cấp TW và cơ sở, triển khai tại TTDL và Trung tâm lưu trữ số.
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý: xây dựng Cổng thông tin nội bộ, phần mềm quản lý Điều hành, phần mềm lưu trữ hồ sơ; Tích hợp hệ thống ISO điện tử với hệ thống quản lý văn bản và Điều hành của Ngành; Triển khai phần mềm quản lý văn bản và Điều hành trên toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam.
- Trang bị công cụ phục vụ công tác quản lý, thống kê, dự báo, hỗ trợ ra quyết định;
- Xây dựng hệ thống email tập trung riêng của Ngành BHXH;
- Xây dựng bộ dữ liệu thống kê BHXH Việt Nam phục vụ công tác dự báo, hỗ trợ ra quyết định và xây dựng các báo cáo thống kê;
- Xây dựng hệ thống quản lý tài sản và vòng đời trang thiết bị;
- Xây dựng quy định về trao đổi dữ liệu giữa BHXH với Thuế và các cơ quan liên quan khác như Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bộ Y tế.., xây dựng công cụ trao đổi dữ liệu, kết nối CSDL BHXH và các Bộ, Ban, Ngành, các cơ sở khám chữa bệnh...
- Triển khai áp dụng chữ ký số các giao dịch nội bộ cơ quan BHXH và giữa cơ quan BHXH với các đơn vị, tổ chức có quan hệ công tác (Ủy ban nhân dân các cấp, Công an, cơ quan thi hành án, Ngân hàng, Kho bạc, Thuế, Bưu điện, đơn vị sử dụng lao động).
- Xây dựng Cổng thông tin BHXH Việt Nam tích hợp với Hệ thống phần mềm nghiệp vụ, CSDL tập trung. Cổng thông tin điện tử sẽ là giao diện của các hệ thống nghiệp vụ, giao dịch điện tử với người sử dụng dịch vụ công BHXH thông qua mạng Internet. Các hạng Mục liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ công mức độ 3, 4 tới người dân và doanh nghiệp bao gồm:
+ Ứng dụng trực tuyến mức độ 3, 4 trong việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc phạm vi quản lý của BHXH Việt Nam;
+ Quy định về Sổ BHXH điện tử và Thẻ BHYT điện tử;
+ Nâng cấp Cổng thông tin chính thức của BHXH Việt Nam tích hợp với phần mềm nghiệp vụ ngành, cho phép người tham gia BHXH có thể tự tra cứu và in quá trình tham gia BHXH của mình;
+ Xây dựng bộ quy tắc kiểm tra xác thực thông tin trên nền tảng CSDL tập trung;
+ Tích hợp cơ chế kiểm tra xác thực thông tin trên Cổng giao dịch BHXH Việt Nam; Áp dụng chữ ký số trong các thủ tục: kê khai, nộp BHXH, BHYT qua mạng điện tử; thanh toán chi phí KCB BHYT; giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
+ Nâng cấp phần mềm giao dịch điện tử, Gateway tích hợp với cổng thông tin, đảm bảo dữ liệu khai BHXH được kiểm tra xác thực và chuyển tự động tới phần mềm nghiệp vụ;
- Quy định về mẫu dữ liệu chuẩn cho việc khai báo Đăng ký Trực tuyến và xây dựng một ứng dụng cổng vào duy nhất để xử lý dữ liệu điện tử bằng cách sử dụng các quy tắc kiểm tra, xác thực để xác nhận tính hợp lệ của thông tin;
- Xây dựng Hệ thống thu nộp và chi trả BHXH/BHYT điện tử, kết nối các phần mềm nghiệp vụ tương ứng nhằm cung cấp đầy đủ danh Mục hồ sơ thanh toán trực tiếp, chức năng kê khai hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp, các kênh thanh toán qua liên kết với các ngân hàng, các đối tác... với nhiều cơ chế bảo mật chặt chẽ, áp dụng triển khai chữ ký số;
- Xây dựng và thực hiện các Chiến dịch quảng bá về sử dụng dịch vụ công điện tử BHXH Việt Nam tới người dân và doanh nghiệp, đảm bảo tính hiệu quả và phổ biến của các dịch vụ công BHXH được cung cấp qua Internet.
- Ứng dụng CNTT phục vụ các công tác khảo sát trực tuyến, khảo sát mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ, giao dịch do BHXH Việt Nam cung cấp.
- Xây dựng giao diện mobile (các nền tảng thiết bị di động phổ biến) cho cổng thông tin BHXH Việt Nam và xây dựng các ứng dụng mobile và tin nhắn cho một số giao dịch BHXH như tra cứu quá trình tham gia, mức đóng, nhắc nộp...để đa dạng hóa các hình thức giao dịch, cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho người dân, người lao động khi giao dịch với cơ quan BHXH.
- Đầu tư trang thiết bị tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, ưu tiên hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu: xây dựng hệ thống an ninh bảo mật đa lớp cho toàn Ngành để bảo vệ hệ thống ứng dụng, web và CSDL, dữ liệu; bảo vệ trước các tấn công từ bên ngoài và bên trong hệ thống, phòng chống các loại hình tấn công có chủ đích; bảo vệ người dùng, quản lý mật khẩu đặc quyền;
- Triển khai ứng dụng chữ ký số và bảo vệ thông tin bí mật nhà nước: triển khai ứng dụng chữ ký số trong thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các lĩnh vực: kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN, cũng như trong các giao dịch nội bộ cơ quan BHXH và với các cơ quan, đơn vị liên quan khác.
- Rà soát cập nhật và ban hành mới quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của Ngành, định kỳ hàng năm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin: thành lập bộ phận an ninh, an toàn thông tin của Trung tâm CNTT; xây dựng bộ tiêu chuẩn an ninh, an toàn thông tin ngành BHXH; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin định kỳ;
- Xây dựng và diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin thuộc phạm vi ngành với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các đơn vị liên quan; chỉ đạo đầu mối BHXH các cấp thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống Điều khiển và các hệ thống thông tin quan trọng khác do đơn vị đầu mối quản lý, khai thác, vận hành; phối hợp cùng các Bộ, Ban, Ngành khác trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan.
- Xây dựng Khung năng lực cán bộ CNTT của BHXH Việt Nam, áp dụng vào cơ chế tuyển dụng để lựa chọn nhân sự phù hợp cho ngành.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện đánh giá định kỳ;
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo nhân lực CNTT BHXH Việt Nam và tiến hành đào tạo định kỳ:
+ Đào tạo chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị CSDL, an ninh mạng máy tính, an ninh dữ liệu cho cán bộ CNTT của Ngành. Hình thức tổ chức là đào tạo tập trung tại trung ương;
+ Đào tạo kiến thức, kỹ năng lập trình cho cán bộ của TTTT theo các chuẩn công nghệ mới. Hình thức tổ chức theo các khóa học có chứng chỉ quốc tế do các tổ chức đào tạo trong nước có uy tín tổ chức;
+ Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý CNTT cho lãnh đạo các cấp của Ngành.
+ Bồi dưỡng kiến thức sử dụng mạng máy tính, khai thác các phần mềm nghiệp vụ, cập nhật, bổ sung kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng cho cán bộ nghiệp vụ của BHXH huyện và tỉnh.
- Đào tạo tập trung tại trung ương sẽ được thực hiện cho cán bộ CNTT của BHXH tỉnh. Cán bộ CNTT của BHXH tỉnh sẽ tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ tại tỉnh. Việc đào tạo được tổ chức thường xuyên trong các năm.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; chủ động kết hợp, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành liên quan, các đối tác và nhà cung cấp, các hãng công nghệ...
- Xây dựng/ thuê dịch vụ Kho tri thức, Hệ thống đào tạo trực tuyến: giảm thiểu chi phí đào tạo trực tiếp, đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ các ứng dụng CNTT mới của Ngành một cách sâu rộng cho toàn thể cán bộ viên chức BHXH Việt Nam một cách hiệu quả.
Để triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của BHXH Việt Nam đúng tiến độ, hiệu quả, cần có các giải pháp đồng bộ cả về chính sách, tài chính, nhân lực và công nghệ, cần phối hợp chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020. Một số giải pháp cụ thể như sau:
1. Giải pháp tài chính
- Đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm, đảm bảo khả thi về nguồn lực triển khai.
- Đa dạng hóa và tận dụng tối đa các nguồn vốn trong và ngoài Ngành phục vụ cho Kế hoạch. Tăng cường sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế;
- Đảm bảo xây dựng ứng dụng có tính cần thiết và khả thi cao, mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo hiệu quả đầu tư lâu dài;
- Đảm bảo các thủ tục pháp lý, nguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước nói chung và của Ngành nói riêng;
- Xây dựng kế hoạch hàng năm với kinh phí chi Tiết và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định 80 ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí Điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo khả năng vận hành, khai thác hệ thống CNTT của Ngành để giảm bớt áp lực về kinh phí, nhân sự.
2. Giải pháp kỹ thuật
- Chú trọng gắn chặt giữa ứng dụng CNTT và cải cách hành chính; triển khai thí Điểm mô hình ứng dụng CNTT sau đó nhân rộng cho các hệ thống, dự án trọng Điểm của Ngành;
- Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam và tuân thủ hướng dẫn của Bộ Thông tin truyền thông;
- Trung tâm CNTT nghiên cứu xây dựng các Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng CNTT đã nêu trong Nội dung Kế hoạch, áp dụng chung cho toàn Ngành, làm cơ sở để xây dựng, thẩm định và triển khai các dự án mạng, mua sắm thiết bị CNTT đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành. Nghiên cứu nhu cầu ứng dụng CNTT của toàn Ngành và từ đó đề xuất tổ chức thực hiện dưới dạng các dự án CNTT;
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm; quy định cụ thể về phương án triển khai kế hoạch cho BHXH các cấp;
- BHXH Việt Nam cần tăng cường hợp tác, phối hợp với các tổ chức, chuyên gia tư vấn về CNTT có uy tín để học hỏi các giải pháp, kinh nghiệm triển khai CNTT tiên tiến.
3. Giải pháp tổ chức
- Kiện toàn hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của Ngành, bộ máy chuyên trách CNTT các cấp. Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT Ngành chỉ đạo tập trung, thống nhất các hoạt động ứng dụng CNTT trong Ngành;
- Giao dự án, nhiệm vụ CNTT đến các đơn vị đầu mối có đủ năng lực, chuyên môn để tổ chức triển khai, thực hiện;
- Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT;
- Đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các tổ chức, cá nhân; xây dựng bộ tiêu chí và thực hiện xếp loại ứng dụng CNTT cho cơ quan BHXH các cấp.
4. Giải pháp môi trường pháp lý
- Triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của BHXH Việt Nam;
- Ban hành và phát triển Kiến trúc chính phủ điện tử Ngành BHXH;
- Xây dựng và triển khai áp dụng Kiến trúc hệ thống CNTT ngành tổng thể;
- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, Điều hành liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức triển khai, khai thác mạng WAN, LAN, các TTDL; duy trì, vận hành hệ thống cổng thông tin và các ứng dụng, CSDL tác nghiệp của Ngành;
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT;
- Các Đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam nghiên cứu xây dựng, quản lý cập nhật các chỉ tiêu, quy trình quản lý và đề xuất nhu cầu ứng dụng CNTT.
Chi Tiết lộ trình thực hiện như sau:
STT | Tên dự án, nhiệm vụ | Lộ trình thực hiện |
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật CNTT và phần mềm, CSDL chuyên ngành |
1 | Thay thế, trang bị và hiện đại hóa thiết bị CNTT | | | | | |
2 | Hệ thống chăm sóc khách hàng (Call Center) | | | | | |
3 | Hệ thống thông tin Giám định BHYT | | | | | |
4 | Triển khai phần mềm nghiệp vụ lõi | | | | | |
5 | Nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ và trang bị công cụ quản lý phần mềm, mã nguồn | | | | | |
6 | Hệ thống đào tạo nghiệp vụ ngành BHXH | | | | | |
7 | Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung Ngành BHXH | | | | | |
8 | Hoàn thiện Hệ thống thông tin quản lý BHXH Việt Nam | | | | | |
9 | Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử Ngành BHXH | | | | | |
10 | Nâng cấp, mở rộng Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam | | | | | |
11 | Các hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử | | | | | |
12 | Nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu ngành tại Hà Nội, Trung tâm dữ liệu vùng tại TP.Hồ Chí Minh. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng và Trung tâm dữ liệu vùng tại Đà Nẵng | | | | | |
13 | Hệ thống an ninh bảo mật đa lớp cho toàn Ngành | | | | | |
14 | Xây dựng, nâng cấp, mở rộng mạng LAN các cấp | | | | | |
15 | Hệ thống quản trị Điều hành mạng, an ninh bảo mật, quản lý định danh và chia sẻ dữ liệu toàn Ngành BHXH | | | | | |
16 | Hệ thống điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ công trên nền tảng Internet | | | | | |
17 | Hệ thống quản lý tài sản và vòng đời trang thiết bị CNTT BHXH Việt Nam | | | | | |
18 | CSDL quốc gia về bảo hiểm | | | | | |
19 | Hệ thống Sổ BHXH điện tử, thẻ BHYT điện tử | | | | | |
20 | Hệ thống chữ ký số ngành BHXH | | | | | |
II | Hoạt động vận hành và phát triển hệ thống CNTT |
1 | Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ | | | | | |
2 | Xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT BHXH Việt Nam | | | | | |
3 | Định kỳ đánh giá mức độ tự động hóa quy trình nghiệp vụ BHXH | | | | | |
4 | Đánh giá độc lập về mức độ tự động hóa quy trình nghiệp vụ BHXH | | | | | |
5 | Đào tạo, Nâng cao năng lực, chuẩn hóa cán bộ CNTT BHXH Việt Nam | | | | | |
6 | Thuê dịch vụ hỗ trợ các hệ thống CNTT | | | | | |
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Để đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ đã đặt ra trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến kinh phí theo lộ trình thực hiện được xây dựng như sau:
1. Nguồn kinh phí
- Vốn vay Ngân hàng thế giới - Nguồn vốn NHTG dành cho Chương trình Hiện đại hóa BHXH Việt Nam.
- Vốn trong nước: Nguồn chi ứng dụng công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam, Quỹ dự phòng BHYT và các nguồn vốn hợp khác của BHXH Việt Nam.
2. Kinh phí
TT | Nội dung | Ngân sách dự kiến hàng năm (Tr.đ) | Tổng ngân sách dự kiến (Tr.đ) |
2016 | Ngân sách 2017-2020 | |
1 | Nhóm hạ tầng kỹ thuật CNTT và phần mềm, CSDL chuyên ngành | 1.231.672 | 7.220.662 | 8.452.334 |
2 | Hoạt động vận hành và phát triển hệ thống CNTT | 24.500 | 1.494.891 | 1.519.391 |
| Tổng cộng | 1.256.172 | 8.715.553 | 9.971.725 |
VI. DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ
Danh Mục dự án, nhiệm vụ chi Tiết theo Phụ lục kèm theo.
1. Hệ thống CNTT bao gồm hạ tầng, ứng dụng CNTT và nguồn nhân lực CNTT được đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cao;
2. Kế hoạch ứng dụng CNTT giúp cho việc quản lý đầu tư và phối hợp các nguồn lực, nguồn vốn có hiệu quả và bám sát các Mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020;
3. Việc triển khai Kế hoạch giúp hiện thực hóa các Mục tiêu hiện đại hóa hệ thống CNTT của Ngành BHXH Việt Nam phục vụ cho Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, giảm số lần, thời gian doanh nghiệp, cơ quan nhà nước với cơ quan BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ.
4. Kế hoạch không nhằm vào các Mục đích thương mại và sinh lợi nhuận mà là hướng tới những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội. Hiệu quả của kế hoạch đạt được là xây dựng hệ thống CNTT tổng thể theo kiến trúc chính phủ điện tử của Ngành nhằm góp phần thực hiện Mục tiêu của BHXH Việt Nam triển khai theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 bao gồm các nội dung chính:
- Phấn đấu đến năm 2020 có Khoảng 35% lực lượng lao động tham gia BHXH và 100% người dân tham gia BHYT.
- Hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH, BHYT được Chính phủ giao hàng năm.
- Chăm lo thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo mọi Điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia BHXH, BHYT.
- Thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Ứng dụng CNTT sâu rộng và hiệu quả trong mọi hoạt động của Ngành là một bước tiến quan trọng nhằm tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện để Luật BHXH, Luật BHYT được thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi và tạo Điều kiện cho người tham gia.
- Kế hoạch được đầu tư xây dựng góp phần mang lại khả năng ứng dụng CNTT sâu sát vào các lĩnh vực chuyên môn và nghiệp vụ chính của BHXH Việt Nam, là một trong các bước chiến lược để đảm bảo thực hiện Mục tiêu cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục, tăng cường mức tự động hóa quy trình để phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn người lao động, các đơn vị sử dụng lao động và nhân dân.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện hệ thống chính phủ điện tử Việt Nam.