Công văn 890/BNV-TL của Bộ Nội vụ về việc truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 890/BNV-TL

Công văn 890/BNV-TL của Bộ Nội vụ về việc truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:890/BNV-TLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Duy Thăng
Ngày ban hành:18/03/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

Số: 890/BNV-TL
V/v truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2011

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời công văn số 4904/BHXH-BT ngày 10/11/2010 và công văn số 853/BHXH-BT ngày 09/3/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Đối tượng và thời gian truy thu:

Để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật tại thời điểm tương ứng, Bộ Nội vụ đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với tất cả cán bộ, công chức cấp xã là người hưởng chế độ bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động đã được cơ quan có thẩm quyền xếp lương theo chức danh chuyên trách hoặc chức danh chuyên môn quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Trường hợp đối tượng đã được hưởng trợ cấp một lần hoặc đã nghỉ hưu, nếu có yêu cầu thì cũng thực hiện truy thu để làm căn cứ tính lại chế độ theo đúng quy định.

2. Nội dung và mức truy thu:

Thống nhất với đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo phương án 1 (chỉ truy thu để tính thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất).

Sau thời điểm truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng này, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc để làm cơ sở giải quyết tất cả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ, đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- B
trưng (để báo cáo);
- T
hứ trưởng Nguyn Duy Tng;
- Bộ Tài chính;
- Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ TL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Thăng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi