Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 12/BHXH-VP của Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về bảo hiểm trụ sở, tài sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 12/BHXH-VP
Cơ quan ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 12/BHXH-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Đình Nghĩa |
Ngày ban hành: | 18/03/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm |
tải Công văn 12/BHXH-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/BHXH-VP | Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2009 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. |
Ngày 12/2/2009 Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký Hợp đồng số 174/DA09/PD với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) về việc bảo hiểm trụ sở, tài sản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trụ sở Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn bảo hiểm 02 năm (từ 16/02/2009 đến 16/02/2011).
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi BHXH các tỉnh thành phố phụ lục về phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm của bên được bảo hiểm (phụ lục số 01) và Giấy chứng nhận bảo hiểm trụ sở, tài sản của BHXH các tỉnh thành phố để BHXH các tỉnh, thành phố biết và thực hiện.
Trong thời gian được bảo hiểm nói trên, nếu trụ sở của các đơn vị xảy ra sự cố gây tổn thất theo phạm vi bảo hiểm, đề nghị các đơn vị thông báo kịp thời cho Bảo Việt tại địa phương tiến hành giám định, bồi thường, đồng thời báo cáo về Văn phòng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phụ lục số 02 như sau:
- Trong vòng 3 ngày khi phát sinh rủi ro tổn thất gửi ngay báo cáo sơ bộ tình hình về Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Sau 5 ngày kết thúc việc xử lý giữa các bên, gửi báo cáo chi tiết kết quả xử lý về Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Cuối năm, chậm nhất trước ngày 15 tháng 01 của năm sau, các đơn vị (kể cả các đơn vị không xảy ra tổn thất) gửi báo cáo tình hình để Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp.
Nếu có thay đổi, bổ sung về trụ sở được bảo hiểm theo danh sách, đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố thông báo kịp thời cho Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ghi chú: Số máy điện thoại liên lạc:
- Văn phòng BHXH Việt Nam:
Phòng Quản trị: 04.39361775
Phòng Tài vụ: 04.39361765
- Bảo Việt: 04-38262642; Fax: 04-38257188
Nơi nhận: | VĂN PHÒNG |
Phụ lục số 01
(kèm theo Công văn số 12 ngày 18 tháng 3 năm 2009)
Trích hợp đồng số 174/DA09 ký giữa Văn phòng BHXH Việt Nam và Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam về phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm trụ sở, tài sản ngành BHXH Việt Nam
I. Nội dung:
1. Loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt (Bảo hiểm tài sản)
2. Tên tài sản được bảo hiểm:
Số trụ sở, tài sản thuộc quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có địa điểm và giá trị tài sản theo bản chi tiết đính kèm (kể cả các tài sản ngoài trời như trạm biến thế điện, hệ thống mạng điện thoại, vi tính, tường rào, cổng… có trong giá trị tài sản tham gia bảo hiểm).
3. Thời hạn bảo hiểm 02 năm (từ 16/02/2009 đến 16/02/2011)
II. Phạm vi bảo hiểm: Theo Quy tắc bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt (Ban hành kèm theo Quyết định số 142/TCQĐ ngày 02/5/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), bao gồm các rủi ro sau:
*. Rủi ro chính:
- Hỏa hoạn, sét, nổ
*. Rủi ro phụ:
- Nổ
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào,
- Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công bế xưởng hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị,
- Động đất
- Lửa ngầm dưới đất
- Giông bão, lũ lụt
- Cháy do tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy
- Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa hay đường ống dẫn
- Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của Người được bảo hiểm hoặc của người làm thuê cho họ đâm vào
- Nước chảy hay rò rỉ từ thiết bị vòi phun Sprinker (chữa cháy tự động) lắp đặt sẵn trong nhà.
Các sửa đổi bổ sung kèm theo:
- Loại trừ rủi ro khủng bố
- Loại trừ thiệt hại do sự cố máy tính
III. Trách nhiệm của các bên:
(Điều 2- Trách nhiệm của các bên – Hợp đồng bảo hiểm tài sản số 174/DA09/PD ngày 12/02/2009)
Mục 2.1 Trách nhiệm của Bên A (bên được bảo hiểm)
- Tuân thủ theo các quy định đã nêu trong Quy tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành; cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin liên quan đến bảo hiểm mà Bên B (Công ty Bảo Việt) cần tìm hiểu;
- Tạo điều kiện và hỗ trợ cán bộ của Bên B trong khảo sát đánh giá rủi ro các trụ sở trước khi bảo hiểm và khi có tổn thất xảy ra;
- Cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu… liên quan đến đối tượng bị tổn thất để Bên B có cơ sở giải quyết bồi thường theo đúng Quy tắc bảo hiểm.
Mục 2.2 Trách nhiệm của Bên B (bên bảo hiểm)
- Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng đơn vị thành viên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo từng địa phương trên cơ sở danh sách tổng hợp đính kèm.
- Cử giám định viên hoặc cộng tác viên tới cơ sở của Bên A để xem xét và góp ý kiến về hệ thống PCCC, hoặc yêu cầu Bên A bổ sung phương tiện PCCC nhằm giảm tới mức thấp nhất khả năng xảy ra tổn thất;
- Bồi thường thiệt hại cho Bên A trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Trách nhiệm của Bên B không vượt quá giá trị của mỗi hạng mục được bảo hiểm được kê khai trong Phụ lục kèm theo Hợp đồng này khi tổn thất xảy ra đối với hạng mục đó và gộp lại không vượt quá số tiền bảo hiểm;
- Trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được thông báo có tổn thất, Bên B (hoặc đại diện của Bên B) phải có mặt tại hiện trường để cùng Bên A tiến hành giám định hiện trường và lập biên bản giám định. Nếu quá thời hạn trên mà Bên B không có mặt, Bên B phải chấp nhận hiện trường và biên bản giám định do Bên A cùng cảnh sát hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố lập. Trường hợp có sử dụng Đơn vị giám định độc lập để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì chi phí thuê giám định độc lập do Bên B chịu hoàn toàn và chi phí này không được tính vào số tiền bảo hiểm.
IV. Giải quyết bồi thường
(Điều 3 – Giải quyết bồi thường – Hợp đồng bảo hiểm tài sản số 174/DA09/PD ngày 12/02/2009)
- Nếu vụ tổn thất phức tạp mà thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì Bên B tạm ứng trước số tiền bồi thường tương ứng 50% tổn thất tạm tính cho bên A trước khi hoàn tất hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường để Bên A nhanh chóng khắc phục tổn thất. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên A hoặc đại diện của Bên A gửi đầy đủ hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường, Bên B có trách nhiệm giải quyết dứt điểm việc bồi thường cho Bên A.
- Trường hợp có tổn thất và các bên thống nhất sử dụng Đơn vị giám định độc lập do Bên B đề nghị và Bên A chấp thuận, kết luận của cơ quan giám định đó được lấy làm cơ sở để hai bên thương lượng.
- Việc áp dụng khấu trừ:
+ Đối với vụ tổn thất có giá trị tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu trừ áp dụng cho rủi ro tương ứng: Bên A không được bồi thường và phải tự chịu các tổn thất này;
+ Đối với vụ tổn thất có giá trị tổn thất lớn hơn mức khấu trừ áp dụng cho rủi ro tương ứng: Bên B sẽ bồi thường cho Bên A số tiền bồi thường sau khi đã trừ mức khấu trừ áp dụng cho tổn thất đó.
- Tỷ lệ bồi thường sẽ được tính toán trên cơ sở giá trị thực tế và giá trị kê khai mua bảo hiểm (nếu giá trị kê khai thấp hơn giá trị thực tế thì áp dụng bồi thường theo tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị).
- Mọi khiếu nại tổn thất liên quan đến các hạng mục bảo hiểm chỉ được Bên B xem xét giải quyết khi Bên A thực hiện thanh toán phí bảo hiểm theo đúng thỏa thuận.
Bảo hiểm xã hội tỉnh, TP……….
Phụ lục số 02
BÁO CÁO TÌNH TRẠNG TRỤ SỞ, TÀI SẢN ĐƯỢC BẢO HIỂM
(Kèm theo công văn số 12 ngày 18 tháng 3 năm 2009)
STT | Tên, loại tài sản | Tình trạng TS | Ghi chú | ||||
Ngày, tháng xảy ra sự cố, rủi ro | Nguyên nhân | Giá trị thiệt hại theo đánh giá của BHXH tỉnh, TP | Giá trị thiệt hại theo Biên bản của Bảo Việt | Số tiền được bồi thường | |||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Trụ sở, tài sản BHXH tỉnh |
|
|
|
|
|
|
2 | Trụ sở, tài sản BHXH huyện A | … |
| … | … | … |
|
3 | Trụ sở, tài sản BHXH huyện B | … |
| … | … | … |
|
… | … |
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | … |
| … | … | … |
|
Ghi chú:
- Cột A ghi số thứ tự tài sản tổn thất
- Cột B ghi tên, loại tài sản của đơn vị xảy ra tổn thất
- Cột 1 ghi ngày tháng xảy ra tổn thất
- Cột 2 ghi nguyên nhân như hỏa hoạn, động đất…
- Cột 3: Ghi giá trị thiệt hại theo đánh giá của BHXH tỉnh, thành phố
- Cột 4: Ghi giá trị thiệt hại theo Biên bản đánh giá giữa BHXH tỉnh, thành phố và Bảo Việt
- Cột 5: Ghi số tiền được Bảo Việt bồi thường
(Nếu là báo cáo sơ bộ trước khi có Biên bản của Bảo Việt thì không ghi số liệu ở cột 4, 5; Cuối năm tổng hợp tất cả các sự cố, rủi ro trên hệ thống trụ sở BHXH của cả tỉnh theo mẫu báo cáo này).
Người lập biểu | …, ngày tháng năm |