Thông tư 89/2004/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 89/2004/TT-BQP
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 89/2004/TT-BQP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Văn Trà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/06/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Hàng hải, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 89/2004/TT-BQP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 89/2004/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2004 |
THÔNG TƯ
1. Quy định về khu vực biên giới biển, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động
2. Một số quy định đối với người, tàu thuyền Việt Nam, nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển.
3. Một số quy định về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển.
4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo thuộc Việt Nam; biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ.
ở những nơi lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng thì biên giới quốc gia trên biển được xác định theo thỏa thuận giữa các nước có chung vùng biển phù hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
- Các xã, phường, thị trấn giáp biển và các đảo, quần đảo (theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ)
- Nội thủy, lãnh hải của đất liền và nội thủy, lãnh hải của các đảo, quần đảo.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (thành) chủ trì phối hợp và thống nhất với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh xác định tính chất, thời gian, phạm vi cụ thể của vùng cấm; Bộ Tư lệnh BĐBP tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định. Bộ Tư lệnh BĐBP có trách nhiệm thông báo Quyết định vùng cấm cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các đối tượng có liên quan nơi xác định vùng cấm; nếu vùng cấm nằm trong nội thủy hoặc lãnh hải thì thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo hàng hải cho người, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài biết để thực hiện.
- Quản lý, bảo vệ môi trường;
- Khai thác, trục vớt;
- Tìm kiếm cứu nạn;
- Diễn tập quân sự;
- Phòng chống dịch bệnh;
- Các trường hợp khác.
- Thực hiện theo kế hoạch và quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thông báo rõ địa điểm, phạm vi, thời gian thực hiện cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành. Trường hợp tổ chức trong nội thủy, lãnh hải thì phải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo hàng hải cho tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài biết để thực hiện.
- Thẻ thuyền viên (nếu là thuyền viên).
- Giấy phép do Đồn biên phòng nơi tàu thuyền neo đậu cấp.
Đối với người, tàu thuyền nước ngoài tiến hành thăm dò, khai thác hải sản, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên trong khu vực biên giới biển, thuộc lĩnh vực chuyên ngành do các Bộ, ngành chủ quản cấp giấy phép, đồng thời thông báo cho UBND và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh biết ít nhất 02 ngày trước khi tiến hành.
Trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam đến khu vực biên giới biển thì đại diện cơ quan, tổ chức đó phải lập danh sách người nước ngoài đi cùng và báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương nơi đoàn đến; nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Đồn biên phòng và chính quyền địa phương sở tại.
Người nước ngoài xuống tàu thuyền của Việt Nam và nước ngoài phải được phép của Đồn biên phòng nơi tàu thuyền neo đậu.
- Giấy phép do Đồn biên phòng cấp và thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính; giấy phép có giá trị một lần trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cảng.
- Thời gian được phép đi bờ từ 07 giờ đến 24 giờ trong ngày. Nếu đi tham quan, du lịch, chữa bệnh, cấp cứu... sẽ được gia hạn thời gian theo từng trường hợp cụ thể.
- Phạm vi được phép đi bờ: Trong nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng mà tàu thuyền neo đậu. Trường hợp ra ngoài phạm vi trên đến các tỉnh, thành phố khác hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt phải được Bộ Công an (cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh các cấp) xét duyệt và cấp giấy phép.
- Thuyền viên, nhân viên nước ngoài có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cảng sẽ bị cấm đi bờ.
- Thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ nếu vi phạm quy định sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
- Tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ biên phòng tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển để nắm chắc tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tuần tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý những cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Đăng ký, quản lý, kiểm tra người, tàu thuyền ra vào các bến bãi, khu vực neo đậu làm ăn, sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác ở khu vực biên giới biển.
- Quản lý, duy trì an ninh, trật tự an toàn tại các bến bãi, khu vực neo đậu của tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài ở khu vực biên giới biển.
Chủ dự án các công trình nói trên khi thực hiện phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh sở tại biết ít nhất 07 ngày trước khi triển khai thực hiện.
- Trưng dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong các trường hợp cần thiết, trừ phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Tổ chức, huy động người, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
- Bố trí lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của người, tàu thuyền trong khu vực biên giới biển.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền huy động phải chấp hành và tuân theo sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đó.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ nếu người được huy động bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước; nếu phương tiện được huy động bị hư hỏng hoặc bị mất thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Điểm họp chợ.
- Thành lập các bến bãi, khu vực neo đậu cho tàu thuyền.
- Quy định nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu.
- Thành lập ban quản lý, bảo vệ các bến bãi, khu vực neo đậu.
Khi neo đậu tại cảng, bến bãi, khu vực neo đậu, tàu thuyền phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đã quy định.
Phụ lục
MẪU BIỂN "VÙNG CẤM"
(kèm theo Thông tư số 89/2004/TTBQP ngày 19 tháng 6 năm 2004)
Ghi chú:
- Biển làm bằng tôn, dầy 1,5mm, cột biển bằng thép ống, đường kính 100mm; độ cao ngang tầm nhìn cắm ở phía bên phải đi vào vùng cấm.
- Mặt biển sơn màu xanh, phản quang.
- Chữ sơn mầu trắng, phản quang (kích thước là mm).
- O: Lỗ bắt vít.