Quyết định 667-DT/QĐ của Cục Dự trữ Quốc gia ban hành bản Quy định về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ trong ngành Dự trữ Quốc gia

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 667-DT/QĐ

Quyết định 667-DT/QĐ của Cục Dự trữ Quốc gia ban hành bản Quy định về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ trong ngành Dự trữ Quốc gia
Cơ quan ban hành: Cục Dự trữ Quốc gia
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:667-DT/QĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Ngô Xuân Huề
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
14/05/1993
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 667-DT/QĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 667-DT/QĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA SỐ 667-DT/QĐ NGÀY 14-5-1993 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ PHÒNG NỔ TRONG NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA.

 

CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

Căn cứ Nghị định số 31-HĐBT ngày 18-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước (nay là Cục Dự trữ quốc gia);

Căn cứ Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 4-6-1961, và Chỉ thị số 175-CT ngày 31-5-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ Cục;

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ trong ngành dự trữ quốc gia.

 

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ, Trưởng các phòng nghiệp vụ Cục, Chánh văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, PHÒNG NỔ
TRONG NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 667-DT/QĐ ngày 14-5-1993

của Cục trưởng Cục dự trữ quốc gia).

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, bảo vệ an toàn vật tư hàng hoá dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong ngành Dự trữ quốc gia. Trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp quản lý.

Điều 2.- Căn cứ vào các quy định của Nhà nước và của Cục về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm:

1. Chủ động tổ chức quan hệ với đơn vị phòng cháy, chữa cháy của công an, các đơn vị có liên quan ở địa phương xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ sát với điều kiện thực tế của đơn vị mình và thường xuyên tổ chức tập dượt các phương án đó, thông qua tập dượt, tiếp tục bổ sung, sửa đổi phương án ngày càng hoàn thiện.

2. Hàng năm, tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập nội dung các quy định của Nhà nước, của Cục về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, nội dung nội quy phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ đối với từng loại hàng hoá đơn vị đang quản lý, nhằm nâng cao nhận thức về công tác này trong quản lý dự trữ, làm cho mỗi người thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

3. Thành lập lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ từ Chi Cục đến các Cụm kho. Vùng kho, nhằm xử lý kịp thời khi có cháy, nổ xẩy ra, hạn chế thấp nhất mức thiệt hại hàng hoá dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người.

4. Xây dựng nội quy phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ đến từng nhà kho, điểm kho có nội dung phù hợp với từng mặt hàng đơn vị đang trực tiếp quản lý. Đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội quy trên ở các kho, cụm kho thuộc đơn vị.

 

Điều 3.- Khen thưởng thoả đáng đối với cá nhân, tập thể thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ. Xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm các nội quy, quy chế phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ.

 

Điều 4.- Cùng với việc sơ kết, tổng kết, kiểm điểm đánh giá công tác quý, 6 tháng, cả năm, các đơn vị tổ chức kiểm điểm thật sâu sắc việc thực hiện quy chế của Nhà nước, quy định của Cục về phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ. Đề ra các biện pháp thực hiện nhiệm vụ này cho quý tới, năm tới.

 

Điều 5.- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ theo quy định (thường xuyên, đột xuất) Cục đã ban hành.

 

CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ
CHO KHO TÀNG, VẬT KIẾN TRÚC

 

I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNG VÀ GIAI ĐOẠN THI CÔNG

 

Điều 6.- Khi chuẩn bị xây dựng mới kho tàng dự trữ quốc gia và các nhà xưởng trong ngành dự trữ quốc gia, chuẩn bị sửa chữa lớn hoặc cải tạo, mở rộng các kho hoặc vật kiến trúc đã được Nhà nước phê duyệt, các yếu tố kinh tế và kỹ thuật xây dựng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật phải chứa đựng và thể hiện được nội dung phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ. Đối với những kho, điểm kho có sức chứa hàng hoá lớn hoặc dự trữ những mặt hành có giá trị kinh tế lớn, khi làm luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế, các đơn vị cần phải thoả thuận với công an phòng cháy, chữa cháy (công an địa phương) hoặc Cục Cảnh sát, phòng cháy, chữa cháy (Bộ Nội vụ) về thiết kế thiết bị an toàn phòng, chữa cháy. Thoả thuận trên đây phải được thể hiện bằng văn bản, có ký tên dóng dấu của cấp lãnh đạo có thẩm quyền và được lưu kèm theo hồ sơ công trình.

 

Điều 7.- Không được xây dựng kho, sửa chữa kho bằng những vật liệu dễ cháy. Cấu kiện xây dựng phải đảm bảo khả năng chịu lửa bậc II (trừ kho muối).

 

Điều 8.- Không được bố trí cho cán bộ, công nhân viên ăn, ở, làm việc trong kho hàng. Trường hợp trong khu vực kho có bố trí khu nhà ở, làm việc thì phải thiết kế xây dựng thành nơi riêng biệt, có khoảng cách tối thiểu đối với kho gần nhất là 50m và phải có tường rào ngăn cách.

 

Điều 9.- Khi thiết kế và thi công mạng lưới điện bảo vệ và phục vụ cho công tác bảo quản vật tư - hàng hoá dự trữ phải tuân thủ:

1. Thực hiện đúng quy phạm kỹ thuật an toàn về điện.

2. Căn cứ vào tính chất lý - hoá, tính chất cháy nổ của từng loại vật tư hàng hoá để xác định và sử dụng loại thiết bị điện và kỹ thuật lắp đặt phù hợp.

Riêng kho xăng dầu hoặc kho hoá chất dễ gây cháy nổ chỉ được dùng ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào hoặc đèn chiếu sáng có các thiết bị phòng nổ.

3. Mỗi kho có một mạch điện và cầu dao riêng. Cầu dao, công tơ, công tắc, ổ cắm điện dều đặt ở ngoài kho.

Nghiêm cấm việc đặt dây dẫn trần, cáp trần dẫn điện trong kho hàng.

Đèn điện trong kho phải được treo ở điểm vừa an toàn vừa thuận tiện cho việc kiểm tra và hoạt động bảo quản vật tư hàng hoá. Bóng đèn phải có chụp thuỷ tinh và lưới sắt bọc ngoài để phòng ngừa gây cháy khi bóng nổ hoặc tác hại khác do bóng nổ gây ra.

4. Chủ nhiệm Tổng kho (Cụm kho) và lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ cùng thủ kho phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị điện, phát hiện kịp thời những trục trặc có thể gây cháy, nổ và có biện pháp xử lý hợp lý. Đồng thời báo cáo về Chi Cục các hiện tượng trên và kết quả xử lý.

Hàng năm Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Cục phải chỉ đạo và trực tiếp tổ chức kiểm tra hệ thống thiết bị điện ở các tổng kho (Cụm kho), điểm kho thuộc đơn vị quản lý.

 

Điều 10.- Hệ thống chống sét phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước cho từng loại kho.

 

Điều 11.- Bể nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phải được thiết kế, xây dựng ở vị trí vừa thuận tiện về nguồn cấp nước vừa thuận tiện cho việc chữa cháy khi có cháy xảy ra và được hoàn thiện cùng với việc hoàn thiện công trình kho tàng. Dung tích của bể nước phải phù hợp với quy mô kho hàng và tính chất của hàng hoá được bảo quản trong kho (xem phụ lục).

 

Điều 12.- Các kho đều phải có biển quy định phòng cháy, chữa cháy, có nội dung phù hợp với tính chất cháy, nổ, từng mặt hàng và được viết to, rõ ràng trên bảng gỗ hoặc bảng kim loại treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất để cán bộ công nhân viên làm bảo vệ, bảo quản và những người liên quan nghiêm túc thực hiện.

Các kho phải có kẻng để báo động khi có cháy xảy ra.

 

II. PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI KHO CHUYÊN DỤNG CỤ THỂ

 

A. Kho lương thực:

 

Điều 13.- Kho chuyên dùng dự trữ lương thực chỉ được chứa và bảo quản loại hàng duy nhất là lương thực. Không được chứa xen kẽ giữa các ngăn kho hoặc chứa cùng lương thực trong cùng một ngăn kho các vật tư, hàng hoá khác, nhất là những vật tư - hàng hoá dễ cháy, nổ, độc hại.

 

Điều 14.- Khi đưa lương thực vào kho để dự trữ, đơn vị phải chấp hành nghiêm túc quy trình bảo quản lương thực theo hình thức đổ rời hoặc quy trình bảo quản lương thực theo hình thức đóng bao mà Cục đã ban hành.

 

B. Kho thiết bị, xe, máy và phụ tùng:

 

Điều 15.- Khi xây dựng kho thiết bị, xe, máy và phụ tùng phải đảm bảo:

1. Các cấu kiện xây dựng phải đảm bảo cho công trình có khả năng chịu lửa bậc II.

2. Kho phải có đủ cửa và lỗ thông gió luôn bảo đảm thông thoáng.

3. Cánh cửa đi vào nhà kho phải thiết kế mở ra ngoài hoặc dùng cửa lùa, cho phép thiết kế cửa thoát nạn nằm trong cánh cửa ra vào dành cho xe, máy...

4. Phải tính toán, sắp xếp bộ trí cửa ra vào hợp lý với thiết kế kho, đảm bảo ra vào thuận tiện, để khi có cháy xẩy ra việc sơ tán, cứu chữa được dễ dàng.

Cửa dành cho xe, máy tính theo kích thước của loại xe lớn nhất đảm bảo:

- Chiều cao thông thuỷ lớn hơn chiều cao xe, máy tối thiểu là 0,2m.

- Chiều rộng thông thuỷ lớn hơn chiều rộng xe, máy tối thiểu là 0,6m.

 

Điều 16.- Khi đưa kho vào sử dụng, không được chứa và bảo quản các xe, máy có chủng loại, kích thước khác nhau trong cùng một nhà kho. Trường hợp xếp chung, thì phải chia thành từng khu vực cho từng loại xe và phải được ngăn cách bằng tường ngăn cháy hoặc khoảng cách ngăn cháy.

 

Điều 17.- Xe, máy xếp trong kho phải theo đúng hàng lối, đầu quay ra phía cửa kho và xếp thành từng nhóm, mỗi nhóm không quá 10 xe, máy. Khoảng cách giữa các xe, máy là 0,8m, cách tường kho 1m; giữa các nhóm và các hàng phải đảm bảo khoảng cách phòng cháy lan và làm lối đi rộng 3,5m. Khoảng cách và lối đi này phải thẳng hướng với cửa ra vào cửa kho.

 

Điều 18.- Đối với các loại thiết bị, phụ tùng khác, việc sắp xếp, kê đặt trong kho cũng phải xếp đặt theo từng lô hàng có chung tính chất cháy, nổ theo chủng loại, mác mã riêng biệt. Giữa các lô hàng phải có khoảng cách ngăn cháy và đi lại theo đúng quy định ở Điều 17. Nghiêm cấm để lẫn các loại thiết bị, phụ tùng có tính chất cháy, nổ khác nhau trong cùng ngăn kho, nhà kho hoặc cùng lô hàng.

Riêng xăm, lốp phải chứa và bảo quản ở kho riêng, xếp thành từng lô hàng trên giá đỡ, phù hợp với việc bảo quản, xuất, nhập hàng hoá và khi có cháy xẩy ra.

 

Điều 19.- Các loại vật tư như xăng, dầu, mỡ, hoá chất, nguyên liệu. .. dùng cho công tác bảo quản thiết bị, xe, máy, phụ tùng. . . trong quá trình dự trữ phải được để ở kho riêng cách biệt với kho dự trữ, khi xẩy ra cháy nổ không ảnh hưởng đến vật tư hàng hoá dự trữ.

 

Điều 20.- Trong thực hiện công tác bảo quản xe, máy, vật tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:

1. Khi dùng xăng dầu chạy thử, khởi động xe, máy phải có đầy đủ các dụng cụ đong, rót, không để xăng dầu chẩy hoặc trào ra ngoài. Sau khi khởi động, chạy thử xong, phải rút hết xăng, dầu còn lại ra khỏi bình chứa nhiên liệu của xe, máy.

2. Khi thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng xe, máy và các loại thiết bị, phụ tùng có dùng đến xăng dầu hoặc các loại vật tư, nguyên liệu dễ cháy, phải chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ phòng, chữa cháy tại chỗ như bình bọt, bình CO2. v.v...

3. Sau khi thực hiện xong công việc bảo hành, bảo dưỡng v.v... các dụng cụ, giẻ lau, v.v... phải được thu dọn gọn gàng, sạch sẽ và dựng vào thùng sắt có nắp đậy, để vào nơi quy định.

Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực kho hàng (trong kho, ngoài kho).

4. Cấm không được hút thuốc, đốt lửa hoặc làm các thao tác có khả năng phát sinh lửa trong kho hàng.

Trường hợp cần chiếu sáng cục bộ, phải dùng đèn pin hoặc đen ắc quy có điện áp không quá 12v.

 

 

 

 

C. Kho gỗ và kho giấy:

 

Điều 21.- Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và thi công, phải tuân thủ các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 bản quy định này.

Việc chứa hàng và sắp xếp gỗ, giấy trong kho và trong quá trình quản lý các đơn vị vận dụng Điều 18, 19 và điểm 4 Điều 20 của phần B trên đây.

 

D. Kho xăng dầu:

 

Điều 22.- Do tính chất cháy, nổ của xăng dầu rất nguy hiểm, nên việc thiết kế kho xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn Việt Nam "kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ" được ban hành kèm theo Quyết định số 254-BXD/KHKT ngày 31-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

Điều 23.- Xung quanh kho hoặc vùng kho phải có hàng rào bảo vệ bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy đảm bảo chiều cao theo quy định hiện hành về phòng cháy, chữa cháy kho xăng dầu.

Khoảng cách từ kho hoặc vùng kho đến các công trình phụ cận (nhà ở, nhà làm việc) phải theo đúng quy định về an toàn trong xây dựng kho xăng dầu.

 

Điều 24.- Trong thực hiện công tác kiểm tra, bảo quản, bảo vệ và thực hiện việc giao nhận xăng dầu tuyệt đối nghiêm cấm người thực hiện nhiệm vụ hút thuốc, đốt lửa hoặc có những thao tác có khả năng gây ma sát làm phát tia lửa.

Nếu phương tiện giao nhận bị hỏng động cơ, thì không được sửa chữa tại điểm giao nhận, mà phải đưa phương tiện ra khỏi khu vực giao nhận bằng phương pháp thủ công (kéo, đẩy...) mới được sửa chữa và phát động thử động cơ.

Từng kho, phải có biển "cấm lửa", nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy, nội quy ra vào vùng kho hoặc kho xăng dầu.

 

Điều 25.- Trong tổ chức sản xuất, nhập xăng dầu không cho phép các ô-tô không trang bị phương tiện chữa cháy và thiết bị dập tàn lửa ống xả ra vào khu vực kho xăng dầu.

- Khi xăng dầu phải chứa vào thùng, can, phuy, xi téc việc sắp xếp các phuy, can xăng dầu phải theo từng lô hàng. Cấm không được xếp chồng các phuy, can xăng dầu lên nhau.

- Khi bơm rót, nhân viên tiếp nhận trực tiếp phải sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy, chữa cháy được trang bị. Nghiêm cấm bơm rót xăng dầu khi có sấm sét. Không để xăng, dầu vương vãi hoặc trào ra ngoài khi bơm rót.

 

Điều 26.- Khi có nghi vấn hoặc phát hiện bể hoặc xi téc bị rò rỉ, trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa phải tuân thủ:

- Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo xử lý.

- Đưa hết xăng dầu ra khỏi bể, xi téc.

- Làm vệ sinh công nghiệp bể, xi téc theo đúng quy trình Bộ Thương mại đã ban hành.

- Mời cơ quan phòng cháy, chữa cháy kiểm tra kỹ nồng độ xăng dầu ở thể khí trong bể, xi téc trước khi sửa chữa để tránh tai nạn lao động do cháy, nổ gây ra.

 

E. Phòng cháy, chữa cháy,
phòng nổ trong các lĩnh vực hoạt đông khác:

 

Điều 27.

a) Đối với trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các phòng ban, bộ phận liên quan xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phù hợp với điều kiện thực tế và kiến trúc trụ sở làm việc của đơn vị mình.

Trụ sở làm việc của các Tổng kho, cụm kho và nơi làm việc của từng điểm kho (nếu có), việc phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ nằm trong phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ đối với kho tàng, vật tư - hàng hoá của từng cụm kho, tổng kho.

b) Trong hoạt đông sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

- Các đơn vị được Nhà nước cho phép và Cục ra quyết định thành lập doanh nghiệp; các đơn vị có tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ, căn cứ vào bản Quy định này và các quy định của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, Thủ trưởng đơn vị tổ chức xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phù hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Việc sắp xếp xe, máy trong nhà xưởng sửa chữa; sắp xếp vật tư - hàng hoá, vật tư nội bộ trong kho, cửa hàng, các đơn vị vận dụng các quy định từ Điều 15 đến Điều 26 bản Quy định này. Riêng các cơ sở chế biến, gia công, sản xuất vật tư hàng hoá, ngoài việc vận dụng các Điều nêu trên (Điều 15, Điều 26), trong tổ chức hoạt đông các đơn vị cần lưu ý đến việc thực hiện điểm 4 Điều 20 trên đây.

- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ về vận tải thuỷ phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy định phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trên tàu thuỷ và có trách nhiệm mua sắm, trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ cho từng loại tàu theo đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải.

 

CHƯƠNG III
HỆ THỐNG NƯỚC CHỮA CHÁY - CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY - PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY

 

Điều 28.- Căn cứ vào tình hình thực tế về tích lượng diện tích kho; khối lượng hàng hoá, tính chất quan trọng và tính chất cháy nổ của từng mặt hàng để bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy, dung tích bể nước phù hợp và đầy đủ theo quy định của cơ quan phòng cháy, chữa cháy (xem phần phụ lục).

Điều 29.- Việc bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải tuân thủ các yêu cầu sau:

1. Nơi nào có vòi nước chữa cháy vách tường, thì vòi phun nước, đầu lăng phái cho vào hộp gỗ sơn đỏ được đặt ngay cạnh họng nước và các hộp trên được đánh số thứ tự để thuận lợi trong vận hành khi có cháy xẩy ra.

2. Máy bơm nước chữa cháy phải đặt nơi dễ vận hành, thuận tiện về nguồn nước cách kho không quá 100m. Nhà đặt máy bơm phải được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, lợp ngói để chống mưa, nắng, ẩm mốc và chống cháy.

Nếu máy bơm chạy bằng điện, phải bố trí hai nguồn điện riêng, không phụ thuộc vào nguồn điện của kho và nhà sản xuất.

3. Bể nước, giếng nước và các dụng cụ dập tắt lửa thô sơ khác phải bố trí phân tán theo từng khu vực cần thiết phù hợp với phương án phòng cháy, chữa cháy của kho, cụm kho và để ở nơi dễ thấy, dễ lấy.

 

Điều 30.- Hệ thống nước chữa cháy phải đảm bảo lưu thông, áp suất đẩy theo đúng thiết kế.

Nếu có nguồn nước tự nhiên (ao, hồ, sông, ngòi...) cạnh kho tàng phải làm bến cho xe chữa cháy đỗ và đường cho xe chạy ra bến lấy nước, đường rộng tối thiểu 3,5m.

 

Điều 31.- Việc quản lý các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phải tuân theo các yêu cầu sau:

1. Phải mở sổ sách (kèm danh mục) theo dõi các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, chữa cháy đã được cấp phát, trang bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Danh sách cán bộ, công nhân viên ở từng kho được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng các thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy.

2. Thường xuyên kiểm tra, bảo hành, bão dưỡng máy bơm, xe chữa cháy (nếu có) theo đúng hướng dẫn của cơ quan phòng cháy, chữa cháy.

3. Thường xuyên kiểm tra, bảo quản các phương tiện, dụng cụ bình bọt, bình CO2 và các dụng cụ khác, luôn bảo đảm chất lượng, sạch sẽ, sắp đặt ở nơi quy định gọn gàng, để khi có cháy xẩy ra việc ứng cứu được kịp thời, hiệu quả.

4. Các thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy đều được sơn màu đỏ (trừ vòi chữa cháy). Mọi cán bộ, công nhân viên của đơn vị đều phải nắm vững kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, tính năng, tác dụng thiết bị phương tiện và biết sử dụng thuần thục khi có cháy xẩy ra.

5. Nghiêm cấm việc sử dụng các thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào các việc khác không vì mục đích chữa cháy hoặc cứu nạn khẩn cấp.

 

Điều 32.- Từ Chi cục đến Tổng kho đều phải thành lập đội xung kích phòng cháy, chữa cháy, bao gồm những cán bộ, công nhân viên có sức khoẻ tốt và tổ chức cho lực lượng này học tập nắm vững kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, hiểu rõ tính năng, tác dụng và thao tác thuần thục các thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Đội trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Nắm vững kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và tính năng, tác dụng của các thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy.

2. Nắm vững tính chất cháy, nổ và vị trí chứa hàng của từng loại vật tư - hàng hoá trong kho thuộc đơn vị mình.

3. Không cho phép tiến hành công việc, thao tác liên quan đến lửa trong kho hàng hoá khi chưa được phép bằng văn bản của Trưởng Chi cục và cơ quan phòng cháy, chữa cháy.

4. Không cho phép để hàng hoá, vật tư hoặc các vật cản trên đường đi trong khu vực kho, nhất là để trên khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, trên đường đi đến nguồn nước hoặc nơi để, đặt thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy.

5. Sau thời gian làm việc, phải kiểm tra kỹ nơi làm việc, kho tàng, nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và ghi kết quả vào sổ ghi biên bản.

6. Khi xẩy ra cháy, nhanh chóng tập hợp và triển khai lực lượng theo phương án đã có và tham gia vào việc điều tra nguyên nhân vụ cháy.

7. Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công nhân viên trong đơn vị mình thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Cục Nhà nước.

 

Điều 33.- Kho, Tổng kho phải từng bước được trang bị đủ điện thoại hoặc vô tuyến điện thoại và phải đảm bảo việc làm bình thường. Kho, cụm kho phải quan hệ chặt chẽ với cơ quan phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất. Số điện thoại của cơ quan phòng cháy, chữa cháy được ghi rõ ràng ở nơi đặt máy điện thoại của mình. Khi có cháy phải nhanh chóng báo cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy biết để ứng cứu kịp thời.

 

CHƯƠNG IV
KIỂM TRA AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

 

Điều 34.- Để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy nổ, hàng năm Cục sẽ phối hợp với Cục phòng cháy, chữa cháy Bộ Nội vụ kiểm tra kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị thuộc Cục, nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong thực hiện các quy định của Nhà nước, của Cục về phòng cháy, chữa cháy.

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy ở đơn vị mình, nhất là việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ ở các điểm kho, Cụm kho và việc tổ chức tập dượt các phương án đó.

- Các đơn vị thuộc Cục có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng cháy, chữa cháy ở địa phương, tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ các điểm kho, Cụm kho thuộc đơn vị. Việc kiểm tra trên đây, định kỳ 6 tháng 1 lần, khi cần thiết có thể tổ chức kiểm tra đột xuất.

- Chủ nhiệm Tổng kho có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các kho, điểm kho về việc bảo quản, bảo vệ các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy và tinh thần sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng cứu chữa cháy, cứu nạn của cán bộ, công nhân viên thuộc Cụm kho, Tổng kho.

 

Điều 35.- Nếu có cháy xẩy ra, thì việc trước tiên lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ phải tìm mọi biện pháp, dùng phương tiện, dụng cụ thiết bị sẵn có để dập tắt lửa, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy gần nhất và chính quyền địa phương để tổ chức ứng cứu kịp thời. Mặt khác, vừa chữa cháy, vừa sơ tán hàng hoá nơi chưa cháy hoặc các kho bên cạnh có nguy cơ bị đám cháy đe doạ.

- Sau khi dập tắt lửa, phải tổ chức lập biên bản, nội dung phải ghi rõ giờ, ngày xẩy ra vụ cháy; nguyên nhân; biện pháp xử lý cháy; hậu quả (thiệt hại hàng hoá, tài sản, người, v.v...) và lập báo cáo gửi kèm biên bản lên cấp trên xem xét, đánh giá.

- Cùng với việc lập biên bản, báo cáo phải thu thập các vật chứng hoặc các vật có nghi vấn liên quan đến vụ cháy; có biện pháp bảo vệ hiện trường tốt, để phục vụ cho các cơ quan chuyên môn trong điều tra, xem xét và kết luận về vụ cháy được dễ dàng, đúng với thực tế, nguyên nhân xẩy ra vụ việc, đồng thời làm rõ trách nhiệm, hình thức xử lý đối với các cá nhân, tập thể có liên quan trên cơ sở kết quả điều tra xem xét nêu trên.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 36.- Kinh phí phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy nằm trong kinh phí hoạt động của ngành Dự trữ quốc gia. Nên hàng năm, mỗi kỳ kế hoạch, dự án kế hoạch của các đơn vị phải thể hiện rõ phần kế hoạch này để Cục có căn cứ tổng hợp kế hoạch trình Nhà nước phê duyệt.

 

Điều 37.- Các đơn vị, cán bộ, công nhân viên trong ngành Dự trữ quốc gia đều có trách nhiệm nghiên cứu kỹ bản Quy định này và nghiêm túc tổ chức thực hiện.

 

Điều 38.- Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tài sản của đơn vị, của nhân dân, vật tư hàng hoá của Nhà nước, bảo đảm an toàn tính mạng con người (cán bộ, công nhân viên, nhân dân chung quanh) sẽ được khen thưởng thoả đáng kể cả về vật chất và tinh thần.

Những cá nhân, đơn vị vi phạm Quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật thích đáng theo quy định hiện hành. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong quá trình thực hiện, nếu pháp hiện có những vấn đề bản Quy định này chưa có hoặc có nhưng chưa phù hợp, các đơn vị, cá nhân phản ánh, kiến nghị về Cục để xem xét, sửa đổi nhằm nâng cao tính thực tiễn của bản Quy định phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ của ngành.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

TIÊU CHUẨN TRANG BỊ SỐ LƯỢNG CÁC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY TẠI CHỖ Ở KHO TÀNG

 

 

Tên gọi

 

Các phương tiện chữa cháy tại chỗ

 

Số TT

kho tàng

Đơn vị tính

Máy bơm nước chữa cháy

Bình

Bình

Nước chữa cháy m3

Cát m3

Chăn chiên

Thang tre

1

 

 

 

2

 

 

 

3

Kho ô-tô

 

 

 

Kho phụ

tùng vật

liệu thiết bị

 

Kho thóc

Đến 100 đầu xe

Từ 100 đến 300 đầu xe

Từ 300 đến 500 đầu xe

Trên 500 đầu xe

Đến 500 m2

Từ 500 đến 1.000 m2

Trên 1.000 m2

 

Đến 1.000 T

5.000 T

Trên 5.000 T

1

2

3

4

1

2

2

 

1

1

2

20

40

70

100

25

50

75

 

10

20

50

20

50

70

100

25

55

75

 

10

25

50

100

150

150

200

100

150

200

 

50

100

150

5

7

10

15

5

5

7

 

3

5

5

15

20

25

30

10

10

15

 

10

20

25

5

7

10

15

5

5

7

 

5

10

20

                     

 

Ghi chú:

1. Kho xăng dầu và tàu biển trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy như quy định chuyên ngành.

2. Tuỳ theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ của hàng hoá trong kho mà trang bị phương tiện chữa cháy cho phù hợp...

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi