Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1533/UBND-ĐT Hà Nội về bảo đảm an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 01/5
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1533/UBND-ĐT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1533/UBND-ĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thế Hùng |
Ngày ban hành: | 24/04/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Giao thông, COVID-19 |
tải Công văn 1533/UBND-ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 1533/UBND-ĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi:
- Các Sở: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể Thao, Tài chính, Du lịch, Y tế;
- Công an Thành phố;
- Tổng Công ty vận tải Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây;
- Thành đoàn Hà Nội;
- Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Các báo: Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Phân xã Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 480/CĐ-TTg ngày 23/4/2020 về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Lễ 30/4 và 01/5/2020 (có đính kèm).
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Tổng Công ty vận tải Hà Nội, các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ, kinh doanh vận tải:
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các biện pháp phòng chống dịch COVID - 19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 23/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19; Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo trật tự và vệ sinh môi trường tại các bến xe, bến tàu, ...; đổi mới phương thức bán vé, áp dụng bán vé qua mạng internet, đẩy mạnh ứng dụng bán vé điện tử, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép; đảm bảo an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách;
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm về hành chính, kinh tế đối với các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe tăng cường phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách công cộng trong việc quản lý phương tiện, xe phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi xuất bến; giải tỏa các bến hoạt động trái phép.
2. Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ; tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID - 19;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành lưu động, duy trì lực lượng 24/24 giờ, xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm các vi phạm lòng đường, lề đường, hè đường và hành lang an toàn giao thông để bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường, các khu vực trọng điểm có nguy cơ tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đối với loại hình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu, đường; chở hành khách vượt quá số người theo quy định; tránh, vượt sai quy định; đỗ, dừng sai quy định; tình trạng xe dù, bến cóc, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, cò mồi, sang nhượng, chèn ép khách, tăng giá vé trái quy định, vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và vi phạm của các đơn vị phục vụ tại các bến xe; xây dựng phương án phòng chống đua xe trái phép, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và khống chế tình trạng đua xe trái phép; đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí trực tiếp phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm về các vụ việc xảy ra trên địa bàn mình phụ trách; phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, vi phạm của lực lượng thi hành công vụ trong tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông;
- Xây dựng phương án tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông hợp lý trên các tuyến giao thông trọng điểm, kịp thời giải tỏa ùn tắc đối với các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn trong các thời gian cao điểm, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về an toàn lao động, tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các công trình giao thông đang thi công trên địa bàn Thành phố;
- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của ngành đường sắt, đường thủy thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy trên các tuyến sông thuộc địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để có biện pháp khắc phục;
- Chủ trì cùng các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư, các đơn vị chức năng của các tỉnh lân cận lập phương án đảm bảo việc vận hành, lưu thông qua các trạm thu phí đường bộ (dự án BOT).
3. Yêu cầu Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, duy tu, duy trì cầu và đường, cầu đi bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, vá ổ gà để đảm bảo đường, cầu thường xuyên êm thuận; bổ sung, sửa chữa kịp thời các biển báo, rào chắn, sửa chữa đèn tín hiệu, nắp hố ga, nhất là trên các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện giao thông cao, không để xảy ra tai nạn giao thông do nguyên nhân hạ tầng giao thông kém chất lượng; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm giao thông, có người hướng dẫn, không gây ùn tắc giao thông do thi công các công trình.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo của Thủ đô tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến các tổ dân phố, cụm dân cư, làng, xóm, thôn, bản, trường học, đoàn viên, thanh niên (thông qua các hình thức như: tuyên truyền, cổ động trực quan, phát tờ rơi, ký cam kết về đảm bảo trật tự an toàn giao thông) và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông; đặc biệt quan tâm phòng tránh tai nạn đắm đò, tai nạn xe mô tô, xe khách; Chú trọng tuyên truyền đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không lái xe khi đã uống rượu bia, mặc áo phao khi đi tàu thủy, phà, đò; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật về giao thông; phê phán tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quy định của pháp luật nghiêm cấm điều khiển phương tiện mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn; đẩy mạnh phong trào thực hiện “Đã uống rượu, bia không lái xe”.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Thành đoàn Hà Nội lựa chọn những nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên, để tuyên truyền, phổ biến trong các trường học trên địa bàn Thành phố; Tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra Giao thông vận tải trong việc tiếp nhận thông tin, xử lý các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường, không để xảy ra ùn tắc giao thông.
6. Sở Y tế chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và máu để đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.
7. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đảm bảo kinh phí phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
8. Giao Sở Giao thông vận tải (Cơ quan Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố):
- Tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản nêu trên và chỉ đạo của UBND Thành phố; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, UBND Thành phố theo quy định.
- Cung cấp số điện thoại đường dây nóng, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, trên Website để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cơ quan, đơn vị và người dân về vận tải, an toàn giao thông; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết, khắc phục kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
200718 : 23/4/2020 19:15 Điện thu
ZCZC HATW 026 CĐ 252
CP16HANOI 1044 23 1815
QV=PC
Thủ tướng Chính phủ điện:
UBND TPHN
Công điện số: 480/CĐ-TTg
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2020
Về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2020.
Đợt nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 năm nay diễn ra trong thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và chỉ đạo của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với những kết quả tích cực của công tác phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly từng bước được điều chỉnh phù hợp để dần đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trở lại trạng thái bình thường, tâm lý người dân ngày càng vui mừng, phấn khởi. Vì vậy, nhu cầu giao thông trong thời gian trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 sẽ gia tăng cao hơn nhiều so với thời gian cách ly xã hội, mật độ phương tiện giao thông, tần suất của hoạt động vận tải cũng được nâng dần. Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đợt nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 (từ 30/4 đến hết ngày 03/5/2020), đặc biệt là tiếp tục bảo đảm thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các tổ chức chính trị xã hội, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Có phương án vận tải phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh với các địa phương và đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông và các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là cần thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các đầu mối giao thông trọng điểm (cảng hàng không, nhà ga, bến xe..).
2. Tiếp tục duy trì nghiêm, hiệu quả việc kết hợp phòng chống dịch bệnh gắn với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chạy quá tốc độ quy định, vi phạm tín hiệu giao thông: đi không đúng phần đường, làn đường: sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện cơ giới; chở quá số người quy định; dừng, đỗ không đúng nơi quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy. Có phương án ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép, nhất là tại các đô thị: đẩy mạnh kiểm tra an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch và sử dụng phương tiện nhỏ, thô sơ chở người hoạt động trên đường thủy: tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
3. Có phương án tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt: có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao, các khu du lịch; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt và các nút giao giữa đường phụ ra đường chính: bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Lễ trên các tuyến trục chính ra vào trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm (nhà ga, sân bay, bến cảng…)
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để nâng cao ý thức của người dân, không lái xe khi đã uống rượu bia, sử dụng chất ma túy; không lái xe vượt quá tốc độ; không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; các biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy, tai nạn đắm đò, tai nạn đường ngang đường sắt.
5. Thông báo số điện thoại đường dây nóng về vận tải và an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận, phối hợp giải quyết kịp thời các ý kiến phản ánh của cơ quan, đơn vị và người dân trong dịp nghỉ lễ.
6. Các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông trong 4 ngày nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trước 15 giờ ngày 03/5/2020 để tổng hợp. báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
KT. Thủ tướng
Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình
(đã ký)