Thông tư 02/2010/TT-BYT Danh mục thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi được bảo hiểm chi trả

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 02/2010/TT-BYT

Thông tư 02/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc bổ sung sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổithuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2010/TT-BYT Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/01/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 02/2010/TT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 02/2010/TT-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 02/2010/TT-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 02/2010/TT-BYT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
---------

Số: 02/2010/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BỔ SUNG SỬ DỤNG CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI

THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ

 

 

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ngày 25 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT - BYT- BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;

Căn cứ Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Để đáp ứng yêu cầu điều trị và bảo đảm quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc bổ sung sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế và hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều 1.Ban hành kèm theo Thông tư này “Danh mục thuốc bổ sung sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế”.

Điều 2.Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này bổ sung Danh mục thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chỉ sử dụng để thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

2. Danh mục thuốc ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh công lập, ngoài công lập có ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và có khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Điều 3.Hướng dẫn sử dụng Danh mục và thanh toán chi phí tiền thuốc sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi

1. Danh mục thuốc ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm 54 thuốc/ hoạt chất tân dược và 4 thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và được sắp xếp theo nguyên tắc và các nhóm như Danh mục quy định tại Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế. Các thuốc trong Danh mục thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế và trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu có chỉ định và liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp.

2. Thuốc được sử dụng theo phân hạng bệnh viện đúng quy định về tuyến sử dụng, phù hợp với chuyên khoa và phân cấp quản lý, thực hành kỹ thuật y tế. Trường hợp bệnh viện tuyến dưới đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện tuyến cao hơn theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật thì bệnh viện được sử dụng thuốc quy định đối với bệnh viện ở tuyến chuyên môn cao hơn. Ví dụ, một bệnh viện hạng III đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng II thì bệnh viện được sử dụng các thuốc mà bệnh viện hạng II được sử dụng theo quy định tại Danh mục.

Danh sách bệnh viện tuyến dưới được phép thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của tuyến cao hơn và danh mục các thuốc được sử dụng do Sở Y tế quy định.

3. Thuốc được xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu thuốc có chỉ định hoặc có tác dụng dược lý như đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp.

4. Thuốc thành phẩm có phối hợp nhiều hoạt chất được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu các hoạt chất đều có ở dạng thuốc đơn chấttrong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 hay trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp thuốc có trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế và trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này; thuốc thành phẩm được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán như quy định tại khoản 4 Điều này nhưng khác đường dùng, dạng dùng như ghi trong Danh mục: quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu thuốc có đường dùng, dạng dùng thuận tiện, phù hợp với trẻ em như: si-rô, bột thơm, cốm, nhũ dịch, dạng xịt.

6. Các thuốc trong nhóm điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch:

6.1. Đối với các thuốc chỉ để điều trị ung thư, kể cả các thuốc ngoài Danh mục quy định của Bộ Y tế, thì chỉ được sử dụng tại các Trung tâm ung bướu, Viện hay Bệnh viện ung bướu, Viện hay Bệnh viện có khoa Ung bướu và phải do bác sỹ được đào tạo về chuyên ngành ung bướu chỉ định.

6.2. Đối với các thuốc điều trị ung thư nhưng còn có chỉ định điều trị các bệnh khác không phải ung thư thì được sử dụng tại các bệnh viện hay các khoa lâm sàng khác ngoài khoa Ung bướu theo phác đồ điều trị của bệnh viện nhưng phải có hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa ung bướu để bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị.

7. Các thuốc có đánh dấu (*) là thuốc dự trữ, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm không có hiệu quả điều trị và phải được hội chẩn trước khi chỉ định sử dụng. Trường hợp cấp cứu, bác sỹ điều trị có thể chỉ định sử dụng ngay, sau đó tiến hành hội chẩn sau.

8. Để tránh thanh toán trùng lặp, những thuốc có trong Danh mục nhưng đã được tính trong chi phí của dịch vụ kỹ thuật để thanh toán thì quỹ Bảo hiểm y tế không thanh toán thêm.

Điều 4.Xây dựng danh mục thuốc cụ thể của mỗi cơ sở khám, chữa bệnh và trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh

1. Căn cứ Danh mục thuốc ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế và Danh mục thuốc ban hành kèm theo Thông tư này; căn cứ tuyến chuyên môn kỹ thuật và mô hình bệnh tật, cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng Danh mục thuốc của đơn vị để sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Việc lựa chọn thuốc thành phẩm cụ thể để sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh theo nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), để thống nhất trong cung ứng, sử dụng và thanh toán với quỹ Bảo hiểm y tế theo chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

2. Cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, không để người bệnh tự mua, kể cả thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định; tuân thủ quy chế kê đơn, chỉ định và sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.

3. Cơ sở khám, chữa bệnh chưa có khoa Ung bướu cần có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên khoa và thành lập khoa Ung bướu theo quy hoạch của Bộ Y tế, đáp ứng yêu cầu điều trị của người bệnh cũng như quy chế công tác chuyên môn của Khoa Ung bướu theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 5.Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2010.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Triệu

 

DANH MỤC

THUỐC BỔ SUNG SỬ DỤNG CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI THUỘC

PHẠM VI THANH TOÁN CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02 /TT-BYT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Y tế)

 

A. NHÓM THUỐC TÂN DƯỢC

 

 

 

 

TT

Tên thuốc/ hoạt chất

Đường dùng và/hoặc dạng dùng

Tuyến sử dụng

BV hạng Đặc biệt và Hạng I

BV Hạng II

BV Hạng III

BV Hạng IV và PKĐK

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

I. THUỐC GÂY TÊ, MÊ

1

Lidocaine + prilocaine

Dùng ngoài

x

x

x

x

 

IV. THUỐC GIẢI ĐỘC VÀ DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC

2

Deferoxamin

Uống

x

x

 

 

3

Polystyren sulfonat natri

Thụt hậu môn

x

x

 

 

 

IV. THUỐC ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN


 

6.3. Thuốc chống vi-rút

4

Ganciclovir (*)

Truyền tĩnh mạch; Uống

x

 

 

 

 

6.4. Thuốc chống nấm

5

Amphotericin B (*)

Uống

x

x

 

 

6

Nystatin

Viên/ bột đánh tưa lưỡi

x

x

x

x

 

6.2.10. Thuốc khác

7

Teicoplanin (*)

Tiêm

x

 

 

 

 

VIII. THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÀ ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH

 

8.1. Thuốc điều trị ung thư

8

All-trans retinoic acid

Uống

x

 

 

 

9

Vinorelbine

Tiêm; Uống

x

 

 

 

 

8.2. Thuốc điều hòa miễn dịch

10

Busulfan

Uống

x

 

 

 

11

Ciclosporin

Uống; Tiêm; Truyền tĩnh mạch

x

 

 

 

12

Mycophenolate mofetil

Uống

x

 

 

 

13

Thymogam

Uống

x

 

 

 

 

XI. THUỐC TÁC DỤNG ĐỐI VỚI MÁU

 

11.1. Thuốc chống thiếu máu

14

Sắt fumarat
+ acid folic

Uống

x

x

x

x

15

Sắt sulfat
+ vitamin B1
+ vitmain B6
+ vitamin B12

Uống

x

x

x

x

 

XI. THUỐC TIM MẠCH

 

12.2. Thuốc chống loạn nhịp

16

Deslanoside

Tiêm

x

 

 

 

 

12.3. Thuốc điều trị tăng huyết áp 

17

Diazoxid

Tiêm; Uống

x

x

 

 

 

12.5. Thuốc điều trị suy tim

18

Milrinone

Tiêm

x

 

 

 

 

12.6. Thuốc chống huyết khối 

19

Prostaglandin E1

Tiêm

x

 

 

 

 

12.8. Thuốc khác

20

Cacdioplaza

Tiêm

x

 

 

 

21

Desoxycortone acetate

Tiêm

x

 

 

 

22

Dexchlopheniramin

Tiêm

x

 

 

 

 

XVII. THUỐC DÙNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA

 

17.2. Thuốc chống nôn

23

Metoclopramid

Đặt hậu môn

x

x

x

x

 

17.5. Thuốc điều trị tiêu chảy

24

Gelatin tannate

Uống

x

x

x

 

25

Glucose khan
+ natri clorid
+ natri citrat
+ kali clorid

Uống

x

x

x

x

26

Saccharomyces boulardii

Uống

x

x

x

x

 

17.7. Thuốc khác

27

Ursodeoxycholic acid

Uống

x

x

 

 

 

XVIII. HOC-MÔN VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG VÀO HỆ THỐNG NỘI TIẾT

 

18.1. Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

28

Hydrocortisone

Uống;

x

x

x

 

29

Prednison

Uống

x

x

x

 

30

Prednisolone metasulfobenzoate natri

Uống

x

x

 

 

31

Triptorelin (*)

Tiêm

x

x

 

 

32

Vitamin H

Uống

x

x

 

 

 

18.5. Thuốc điều trị bệnh đái tháo nhạt

33

Vasopressin

Uống

x

x

 

 

 

XX. THUỐC GIÃN CƠ HOẶC ỨC CHẾ CHOLINESTERASE

34

Clostridium botulinum type A toxin (*)

Tiêm

x

 

 

 


 

XXIV. THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

 

24.1. Thuốc an thần

 

 

 

 

 

35

Calci bromid
+ cloral hydrat
+ natri benzoat

Uống

x

x

x

x

36

Lorazepam

Tiêm

x

 

 

 

37

Paraldehyd

Thụt hậu môn

x

x

x

 

 

XXV. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

 

25.1. Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

38

Cafein citrate

Tiêm

x

x

x

 

39

Natri montelukast (*)

Uống

x

x

x

 

40

Terbutaline sulphate + guaiphenesin

Uống

x

x

x

 

 

XXVI. DUNG DỊCH ĐIỀU CHỈNH NƯỚC, ĐIỆN GIẢI, CÂN BẰNG ACID-BASE VÀ DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN KHÁC

41

Glycerin
+ fructose
+ natri clorid

Tiêm truyền

x

x

 

 

 

XXVII. VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

42

Calci carbonat

Uống

x

x

x

x

43

Kẽm gluconate

Uống

x

x

x

x

44

Magnesi clorid

Tiêm

x

 

 

 

45

Magnesi clorid
+ kali clorid
+ procaine hydroclorid

Tiêm

x

 

 

 

46

Lysine hydroclorid
+ calci glycerophosphat
+ acid glycerophosphic
+ vitamin B1
+ vitamin B2
+ vitamin B6
+ vitamin E
+ vitamin PP

Uống

x

x

x

 

47

Sắt clorid
+ kẽm clorid
+ mangan clorid
+ đồng clorid
+ crôm clorid
+ natri molybdat dihydrat
+ natri selenid pentahydrat
+ natri fluorid
+ kali iodid

Tiêm

x

x

 

 

48

Sắt sulfat
 
+ lysine hydroclorid

+ vitamin A

+ vitamin D

+ vitamin B1

+ vitamin B2

+ vitamin B3

+ vitamin B6

+ vitamin B12

+ calci glycerophosphat

+ magnesi gluconat

Uống

x

x

x

 

49

Tricalciphosphat

Uống

x

x

x

x

50

Vitamin B5

Tiêm; Uống; Dùng ngoài

x

x

 

 

51

Vitamin B12

Tiêm

x

x

x

x

52

Vitamin E

Tiêm

x

 

 

 

53

Vitamin PP

Tiêm

x

x

x

 

 

XXVIII. THUỐC KHÁC

54

Lauromacrogol

Tiêm

x

x

 

 

B. NHÓM THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU

1

Cao artiso
+ cao biển súc
+ bột bìm bìm

Uống

x

x

x

x

2

Cao lá thường xuân khô

Uống

x

x

 

 

3

Cao lỏng râu mèo

+ cao lỏng artiso

+ sorbitol

Uống

x

x

x

x

4

Than hoạt
+ cao cam thảo
+ calci carbonat
+ tricalci phosphat

Uống

x

x

x

x

 

 

Ghi chú:Danh mục này không ghi hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối lượng đóng gói, dạng đóng gói của từng thuốc và được hiểu rằng bất kể hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối lượng đóng gói, dạng đóng gói nào của thuốc có trong Danh mục đều được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 02/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/3/2009 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 64/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/10/2009 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/4/2009, Thông tư số 32/2009/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư 02/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/3/2009 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 64/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/10/2009 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/4/2009, Thông tư số 32/2009/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi