Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3123/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3123/BGTVT-CYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3123/BGTVT-CYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Quý Tiêu |
Ngày ban hành: | 11/04/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 3123/BGTVT-CYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 3123/BGTVT-CYT V/v: Triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ.
Thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng (Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; công văn số 06/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 19/3/2013 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013, Bộ Giao thông vận tải phát động thực hiện Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn Ngành GTVT với các mục tiêu và nội dung sau:
I. MỤC TIÊU:
- Kiên quyết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể, công trường thi công và các cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, bếp ăn tập thể nhằm hạn chế tối đa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong ngành Giao thông vận tải.
- Cán bộ, công chức viên chức, lao động ngành GTVT được phổ biến về kiến thức và nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các bếp ăn tập thể và các cơ sở sản xuất suất ăn chế biến sẵn được hướng dẫn xây dựng cam kết “bếp ăn tập thể - bếp ăn an toàn - suất ăn vệ sinh” theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, được cung cấp kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
- Thời gian: Từ ngày 15/4/2013 đến ngày 15/5/2013.
- Phạm vi triển khai: Toàn ngành Giao thông vận tải.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Chủ đề tháng hành động năm 2013:
“An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”
2. Khẩu hiệu tuyên truyền trong Tháng hành động:
- Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013.
- Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
- Vì sức khỏe và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
- Để bảo vệ sức khỏe của bạn hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
- Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng.
- Sức khỏe của công nhân lao động trong khu công nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp.
3. Truyền thông:
- Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP tại bếp ăn tập thể.
- Làm rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm và các quy định hiện hành.
- Tuyên truyền, hướng dẫn nêu cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.
4. Công tác kiểm tra, giám sát.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các đơn vị trong Ngành Giao thông vận tải về việc thực hiện các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm và việc triển khai Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2013; việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm hướng tới chủ đề Tháng hành động năm 2013 là “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tới cán bộ công chức viên chức và người lao động Ngành Giao thông vận tải, đặc biệt tại các công trường thi công, các cơ sở đào tạo.
2. Trên tất cả các trang website, các báo và tạp chí Ngành Giao thông vận tải tăng cường chuyển tải các thông tin đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Cục Y tế giao thông vận tải:
- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các nội dung hoạt động trong tháng phát động tại các đơn vị trong toàn Ngành Giao thông vận tải.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông Ngành Giao thông vận tải tăng cường công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời các nội dung trên, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông vận tải (Theo mẫu báo cáo kèm theo) trước ngày 20 tháng 5 năm 2013 (qua Cục Y tế Giao thông vận tải - Địa chỉ 73 Yên Ninh - Ba Đình - Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG ATVSTP NĂM 2013
I. Công tác chỉ đạo:
(nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành T.Ư thực hiện và báo cáo):
1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trong đó:
1.1. Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh:
1.2. Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện:
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT | Loại hình cơ sở thực phẩm | Tổng số cơ sở | Số CS được thanh, kiểm tra | Số cơ sở đạt | Tỷ lệ % đạt |
1 | Sản xuất, chế biến | | | | |
2 | Kinh doanh | | | | |
3 | Dịch vụ ăn uống | | | | |
| Tổng số (1 + 2 + 3) | | | | |
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT | Tổng hợp tình hình vi phạm | Số lượng | Tỷ lệ % so với số được kiểm tra |
1 | Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra | | |
2 | Số cơ sở có vi phạm | | |
3 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý | | |
Trong đó: | |||
3.1 Hình thức phạt chính: | |||
| Số cơ sở bị cảnh cáo | | |
| Số cơ sở bị phạt tiền | | |
| Tổng số tiền phạt | | |
3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả | |||
* | Số cơ sở bị đóng cửa | | |
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm | | |
| Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành | | |
* | Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm | | |
| Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy | | |
* | Số cơ sở phải khắc phục về nhãn | | |
| Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục | | |
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo | | |
| Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành | | |
* | Các xử lý khác | | |
3.3 | Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý | | |
3.4 | Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) | | |
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT | Nội dung vi phạm | Số CS được thanh tra | Số cơ sở vi phạm | Tỷ lệ % |
1 | Điều kiện vệ sinh cơ sở | | | |
2 | Điều kiện trang thiết bị dụng cụ | | | |
3 | Điều kiện về con người | | | |
4 | Công bố sản phẩm | | | |
5 | Ghi nhãn thực phẩm | | | |
6 | Quảng cáo thực phẩm | | | |
7 | Chất lượng sản phẩm thực phẩm | | | |
8 | Vi phạm khác (ghi rõ) | | | |
Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT | Loại xét nghiệm | Kết quả xét nghiệm mẫu | ||
Tổng số mẫu xét nghiệm | Số mẫu không đạt | Tỷ lệ % không đạt | ||
I | Xét nghiệm tại labo | |||
1 | Hóa lý | | | |
2 | Vi sinh | | | |
| Tổng số XN tại labo | | | |
II | XN nhanh | | | |
| Cộng | | | |
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4.
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)