Công văn 2513/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc triển khai cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống dịch sởi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2513/BYT-KH-TC

Công văn 2513/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc triển khai cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống dịch sởi
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2513/BYT-KH-TCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Lê Tuấn
Ngày ban hành:07/05/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2513/BYT-KH-TC
V/v triển khai cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống dịch sởi.

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 477/CĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 về phòng, chống dịch sởi; Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp trang thiết bị dự trữ quốc gia và bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế và công văn số 5819/BTC-HCSN ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc thỏa thuận hướng dẫn triển khai cơ chế, chính sách để phòng, chống dịch sởi; Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:

1. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại công điện khẩn số 477/CĐ-TTg ngày 17/4/2014 và Thông báo số 174/TB-VPCP ngày 24/4/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc phòng, chống dịch sởi. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn rà soát lại cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch sởi. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương để xây dựng kế hoạch bổ sung máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư cho công tác cấp cứu điều trị bệnh nhân, thuốc, hóa chất, sinh phẩm cần thiết cho công tác phòng lây chéo tại các bệnh viện.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đủ phương tiện, kinh phí phòng, chống dịch sởi cho các cơ sở y tế trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 477/CĐ-TTg ngày 16/4/2014 nêu trên.

2. Về cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống dịch sởi: Căn cứ vào Điều 3 của Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 17/4/2014 nêu trên, Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện như sau:

2.1. Đối với việc sử dụng thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm truyền tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị sởi và các thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm bắp được chỉ định trong dự phòng sởi:

a) Đối với người bệnh có thẻ BHYT, phải sử dụng các dạng thuốc nêu trên để điều trị hoặc dự phòng: cơ quan bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành.

b) Đối với người bệnh không có thẻ BHYT, phải sử dụng các dạng thuốc nêu trên để điều trị hoặc dự phòng mắc dịch sởi được ngân sách nhà nước chi trả miễn phí.

2.2. Về chế độ phụ cấp phòng, chống dịch:

a) Được áp dụng cơ chế đặc thù trong việc phòng, chống dịch sởi đối với người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, cụ thể:

- Đối với người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị được hưởng mức phụ cấp chống dịch nhóm B là 100.000 đồng/ngày/người.

- Trường hợp người tham gia chống dịch được phân công thường trực 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài mức phụ cấp thường trực theo quy định, được hưởng mức phụ cấp chống dịch nhóm B là 100.000 đồng/ngày/người.

- Mức phụ cấp nêu trên được tính cho ngày làm việc hàng tuần, nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hàng tuần thì được tính bằng 1,3 lần, vào ngày lễ, ngày Tết thì được tính bằng 1,8 lần mức phụ cấp nêu trên.

b) Đối với người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch: được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch nhóm B quy định tại Điều 3 của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

c) Thời gian được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch là số ngày thực tế tham gia khám, chẩn đoán, điều trị trong thời gian kể từ khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận ca sởi đầu tiên của năm 2014, kể cả trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa công bố dịch.

3. Về nguồn kinh phí:

3.1. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động bố trí kinh phí phòng chống dịch sởi và kinh phí thực hiện miễn phí thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm truyền tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị sởi và các thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm bắp được chỉ định trong dự phòng sởi cho bệnh nhân không có thẻ BHYT trong dự toán chi sự nghiệp y tế đã được giao năm 2014 và các nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trường hợp, các Bộ, ngành không cân đối đủ kinh phí, đề nghị có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3.2. Đối với địa phương, kinh phí phòng chống dịch sởi, thực hiện chế độ phụ cấp và thực hiện miễn phí thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm truyền tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị sởi và các thuốc có hoạt chất Immunoglobulin (immune globulin) dạng tiêm bắp được chỉ định trong dự phòng sởi cho bệnh nhân không có thẻ BHYT được đảm bảo từ các nguồn sau:

- Dự toán chi sự nghiệp y tế năm 2014 đã được giao;

- Dự phòng ngân sách địa phương năm 2014;

- Nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2014, phần để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh;

- Quỹ dự trữ tài chính;

- Huy động của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cân đối ngân sách địa phương có khó khăn, đề nghị báo cáo Bộ Tài chính để có giải pháp cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết theo quy định.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (để p/h chỉ đạo thực hiện);
- Bộ trưởng BYT(để báo cáo);
- Các SYT, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành
- Cục YTDP, Cục QLKCB, BHXHVN;
- Lưu: VT, KH-TC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Lê Tuấn

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi