Công văn 79/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 79/BNN-HTQT

Công văn 79/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/BNN-HTQTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:08/01/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
Số: 79/BNN-HTQT
V/v: Cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013
 
 
Kính gửi: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
 
Ngày 16/7/2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 2156/TTr-BNN-HTQT kèm theo Báo cáo 2157/BNN-HTQT về việc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng. Sau khi xem xét, ngày 30/8/2012 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1345/VPCP-KTTH nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, thống nhất với Bộ Công thương và Bộ Tài chính báo cáo rõ với Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 7/7/2010 và 7080/VPCP-KTTH ngày 6/10/2010.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên, sau khi rà soát tình hình nhập khẩu và kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm động vật đông lạnh, ngày 20/11/2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc họp với Bộ Công thương và Bộ Tài chính để thống nhất ý kiến báo cáo với Thủ tướng Chính phủ một số nội dung cụ thể dưới đây:
1. Tình hình quản lý nhập khẩu sản phẩm thịt đông lạnh:
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Về chủng loại cũng rất đa dạng bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt gia cầm, thịt dê, thịt cừu,... trong đó có cả móng giò, chân gà,...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu. Qua kiểm tra của cơ quan thú y và các ngành chức năng đã phát hiện khá nhiều vụ việc vi phạm như: Nhiều lô hàng thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nhãn hàng hóa không đúng quy định, hết hạn sử dụng vẫn đưa ra tiêu thụ trên thị trường; Nhiều lô hàng bị ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép, có nhiều tạp chất, không đảm bảo vệ sinh thú y đã phải xử lý bằng cách buộc phải tiêu hủy, hoặc tái xuất.
Trước năm 2009, các lô hàng thực phẩm đông lạnh được phép thông quan trước, kiểm dịch sau. Nhiều trường hợp sau khi có kết quả kiểm dịch không đạt yêu cầu buộc phải xử lý hoặc tái xuất tuy nhiên chủ hàng đã tự ý tẩu tán hàng hóa ra thị trường.
Nhằm tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 7/7/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y, các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan tăng cường quản lý, giám sát đối với sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu, chỉ thực hiện thông quan hàng hóa đối với lô hàng sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu sau khi được cơ quan kiểm dịch kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Việc triển khai thực hiện Công văn số 1152 đã đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam và thuận tiện cho việc xử lý các vi phạm hoặc tái xuất lô hàng không đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
2. Tình hình quản lý nhập khẩu nội tạng gia súc, gia cầm:
a. Nội tạng trắng:
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công văn 1152, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã áp dụng biện pháp dừng kiểm dịch nhập khẩu các loại nội tạng (bao gồm cả trắng và đỏ). Riêng đối với nội tạng trắng việc dừng nhập khẩu vẫn kéo dài cho đến nay.
Trên thực tế, ở giai đoạn trước khi dừng nhập khẩu, khối lượng nội tạng trắng nhập khẩu cũng không lớn và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính như dạ sách trâu bò, dạ dày, tràng, ngẩu pín, tinh hoàn, mề gà. Theo số liệu của Cục Thú y, tổng lượng nhập vào Việt Nam năm 2009 là 477,78 tấn và 2010 là 22,57 tấn, chủ yếu từ là từ Hoa Kỳ, Úc, Ba Lan.
Trong năm 2009 phát hiện 01 lô tràng lợn đông lạnh với số lượng 73 tấn do nhiễm Coliforms, E.coli vượt giới hạn cho phép đã buộc phải tái xuất.
b. Nội tạng đỏ:
Sau khi được sự đồng ý của Chính phủ tại Công văn số 7080/VPCP-KTTH ngày 6/10/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các hoạt động cho phép nhập khẩu trở lại. Số lượng nhập trong các năm 2011 là 915,49 tấn và 2012 là 986,99 tấn. Chủ yếu là tim gan gia súc gia cầm nhập từ Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan.
Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với nội tạng đỏ nói riêng và thịt gia súc, gia cầm nói chung được tiến hành chặt chẽ từ nước xuất khẩu. Đáng lưu ý là việc Việt Nam đã triển khai thực hiện đánh giá các chương trình giám sát dịch bệnh, giám sát ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư hóa chất độc hại,... và đi tới thỏa thuận với các nước xuất khẩu về yêu cầu vệ sinh thú y, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu vào Việt Nam đã hạn chế tối đa các lô hàng nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy định tại Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu đăng ký, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến đủ điều kiện mới được xuất khẩu vào Việt Nam cũng góp phần tích cực việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Các chỉ tiêu kiểm tra và tiêu chuẩn đối với nội tạng đỏ nhập khẩu được áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thịt lạnh đông và các chỉ tiêu giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học, hóa học trong thực phẩm được quy đinh tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007, Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01/3/2012 của Bộ Y tế.
Nhìn chung, cho đến nay việc nhập khẩu các loại nội tạng đỏ đã được kiểm soát tốt và đảm bảo ATTP. Vướng mắc cần xử lý là việc duy trì lệnh ngừng nhập khẩu nội tạng trắng đang tạo ra những khó khăn nhất định trong quan hệ thương mại của ta với các đối tác lớn.
3. Một số lý do và điều kiện để cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng:
Một là: Các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam cho rằng Việt Nam đã vi phạm quy định của Hiệp định SPS trong việc cấm nhập khẩu nội tạng trắng. Các nước đều cho rằng Việt Nam chưa đưa ra được bất kỳ chứng cứ khoa học nào cho biện pháp tạm thời này mà vẫn duy trì nó trong thời gian quá dài (tính đến nay đã trên 2 năm), điều đó là rất khó chấp nhận. Họ cũng ngày càng tạo sức ép và áp dụng các biện pháp tác động đến xuất khẩu của ta. Ví dụ như: Từ tháng 4/2012 Hoa Kỳ đã bắt đầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn với tất cả các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Trong đó đáng kể nhất là các sản phẩm thủy sản và trái cây nhiệt đới vốn rất khó khăn trong đàm phán để mở cửa vào thị trường này. Việc xuất khẩu đang bị đình trệ, nhiều lô hàng vi phạm đã bị buộc tái xuất về nước đã gây thiệt hại đáng kể cho xuất khẩu của ta. Đối với mặt hàng mật ong xuất khẩu của Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã áp dụng dư lượng cho phép đối với Carbendazim (thuốc trừ nấm cho cây trồng) ở mức quá nghiêm ngặt. Theo Hiệp hội nuôi ong, việc này đã làm thiệt hại doanh số mỗi năm trên 70 triệu đô la, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 ngàn nông dân nuôi ong. Cùng với Hoa Kỳ, các nước EU cũng đã áp dụng kiểm soát chặt chẽ đối với rau và trái cây nhiệt đới xuất khẩu từ Việt Nam. Đáng lưu ý là EU tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu nếu phát hiện nhiễm vi sinh vật trên rau gia vị hoặc ruồi đục quả trên trái cây với tần suất cao. Điều này là bất bình thường vì từ trước đến nay EU không áp dụng danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật và quy định ô nhiễm đối với rau gia vị. Úc cũng đang có những động thái cản trở trong việc mở cửa thị trường cho 8 loại trái cây của Việt Nam đang ở giai đoạn đánh giá rủi ro đã được triển khai từ nhiều năm nay. v.v...
Như vậy cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xử lý những vướng mắc trên đây.
Hai là: Trên thực tế lượng nhập khẩu nội tạng trắng nếu có cho phép cũng sẽ ở mức độ không lớn. Như vậy về giá trị thương mại là không đáng kể. Đánh giá khả năng về lượng nếu cho phép nhập khẩu trở lại, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng các loại sản phẩm nhập khẩu tập trung chủ yếu vẫn là tràng, dương vật, tinh hoàn gia súc và mề gà với số lượng sẽ không nhiều hơn đáng kể so với lượng đã nhập trong những năm trước đây như đã báo cáo ở trên. Đối với ruột, dạ dày của gia súc, các nhà nhập khẩu khó có khả năng nhập vì những mặt hàng này có độ rủi ro rất lớn, đặc biệt đối với ô nhiễm vi sinh vật có hại.
Ba là: Năng lực và biện pháp kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm động vật nhập khẩu của Việt Nam đã được cải thiện hơn trước. Về biện pháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật. Các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y đã được tăng cường về năng lực cho các đơn vị trực tiếp kiểm soát nhập khẩu ở các cửa khẩu lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Tp.HCM, đảm bảo đủ khả năng và kinh nghiệm để kiểm soát tốt việc nhập khẩu mặt hàng này. Mặt khác, trong thời gian qua, các vi phạm về ATTP đối với các loại nội tạng nhập khẩu nói chung đều không phát sinh ở những lô hàng nhập chính ngạch tại các cửa khẩu lớn. Vấn đề mất ATTP chủ yếu xảy ra ở các hoạt động buôn lậu qua đường biên giới vốn thực chất là nằm ngoài vòng kiểm soát bằng các quy định pháp lý.
4. Các giải pháp và biện pháp kỹ thuật kiểm soát ATTP khi cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng:
- Chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch đối với nội tạng trắng xuất khẩu vào Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam nêu trong Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT, các nhà sản xuất phải có tên trong danh mục các cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu vào Việt Nam;
- Việc kiểm soát đối với nội tạng trắng nhập khẩu sẽ được tiến hành như đối với thịt, nội tạng đỏ. Các chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất hóa chất độc hại dựa trên thỏa thuận giữa Việt Nam với nước xuất khẩu hoặc áp dụng tương ứng với thịt, phụ tạng đỏ quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, Thông tư số 05/2012/TT-BYT của Bộ Y tế. về kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm nội tạng trắng thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BNN ngày 03/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản khác có liên quan;
- Tất cả các lô hàng nội tạng trắng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, có sự giám sát của cơ quan hải quan và kiểm dịch động vật; lấy mẫu 100% số lô hàng để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý hóa, vi sinh vật; lấy mẫu theo tần xuất để giám sát các chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, hóa chất độc hại; áp dụng chế độ kiểm tra trước thông quan sau;
- Tất cả các lô hàng nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc có nguồn gốc từ các nước chưa có thỏa thuận về yêu cầu vệ sinh thú y hoặc từ các cơ sở sản xuất chưa được phép xuất khẩu vào Việt Nam đều buộc phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
5. Đối với hiện tượng buôn lậu qua biên giới:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Công thương, Tổng cục Hải quan và UBND các tỉnh biên giới quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành thú y tăng cường quản lý, giám sát, ngăn chặn và xử lý triệt để việc nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp; tăng cường điều tra nắm tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán nhập lậu các hàng hóa này để có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trong nước, ngăn chặn dịch bệnh động vật và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Với các nội dung trình bày trên đây, tại cuộc họp ngày 20/11/2012, các đại biểu dự họp đã nhất trí đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng từ Quý I năm 2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo./.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Bộ Công thương;
- Bộ Tài chính;
- Cục Thú y, Cục QLCLNLS&TS, Cục CB-TM NLTS&NM;
- Lưu: VT, Vụ HTQT(SPS-vvm).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi