Quyết định 17/1999/QĐ-BXD Quy chế quản lý các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế của BXD
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 17/1999/QĐ-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 17/1999/QĐ-BXD | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Mạnh Kiểm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 25/06/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 17/1999/QĐ-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/1999/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành quy chế quản lý các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng
_____________
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-BXD ngày 28/1/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 1999 của Bộ Xây dựng;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Thống kê;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “ Quy chế quản lý các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế “ của Bộ Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng có liên quan trong việc thực hiện các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/1999/QĐ-BXD, ngày 25 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế (SNKT) của Bộ Xây dựng được triển khai thực hiện nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển cuả Ngành xây dựng.
Bản quy chế này quy định thủ tục, trình tự thực hiện các dự án sử dụng kinh phí SNKT từ khâu đăng ký, xây dựng kế hoạch, thẩm định, xét duyệt , ký kết đồng, cấp phát kinh phí, tổ chức thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Điều 2. Các dự án sử dụng kinh phí SNKT ( sau đây gọi là sự án SNKT) được phân thành 2 nhóm sau:
2.1. Nhóm các dự án điều tra cơ bản môi trường: để bổ sung tư liệu kịp thời cung cấp cho Bộ thực hiện các bước quá trình xây dựng chiến lược, lập quy hoạch tổng thể, xây dựng cơ chế, chính sách kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
2.2. Nhóm các dự án sự nghiệp thường xuyên: là những dự án phải làm thường xuyên liên tục phục vụ công tác quản lý Nhà nước ngành Xây dựng. Các dự án này gồm; Thiết kế điển hình, kiểm tra, kiểm định, xây dựng cơ chế chính sách. v.v...
Điều 3. Để quản lý có hiệu quả, mỗi dự án phải thành lập Ban chủ nhiệm dự án do Bộ quyết định.
Thành phần trong Ban chủ nhiệm dự án do thủ trưởng đơn vị được giao thực hiện dự án đề nghị.
Chủ nhiệm dự án là cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng tổ chức thực hiện dự án.
Thủ trưởng đơn vị được giao thực hiện dự án chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, tiến độ và kinh phí thực hiện dự án.
Chương II. ĐĂNG KÝ, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN SỰ NGHIỆP KINH TẾ
Điều 4. Việc xây dựng, đăng ký dự dự án được tiến hành như sau:
Bước 1: Vào quý 1 hàng năm, căn cứ vào định hướng xây dựng kế hoạch của Nhà nước, phương hướng và nhiệm vụ của Ngành Xây dựng, Bộ chỉ đạo các Cục, Vụ, Viện đề xuất các vấn đề cần đặt hàng nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị đăng ký dự án nghiên cứu cho năm kế hoạch và những năm sau.
Bước 2: Theo hướng dẫn của Bộ, các đơn vị lập danh mục và đề cương sơ bộ các dự án để đăng kế hoạch qua Vụ kế hoạch Thống kê.
Vụ Kế hoạch Thống kê là đầu mối tập hợp danh mục các dự án do các đơn vị đăng ký, chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ chức năng làm việc với từng đơn vị để lựa chọn danh mục các dự án trình Lãnh đạo Bộ.
Trên cơ sở danh mục được Lãnh đạo Bộ duyệt, Vụ Kế hoạch Thống kê thông báo cho các đơn vị có dự án được duyệt chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký kế hoạch dự án SNKT bao gồm:
- Tờ trình đăng ký kế hoạch triển khai dự án SNKT của đơn vị
- Đề cương chi tiết dự án theo hướng dẫn phụ lục kèm theo của quy chế này.
Điều 5. Thẩm định và phê duyệt các dự án SNKT.
Các dự án SNKT phải qua thẩm định và phê duyệt dự án trước khi đưa vào kế hoạch.
5.1. Hồ sơ thẩm định và phê duyệt SNKT bao gồm:
- Đề cương, nội dung dự toán kinh phí dự án được Lãnh đạo đơn vị ký.
- Biên bản xét duyệt của Hội đồng cơ sở.
5.2. Nội dung thẩm định:
- Sự cần thiết của dự án
- Nội dung của dự án: Các nội dung cụ thể, giải pháp kỹ thuật, thời gian triển khai, biện pháp thực hiện, kết quả đạt được và khả năng ứng dụng vào thực tiễn, quản lý, sản xuất vv.. .
- Dự toán kinh phí của dự án: Tổng số kinh phí và nội dung chi phí chủ yếu vv.. được xây dựng trên cơ sở các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
- Hiệu quả đạt được kỹ thuật, kinh tế và xã hội của dự án.
5.3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án.
Tuỳ theo lĩnh vực, Vụ kế hoạch Thống kê phối hợp với Cục, Vụ quản lý chức năng để thành Hội đồng thẩm định dự án.Cụ thể:
+ Lĩnh vực quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và hạ tầng cơ sở-Vụ Kiến trúc Quy hoạch.
+ Lĩnh vực vật liệu xây dựng-Vụ Vật liệu Xây dựng.
+ Lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thiết kế điển hình -Vụ Khoa học Công nghệ.
+ Lĩnh vực nhà ở-Cục quản lý nhà.
+ Các lĩnh vực còn lại Vụ Kế hoạch Thống kê đề xuất đơn vị thực hiện.
Trên cơ sở biên bản thẩm định của Hội đồng, Vụ Kế hoạch thống kê thông báo cho chủ nhiệm dự án hoàn chỉnh hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt dự án. Tài liệu dự án SNKT đề nghị Nhà nước bố trí năm kế hoạch phải đầy đủ hồ sơ bao gồm: Hồ sơ dự án, biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định và Quyết định phê duyệt dự án của Bộ Xây dựng.
Việc đăng ký, xét duyệt thẩm định của dự án SNKT quy định tại Điều 4 và Điều 5 trong bản quy chế này phải được thực hiện trước 30/6 năm xây dựng kế hoạch.
Xây dựng và bảo vệ kế hoạch: Tháng 7 hàng năm Vụ Kế hoạch Thống kê phối hợp với Vụ Tài chính Kế toán làm việc với Bộ làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính chuẩn bị cho kế hoạch năm sau. Khi bảo vệ kế hoạch, Vụ kế hoạch Thống kê chủ trì làm việc Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài Chính Kế toán chủ trì làm việc với Bộ Tài chính.
Điều 6. Trên cơ sở kết quả bảo vệ kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch thống kê báo cáo đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ xem xét, trình Bộ trưởng quyết định phân bổ kinh phí cho từng dự án.
Để phân bổ kinh phí cho các dự án chuyển tiếp, từng đơn vị chủ trì dự án phải có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện, mức độ hoàn thành, dự kiến kinh phí và thời hạn dự kiến nghiệm thu.
Sau khi được Bộ trưởng quyết định, Vụ Kế hoạch Thống kê thông báo cho các đơn vị biết để làm thủ tục cần thiết.
Chương III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 7. Ký kết hợp đồng triển khai dự án SNKT
Các dự án SNKT được triển khai thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đông thực hiện dự án SNKT không phải là hợp đồng kinh tế.
7.1. Cơ sở ký kết hợp đồng
- Văn bản phê duyệt dự án của Bộ.
- Biên bản thẩm định dự án của Hội đồng thẩm định dự án cấp Bộ.
- Đề cương dự án và dự toán kinh phí được Bộ phê duyệt.
7.2. Các bên ký kết hợp đồng.
Bên A: Bộ Xây dựng, đại diện theo uỷ quyền là Vụ trưởng Vụ kế hoạch Thống kê.
Bên B: Cơ quan chủ trì thực hiện dự án, đại diện là Thủ trưởng đơn vị.
7.3. Nội dung của hợp đồng: phải nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên tham gia ký hợp đồng, nhiệm vụ, nội dung, kết quả nghiên cứu, thời gian tiến độ thực hiện và phương thức cấp kinh phí.
Sản phẩm dự án:
Các số liệu, dữ liệu về điều tra, khảo sát được thông qua Hội đồng nghiệm thu các cấp;
Báo cáo đánh giá kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu;
Báo cáo tổng kết tham luận, ý kiến đóng góp cho dự án trong các hội thảo;
Các đề xuất, kiến nghị, giải pháp.
7.4. Quản lý cấp kinh phí thực hiện hợp đồng.
7.4.1. Hợp đồng đã ký gửi cho Vụ Kế hoạch Thống kê, Vụ Tài chính Kế toán và đơn vị thực hiện dự án.
Căn cứ hạn mức kinh phí được Nhà nước cấp, Vụ Tài chính Kế toán thực hiện việc cấp kinh phí từng quý theo đề Nghị của Vụ Kế hoạch Thống kê.
7.4.2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện hợp đồng có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí quy định của luật Ngân sách Nhà nước quy chế quản lý thu chi ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc, Bộ Xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 310/1998/QĐ-BXD ngày 25 tháng 5 năm 1998 của Bộ Xây dựng).
7.4.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn tới nội dung dự án đã duyệt thì hai bên cùng thống nhất trình Lãnh đạo Bộ duyệt điều chỉnh bổ sung.
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung, kinh phí kế hoạch thực hiện hợp đồng phải do Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo, Vụ Kế hoạch Thống kê xem xét trình lãnh đạo Bộ duyệt điều chỉnh.
7.4.4. Đơn vị chủ trì dự án được quyền ký hợp đồng với các đơn vị hoặc cá nhân có triển khai một phần việc của dự án để đảm bảo chất lượng hoặc thời gian quy định mà bản thân chủ nhiệm và đơn vị không có điều kiện thực hiện. Khối lượng các phần việc này không vượt qua 30% khối lượng công việc toàn bộ dự án.
Điều 8. Chế độ báo cáo, kiểm tra.
8.1. Từng quý, các cơ quan chủ trì dự án phải:
Báo cáo tình hình tiến độ, khối lượng công việc đã thực hiện, kinh phí đã sử dụng (gửi về Vụ Kế hoạch thống kê).
6 tháng 1 lần đơn vị phải báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả đạt được so với nhiệm vụ yêu cầu và các kiến nghị cần thiết (nếu có).
8.2. Vụ kế hoạch thống kê chủ trì phối hợp với vụ Tài chính Kế toán và các Cục, Vụ liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ hàng quý hoặc đột xuất các đơn vị về tình hình thựchiện nhiệm vụ và sử dụng kinh phí của các dự án.
Chương IV. TỔ CHỨC NGHIỆM THU, TRIỂN KHAI ÁP DỤNG KẾT QUẢ DỰ ÁN
Điều 9. Nghiệm thu dự án;
Trước khi báo cáo Bộ để tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện dự án, đơn vị phải nghiệm thu cấp cơ sở.
Vụ kế hoạch Thống kê phối hợp với các đơn vị liên quan (theo điều 5 khoản 3) tổ chức việc nghiệm thu.
Hồ sơ nghiệm thu cấp Bộ gồm:
- Tờ trình của đơn vị thực hiện dự án đề nghị Bộ tổ chức nghiệm thu, đánh giá.
- Biên bản đánh giá của Hội đồng nghiệm thu và các nhận xét phản biện cấp cơ sở.
- 5 bản báo cáo đầy đủ về kết quả nghiên cứu thực hiện dự án.
- 15 bản báo cáo tóm tắt nội dung nghiên cứu.
Thời gian chuẩn bị để Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ họp phiên đầu tiên không chậm quá 1 tháng kể từ ngày có Quyết định thành lập Hội đồng, phải có ít nhất 2/3 số uỷ viên phản biện.
Điều 10. Thanh lý hợp đồng.
10.1. Hồ sơ thanh lý hợp đồng gồm có:
- Báo cáo tổng kết dự án đã được hoàn chỉnh như sau khi thông qua Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.
- Nhận xét của các phản biện.
- Biên bản Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.
- Văn bản quyết toán tài chính của dự án.
10.2. Thanh lý hợp đồng và quản lý hồ sơ.
Sau khi có đầy đủ hồ sơ, hai bên A-B lý biên bản thanh lý hợp đồng.
Hồ sơ được nộp lưu trữ ở Vụ Kế hoạch Thống kê, Cục, Vụ quản lý chuyên ngành và Trung tâm Thông tin khoa học học công nghệ.
Số lượng hồ sơ nghiệm thu dự án: 5 bộ.
Điều 11. Tổ chức áp dụng các kết quả nghiên cứu của dự án vào thực tiễn quản lý và sản xuất.
11.1. Vụ Kế hoạch Thống kê báo cáo Bộ giao Thông việc áp dụng kết quả nghiên cứu dự án SNKT cho các đơn vị thực hiện theo các hướng sau:
+ Phục vụ trực tiếp công tác quản lý của các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ ngành Xây dựng.
+ Báo cáo kết qủa dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để ứng dụng kết qủa nghiên cứu trong cả nước.
1.1.2. Công bố trong “thông tin khoa học công nghệ”.
Chương V. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NHIỆM DỰ ÁN VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 12. Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm:
- Lập đề cương và dự toán kinh phí, trình các cấp quản lý xét duyệt và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ trì về nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án theo nội dung đề cương đã được Bộ duyệt;
- Xây dựng các báo cáo có liên quan đến việc thực hiện dự án;
- Tổ chức Hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dự án;
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu và các báo cáo đáp ứng yêu cầu nghiệm thu, phục vụ việc đưa dự án vào thực tiễn;
- Đề xuất Thủ trưởng đơn vị thực hiện dự án để ký hợp đồng với các cơ quan hoặc cá nhân bên ngoài để thực hiện một số nội dung của dự án nếu cần.
Chủ nhiệm dự án được đảm bảo quyền tác giả và được hưởng các quyền lợi về vật chất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 13. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thực hiện dự án:
- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước về kết quả, tiến độ thực hiện dự án;
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, kỹ thuật, tài chính cần thiết và kịp thời để dự án được thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng;
- Quản lý chặt chẽ kinh phí Bộ cấp thông qua bộ phận tài vụ của đơn vị hoặc cơ quan;
- Thực hiện chế độ báo cáo như nêu tại Điều 8.1 của Quy chế này;
- Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở và giao nộp sản phẩm của dự án cho Bộ;
- Chịu trách nhiệm quyết toán việc sử dụng ngồng kinh phí được cấp phát cho dự án và báo cáo Bộ theo quy định hiện hành.
Chương VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CỤC, VỤ TRONG VIỆC QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 14. Vụ Kế hoạch thống kê;
- Hàng năm căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Nhà nước, phương hướng và nhiệm vụ của Ngành Xây dựng thông báo các định hướng nghiên cứu cho các đơn vị đề xuất, xây dựng đề cương sơ bộ các dự án SNKT cần đăng ký trong năm kế hoạch;
- Phối hợp với các Cục, Vụ chức năng thẩm định, xem xét, lựa chọn các dự án;
- Làm đầy đủ thủ tục trình Bộ phê duyệt dự án;
- Bảo vệ kế hoạch với Bộ Kế hoạch và đầu tư;
- Thừa lệnh Bộ trưởng ký kết các hợp đồng thực hiện dự án, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng;
- Là đầu mối tập hợp kết quả và hồ sơ nghiệm thu dự án cấp cơ sở, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ để nghiệm thu dự án;
- Lưu trữ các kết quả dự án đã nghiệm thu, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn như nêu ở Điều 11;
- Thanh lý hợp đồng.
- Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện dự án SNKT cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 15. Vụ Tài chính Kế toán.
-Bảo vệ kế hoạch với Bộ Tài chính
- Cấp phát, hướng dẫn và theo dõi việc sử dụng kinh phí đúng quy định, chế độ và có hiệu quả;
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch Thống kê hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán các dự án theo chế độ hiện hành;
- Chủ trì thực hiện quyết toán kinh phí dự án của các đơn vị để báo cáo Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 16. Vụ Khoa học công nghệ.
- Phối hợp cùng Vụ Kế hoạch Thống kê thẩm định và nghiệm thu các dự án thuộc lĩnh vực quản lý theo điều 5 khỏan 3 và điều 9 của quy chế này;
- Phối hợp với Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật xây dựng và các cơ quan xuất bản phổ biến để triển khai áp dụng kết quả vào thực tiễn.
Điều 17. Các Cục, Vụ quản lý chức năng:
- Đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý trong lĩnh vực thuộc nhiệm vụ và chức năng quản lý Nhà nước của đơn vị mình;
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch Thống kê thành lập hội đồng thẩm định và nghiệm thu các dự án thuộc lĩnh vực quản lý theo điều 5 khoản 3 và điều 9 của quy chế này.
Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Quy chế này được áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện dự án sử dụng kinh phí SNKT.
Điều 19. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Vụ Kế hoạch Thống kê tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần sửa đổi trình Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định.
Điều 20. Bản quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ ĐỂ ĐĂNG KÝ DỰ ÁN SNKT
(Kèm theo quy chế quản lý các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế)
1- Tên dự án:
2- Quản lý dự án:
- Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án
- Cơ quan phối hợp
3- Minh giải cho dự án (khái quát tình hình chung, lý do và sự cần thiết phải thực hiện dự án..)
4- Phạm vi, quy mô dự án:
5- Thời gian tiến độ thực hiện:
6- Mục tiêu các sản phẩm của dự án;
7- Nội dung dự án:
- Các nội dung cụ thể
- Các giải pháp kỹ thuật
- Phương pháp nghiên cứu và biện pháp thực hiện..
8- Hiệu quả ý nghĩa của dự án:
9- Dự toán kinh phí:
- Tổng số kinh phí
- Nội dung chi phí chủ yếu (thuyết minh nội dung công việc và số kinh phí cần chi)