Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1636/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1636/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1636/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 31/08/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường đến 2020 - Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 nhằm mục tiêu xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh bảo phóng xạ môi trường quốc gia bảo đảm kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Lộ trình của Quy hoạch này là giai đoạn 2010-2015 sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm điều hành, kiện toàn đồng bộ 4 trạm vùng và 6 trạm địa phương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan trắc và phân tích phóng xạ môi trường; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc, phân tích phóng xạ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phóng xạ môi trường.
Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch này được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh phí của từng dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật. Nhà nước dành một phần kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Xem chi tiết Quyết định 1636/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1636/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1636/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020”
------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia bảo đảm kịp thời phát hiện diễn biến bất thường về bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Trung tâm điều hành thực hiện việc kết nối thu thập dữ liệu trực tuyến từ các trạm, các điểm quan trắc trong mạng lưới; xử lý kết quả quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật cho việc phân tích, đánh giá diễn biến và điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Xây dựng 4 trạm vùng tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đà Lạt. Trạm vùng có nhiệm vụ thu nhận dữ liệu quan trắc trực tuyến từ các trạm quan trắc địa phương; quan trắc, thu thập, xử lý và phân tích các chỉ tiêu phóng xạ trong mẫu môi trường; phân tích và tổng hợp số liệu quan trắc; trực tiếp tham gia đánh giá hiện trường trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Trạm địa phương được xây dựng tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có trạm vùng và có khả năng chịu ảnh hưởng của các sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Trạm địa phương làm nhiệm vụ quan trắc liên tục tại các điểm và các cơ sở hạt nhân trên địa bàn, kết nối trực tuyến với các trạm vùng.
Hệ thống trinh sát phóng xạ quân đội thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trạm trinh sát phóng xạ thực hiện vai trò chỉ đạo kỹ thuật hệ thống trinh sát, cảnh báo phóng xạ trong quân đội, phục vụ công tác phòng chống vũ khí hạt nhân và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Danh sách các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường được quy định để ưu tiên đầu tư xây dựng theo hai giai đoạn: 2010 – 2015, 2016 – 2020 được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Thực hiện quan trắc và cảnh báo thường xuyên phóng xạ môi trường trên lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam do các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử gây ra; đánh giá hiện trạng phóng xạ môi trường, liều chiếu xạ đối với cộng đồng dân cư; thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia; cung cấp kịp thời các thông tin về tình trạng phóng xạ môi trường và hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Trung tâm điều hành định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu cung cấp dữ liệu về tình trạng phóng xạ môi trường cho hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
Hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu về tài nguyên và môi trường cần thiết theo yêu cầu của trung tâm điều hành để thực hiện quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm điều hành, kiện toàn đồng bộ 4 trạm vùng và 6 trạm địa phương; thành lập các nhóm quan trắc phóng xạ môi trường lưu động tại các trạm vùng; từng bước tăng cường năng lực kỹ thuật hỗ trợ công tác ứng phó khẩn cấp; đầu tư xây dựng trạm địa phương tại địa điểm quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan trắc và phân tích phóng xạ môi trường;
- Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc, phân tích phóng xạ môi trường;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phóng xạ môi trường.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động các trạm địa phương còn lại quy định tại Phụ lục của Quyết định này;
- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, phân tích phóng xạ môi trường của mạng lưới bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại;
- Tập trung đầu tư tăng cường năng lực kỹ thuật của mạng lưới để hỗ trợ hoạt động ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân;
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về phóng xạ môi trường.
- Vốn để thực hiện Quy hoạch được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh phí của từng dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật. Nhà nước dành một phần kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới;
- Kinh phí hoạt động của mạng lưới và kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phóng xạ môi trường được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần huy động thêm các nguồn vốn từ xã hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện đầu tư có hiệu quả cho việc phát triển mạng lưới.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc phóng xạ môi trường;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của mạng lưới; quy chế phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin, dữ liệu đối với hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ quan trắc, truyền tin, xử lý, quản lý, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin, số liệu theo dõi phóng xạ môi trường; nghiên cứu chế tạo các thiết bị quan trắc phóng xạ tự động phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Việt Nam;
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên và quan trắc viên. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành của quan trắc viên, cán bộ phân tích đáp ứng yêu cầu vận hành của mạng lưới.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các nước nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin, thu hút đầu tư để phát triển mạng lưới;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc chia sẻ và khai thác thông tin, dữ liệu quan trắc phóng xạ với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm kịp thời cảnh báo, phòng ngừa và giảm thiểu tác động của nguy cơ lan truyền ô nhiễm phóng xạ qua biên giới.
- Quy định cơ cấu tổ chức, hoạt động của mạng lưới, các trạm địa phương thuộc trạm vùng;
- Quyết định vị trí cụ thể xây dựng trạm vùng, trạm địa phương và các điểm quan trắc thuộc phạm vi quản lý của từng trạm;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm để thực hiện nội dung của Quy hoạch; tổ chức thực hiện việc xây dựng và vận hành mạng lưới;
- Chủ trì xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc phóng xạ môi trường;
- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp của mạng lưới với hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;
- Cung cấp kịp thời thông tin cho các Bộ, ngành, địa phương và các cấp quản lý có thẩm quyền trong tình huống có diễn biến phóng xạ bất thường phục vụ việc sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện các nội dung của Quy hoạch này;
- Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình hoạt động của mạng lưới và kết quả quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tiêu quan trắc phóng xạ môi trường; xây dựng quy chế phối hợp của mạng lưới với hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;
- Chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng quốc gia phối hợp, cung cấp thông tin trực tuyến cho trung tâm điều hành để xử lý dữ liệu quan trắc phóng xạ môi trường và tính toán lan truyền ô nhiễm phóng xạ trong tình huống sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, kiện toàn và đưa vào vận hành hệ thống trinh sát phóng xạ quân đội; xây dựng cơ chế phối hợp của hệ thống trinh sát phóng xạ quân đội với mạng lưới.
Căn cứ vào các nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, cân đối, bố trí vốn để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, đưa vào vận hành các trạm địa phương theo Quy hoạch;
- Bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tại địa phương.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH SÁCH TRẠM VÙNG VÀ TRẠM ĐỊA PHƯƠNG QUY HOẠCH ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Trạm quan trắc |
Hiện có |
Giai đoạn xây dựng |
Loại trạm |
|
2010-2015 |
2016-2020 |
||||
1 |
TP. Hà Nội |
X |
X* |
|
Trạm vùng miền Bắc |
2 |
TP. Hồ Chí Minh |
|
X |
|
Trạm vùng miền Nam |
3 |
Đà Nẵng |
|
X |
|
Trạm vùng miền Trung |
4 |
Lâm Đồng |
X |
X* |
|
Trạm vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ |
5 |
Quảng Ninh |
|
X |
|
Trạm địa phương |
6 |
Hải Phòng |
|
|
X |
-nt- |
7 |
Lạng Sơn |
|
X |
|
-nt- |
8 |
Lào Cai |
|
X |
|
-nt- |
9 |
Sơn La |
|
|
X |
-nt- |
10 |
Cao Bằng |
|
|
X |
-nt- |
11 |
Thái Nguyên |
|
|
X |
-nt- |
12 |
Nam Định |
|
|
X |
-nt- |
13 |
Nghệ An |
|
|
X |
-nt- |
14 |
Thừa Thiên Huế |
|
|
X |
-nt- |
15 |
Phú Yên |
|
X |
|
-nt- |
16 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
|
|
X |
-nt- |
17 |
Bình Thuận |
|
X |
|
-nt- |
18 |
Ninh Thuận |
|
X |
|
-nt- |
19 |
Cần Thơ |
|
|
X |
-nt- |
20 |
Kiên Giang |
|
|
X |
-nt- |
|
Trạm vùng |
2 |
4 |
|
|
|
Trạm địa phương |
|
6 |
10 |
|
* Ghi chú: Trạm vùng miền Bắc và Trạm vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được xây dựng nâng cấp từ hai trạm hiện có.