Quyết định 154/2006/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Thành phố Giao lưu, tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Xã Cổ Nhuế, Thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm, Phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 154/2006/QĐ-UBND

Quyết định 154/2006/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị "Thành phố Giao lưu", tỷ lệ 1/500. Địa điểm: Xã Cổ Nhuế, Thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm, Phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:154/2006/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Hoàng Ân
Ngày ban hành:01/09/2006Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

tải Quyết định 154/2006/QĐ-UBND

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_____

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 154/2006/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2006

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ "THÀNH PHỐ GIAO LƯU", TỶ LỆ 1/500
Địa điểm: Xã Cổ Nhuế, Thị trấn Cầu Diễn- Huyện Từ Liêm, Phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng;

Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng.

Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quy hoạch chi tiết khu đô thị “Thành phố giao lưu” tỷ lệ 1/2000 đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 30/2002/QĐ-UB ngày 1/3/2002;

Căn cứ Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị “Thành phố giao lưu” tỷ lệ 1/2000 đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 202/2005/QĐ-UB ngày 29/11/2005;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 1249/TTr-QHKT, ngày 7/8/2006,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị "Thành phố Giao lưu", tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập tháng 6 năm 2006 với các nội dung chính như sau:

1. Vị trí, ranh giới và quy mô:

1.1- Vị trí:

- Khu đất lập quy hoạch nằm phía Tây thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm và phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy, Hà Nội.

1.2- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp tuyến mương thoát nước của Thành phố ra sông Nhuệ.

+ Phía Nam trùng với chỉ giới đường đỏ tuyến đường quy hoạch nối từ đường Hoàng Quốc Việt ra ga Phú Diễn.

+ Phía Đông trùng với chỉ giới đường đỏ đường Phạm Văn Đồng (đường vành đai 3).

+ Phía Tây trùng với chỉ giới đường đỏ tuyến đường Cầu Diễn – Cầu Noi.

1.3- Quy mô:

- Tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng: 953.337m2 (95,3337Ha).

- Quy mô dân số khoảng 12433 người.

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

- Cụ thể hoá Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị “Thành phố Giao Lưu” tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.

- Khớp nối quy hoạch chi tiết các khu vực dân cư, cơ quan hiện có và một số dự án khác đang triển khai trong khu vực để đảm bảo đồng bộ về tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật và nâng cao môi trường sống cho nhân dân trong khu vực, giải quyết một phần đất tái định cư giải phóng mặt bằng của Thành phố.

- Xác định chỉ giới mở đường, bao gồm các tuyến đường khu vực và đường nhánh trong phạm vi nghiên cứu.

- Xác định quỹ đất còn lại sau khi mở đường. Căn cứ tình hình hiện trạng, quy hoạch chung khu vực và tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành để đề xuất chức năng sử dụng cũng như các chỉ tiêu về tầng cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất phù hợp cho từng lô đất.

- Nghiên cứu, đề xuất, đưa ra giải pháp tối ưu cho việc tổ chức không gian kiến trúc trong khu vực nghiên cứu. Nhằm tạo được bộ mặt kiến trúc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, gắn kết không gian hồ nước, nhà vườn biệt thự và các công trình cao tầng thành một quần thể kiến trúc hiện đại thống nhất.

- Thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành cũng như phù hợp với quy hoạch chung khu vực.

- Tạo được một khu vực có quy hoạch ổn định lâu dài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như phù hợp với quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

3. Nội dung quy hoạch chi tiết:

3.1- Các chỉ tiêu đạt được:

Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:

Số TT

Hạng mục

Ký hiệu ô đất

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

chỉ tiêu m2 đất/ người; (m2 đất/ học sinh)

 

Diện tích

m2

Tỉ lệ

 

 

%

%

 

 

 

Tổng cộng

 

953337

100

 

 

 

I

Đất an ninh, quốc phòng

AN

58689

6,16

 

 

 

II

Đất hành lang cách ly và đất công trình kỹ thuật

CL

41094

4,31

 

 

 

III

Đất hỗn hợp

HH

22893

2,41

 

 

 

IV

Đất công cộng thành phố khu vực

CC

82245

8,63

 

 

 

V

Đất hồ điều hoà

HO

150000

15,73

 

 

 

VI

Đất cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí

CXKV

51601

5,40

 

 

 

VII

Đất đường khu vực, phân khu vực

 

68650

7,20

 

 

 

VIII

Đất quảng trường, đường dạo

QT

13305

1,40

 

 

 

IX

Đất trường trung học phổ thông

THPT

12135

1,27

 

 

 

X

Đất đơn vị ở

 

452725

47,49

100

 

 

1

Đất công cộng, hành chính đơn vị ở

HC

6599

 

1,48

0,53

 

2

Đất trường học, nhà trẻ mẫu giáo

TH, THCS, NT

55605

 

12,28

4,47 (18,64)

 

3

Đất đ­ường giao thông, bãi đỗ xe

P

130622

 

28,85

10,51

 

4

Đất cây xanh, sân chơi

CXĐVO

30307

 

6,69

2,44

 

5

Đất ở

CT, TT

229592

 

50,71

18,47

 

 

Số người dự kiến theo quy hoạch

12433

 

3.2- Quy hoạch sử dụng đất:

Khu đô thị “Thành phố giao lưu” bao gồm các chức năng sử dụng đất chính như sau: Đất công cộng Thành phố và khu vực; Đất cây xanh thể dục thể thao; Hồ điều hoà; Đất trường học, nhà trẻ; Đất ở cao, thấp tầng; Công cộng đơn vị ở; Bãi đỗ xe; Đất an ninh quốc phòng;.... Cụ thể như sau:

- Đất an ninh quốc phòng có ký hiệu AN được thực hiện theo dự án riêng và tuân thủ quy định của Chính phủ về chế độ quản lý và sử dụng đất an ninh quốc phòng, bao gồm:

+ Lô đất xây dựng trụ sở Bộ Công an được thực hiện theo Quyết định số 1150/QĐ-UB ngày 3/3/2006 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và quy định khác có liên quan.

+ Lô đất hiện là doanh trại Tiểu đoàn VT987 Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp được thực hiện theo quy định hiện hành.

- Đất công trình kỹ thuật kể cả hành lang cách ly (có ký hiệu là CL) được thực hiện theo đúng quy chuẩn, quy phạm hiện hành bao gồm: Đất xây dựng trạm bơm nước thải; Đất mương; Giếng khoan khai thác nước ngầm Nhà máy nước Mai Dịch.

- Đất hỗn hợp (ký hiệu HH) dành để xây dựng các công trình có chức năng hỗn hợp như nhà ở, văn phòng cơ quan dịch vụ công cộng. Trong đất hỗn hợp phải dành đủ diện tích sàn để di dân tái định cư tại chỗ, một phần cho quỹ nhà ở của Thành phố, phần diện tích sàn còn lại để ưu tiên giải quyết lao động việc làm cho người dân (như kinh doanh dịch vụ, thương mại...).

- Đất công cộng thành phố và khu vực (ký hiệu CC) bao gồm 5 lô đất để xây dựng khách sạn, văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan, dịch vụ thương mại, giao lưu văn hoá...

- Đất hồ điều hoà (có ký hiệu HO) diện tích 150.000m2 theo yêu cầu điều hoà thoát nước của Thành phố.

- Đất cây xanh, thể dục thể thao vui chơi giải trí (có ký hiệu CXKV) bố trí các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao của khu vực và thành phố trong đó bố trí các hoạt động dành cho giao lưu văn hoá văn nghệ như nhà thuyền, sân khấu ngoài trời, sân tenit, bể bơi... Đất cây xanh thể thao khu vực, kết hợp cây xanh đơn vị ở (có ký hiệu CXĐVO) và hồ điều hoà và các dự án khác trong khu vực này phải đựơc quy hoạch trong một tổng thể thống nhất tạo cảnh quan môi trường và điều hoà vi khí hậu.

- Đất đường khu vực, phân khu vực, đường nhánh phải đảm bảo mối liên hệ thuận tiện về giao thông với các khu vực khác của thành phố.

- Đất quảng trường, đường dạo (có ký hiệu QT) là trục không gian đi bộ, nằm tại khu vực trung tâm và phải gắn kết hài hoà với các công trình công cộng thành phố.

- Đất trường trung học phổ thông (có ký hiệu THPT) phải đảm bảo quy mô phục vụ cho “Thành phố Giao Lưu” và dân cư trong khu vực.

- Đất công cộng đơn vị ở (có ký hiệu HC) dành để bố trí các công trình công cộng phục vụ hàng ngày của dân cư trong khu vực (như: Trụ sở ủy ban nhân dân, công an, câu lạc bộ, trạm y tế, chợ... tương đương cấp phường)

- 01 đất trường tiểu học (có ký hiệu TH), 01 đất trường trung học cơ sở (có ký hiệu THCS), 03 nhà trẻ mẫu giáo (có ký hiệu NT) phải đảm bảo quy mô phục vụ cho nhu cầu học tập của các cháu học sinh trong khu đô thị.

- Bãi đỗ xe tập trung kết hợp điểm đỗ tuyến đường sắt nội đô (có ký hiệu P) có thể xây dựng cao tầng hoặc bố trí thêm tầng hầm. Ngoài bãi đỗ xe tập trung nêu trên, các bãi đỗ xe phân tán trong đất ở và đất cây xanh phải đảm bảo đủ chỗ đỗ xe cho nhu cầu hoạt động của công trình.

- Đất ở bao gồm nhà ở cao tầng và nhà ở thấp tầng:

+ Đất ở cao tầng ký hiệu CT, gồm 5 lô đất: CT1, CT2, CT3, CT4 và CT5 (Lô đất CT6 theo điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trong đồ án này được đổi tên thành CT5). Các công trình nhà ở cao tầng dành diện tích sàn tầng 1 để sử dụng với chức năng công cộng theo quy định, việc xây dựng các công trình này phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng đã quy định.

Lô đất có ký hiệu CT2 thực hiện theo quy hoạch tổng mặt bằng được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận ngày 23/5/2005 kèm theo Công văn số 588/QHKT-P1 ngày 25/3/2005 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc quy hoạch mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ nhà ở chung cư cao tầng tại khu đô thị “Thành phố giao lưu”.

+ Lô đất ở cao tầng có ký hiệu CT1 và CT5 dành để xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội theo chỉ đạo của Thành phố, thực hiện theo quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận kèm theo Công văn số 931/QHKT-P1 ngày 26/6/2006 và được thực hiện theo dự án riêng (lô đất CT6 được chấp thuận trên nay được đổi là lô CT5).

+ Đất ở thấp tầng ký hiệu TT, gồm 5 lô đất: TT1, TT2, TT3, TT4 và TT5. Các lô đất nhà ở thấp tầng xây mới được xây dựng nhà ở kiểu biệt thự hoặc nhà vườn với quy mô khoảng 120m2 -160m2 đất/hộ. Riêng lô đất ký hiệu TT5 hiện một phần là nhà ở cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn VT987, xen kẽ đường nội bộ và đất trống cần được lập quy hoạch tổng mặt bằng chung để quản lý cải tạo xây dựng theo quy hoạch và bàn giao cho Thành phố quản lý xây dựng theo quy định. Giao Sở Tài nguyên Môi trường - Nhà đất kiểm tra ranh giới, diện tích đất, hướng dẫn triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố (trong đó quỹ đất trống ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, cây xanh sử dụng chung cho khu vực).

3.3- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan:

- Các công trình cao tầng được bố trí dọc theo các trục đường lớn và trục trung tâm khu đô thị. Các công trình này phải được thiết kế hợp khối có hình thức đẹp, hài hoà về không gian và cảnh quan tạo bộ mặt kiến trúc cho trục đường.

- Các công trình thấp tầng biệt thự, nhà vườn được bố trí linh hoạt tạo các lõi sân chung, nơi đây có thể bố trí các bãi đỗ xe, sân tập luyện thể thao hoặc cây xanh đường dạo.

- Cụm công trình trường học kết hợp cây xanh nằm gần các khu nhà ở thuận tiện cho sử dụng.

- Quảng trường trung tâm và lối đi bộ chính cần có thiết kế đô thị để tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan đặc thù cho khu đô thị “Thành phố giao lưu”.

- Không gian cây xanh, mặt nước hồ điều hoà, nơi đây tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao như các công trình nhà thuyền, sân khấu ngoài trời có thể tổ chức trình diễn thời trang, biểu diễn văn nghệ... các công trình thể thao vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenit, bóng chuyền...

- Hồ nước được khai thác cho hoạt động chung vui chơi giải trí và một số môn thể thao nhẹ kết hợp hệ thống chiếu sáng ban đêm để khai thác giá trị của cảnh quan mặt nước hồ có hiệu quả.

3.4- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

3.4.1- Quy hoạch giao thông:

a/ Đường chính thành phố, liên khu vực:

Được tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội, các quận, huyện và các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt. Bao gồm các tuyến đường:

- Đường Phạm Văn Đồng ở phía Đông có mặt cắt ngang điển hình B=68m (được thực hiện theo dự án riêng).

- Đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến ga Phú Diễn ở phía Nam có mặt cắt ngang điển hình B = 50m (được thực hiện theo dự án riêng).

b/ Đường khu vực và phân khu vực:

- Đường khu vực Xuân La - Cổ Nhuế - Ga Phú Diễn - Xuân Phương ở phía Bắc có mặt cắt ngang điển hình B=40m gồm dải phân cách trung tâm rộng 3m, lòng đường mỗi bên rộng 11,25m (3 làn xe), vỉa hè mỗi bên rộng 7,25m.

- Đường phân khu vực có mặt cắt ngang B=30m, gồm dải phân cách trung tâm rộng 3m, lòng đường mỗi bên rộng 7,5m (2 làn xe), vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

c/ Đường nhánh:

+ Tuyến đường Cầu Diễn - Cầu Noi (đường ven sông Nhuệ) có B = 17,5m gồm lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 5,0m.

+ Tuyến đường có B = 21,5m gồm lòng đường 11,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 5,0m.

+ Đường có B = 15,5m gồm lòng đường rộng 7,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 4,0m.

+ Đường nhánh kết hợp trục không gian có mặt cắt ngang B = 20m và 50m.

d/ Đường nội bộ (lối vào nhà ):

Được áp dụng mặt cắt ngang B = 11,5m.

e/ Quảng trường giao thông:

Quảng trường giao thông kết hợp đi bộ ở khu vực trung tâm khu đô thị.

g/ Bãi đỗ xe:

Tính toán nhu cầu bãi đỗ xe công cộng cho khu vực nghiên cứu được xác định gồm:

+ Bãi đỗ xe công cộng tập trung có diện tích khoảng 9954m2 dành cho nhu cầu đỗ xe công cộng từ nơi khác đến (với thời gian đỗ £6 tiếng), có thể xây dựng gara cao tầng hoặc bố trí thêm tầng hầm và kết hợp với điểm đỗ đường sắt đô thị. Các bãi đỗ xe phân tán kết hợp trong khu công viên cây xanh và trong khu nhà ở cao tầng, công trình hỗn hợp, công trình công cộng được tính toán theo quy định, đảm bảo nhu cầu sử dụng.

+ Đối với các công trình công cộng, biệt thự trong quá trình thiết kế phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho bản thân các công trình này.

h/Giao thông công cộng:

Bố trí các tuyến xe buýt hoạt động trên các tuyến đường từ cấp phân khu vực và một số tuyến đường nhánh, dọc theo các tuyến đường này cần thiết kế các điểm đỗ xe buýt, khoảng cách giữa các điểm đỗ này từ 350m đến 500 m.

3.4.2- Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:

a/ Quy hoạch san nền:

- Cao độ khống chế từ 6,4 m ¸ 7,6 m dốc dần về phía Tây Bắc ô đất, nền trong từng ô đất được san với độ dốc nền i ³ 0,004 ra các tuyến đường bao quanh phù hợp với cao độ đường để đảm bảo yêu cầu thoát nước cho ô đất xây dựng công trình

- Tại khu vực dân cư hiện có được cải tạo chỉnh trang cục bộ trên cơ sở cao độ nền hiện trạng. Do đó cần có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo yêu cầu thoát nước để không gây úng ngập cho khu vực này

- Đối với tuyến đường ven sông Nhuệ, đường được cải tạo, mở rộng dựa theo cao độ hiện trạng. Cần phối hợp với chính quyền địa phương để có kế hoạch đầu tư xây dựng cho phù hợp tránh chồng chéo.

- Khuyến khích sử dụng tối đa khả năng đào đắp tại chỗ.

b/ Quy hoạch thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn giữa thoát nước mưa và thoát nước bẩn.

- Hệ thống cống thoát nước mưa được xây dựng là cống bê tông cốt thép chịu lực đúc sẵn có đường kính D600¸D2000 hướng thoát chính ra mương Cổ Nhuế ở phía Tây Bắc. Trên hệ thống thoát nước bố trí các công trình kỹ thuật như: giếng thu nước mưa, giếng kiểm tra... v..v... theo quy định hiện hành. Cống được nối theo phương pháp nối đỉnh được thoát tự chảy ra sông Nhuệ khi mức nước sông Nhuệ thấp và bằng trạm bơm khi mức nước sông Nhuệ cao. Hồ điều hòa nước mưa được bố trí trong khu vực có diện tích 15 ha dung tích và chế độ mực nước trong hồ sẽ được quản lý đảm bảo yêu cầu điều hoà nước mưa theo quy hoạch do cơ quan chuyên ngành thực hiện.

- Mương Cổ Nhuế, hồ điều hoà, trạm bơm Cổ Nhuế là những công trình đầu mối thoát nước mưa quan trọng của lưu vực Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh được thực hiện theo dự án riêng và các yêu cầu kỹ thuật của công trình sẽ được khẳng định tiếp trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước cho toàn lưu vực

- Đảm bảo yêu cầu cảnh quan và môi trường nước bẩn không cho chảy vào hồ và nước mưa không trực tiếp xả vào hồ. Trên hệ thống thoát nước bố trí bể lắng tại các điểm xả vào hồ. Nước mưa được tập trung tại các bể lắng sau khi lắng cặn và tách nước mưa đợt đầu mới xả vào hồ.

3.4.3- Quy hoạch cấp nước:

a/ Nguồn nước:

- Được cấp từ nhà máy nước hiện có của Thành phố ở lân cận: (Nhà máy nước Mai Dịch công suất 60.000 m3/ngày, nhà máy nước Cáo Đỉnh công suất 60.000 m3/ngày) thông qua tuyến truyền dẫn D800mm ở đường Phạm Văn Đồng và đường ống D400mm dự kiến đặt theo đường quy hoạch giáp phía Bắc và phía Nam. Cụ thể sẽ do cơ quan quản lý hệ thống cấp nước xem xét quyết định.

b/ Mạng lưới đường ống:

- Mạng lưới cấp nước là mạng vòng kết hợp với nhánh cụt. Trong đó các tuyến phân phối chính được thiết kế hình thành mạng vòng nhằm đảm bảo cấp nước an toàn và liên tục đến từng công trình.

- Đường ống cấp nước phân phối chính có đường kính D225mm - D90mm mạng ống phân phối này được đấu nối với đường ống truyền dẫn tại một số điểm theo quy định.

- Giải pháp cấp nước đối với các công trình thấp tầng được cấp trực tiếp từ các tuyến ống phân phối và dịch vụ.

- Đối với các công trình cao tầng trường hợp áp lực nước của mạng cấp nước không đảm bảo yêu cầu được cấp thông qua trạm bơm và bể chứa cục bộ của công trình.

- Trong khu vực có hệ thống giếng khoan khai thác nước và tuyến nước thô của nhà máy nước Mai Dịch cần có biện pháp đảm bảo hoạt động bình thường và trồng cây xanh cách ly bảo vệ theo quy chuẩn.

c/ Cấp nước cứu hỏa:

Các họng cứu hỏa được bố trí thuận lợi cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy chuẩn khoảng 150m. Bố trí 3 hố lấy nước cứu hoả tại hồ điều hoà.

3.4.4- Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

a/Quy hoạch thoát nước bẩn:

Hệ thống thoát nước thải là hệ thống cống riêng giữa nước mưa và nước thải được thiết kế theo nguyên tắc:

Nước thải của công trình phải được xử lý sơ bộ bên trong lô đất, sau đó thoát vào hệ thống cống thoát nước thải được xây dựng dọc theo các tuyến đường tự chảy về trạm bơm, để đưa về sử lý tại trạm xử lý Cổ Nhuế. Trước mắt khi trạm xử lý Cổ Nhuế chưa được xây dựng, nước thải sau trạm bơm thoát tạm ra mương thoát nước của thành phố ở phía Bắc khu vực nghiên cứu khi đã đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và được cơ quan quản lý môi trường cho phép.

Trạm bơm được đặt trong đất hạ tầng kỹ thuật, xung quanh trạm bơm được trồng cây xanh cách ly theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.

 Hệ thống cống thoát nước bẩn là cống bê tông cốt thép đúc sẵn. Trên hệ thống, tại các đường cống giao nhau và trên các đoạn cống có đặt giếng thăm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

b/Vệ sinh môi trường:

- Rác phải được phân loại: rác hữu cơ và rác vô cơ, sau đó được thu gom, vận chuyển tới nơi quy định của thành phố.

- Đối với khu vực xây nhà ở thấp tầng có thể giải quyết rác theo phương thức: Tổ chức các đội thu gom rác theo từng khu vực vào giờ cố định, hoặc đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến đường, hoặc xe chở rác thu gom theo giờ quy định.

- Đối với khu vực xây nhà cao tầng cần tổ chức hệ thống thu gom rác từ trên cao xuống hợp lý đảm bảo vệ sinh và thuận tiện trong việc thu gom.

- Đối với các cơ quan và các công trình công cộng, rác được thu gom thông qua hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng.

- Khi lập dự án đầu tư xây dựng cần bổ xung nghiên cứu xây dựng khu vệ sinh và đặt các thùng rác công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị tại khu vực thường diễn ra hoạt động sinh hoạt công cộng chung của cộng đồng.

3.4.5- Quy hoạch cấp điện:

a/ Nguồn cấp điện:

- Được cấp điện từ trạm 110KV HNT1 xây dựng ở phía Đông Bắc hoặc từ trạm 110KV Nghĩa Đô hiện có, trạm 110KV Cầu Diễn dự kiến xây dựng ở phía Tây Nam khu đô thị. Cụ thể sẽ do cơ quan quản lý ngành điện xem xét giải quyết.

- Việc di chuyển thay thế đối với tuyến 110 KV hiện có chạy qua ô đất được thực hiện theo dự án riêng và có sự thống nhất của ngành điện.

- Nguồn trung thế cấp cho các trạm hạ thế trong khu vực nghiên cứu được sử dụng thống nhất cấp điện áp 22KV. Các tuyến 22KV dùng cáp ngầm. Mạng lưới trung thế là mạch vòng vận hành hở.

b/ Trạm biến thế:

Các trạm biến thế là các trạm kín được đặt gần trung tâm phụ tải (với bán kính phục vụ khoảng 300 mét), gần đường giao thông để tiện thi công và quản lý. Đối với các toà nhà cao tầng có phụ tải lớn có thể kết hợp đặt các trạm biến thế ngay trong tầng 1 của toà nhà để tiện cho việc xuất tuyến các lộ hạ thế cấp điện cho các phụ tải.

c/ Hệ thống hạ thế, chiếu sáng đường và chiếu sáng sinh hoạt:

Từ trạm biến áp tới công trình thiết kế cáp ngầm theo đường quy hoạch.

d/ Chiếu sáng đường:

 Chiếu sáng các trục đường phố và đường nội bộ bằng đèn thủy ngân cao áp. Nguồn chiếu sáng được lấy từ các trạm biến thế trong khu vực.

3.4.7- Đánh giá tác động môi trường:

Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

* Trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết khi lập dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư cần rà soát, xác định khối lượng xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của quy hoạch.

Điều 2. 379/QĐ-UBND ĐIỆN BIÊN Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm xác nhận hồ sơ, bản vẽ phù hợp với quyết định phê duyệt này trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực; Chủ trì phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA và UBND quận Cầu Giấy, UBND huyện Từ Liêm tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết Khu đô thị "Thành phố Giao lưu", tỷ lệ 1/500 được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện; Hướng dẫn Chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị mới này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt theo quy định.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch, xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hoàng Ân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 152/2006/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định tạm thời về quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố uỷ thác cho Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội để cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội vay vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị quỹ đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Quyết định 152/2006/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định tạm thời về quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố uỷ thác cho Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội để cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội vay vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị quỹ đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đầu tư, Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi