Quyết định 152/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 152/2008/QĐ-TTg

Quyết định 152/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:152/2008/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/11/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng - Ngày 28/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) ở Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, có 4 nhóm giải pháp chính để triển khai thực hiện Quy hoạch này. Giải pháp hàng đầu là tăng cường và thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước thống nhất quản lý kết quả thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD; đầu tư cho việc quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD. Giải pháp quan trọng nữa là việc huy động vốn đầu tư. Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm nguyên liệu VLXD chủ yếu từ vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp sản xuất VLXD, vốn của các nhà đầu tư, vốn vay của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu công trình). Thực hiện công bố rộng rãi danh mục, tài nguyên các mỏ đã được quy hoạch trên địa bàn các tỉnh để kêu gọi đầu tư. Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án khai thác, chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hay những dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế xã hội cao. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, các thủ tục hành chính và phân cấp quản lý, đền bù khi sử dụng đất nhằm đẩy nhanh việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; đồng thời hoàn thiện các quy định về thuế tài nguyên, các chi phí bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp VLXD có trách nhiệm công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Thủ tướng phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, định kỳ cập nhật tình hình thực hiện quy hoạch và tiến hành bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Các địa phương tổ chức quản lý, giám sát việc thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo với các quy hoạch khác trên địa bàn. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định 152/2008/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 152/2008/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 152/2008/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 152/2008/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 152/2008/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2008

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng của Nhà nước quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản trong từng giai đọan từ nay đến năm 2020 và làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng sau năm 2020;
b) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác, chế biến từ nay đến năm 2020 và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản; xác định danh mục, tiến độ thăm dò, khai thác và chế biến các mỏ trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng như các mỏ, các khu vực làm dự trữ tài nguyên quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 và các năm sau.
2. Quan điểm
a) Quan điểm về thăm dò khoáng sản
- Quy hoạch thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác nguyên liệu cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm sau. Thăm dò các mỏ cần thực hiện trước 5 - 10 năm trước khi triển khai thực hiện khai thác mỏ;
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và dự kiến sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đang được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- ưu tiên thăm dò những mỏ, những diện tích phân bố khoáng sản trong vùng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các vùng lân cận; những vùng có điều kiện khai thác thuận lợi, đảm bảo tính chắc chắn và hiệu quả, không tác động đến môi trường;
- Công tác thăm dò đối với từng mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần mở rộng ra khu ngoại vi hoặc lân cận của mỏ, thăm dò phần tài nguyên dưới lòng đất để đánh giá trữ lượng toàn bộ thân quặng, kéo dài đời mỏ, không để lãng phí nguồn tài nguyên.
b) Quan điểm về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
- Các mỏ khoáng sản có chất lượng cao cần ưu tiên dành cho sản xuất vật liệu xây dựng có giá trị cao, không khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các loại khoáng sản giàu tiềm năng tài nguyên có thể xuất khẩu như sau: cát trắng sau khi đã được chế biến, làm giàu; đôlômit; đá khối làm đá ốp lát sau khi áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Không xuất khẩu các khoáng sản có chất lượng tốt song trữ lượng nhỏ để làm dự trữ nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài như đất sét chịu lửa, đất sét trắng, fenspat;
- Những mỏ bao gồm 2 hoặc nhiều loại khoáng sản cần có phương án khai thác tổng hợp nhằm tận dụng tài nguyên;
- Xây dựng phương án khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và thu hồi toàn bộ khoáng sản.
c) Quan điểm về phát huy mọi nguồn lực để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Huy động nguồn vốn và phát huy năng lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Luật Khoáng sản quy định;
- Phát huy năng lực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và tính chủ động của các tổ chức có chức năng để đẩy mạnh việc khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế tạo bước chuyển biến về công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
d) Quan điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy định bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các công trình văn hoá có giá trị và khu du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái;
- Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên; thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản và phục hồi môi trường hoặc cải tạo các khu vực đã hoàn thành việc khai thác, sử dụng đất hợp lý để phục vụ các mục đích dân sinh;
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời và cập nhật, bổ sung, hoàn thiện qua từng giai đoạn.
3. Nội dung Quy hoạch
a) Tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam Các loại khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng được quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đến năm 2020 trong phạm vi dự án, bao gồm: cao lanh, đất sét trắng, fenspat, sét chịu lửa, cát trắng, đôlômit, sét bentonit, đá ốp lát. Tổng hợp số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trên cả nước đã được thăm dò, khảo sát như sau:

Loại khoáng sản

Tổng số mỏ

Trong đó số mỏ

Trữ lượng mỏ đã khảo sát (triệu tấn)

Chưa khảo sát

Đã khảo sát

Tổng cộng

B + C1+ C2

Tài nguyên cấp P

1. Cao lanh

347

118

229

849,973

192,541

657,432

2. Đất sét trắng

27

3

24

38,283

23,469

14,814

3. Fenspat

71

26

45

83,86

46,9

36,96

4. Đất sét chịu lửa

9

1

8

15,064

13,668

1,396

5. Cát trắng

60

7

53

1.403,012

60,926

1.342,086

6. Đôlômít

80

37

43

2.800,306

124,224

2.676,082

7. Bentônít

9

4

5

26,35

3,66

22,69

8. Đá ốp lát[1]

324

127

197

37.590,233

300,458

37.289,775

Tổng hợp về số mỏ và tài nguyên các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo 8 vùng kinh tế xem Phụ lục I.
b) Nhu cầu khối lượng các loại khoáng sản cần thăm dò, khai thác để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020 như sau:
- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần thăm dò:
+ Cao lanh: giai đoạn đến năm 2010: 9,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 3,2 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 11,2 triệu tấn; tổng cộng: 23,7 triệu tấn;
+ Đất sét trắng: giai đoạn đến năm 2010: 10 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 6 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 16,7 triệu tấn; tổng cộng: 32,7 triệu tấn;
+ Fenspat: giai đoạn đến năm 2010: 40 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 15 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 29 triệu tấn; tổng cộng: 84 triệu tấn;
+ Đất sét chịu lửa: giai đoạn đến năm 2010: 111.000 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 283.000 tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 221.000 tấn; tổng cộng: 615.000 tấn;
+ Cát trắng: giai đoạn đến năm 2010: 8,4 triệu tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7,4 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 3,7 triệu tấn; tổng cộng: 19,5 triệu tấn;
+ Đôlômit: giai đoạn đến năm 2010: 2,3 triệu tấn. giai đoạn 2011 - 2015: 2 triệu tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 1 triệu tấn; tổng cộng: 5,3 triệu tấn.
+ Đá khối: giai đoạn đến năm 2010: 15 triệu m3; giai đoạn 2011 - 2015: 14 triệu m3; giai đoạn 2016 - 2020: 22 triệu m3; tổng cộng: 51 triệu tấn.
- Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần mở rộng khai thác, chế biến:
+ Cao lanh: giai đoạn đến năm 2010: 104 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 35 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 124 nghìn tấn; tổng cộng: 263 nghìn tấn;
+ Đất sét trắng: giai đoạn đến năm 2010: 200 ngàn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 120 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 330 nghìn tấn; tổng cộng: 650 nghìn tấn;
+ Fenspat: giai đoạn đến năm 2010: 792 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 297 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 577 nghìn tấn; tổng cộng: 1.666 nghìn tấn;
+ Đất sét chịu lửa: giai đoạn đến năm 2010: 3.060 tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 7.859 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 6.138 nghìn tấn; tổng cộng: 17.057 nghìn tấn;
+ Cát trắng: giai đoạn đến năm 2010: 233 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 205 nghìn tấn; giai đoạn 2016 - 2020: 102 nghìn tấn; tổng cộng: 540 nghìn tấn;
+ Đôlômit: giai đoạn đến năm 2010: 64 nghìn tấn; giai đoạn 2011 - 2015: 56 nghìn tấn. giai đoạn 2016 - 2020: 28 nghìn tấn; tổng cộng: 148 nghìn tấn;
+ Đá khối: giai đoạn đến năm 2010:100 nghìn m3; giai đoạn 2011 - 2015: 90 nghìn m3; giai đoạn 2016 - 2020: 145 nghìn m3; tổng cộng: 335 nghìn m3.
c) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tổng trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như sau:

Loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò (triệu tấn)

Quy hoạch khai thác (triệu tấn)

Đến 2010

2011 - 2015

2016 - 2016

Tổng cộng

Đến 2010

2011 - 2015

2016 - 2016

Tổng cộng

1. Cao lanh

18

4

-

22

9

10

2

21

2. Đất sét trắng

7,9

9,1

10

27

4,335

6

16,7

27

3. Fenspat

48

4

2,9

54,9

26,6

14

19,4

60

4. Cát trắng

25

31

11

67

9

18

7,2

34,2

5. Đôlômít

10

-

-

10

3

3

-

6

6. Đá ốp lát

36 (triệu m3)

30 (triệu m3)

29,5 (triệu m3)

95,5 (triệu m3)

15

14

22

51

Chi tiết về quy hoạch thăm dò trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2020 xem Phụ lục II; quy hoạch khai thác các mỏ khoáng sản cho các cơ sở khai thác, chế biến xem Phụ lục III.
d) Quy hoạch các mỏ khoáng sản dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng
Danh mục và trữ lượng các mỏ khoáng sản dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng xem Phụ lục IV. Trong trường hợp các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch dự trữ cho công nghiệp vật liệu xây dựng nhưng nếu được sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả cao hơn sẽ được dành sử dụng cho mục đích khác.
4. Các giải pháp để thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020
a) Giải pháp về việc tăng cường và thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản từ trung ương tới địa phương
- Nhà nước thống nhất quản lý kết quả thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đầu tư cho việc quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, các thủ tục hành chính và phân cấp quản lý, đền bù khi sử dụng đất nhằm đẩy nhanh việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; hoàn thiện các quy định về thuế tài nguyên, các chi phí bảo vệ môi trường, hoàn thổ; Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, định kỳ cập nhật tình hình thực hiện quy hoạch và tiến hành bổ sung điều chỉnh quy hoạch; các địa phương tổ chức quản lý, giám sát việc thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác;
- Không giới hạn việc thăm dò các mỏ khoáng sản. Trong thời gian tới cần đưa ra các tiêu chí để được cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác nhằm đơn giản và công khai hóa các thủ tục, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Khi duyệt cấp phép khai thác mỏ khoáng sản, phải yêu cầu chủ đầu tư sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hoá có chất lượng cao để các cơ sở sử dụng không phải chế biến lại;
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các tỉnh khi cấp phép khai thác một số mỏ và có chế tài đủ mạnh để kiểm tra, giám sát sau khi đã cấp phép khai thác, các cơ sở phải thực hiện nghiêm chỉnh việc khai thác tận dụng tài nguyên, phục hồi môi trường và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm với các cơ quan quản lý.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
b) Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng chủ yếu từ vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, vốn của các nhà đầu tư, vốn vay của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu công trình). Công bố rộng rãi danh mục, tài nguyên các mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến trên địa bàn các tỉnh để kêu gọi đầu tư thăm dò và tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp vật liệu xây dựng.
c) Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng các quy phạm điều tra, thăm dò, quy chế đấu thầu các khu vực thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng;
- Có chính sách khuyến khích đầu tư về thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Bổ sung bảo hiểm rủi ro cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò khoáng sản trên cơ sở thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro thăm dò khoáng sản nhằm khuyến khích các chủ đầu tư, đầu tư thăm dò nâng cao độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng mỏ, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;
- Có sự phối hợp giữa các trường đào tạo chuyên ngành với các tổ chức có chức năng, khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
d) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường
- Nghiên cứu phát triển và chế tạo thiết bị máy móc thăm dò, khai thác phù hợp với những điều kiện trong nước;
- Tổ chức nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản giai đọan sau khi kết thúc khai thác;
- Áp dụng công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản và giá trị của sản phẩm sau chế biến, nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm khoáng sản. Tăng cường chế biến sâu đối với cao lanh, fenspat để tiến tới không phải nhập khẩu cho sản xuất vật liệu xây dựng; đối với cát trắng, đá khối để có thể xuất khẩu với giá trị cao;
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt về công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án khai thác, chế biến tại chỗ khoáng sản ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; dự án chế biến khoáng sản đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
5. Nhu cầu vốn đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng Tổng vốn đầu tư cho thăm dò các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

Loại khoáng sản

Nhu cầu khối lượng thăm dò (triệu tấn)

Tổng kinh phí thăm dò (triệu đồng)

Đến năm 2010

GĐ 2011 -2015

GĐ 2016 -2020

Tổng cộng

Đến năm 2010

GĐ 2011 -2020

GĐ 2016 -2020

Tổng cộng

1. Cao lanh

18

4

-

22

2.592

576

-

3.168

2. Đất sét trắng

7,9

9,1

10

27

1.137

1.308

1.140

3.585

3. Fenspat

48

4

2,9

54,9

6.912

576

420

7.908

4. Cát trắng

25

31

11

67

2.550

3.162

1.122

6.834

5. Đôlômit

10

-

-

10

1.020

-

-

1.020

6. Đá khối

36 (tr.m3)

30 (tr.m3)

29,5 (tr.m3)

95,5 (tr.m3)

5.184

4.320

4.248

13.752

TỔNG CỘNG

-

-

-

-

19.395

9.942

6.930

36.237

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nay đến năm 2020:

Loại khoáng sản

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)

Đến 2010

2011 – 2015

2016 - 2020

Tổng cộng

1. Khai thác, chế biến cao lanh

55

60

10

125

2. Khai thác, chế biến đất sét trắng

90

90

150

330

3. Khai thác, chế biến fenspat

250

140

195

585

4. Khai thác, chế biến cát trắng

12,5

25

10

47,5

5. Khai thác, chế biến đôlômit

5

5

-

10

6. Khai thác đá khối

56

48

76

180

TỔNG CỘNG

468,5

368

441

1.277,5

Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng chủ yếu do các chủ đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tự thu xếp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng có trách nhiệm:
a) Công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; định kỳ cập nhật tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế. Đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu công nghiệp vật liệu xây dựng;
b) Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 để làm cơ sở tổ chức công tác điều tra cơ bản địa chất, thăm dò khoáng sản kịp thời và trên các diện tích hợp lý;
c) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng;
d) Đổi mới công tác quản trị tài nguyên khoáng sản về hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản, tình hình thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chất lượng, trữ lượng khoáng sản, tác động môi trường, cập nhật tăng hoặc giảm số tấn trữ lượng và tài nguyên các cấp, chất lượng quặng và các thông tin về chiến lược, chính sách tài nguyên quốc gia, chủ trương và đường lối phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và các địa phương có nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Phương pháp quản trị này được thống nhất trên toàn quốc và do Bộ Xây dựng quản lý hệ thống quản trị tài nguyên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điều tra cơ bản, thăm dò, cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được điều tra, thăm dò;
b) Đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản địa chất đối với các khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng theo Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh định và công bố rộng rãi các diện tích phân bố khoáng sản có thể khai thác nhằm bảo vệ tài nguyên và tạo điều kiện thuận lợi cho thăm dò, khai thác khi có nhu cầu;
d) Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 theo hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tiếp tục cải cách thủ tục, trình tự cấp phép để đưa ra các giải pháp tối ưu, rút ngắn thủ tục cho doanh nghiệp. Có chế tài thực hiện với các cơ quan cấp phép, chế tài với các doanh nghiệp, chế tài bảo vệ tài nguyên là công cụ có hiệu lực mạnh mẽ để quản lý tình hình cấp phép thăm dò, khai thác;
đ) Phối hợp cùng Bộ Tài chính hoàn thiện các quy định về thuế tài nguyên, các chi phí bảo vệ môi trường, hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản;
e) Thường xuyên cập nhật về số lượng và trữ lượng các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đang thăm dò, khai thác; tổ chức thực hiện kiểm kê đối với các mỏ đã thăm dò trữ lượng khoáng sản và đã được đưa vào khai thác trên phạm vi cả nư­ớc;
g) Kiện toàn công tác thanh tra khoáng sản các cấp; đẩy mạnh công tác hậu kiểm, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong quản lý cũng như trong hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, an toàn cảnh quan, môi trường và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác, chế biến mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu tiên trong công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
4. Bộ Tài chính:
a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để điều tra cơ bản địa chất trên các diện tích vùng khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng đã quy hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng xây dựng, ban hành chính sách đảm bảo quyền lợi của các địa phương trong khai thác nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xây dựng quy chế và thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro họat động khoáng sản.
5. Bộ Công thương:
Nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích việc đầu tư các thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến để khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và thu được sản phẩm sau chế biến có chất lượng tốt nhất.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến và phát triển việc chế tạo thiết bị máy móc thăm dò, khai thác phù hợp với những điều kiện trong nước.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ động phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Xây dựng, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và khoanh vùng các khu vực cấm, tạm cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản để sớm phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung, công tác cấp phép hoạt động khoáng sản nói riêng;
b) Tổ chức quản lý, giám sát việc thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo với các quy hoạch khác trên địa bàn;
c) Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng trên địa bàn khi mỏ chưa có chủ; ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép;
d) Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép;
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các họat động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong công việc này trên địa bàn;
e) Đưa các nội dung quy hoạch trong từng giai đoạn vào kế hoạch hàng năm, 5 năm và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương để triển khai thực hiện;
g) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải chấp hành theo đúng trình tự, quy định xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng theo quy định của Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ và Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ đầu tư các dự án khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Thường xuyên đầu tư về khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong các khâu thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tránh lãng phí tài nguyên khoáng sản.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b). XH


THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP SỐ MỎ VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN CẢ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Tên vùng, tỉnh

Tổng số mỏ

Trong đó số mỏ

Trữ lượng mỏ đã khảo sát (triệu tấn )

Cấm tạm cấm, hạn chế HĐKS

Chưa khảo sát

Đã khảo sát

Tổng cộng

A+B+C1+C2

Tài nguyên Cấp P

Số mỏ

Trữ lượng (triệu tấn)

1. CAO LANH

Toàn quốc

347

118

229

849,973

192,541

657,432

14

98,49

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

38

18

20

31,781

16,036

15,745

0

0

ĐÔNG BẮC

99

24

75

148,086

88,974

59,113

2

1,7

TÂY BẮC

13

3

10

2,855

0,208

2,647

0

0

BẮC TRUNG BỘ

44

17

27

81,35

49,35

32

0

0

NAM TRUNG BỘ

26

9

17

83

69

14

0

0

TÂY NGUYÊN

45

24

21

248,85

72,516

176,33

5

91,85

ĐÔNG NAM BỘ

70

21

49

249,528

57,84

191,6

2

3,556

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

15

2

13

2,846

2,024

0,82

5

1,38

2. ĐẤT SÉT TRẮNG

Toàn quốc

27

3

24

38,283

23,469

14,814

0

0

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

5

0

5

3,392

0

3,392

0

 0

ĐÔNG BẮC

6

0

6

11,419

9,459

1,96

0

0

BẮC TRUNG BỘ

8

0

8

5,66

4,33

1,33

0

0

NAM TRUNG BỘ

1

0

1

1,68

1,68

0

0

0

ĐÔNG NAM BỘ

7

3

4

16,132

8

8,132

0

0

CÁC VÙNG CÒN LẠI

Không có

3. FENSPAT

Toàn quốc

71

26

45

83,86

46,9

36,96

5

7,377

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

6

5

1

5,236

-

5,236

0

0

ĐÔNG BẮC

29

10

19

46,3

30,66

15,64

1

2,26

TÂY BẮC

0

0

0

0

0

0

0

0

BẮC TRUNG BỘ

6

4

2

2,618

1,338

1,28

0

0

NAM TRUNG BỘ

19

5

14

21,937

12,24

9,697

4

5,117

TÂY NGUYÊN

5

0

5

5,133

2,466

2,645

0

0

ĐÔNG NAM BỘ

2

2

0

0

0

0

0

0

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4

0

4

2,656

0,196

2,46

0

0

4. ĐẤT SÉT CHỊU LỬA

Toàn quốc

9

1

8

15,064

13,668

1,396

0

0

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

5

0

5

13,592

12,468

1,124

0

0

ĐÔNG BẮC

2

0

2

0,272

0

0,272

0

0

TÂY NGUYÊN

1

0

1

1,2

1,2

0

0

0

ĐÔNG NAM BỘ

1

1

0

0

0

0

0

0

CÁC VÙNG CÒN LẠI

Không có

5. CÁT TRẮNG

Toàn quốc

60

7

53

1.403,012

60,926

1.342,086

12

528,77

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2

0

2

0,773

0

0,773

0

0

ĐÔNG BẮC

2

1

1

5,764

5,764

0

0

0

TÂY BẮC

0

0

0

0

0

0

0

0

BẮC TRUNG BỘ

13

1

12

101,713

5

96,713

2

0,131

NAM TRUNG BỘ

17

4

13

655,088

49,707

605,318

6

446,16

TÂY NGUYÊN

0

0

0

0

0

0

0

0

ĐÔNG NAM BỘ

23

1

22

509,4

0,455

596,97

1

40,23

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3

0

3

42,25

0

42,25

3

42,25

6. ĐÔLÔMÍT

Toàn quốc

80

37

43

2.800,306

124,224

2.676,082

17

52,63

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

16

6

10

418,82

5,89

412,93

6

22,13

ĐÔNG BẮC

39

25

14

1.102,515

105,319

997,196

5

16,35

TÂY BẮC

5

0

5

838,92

1,415

864,5

0

0

BẮC TRUNG BỘ

12

4

8

340,6

11,6

329

3

4,7

NAM TRUNG BỘ

5

0

5

34,45

0

34,45

3

12,45

TÂY NGUYÊN

3

2

1

38

0

38

0

0

CÁC VÙNG CÒN LẠI

Không có

7. BENTÔNÍT

Toàn quốc

9

4

5

26,35

3,66

22,69

1 (một phần)

0

NAM TRUNG BỘ

4

2

2

22,69

0

22,69

0

0

TÂY NGUYÊN

4

1

3

3,66

3,66

0

1 (một phần)

0

ĐÔNG NAM BỘ

1

1

0

0

0

0

0

0

CÁC VÙNG CÒN LẠI

Không có

8. ĐÁ ỐP LÁT (riêng trữ lượng đá ốp lát tính theo đơn vị: triệu m3 )

Toàn quốc

324

127

197

37.590,233

300,458

37.289,775

20

7.530,36

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

10

0

10

24,324

0

24,324

5

13,726

ĐÔNG BẮC

50

26

24

5.046,28

6,25

5.040,03

4

30

TÂY BẮC

13

5

8

177,58

0

177,58

0

0

BẮC TRUNG BỘ

86

38

48

6.925,28

18,953

6.906,327

2

0,668

NAM TRUNG BỘ

85

32

53

18.288,113

81,87

18.206,243

4

7.012

TÂY NGUYÊN

38

14

24

580,68

28,74

551,94

3

50,96

ĐÔNG NAM BỘ

36

11

25

1.319,976

5,945

1.314,031

0

0

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

6

1

5

5.228

158,7

5.069,3

2

40

                     
nhayPhụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 152/2008/QĐ-TTg được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-TTg (Theo Khoản 1 Điều 1)nhay

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH THĂM DÒ TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN LÀM NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên mỏ Khoáng sản

Vị trí điạ lý

Toạ độ

Chất lượng

Tài nguyên mỏ

Quy hoạch thăm dò

Ghi chú

Đến 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

 

1. CAO LANH

 

(thành phần hoá: %)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

18

4

-

 

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Phú Lạc

(Phương Nam)

Xã Phú Lạc, H. Đại Từ

X: 2399 582

Y: 408 647

Al2O3 : 32,53 – 34,87; SiO2 : 44,6-47,12;  Fe2O3:  1,58 – 6,41

P: 36

50 ha

-

 

CV Bộ XD 324/BXD–VLXD, ngày 13/2/2007

  1.  

Phương Nam 1

Xã Phú Lạc, H. Đại Từ

-

-

-

101 ha

-

-

C/ ty CP Pu Sam Cap Việt Nam

 

PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Dốc Kẻo

Xã Hương Xạ và xã Yên Luật, H. Hạ Hòa

-

-

P: 3,44 (1 km2)

3,44

-

 

CV số 324/BXD-VLXD, ngày 13/2/2007

  1.  

Cầu Lay

Xã Văn Lung, TX Phú Thọ

Kinh độ: 105012’57’’

Vĩ độ:       21025’35’’

Al2O3 : 27,18; Fe2O3 : 1,75

C2: 0,448

 

0,448

 

 

 

  1.  

Minh Xương

Xã Tuy Lộc – H. Cẩm Khê

Kinh độ :105003’00’’

Vĩ độ:       21029’00’’

Al2O3 : 10,7 – 22,6; SiO2 : 57,0  - 59,54; Fe2O3 : 1,5

C1 + C­2: 0,258

 

0,258

 

 

  1.  

Tiên Lương

Xã Tiên Lương – H. Cẩm Khê

Kinh độ: 105010’50’’

Vĩ độ:       21028’30’’

Al2O3 : 7,96 – 15,4; Fe2O3: 0,26 – 0,86

C2: 0,13

 

0,13

 

 

  1.  

Hữu Khánh

Xã Tân Phương, H. Thanh Thuỷ

Kinh độ :105017’00’’

Vĩ độ:       21011’48’’

Al2O3: 29,5; Fe2O3: 91; SiO2: 54,83

0,826 (tr.đó: B + C1:0,388;C2:0,44)

 

0,44

 

 

  1.  

Đông Thạch Khoán

Xã La Phù, Tân Phương, 

H. Thanh Thủy

Kinh độ: 105016’15’’

Vĩ độ:       20011’15’’,

Al2O3: 29,63; Fe2O3  : 0,89

C2: 1,09

 

1

 

 

  1.  

Thạch Khoán

Xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Kinh độ: 105014’25’’

Vĩ độ:       21011’10’’

Al2O3:  29,96; Fe2O3:  0,75

B + C1 + C2: 4

 

1,5

 

 

  1.  

Láng Đồng

Xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

X: 2343 729

Y: 525 309

Al2O3: 31,69; Fe2O3: 0,79;

-

0,367 km2

-

-

Công ty TNHH Khoáng sản Phú Thịnh

  1.  

Yển Khê

Xã Yển Khê, H. Thanh Ba

Kinh độ: 105006’30’’

Vĩ độ:       21029’42’’

Al2O3: 18,84; Fe2O3: 0,73; SiO2: 70,42

Điểm khoáng sản

 

-

-

 

  1.  

Thái Ninh

Xã Thái Ninh, H. Thanh Ba

Kinh độ: 105009’21’’

Vĩ độ:       21030’50’’

Al2O3: 19,32; Fe2O3: 0,32; SiO2: 70,36

Điểm khoáng sản

 

-

-

 

  1.  

Kim Xuân

Xã Năng Yên, H. Thanh Ba

Kinh độ: 105011’40’’

Vĩ độ:       21030’10’’

Al2O3: 17,07 - 25,16; Fe2O3: 0,66 - 1,51

P: 0,243

 

0,243

-

 

 

TUYÊN QUANG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Đồng Gianh

Xã Bình Yên, Lương Thiện, xã Tân Trào H. Sơn Dương

Kinh độ: 105°26’10”

Vĩ độ:       21°44’20”

SiO2: 48,96; Al2O3: 28; TiO2: 0,16; Fe2O3: 2

-

Thăm dò 350 ha

 

 

Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lộc Phát

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁNH HOÀ

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Thôn Đức Đông và Tân Đức Tây

Xã Vạn Lương – H. Vạn Ninh

X: 1400223.55; Y: 603432.60

X: 1400228.58; Y: 603420.73

X: 1400240.55; Y: 603429.77

X: 1400246.13; Y: 603410.34

X: 1400255.01; Y: 603401.32

X: 1400263.59; Y: 603386.55

X: 1400269.12; Y: 603379.30

X: 1400333.17; Y: 603424.07

X:1400366.54; Y: 603447.19

X: 1400350.88; Y: 603479.71

X: 1400305.13; Y: 603448.04

X: 1400290.22; Y: 603472.03

X: 1400410.97; Y: 603616.28

X: 1400415.95; Y: 603619.79

X: 1400415.95; Y: 603621.90

X; 1400422.04; Y: 603626.52

X: 1400424.25; Y: 603625.95

X: 1400453.10; Y: 603637.84

X: 1400461.07; Y: 603640.03

X: 1400462.31; Y: 603647.52

X: 1400461.24; Y: 603650.72

X: 1400461.65; Y: 603659.44

X: 1400465.29; Y: 603664.26

X: 1400477.78; Y: 603711.37

X: 1400316.63; Y: 603551.39

X: 1400319.76; Y: 603579.05

X: 1400323.39; Y: 603595.97

X: 1400332.36; Y: 603588.67

X: 1400344.66; Y: 603592.27

X: 1400359.07; Y: 603604.75

X: 1400390.70; Y: 603620.87

X: 1400395.19; Y: 603612.55

X: 1400400.39; Y: 603613.79

X: 1400405.33; Y: 603614.72

X: 1400407.57; Y: 603617.40

X: 1400491.37; Y: 603731.19

X: 1400493.36; Y: 603735.55

X: 1400503.69 Y: 603749.23

X: 1400510.62; Y: 603752.69

X: 1400493.20; Y: 603782.67

X: 1400493.75; Y: 603808.36

X: 1400488.86; Y: 603818.27

X: 1400484.49; Y: 603810.09

X: 1400479.76; Y: 603810.89

X: 1400469.89; Y: 603813.26

X: 1400461.51; Y: 603802.23

X: 1400457.35; Y:603805.80

X: 1400452.34; Y: 603801.39

X: 1400434.44; Y: 603770.99

X: 1400424.36; Y: 603773.05

X: 1400415.80; Y: 603759.69

X: 1400405.53; Y: 603752.72

X: 1400360.38; Y: 60373.93

X: 1400398.52; Y: 603712.57

X: 1400377.19; Y: 603688.06

X: 1400342.10; Y: 603688.06

X: 1400333.85; Y:603658.54

X: 1400330.21; Y: 603640.16

X:  1400313.62; Y: 603621.29

X: 1400310.73; Y: 603617.52

X: 1400319.23; Y: 603598.44

X: 1400301.06; Y: 603592.71

X: 1400303.50; Y: 60358536

X: 1400278.85; Y: 603583.72

X: 1400274.22; Y: 603554.75

X: 1400259.30; Y: 603532.14

X: 1400250.15; Y: 603513.33

X: 1400296.66; Y: 603541.06 

 

Chưa xác định

Khu vực 1 ( 0,65 ha)

Khu vực 2 (22,77 ha)

 

 

Công ty CP Đầu tư Tân Việt

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

LÂM ĐỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. \

Đồi Đa Chát

TT Đinh Văn – H. Lâm Hà

X: 1301125; Y: 202425

Al2O3: 27,15; Fe2O3: 1,18

B + C1+ C2: 0,457

11,3 ha

 

 

HTX Dịnh Vụ NN tổng hợp Tự Phước

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH PHƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

ấp 1 và Ấp 6

Xã Minh Long - H. Chơn Thành

X: 1264 734; 12 64 734; 12 63 984; 12 63 984

Y: 672 584; 6 73 384;

6 73 384; 672434

-

-

Quy hoạch thăm dò

65,6 ha

-

-

Bộ TNMT đề nghị CPTD 49 ha

C/ty CP KS và XD Bình Dương xin TD: 65,6 ha

  1.  

ấp 1

Xã Minh Long - H. Chơn Thành

-

-

-

thăm dò

49 ha

-

-

C/ty TNHH SXTM Phước Lộc Thọ

  1.  

ấp 3

Xã Minh Thành - H. Chơn Thành

X: 1268 434; Y: 680 434

-

-

19 ha

-

-

Cty TNHH Bình Phước Cao lanh

  1.  

ấp 5

Xã Minh Hưng - H. Chơn Thành

-

-

-

125,6 h

-

-

Công ty CP phát triển khoáng sản  6

 

BÌNH DƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. 1

 

Đất Cuốc

Xã Tân Mỹ – H. Tân Uyên

Kinh độ: 106o 4937

Vĩ độ:      11o 0533

SiO2: 58,3; Al2O3 : 24,7; Fe2O3: 1,1

C2: 3

3

 

 

 

 

2. ĐẤT SÉT TRẮNG

 

(thành phần hoá: %)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

7,9

9,1

10

 

 

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Gò Chai

Xã Hiền Ninh – H. Sóc Sơn

 

Al2O3: 20,42  Fe2O3: 1,32

P: 1,182

1,182

 

 

 

  1.  

Nội Bài

Xã Phú Minh – H. Sóc Sơn

 

SiO2: 61,5; Al2O3: 17,21; Fe2O3: 2,06

P: 0,63

0,63

 

 

 

  1.  

Gia Lông

Xã Minh Trí – H. Sóc Sơn

 

Al2O3:18,95 -19,64; Fe2O3:1,57 -2,71

P: 0,711

0,711

 

 

 

  1.  

Phúc Hạ

Xã Hồng Kỳ - H. Sóc Sơn

 

Al2O3:17,45; Fe2O3:1,26; SiO2: 63,81

P: 0,63

0,63

 

 

 

 

HẢI DƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

 Trúc Thôn

Xã Cộng Hòa , H. Chí Linh

 

 

P: 0,8

0,8

 

 

 

 

VÙNG ĐÔNG BẮC  

 

 

 

 

 

 

 

 

TUYÊN QUANG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Đồng Gianh

Xã Bình Sơn, H. Sơn Dương

Kinh độ: 105°26’10”

Vĩ độ:       21°44’20”

SiO2: 48,96; Al2O3: 28; TiO2: 0,16; Fe2O3: 2

C1+ C2: 5,2

3,147

 

 

 

 

THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Làng Bầu

Xã Phú Mễ – H. Phú Lương

 

SiO2: 48,18; Al2O3: 23,25; Fe2O3: < 10,07

P: 0,6

0,6

 

 

 

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

TP HỒ CHÍ MINH

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Đông Ba

Xã Tân Thới – H. Thủ Đức

-

SiO2: 79,06 - 83,3; Al2O3: 10,5 - 12,89; Fe2O3: 0,61 - 0,75.

P: 3,132

 

3,132

 

 

 

BÌNH DƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Hòa Thành

Xã Bình Chuẩn, H. Thuận An

Kinh độ: 1060 41’00’’

Vĩ độ:      100 58’42’’

SiO2: 65; Al2O3: 21,9; Fe2O3 : 1,6

P: 5

 

5

 

 

  1.  

Thuận Giao

Xã Thuận Giao,  H.Thuận An

 

Sét cao lanh màu xám trắng dẻo; chất lượng tương đối tốt

Chưa xác định

 

Quy hoạch thăm dò

 

 

  1.  

Chánh Chung

Xã Phú Hoà ; Phú Mỹ – TT. Thủ Dầu Một

Kinh độ: 1060 40’38’’

Vĩ độ:      100 59’ 30’’

-

C2: 3,5

 

 

3,5

 

  1.  

Bến Cát

TT Phước Mỹ – H. Bến Cát

Kinh độ: 106036' 00''

Vĩ độ:      110 10' 00''

SiO2 : 64,8  - 76,7; Al2O3 : 12,7 - 15,7; Fe2O3: 2,5  - 5,7

Điểm khoáng

sản

 

 

Quy hoạch thăm dò

 

  1.  

Ông Quế

Xã Tân Định – H. Bến Cát

Kinh độ: 106038' 20''

Vĩ độ:      110 02' 40''

 

Điểm khoáng

sản

 

 

Quy hoạch thăm dò

 

 

ĐỒNG NAI

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Hang Nai 

Xã Phước An, H. Long Thành

Kinh độ: 106°55’15”

Vĩ độ:       10°40’55”

Al2O3: 14,8 - 21,6; Fe2O3: 1,3 -3. Độ thu hồi qua rây 0,1 mm: 23,7-82,5%

C2: 4,5

 

 

4,5

 

 

3. FENSPAT

 

(thành phần hoá: %)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

48

4

2,9

 

 

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

-

 

 

 

  1.  

Khu Khán, Đồng Khèn

Xã Quang Sơn, H. Lập Thạch

 

 

Điểm khoáng sản

2

 

 

 

  1.  

Hình Nhân

Xã  Tân Lập, H. Lập Thạch

 

 

Điểm khoáng sản

1,5

 

 

 

  1.  

Đồng Găng

Xã Quang Yên, H. Lập Thạch

 

 

Điểm khoáng sản

2,6

 

 

 

  1.  

Đồi Ba

Xã Đồng Quế, H. Lập Thạch

 

 

Điểm khoáng sản

1,4

 

 

 

  1.  

Nhân Lý

Xã Tam Quan – H. Tam Đảo

Kinh độ: 105034’50”

Vĩ độ:       21025’30”

K2O : 3,92 - 5,94; Na2O : 0,89  - 2,64; Fe2O3 : 1,96 – 3,4

Điểm khoáng sản

1,3

 

 

 

 

VÙNG ĐÔNG BẮC

 

 

 

 

 

 

 

 

LÀO CAI

 

 

 

 

 

 

 

-

 

  1.  

Lương Sơn

Xã Lương Sơn – H. Bảo Yên

Kinh độ: 104028'40"

Vĩ độ:       22012'20"

 Na2O + K2O  > 7; Fe2O3 < 0,5

P: 1,3

1,3

 

 

 

  1.  

Long Phúc

Xã Long Phúc – H. Bảo Yên

Kinh độ: 104028'40"

Vĩ độ:       22011'35"

Na2O + K2O > 7; Fe2O3 <  0,5.

P: 1,7

1,7

 

 

 

  1.  

Văn Bàn

H. Văn Bàn

-

-

P: 1,9

1,9

 

 

 

  1.  

Bản Quẩn

H. Bảo Thắng

-

-

P: 1,6

1,6

 

 

 

  1.  

Bản Phiệt

Bản Phiệt; Bản Cầm; Phong Hải; Thái Niên; H. Bảo Thắng

Kinh độ: 104004'10"

Vĩ độ:       22029'45"

Fe2O3 : 0,31 ¸ 0,35; Na2O + K2O: 8,99 ¸ 14,10; CaO : 0,15 ¸ 1,71.

5,049; tr. đó: C2: 0,955

1

 

 

 

 

THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

-

 

  1.  

Phương Nam

(Phú Lạc)

Xã Phú Lạc, H. Đại Từ

X: 2398325

Y: 563645

Lớp sét dày TB: 12,6 m. Al2O3: 32,16 - 36,67; SiO2 : 43,7- 49,93;  Fe2O3:  1,41 – 1,8. Nhiệt độ chịu lửa: 1710 - 17300

P: 36

10

 

 

 

 

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

 

-

 

  1.  

Phai Hạ

Xã Minh Bảo -TP Yên Bái

Kinh độ: 104o 5340"

Vĩ độ:       21o 4454;

Al2O3: 13,73 -15,1; Fe2O3: 0,68  -  0,85; Na2O + K2O : 7,52 – 9.

 2,1; trong đó:

C1: 1,1; C2: 1

 

 

1

 

  1.  

Hồ Xanh

Xã Hán Đà  -  H. Yên Bình

Kinh độ: 105o 0345" Vĩ độ: 21o 4345;

Al2O3: 17,65; Fe2O3: 0,65; TiO2: 0,23; K2O:  4,80; Na2O:  0,18

C2: 0,2

 

 

0,2

 

 

PHÚ THỌ

 

 

 

 

-

 

 

 

  1.  

Dốc Kéo

Hương Xạ  và  Âm Hạ  -  H. Hạ Hoà

Kinh độ: 105002’30’’

Vĩ độ:       21035’30’’

Na2O + K2O: 9,1 - 12,84; Fe2O: 0,13 - 0,29; CaO: 0,20 - 0,61

5,393; tr. đó:

C2: 3,44;P:1.953

5,4

 

 

đã được BQP thoả thuận cho thăm dò  7,2 ha

  1.  

Yên Kiện

Xã Yên Kiện, H. Đoan Hùng

Kinh độ: 105007’57’

Vĩ độ:       21034’02’’ 

Fe2O3:  0,05 ¸ 0,16 ; K2O + Na2O:  11,92 ¸ 15,29; CaO : 0,21 ¸ 0,71.

1.283; tr.đó: C2: 0,473; P: 0,81

1,3

 

 

 

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢNG BÌNH

 

 

 

 

-

 

-

 

  1.  

Cự Nẫm

Xã Phú Định và Cự Nẫm – H. Bố Trạch

Kinh độ: 106o2300”

Vĩ độ:      17o3500”

SiO2: 68,77; K2O: 5,97-9,54; Na2O: 1,99 - 3,13; Fe2O3: 0,18 - 0,38

1,691; tr. đó: C2: 0,511; P:1,18

1,7

 

 

 

  1.  

Khương Hà

Xã Hướng Trạch – H. Bố Trạch

Kinh độ: 106o2130

Vĩ độ:      17o3636

Đã phát hiện năm 9 mạch pegmatit . Các mẫu bị phong hóa có tổng K2O + Na2O < 6%.

Điểm khoáng sản

0,5

 

 

 

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢNG NAM

 

 

 

 

-

 

 

 

  1.  

Đại Lộc

Xã Đại Hiệp; Đại Nghiã  -  H. Đại Lộc

 

Al2O3 : 16,97; FeO : 0,30; SiO2 : 68,04; Na2O : 2; K2O : 19.

1,843; tr.đó: C2: 1,023; P: 0,82

1,843

 

 

 

  1.  

Lộc Quang

Xã Đại Đồng – H. Đại Lộc

 

SiO2 : 54,9 – 65,2; Al2O3 : 17,1 -  17,2; Fe2O3 : 0,13

P: 1,62

1,62

 

 

 

  1.  

Phú Toản

Xã Thăng Phước – H. Thăng Bình

Kinh độ :108007’35’’

Vĩ độ:       15035’05’’

SiO2: 75,6 ;  Al2O3: 15,5; Fe2O3: 1,06; K2O : 3,33;  Na2O: 1,45

P: 1

1

 

 

 

  1.  

Chiagan

Xã Quế Hiệp; H. Quế Sơn

Kinh độ :108009’14’’

Vĩ độ:       15035’42’’

SiO2: 75; Al2O3: 16  Fe2O3: 1,2; K2O : 3,3;  Na2O: 1,5

P: 1

1

 

 

 

  1.  

Bến Kẽm

H. Quế Sơn

Kinh độ: 1075930”

Vĩ độ:       153203

Fenspat chiếm 70 – 80; thạch anh: 20 – 30

Chưa xác định

2,1

 

 

 

 

  1.  

Thôn 3 và 4, xã Tiên Hiệp

Tiên Hiệp H. Tiên Phước

-

-

-

83 ha

-

-

C/ty CP dịch vụ và dạy nghề Thái Dương

 

QUẢNG NGÃI

 

 

 

 

 

-

 

 

  1.  

Cà Đáo

Xã Sơn Thành – H. Sơn Hà

Kinh độ: 108o 4250

Vĩ độ:       15o 1525

phần trên phong hoá cao lanh; dưới là thạch anh- fenspat

P: 3

 

 3

 

 

  1.  

Nước Đang

Xã Ba Bích – H. Ba Tơ

Kinh độ: 108o 4240

Vĩ độ:      14o 4208

K2O + Na2O : 5,24 - 10,5; Al2O3: 14,0 - 22,07; Fe2O3 : 0,18 - 0,89

Điểm khoáng sản

 

0,5

 

 

  1.  

Làng Diều

Xã Ba Bích – H. Ba Tơ

Kinh độ: 108o 4500

 Vĩ độ:      14o 4347

Na2O + K2O : 5,89

Điểm khoáng sản

 

0,5

 

 

 

BÌNH ĐỊNH

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Núi Heo Du

Xã Ân Sơn – H. Hoài Ân

Kinh độ: 108052’44’’

Vĩ độ:       14024’12’’

K2O + Na2O : 9,87; Fe2O3: 0,48  

Điểm khoáng sản

1

 

 

 

  1.  

Vĩnh Thạnh

Xã Vĩnh Kiên, H. Vĩnh Thạnh

Kinh độ: 108045’05’’

Vĩ độ:       14016’00’’

Hàm lượng fenspat chiếm 50 – 60%

Điểm khoáng sản

0,5

 

 

 

  1.  

Vĩnh Thịnh

Xã Vĩnh Thịnh, H. Vính Thạnh

Kinh độ: 108047’50’’

 Vĩ độ:     14007’15’’

Hàm lượng fenspat chiếm 80 – 90%

Điểm khoáng sản

0,5

 

 

 

 

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐĂK LĂK

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

EaKBo

Xã EaKop – H. EaKar

Kinh độ: 108031’28’’

Vĩ độ:      12048’’40”

Na2O: 2,93-3,12; K2O: 7,6 - 9,84; Al2O3:14,22-18,3; Fe2O3: 0,4-0,96

C2: 2,1

2,1

 

 

 

  1.  

EaKnop

Xã EaKnop – H. EaKar

Kinhđộ:  108031’33’’  - 108032’53’’ ; Vĩ độ: 12040”-12049’33’’

(Na2O + K2O): 8,26 - 10,40; Fe2O3: 0,41 - 0,85

0,46; tr. đó: C2: 0,16; P: 0,3

0,46

 

 

 

 

VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG

 

 

 

 

 

 

 

 

AN GIANG

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Thới Thuận

Xã Thới Sơn– H. Tịnh BIên

Kinh độ: 1050 00' 10"

Vĩ độ:      100 36' 18"

Al2O3 : 19,1; SiO2: 76,6; Fe2O3 : 0,47; K2O: 5,02; Na2O : 3,25

P: 1,2

 

 

1,2

 

  1.  

Bà Đội

Núi Bà Đội – Xã An Hảo –

H Tịnh Biên

Kinh độ: 1050 01' 46"

Vĩ độ:      100 29' 50"

SiO2 : 75,88; Al2O3: 12,90; Fe2O3: 1,02; TiO2 : 0,0; Na2O + K2O : 7,90

P: 0,5

 

 

0,5

 

 

4. CÁT TRẮNG

 

(thành phần hoá: %)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

25

21

10

 

 

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢNG BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ba Đồn

Xã Quảng Long; Quảng Hưng; Quảng Phương – H. Quảng Trạch

Kinh độ: 106o2405

Vĩ độ:      17o4732

SiO2: 98,51; Fe2O3: 0,33

P: 10

5

5

-

-

 

THỪA THIÊN – HUẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cầu Thiềm

Xã Điền Hoà  - H. Phong Điền

Kinh độ: 107023’30’’

Vĩ độ:      16037’30’’.

SiO2: 99,3 – 99,6; Fe2O3: 0,03 – 0,07

P2: 49,1

10

-

10

Còn lại 29,1 tr. tấn

3

Xã Phong Hoà và Phong Bình

Xã Phong Hoà và Phong Bình - H. Phong Điền

-

-

-

QH thăm dò 89  ha

 

 

Công ty CP XNK DV và ĐT Việt Nam (Vicosimex)

4

Xã Phong Chương, Phong Hoà và Phong Bình

Xã Phong Chương, Phong Hoà và Phong Bình - H. Phong Điền

-

-

-

QH thăm dò 3,8 ha

 

 

Bộ XD thống nhất TD, CV số 800/BXD-VLXD ngày 8/5/2006

5

Xã Phong Hiền

Huyện Phong Điền

X: 1836793 - 1835383

Y: 758306 - 757642

 

 

8,96 Km2

 

 

Cụng ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Việt Phương (bản đồ kốm theo cụng văn  số 4843/UBND-NĐ)

 

QUẢNG TRỊ

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Các mỏ thuộc xã: Hải Thiện,

Hải Xuân,

Hải Vĩnh,

Hải Thượng,

Hải Thọ,

Hải Lâm, Hải Ba

Huyện Hải Lăng

X: 1852840; Y: 738430

X: 1852520; Y: 738460

X: 1851550; Y: 738950

X: 1850760; Y: 739270

X: 1850760; Y: 738520

X: 1850430; Y: 738260

X: 1850430; Y: 737890

X: 1850130; Y: 737890

X: 1850130; Y: 738260

X: 1849900; Y: 738260

X: 1849900; Y: 737760

X: 1849620; Y: 737760

X: 1849620; Y: 738880

X: 1850090; Y: 738880

X: 1850090; Y: 739450

X: 1849440; Y: 739640

X: 1850530; Y: 740000

X: 1850900; Y: 741200

X: 1851250; Y: 741200

X: 1851470; Y: 740710

X: 1851390; Y: 739400

X: 1851190; Y: 739000

X: 1852520; Y: 738800

X: 1852840; Y: 738800

X: 1856830; Y: 743130

X: 1855770; Y: 744000

X: 1856730; Y: 745320

X: 1857630; Y: 744500

SiO2:98,51; Fe2O3: 0,33

P: 10

574,41 ha

5

-

Cụng ty Cổ phần Đầu tư và Khoỏng sản VICO thăm dũ 2 khu vực

Khu vực 1 (368,24 ha)

Khu vực 2 (206,17 ha)

Theo đề nghị của Ủy ban nhân  dân tỉnh Quảng Trị  (cụng văn số 2757/UBND-CN ngày 24 thỏng 10 năm 2008)

 

VÙNG NAM TRUNG BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢNG NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Kỳ Khương

Đông Nam TX Tam Kỳ 17,5 km

Kinh độ: 10803520’’

Vĩ độ:       1502700’’

SiO2: 99,6; Fe2O3: 0,06; Al2O3 : 0,03

P: 47

10

-

-

Còn lại 37 triệu tấn

 

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH THUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Cây Táo (Hồng Liêm)

Xã Hồng Liêm – H. Hàm Thuận Bắc

Kinh độ: 108°16’ 00”

Vĩ độ:      11° 09’ 23”

Si02: 99,32;  Fe203: 0,08

20,975; tr. đó: C1: 0,14; C2: 0,315; P: 20,52

TD

 5,36 ha

10

-

Còn lại 11 triệu tấn

Cty CP VLXD và KS Bình Thuận

9.

Tân Thắng 1

Xã Tân Thắng -H. Hàm Tân

X: 790287; Y: 1176964

Si02: 98,11; Fe203: 0,12

P: 6,016

TD

13,7 ha

6

-

Cty TNHH XD Hoàng Đức

10.

Tân Hải

Xã Tân Hải- H. Hàm Tân

-

-

-

TD

48,48 ha

 

 

Cty CP VLXD và KS

11.

Xã Tân Phước

Thị xã La Gi

X: 1180.368 - 1179193

Y: 797.543 - 414535

 

 

104 ha

 

 

Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển công nghiệp Bảo Thư (bản đồ kèm theo công văn số 4851/UBND-KT

 

5.  ĐÔLÔMÍT

 

(thành phần hoá: %)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

(triệu tấn)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

 

10

 

 

 

 

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

NINH BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Phú Sơn

Xã Phú Sơn -H. Nho Quan

Kinh độ: 105o4342

Vĩ độ:       20o2100

MgO: 17,43 – 21,82; CaO: 29,12 – 35,57

P: 251,597

10

-

-

-

 

6. ĐÁ ỐP LÁT

 

(thành phần hoá: %)

(triệu m3)

(triệu m3)

(triệu m3)

(triệu m3)

 

 

TOÀN QUỐC

 

 

87

36

30

29,5

 

 

BẮC KẠN

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Đồng Phúc

Xã Đồng Phúc, H. Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

139,14 ha

 

 

C/ty CP ECOTECH TD (GPTD số: 215/GP – BTNMT 1/02/2008

  1.  

Phia Mèo

Xã Tân Lập, H. Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

6 ha

 

 

Cty CP An Thịnh  xin thăm dò

  1.  

Bó Pia

Xã Bằng Phúc, H. Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

27 ha

 

 

Cty CP Sơn Trang xin TD 27 ha

  1.  

Bản Mới

Xã Nam Cường, H. Chợ Dồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

6 ha

 

 

Cty TNHH Hùng Dũng xin TD: 6 ha

  1.  

Nà Lịn

Xã Tân Lập, H. Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

10 ha

 

 

Cty TNHH Hùng Dũng xin TD 10 ha

  1.  

Phia Ngăm

Xã Tân Lập, Quảng Bạch, Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

TD 20 ha

 

 

Cty CP An Thịnh (20 ha)

 

  1.  

Đán Khao

Xã Tân Lập, H. Chợ Đồn

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

TD 45 ha

 

 

Cty CP XD Sơn Trang (45ha)

  1.  

Cốc Liềng

Xã Hoàng Trĩ, H Ba Bể

X: 2469584; Y: 568133

X: 2469347; Y 569461

X: 2468698; Y: 570049

X:2468609; Y:569902

X:2469101; Y:569314

X: 2468963; 568096

Đá vôi trắng

 

73,8 ha

 

 

C/ty CP ECOTECH xin thăm dò, trong đó có 30 ha UBND tỉnh làm thủ tục chuyển đổi rừng phòng hộ cục bộ sang rừng sản xuất.

 

YÊN BÁI

 

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

 

 

 

  1.  

Đào Lâm

TT Yên Thế, H. Lục Yên

-

Đá hoa

Chưa xác định

1,5

 

 

Cty Đông Đô - Bộ QP (GP số: 06/GP-ĐCKS ngày 23/03/2007)}

  1.  

Cốc Há I,II,III

TT Yên Thế, H. Lục Yên

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

90,96 ha

 

+ Cty Đại Hoàng Long – (Cốc Há I, 5,6 ha)

+ Cty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam (Cốc Há II, 78,5 ha)

+ Cty CPKS Yên Bái (Cốc Há III, 6,6 ha)

  1.  

Phía Nam Núi Khau Ca

xã An Phú, H. Lục Yên

X: 2431323; Y: 484897

X: 2431323; Y:  485099 

X: 2430701; Y:  484834

X: 2430316; Y: 484858

Đá vôi trắng

Chưa xác định

20 ha

 

 

Công ty Vinavico (20 ha)

  1.  

Thâm Then

Xã Tân Lập, H. Lục Yên

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

53 ha

 

Cty CP ĐT&TV Nam Việt

  1.  

Đá hoa Vĩnh Lạc

 

 

Xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên

 

đá có màu trắng kết tinh, trắng đục, trắng xám, sọc dải, không nứt nẻ, bóng đẹp, đủ tiêu chuẩn đá ốp lát. Tỷ trọng: 2,72 - 2,73 G/cm3; Rn: 724 - 835 kg/cm2

P : 58,7

1,5

26 + 115,6 + 30 = 171,6 ha

 

Cty TNHH Nữ Hoàng: 26 ha (GPsố: 2164/GP – BTNMT/ 1/02/2008); Cty TNHH GRANIDA (khu Đam Đình): 115,6 ha ( GP số: 1197GP-BTNMT/ 09/08/2007). Cty CP ĐTKS Kim Sơn xin TD: 30 ha

  1.  

Đá hoa Tân Lĩnh

Xã Tân Lĩnh, H. Lục Yên

Kinh độ:104o 42’ 10"

Vĩ độ: 22o 08’ 10”;

 

Gồm 2 thân: thân số 1 và số 2. Đá vôi bị hoa hoá, kết tinh, phân lớp dày, dạng khối. Độ nguyên khối (0,8 x 0,8 x 0,7)

P: 3.700

 

1,5

 

GPTD số: 1197GP-BTNMT ngày 09/08/2007

  1.  

Đá hoa An Lạc

Xã An Lạc, huyện Lục Yên

Kinh độ: 104o 3632"

Vĩ độ:       22o 1018;

màu trắng; Rnén: 470  -  630 KG/cm2; Độ rỗng: 0,001

P: 4

 

 

1,5

Điều tra trong lập BĐĐC tỷ lệ 1/50.000 (năm 2000)

  1.  

Minh Tiến

Xã Minh Tiến, H. Lục Yên

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

87,4 ha

 

CtyCPTM&DVAn Bình (59,4 ha); Cty CP CK – Thiết bị điện Hà Nội (28 ha)

  1. N

Núi Chuông

Xã Tân Lĩnh, H. Lục Yên

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

7,53 ha

 

CtyTNHH Hùng Đại Dương (7,53 ha)

  1.  

An Phú

Xã An Phú, H. Lục Yên

 

Đá vôi trắng

Chưa xác định

 

10 ha

 

Cty CP DV & DN Thái Dương

  1.  

Mông Sơn

xã Mông Sơn, huyện Yên Bình

Kinh độ: 104o 5435"

Vĩ độ: 21o 5246;

 

Thành phần khoáng vật: calcit: 95 - 98%; mutscovit: ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh màu trắng

Chưa xác định

13,7 ha

 

 

HTX Khai thác vận chuyển đá xã Mông Sơn xin TD: 13,7 ha

Thôn Trung Sơn

Xã Mông Sơn – H. Yên Bình

 

Thành phần khoáng vật: calcit: 95 - 98%; mutscovit: ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh màu trắng

 

10,6 ha

 

 

Cty Cổ phần phát triển: 10,6 ha (GPTD số 213/GP – BTNMT/ 1/02/2008); Minh Tân 2

Mông Sơn

Xã Mông Sơn – H. Yên Bình

 

Thành phần khoáng vật: calcit: 95 - 98%; mutscovit: ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh màu trắng

 

10 ha

 

 

Xí  XD CN số I- Hải Dương: 10 ha (GP số 929/GP-BTNMT/19/06/2007);

Mông Sơn

Xã Mông Sơn – H. Yên Bình

 

Thành phần khoáng vật: calcit: 95 - 98%; mutscovit: ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh màu trắng

 

 

 

 

Cty CP TM&SXCN  GP số: 538/GP-BTNMT/ 17/03/2008.

Mông Sơn

Xã Mông Sơn – H. Yên Bình

 

Thành phần khoáng vật: calcit: 95 - 98%; mutscovit: ít. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh màu trắng

 

52

 

 

Tổng C/ty Hoà Bình Minh TD: 52 ha;

  1.  

Yên Thắng

Xã Yên Thắng, huyện Lục Yên

X: 2448754; Y: 4988404

X: 2449027; Y:  498864 

X: 2448322; Y:  499267

X: 2448114; Y: 498800

Đá vôi trắng

Chưa xác định

2,18 ha

-

 

GPTD: 1943/GP – BTNMT ngày 30/11/2007. Cty TNHH XD&TM Phan Xi Păng xin TD: 2,18 ha;

  1.  

Bản Nghè

Xã Yên Thắng, huyện Lục Yên

 

 

 

28 ha

 

 

Cty TNHH TM Hùng Đại Sơn xin TD: 28 ha

  1.  

Bản Nghè II

Xã Yên Thắng, huyện Lục Yên

-

-

-

40,7 ha

 

 

Cty CP Luyện Kim và Khai khoáng Việt Đức (40,7ha)

  1.  

Bản Nghè II

Xã Yên Thắng, huyện Lục Yên

 

 

 

28 ha

 

 

Công ty TNHH thương mại và SX Hùng Đại Sơn (28 ha)

  1.  

Dốc Thẳng

Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên

X: 2443767; Y: 475047

X: 2443767; Y: 475429

X: 2443757; Y: 475429

X: 2443757; Y: 475047

Đá vôi trắng

Chưa xác định

15,6 ha

1,5

 

Cty CP Hồng Nam xin thăm dò

  1.  

Làng Lạnh II

Xã Liễu Đô, H. Lục Yên

Kinh độ: 104o 4654"

Vĩ độ:       22o 0531;

Đá sạch; độ gương bóng. Rnén:  729 KG/cm2; tỷ trọng: 2,69 KG/cm3; độ rỗng: 0,011

P: 224

36 ha

1,5

 

C/tyTNHH Chân Thiện Mỹ (KV làng Lạnh II): 36 ha (GPTD số: 04/GP – BTNMT; 13/02/2008) /

Xã Liễu Đô

 

Xã Liễu Đô, H. Lục Yên

 

 

 

35 ha

 

 

Cty CP DV và DN Thái Dương (KV làng Lạnh): 35 ha (GPTD số: 239/GP – BTNMT/3/01/2008);

Xã Liễu Đô

Xã Liễu Đô, H. Lục Yên

 

 

 

42,68 ha

 

 

C/ty TNHH KT&CB đá Việt Long: 42,68 ha.

Xã Liễu Đô

Xã Liễu Đô, H. Lục Yên

 

 

 

56,5 ha

 

 

C/ty CP KS&XD Hà Nội: 56,5 ha

Xã Liễu Đô

Xã Liễu Đô, H. Lục Yên

 

 

 

49,8 ha

 

 

C/ty TNHH khai thác & chế biến đá Tường Phú xin thăm dò 49,8 ha.

 

THÁI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

La Hiên; Quang Sơn

Xã La Hiên, H. Võ Nhai. H. Đồng Hỷ

Kinh độ: 105052’40”

Vĩ độ:       21043’00”

 

Đá vôi ốp lát màu xám hồng. Rnén: 1043  - 2590 KG/cm2. Độ nguyên khối : 0,23 -0,71m3.

C2 + P : 35

 

1,5

 

Đoàn ĐC118 tìm kiếm năm 1992

  1.  

Núi Chúa

H. Phú Lư­ơng

Kinh độ : 105040’52”

Vĩ độ:        21042’2”

Đá gabro; Rn: 1700 KG/cm2

Hệ số mài mòn : 18 - 19

Chưa xác định

 

 

1,5

QH khai thác giai đoạn 2011 – 2020 - CV tỉnh

 

HÀ NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Thung Dược

Xã Thanh Thủy – H. Thanh Liêm

 

Đá vôi sản xuất Cacbonat Canxi công nghệ cao

 

9,2 ha

 

 

Công ty TNHH Hanstar

 

THANH HOÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Nậm Kiệt

Xã Nam Động, H. Quan Hoá

Kinh độ: 104o55’30”

 Vĩ độ:       20o23’20”

Đá hoa màu trắng hoặc xám tro phân lớp dày.

P: 300

1,5

 

2,5

 

  1.  

Núi Vức

Xã Đông Vinh, H. Đông Sơn

Kinh độ:105°44’32”

Vĩ độ:      19°45’42”

Đá marble màu xám vân mây; nâu đỏ; hồng

C1+ C2+ P: 9,342 (tr. đó: C1+ C2: 1)

1,5

 

 

Viện QH KSTKXD Thanh Hoá tìm kiếm 1987

  1.  

Núi Mầu

Xã Cẩm Vân, H. Cẩm Thuỷ

-

Đá marble màu nâu đỏ; xám xanh; hồng cánh sen; Rnén: 1760 KG/cm2

P: 2,1

 

1,5

 

Viện QH KSTKXD Thanh Hoá tìm kiếm  1987

  1.  

Làng Mực

Xã Cẩm Quý, H. Cẩm Thuỷ

Kinh độ: 105o06’28”

Vĩ độ:      20o18’42”

Đá hoa màu trắng. Mật độ nứt nẻ: 2 - 3 khe/m2. R nén: 818 KG/cm2.

P: 4,6

 

 

1,5

Điều tra năm 1989

  1.  

Núi Bền

Xã Vĩnh Minh, H. Vĩnh Lộc

Kinh độ:105°45’30”