Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 85/2020/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Văn bản này đã biết Số công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 85/2020/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày đăng công báo. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/07/2020 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Theo đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, Bộ câu hỏi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng. Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch với số điểm tối đa là 100, bao gồm: 10 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp; 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật; 05 câu hỏi về kiến thức chuyên môn; 05 câu hỏi về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề.
Trong đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu; 02 ảnh màu cỡ 4x6 cm có nền màu trắng chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; Kết quả sát hạch đạt yêu cầu còn hiệu lực; Văn bằng giáo dục đại học phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp;…
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 15 ngày đối với trường hợp cấp mới; 05 ngày đối với trường hợp cấp lại; 10 ngày đối với trường hợp gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 07/9/2020.
Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Xem chi tiết Nghị định 85/2020/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 85/2020/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ Số: 85/2020/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc
_____________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.
QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định chi tiết nội dung Luật Kiến trúc giao tại khoản 5 Điều 13; khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều 15; khoản 8 Điều 17; khoản 3 Điều 22; khoản 3 Điều 23; khoản 4 Điều 26; khoản 5 Điều 29; khoản 4 Điều 30 và khoản 3 Điều 31 về công trình kiến trúc có giá trị; quy chế quản lý kiến trúc; thi tuyển phương án kiến trúc; quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề; phát triển nghề nghiệp liên tục; sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ
Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa; tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên. Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí; loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC
QUY ĐỊNH VỀ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC
SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, THU HỒI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC
HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam được tính theo giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc Giấy phép lao động và Hợp đồng lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 9 năm 2020. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân thực hiện thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng hết thời hạn sử dụng được gia hạn theo pháp luật về kiến trúc khi đảm bảo các quy định về phát triển nghề nghiệp liên tục và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp quy định tại Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ
Nguyễn Xuân Phúc |
Phụ lục I
(Kèm theo Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)
__________
BẢNG TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ
STT |
Tiêu chí |
Điểm |
Điểm tối thiểu đạt |
1 |
Giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan |
100 điểm |
50 điểm |
a |
Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc. |
01 đến 20 điểm |
10 điểm |
b |
Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình. |
01 đến 40 điểm |
20 điểm |
c |
Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. |
01 đến 30 điểm |
15 điểm |
d |
Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng. |
01 đến 10 điểm |
05 điểm |
2 |
Giá trị lịch sử, văn hóa |
100 điểm |
50 điểm |
a |
Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử. |
01 đến 40 điểm |
24 điểm |
b |
Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương. |
01 đến 40 điểm |
24 điểm |
c |
Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình: - Công trình có niên đại ≥100 năm: - Công trình có niên đại ≥ 75 năm và <100 năm: - Công trình có niên đại ≥ 50 năm và <75 năm: |
01 đến 20 điểm 11 đến 20 điểm 06 đến 10 điểm
01 đến 05 điểm |
02 điểm |
Phụ lục II
(Kèm theo Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)
______________
I. MẪU HƯỚNG DẪN LẬP QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
QUY CHẾ
Quản lý kiến trúc (tên đô thị)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu
Xác định mục tiêu của Quy chế quản lý kiến trúc đô thị để quản lý và thực hiện theo quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa trên phạm vi lập quy chế.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng.
2. Phạm vi áp dụng
Xác định phạm vi khu vực lập quy chế và các khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Giải thích một số từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong quy chế cần làm rõ, đặc thù địa phương.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc trong đô thị
1. Các nguyên tắc chung
a) Các nguyên tắc được quy định tại Luật Kiến trúc và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; phù hợp các chỉ tiêu trong quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chung xây dựng khu chức năng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Các quy định khác liên quan (Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ...).
2. Các nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
a) Xác định ranh giới, vị trí và danh mục các khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù:
- Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan: khu vực có cảnh quan thiên nhiên, địa hình sông nước; khu vực địa hình dốc, đồi núi; khu vực bờ biển, đảo... (kèm phụ lục bản đồ vị trí các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan);
- Các trục đường chính, các tuyến phố đi bộ, các trục đường có tính chất đặc biệt quan trọng về hành chính, thương mại, du lịch;
- Các khu vực di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn từ cấp tỉnh, quốc gia trở lên;
- Các quảng trường và công viên lớn; các khu trung tâm công cộng; các khu vực xung quanh đầu mối giao thông công cộng, nhà ga đường sắt đô thị;
- Các khu vực cửa ngõ đô thị (kèm phụ lục bản đồ vị trí).
b) Các nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù.
c) Các yêu cầu khác do cấp có thẩm quyền quy định.
3. Khu vực lập thiết kế đô thị riêng
Trên cơ sở các yêu cầu quản lý kiến trúc cụ thể, xác định những khu vực ưu tiên cần lập thiết kế đô thị riêng đối với khu vực có ý nghĩa quan trọng (kèm phụ lục sơ đồ thể hiện vị trí).
4. Khu vực tuyến phố, khu vực ưu tiên chỉnh trang.
Điều 5. Công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc
Xác định các khu vực, vị trí hoặc công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc; công trình mang tính biểu tượng, công trình điểm nhấn, công trình được xây dựng tại vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc của đô thị hoặc các công trình có yêu cầu đặc thù như tượng đài, cầu đô thị, quảng trường, các điểm nút, điểm nhấn trong đô thị, công trình tại vị trí cửa ngõ hàng không, đường thủy, đường bộ (kèm phụ lục bản đồ các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan và bản đồ vị trí các cửa ngõ đô thị).
Chương II
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, KHÔNG GIAN CẢNH QUAN
Điều 6. Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
1. Định hướng chung
Định hướng chung kiến trúc cho toàn đô thị; khu trung tâm, khu vực giáp ranh nội ngoại thị; khu vực nông nghiệp thuộc đô thị; khu đô thị hiện hữu, khu phát triển mới...
2. Định hướng cụ thể
a) Về không gian cảnh quan đô thị:
- Các vị trí điểm nhấn về cảnh quan đô thị.
- Không gian mở, tầm nhìn đến các khu vực cảnh quan tự nhiên như đồi núi, mặt nước, hai bên tuyến đường, tuyến sông.
- Hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước.
b) Về kiến trúc:
- Trên các tuyến đường chính, liên khu vực, đường chính khu vực.
- Khu vực hiện hữu, khu vực đô thị mới, khu vực giáp ranh nội ngoại thị, khu vực bảo tồn, khu vực dự trữ phát triển, khu vực công nghiệp, kiến trúc cao tầng tập trung tại các khu vực trung tâm, quảng trường.
(Có sơ đồ minh họa tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan tuyến đường chính).
Điều 7. Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
1. Các nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, các giá trị kiến trúc truyền thống của địa phương; sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống.
2. Yêu cầu đối với công trình kiến trúc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu để đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Điều 8. Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
1. Xác định một số hình thái không gian kiến trúc đô thị với đặc điểm nổi bật, có giá trị về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, phản ánh quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, kiến trúc theo từng thời góp phần tạo nên bản sắc riêng cho đô thị.
2. Xác định các khu vực bảo tồn, khu vực có các công trình có giá trị, định hướng bảo tồn, phân vùng theo cấp độ kiểm soát, bảo vệ; quy định khu vực cho phép phát triển (quy định quản lý bảo tồn, phát huy những giá trị của khu vực như văn hóa, không gian, kiến trúc, cảnh quan; tiện ích đô thị phù hợp).
3. Quy định về không gian kiến trúc đô thị làm cơ sở cho việc cải tạo, xây dựng các công trình kiến trúc riêng lẻ bảo đảm sự hài hòa với khu vực, gìn giữ và phát huy các đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan đô thị (không gian kiến trúc đô thị đặc thù có thể theo dạng tuyến - một dãy công trình chung, mảng - một cụm công trình hoặc điểm - trọng tâm là một công trình chính).
Điều 9. Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình
Nêu các yêu cầu về quy mô xây dựng; quy định về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan (bắt buộc và khuyến khích đối với hình thức kiến trúc, kiểu mái, màu sắc, vật liệu bên ngoài...); cây xanh, cảnh quan; khoảng lùi tạo điểm nhìn đối với các loại hình công trình như sau:
1. Công trình công cộng.
2. Công trình nhà ở:
- Công trình nhà liên kết trong khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mới.
Hình 1. Ví dụ minh họa về quản lý kiến trúc bên ngoài nhà
- Công trình nhà ở trên sông nước, kênh rạch.
- Công trình nhà ở riêng lẻ trong khu vực quy hoạch chưa triển khai.
Hình 2. Ví dụ minh họa các quy định kiến trúc nhà ở riêng lẻ
- Công trình nhà chung cư; hỗn hợp thương mại - nhà ở, đa chức năng: quy định về kiến trúc, cảnh quan đảm bảo hài hòa với không gian đường phố (hình thức kiến trúc, mặt đứng các hướng đều phải được nghiên cứu đồng bộ, phù hợp với đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt và nếp sống văn minh đô thị).
3. Công trình công nghiệp: nêu ra các chỉ tiêu cơ bản về tầng cao, chiều cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi, khoảng cách ly vệ sinh theo quy hoạch được phê duyệt; quy định về kiến trúc, cảnh quan, cây xanh...
4. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng (nhằm bảo tồn đối với các di sản; kiểm soát việc xây mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng).
5. Công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí đô thị...
Điều 10. Quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Vỉa hè (hè phố); vật trang trí (đèn, ghế, rào hè...);
2. Hệ thống cây xanh đường phố;
3. Bến bãi đường bộ; cảng hàng không; bến đường thủy; đường sắt đô thị;
4. Công trình đường dây, đường ống hạ tầng kỹ thuật (khu đô thị mới; khu đô thị cũ, đô thị cải tạo);
5. Công trình thông tin, viễn thông trong đô thị;
6. Công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị;
7. Công trình cấp điện.
Điều 11. Các yêu cầu khác
1. Đối với quảng cáo trên công trình kiến trúc:
Quy định chung, quy định cụ thể đối với các loại hình phổ biến trong đô thị như nhà ở liền kề, biệt thự, nhà chung cư, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, công cộng; đối với công trình bảo tồn; công trình dang xây dựng.
2. Hình thức kiến trúc cổng, hàng rào.
3. Màu sắc, chất liệu và chi tiết bên ngoài công trình kiến trúc:
Xác định các yêu cầu (bắt buộc và khuyến khích) để đảm bảo kiến trúc mặt ngoài công trình (mặt tiền, mặt bên) phải phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, hài hòa với kiến trúc cảnh quan của khu vực; giải pháp kiến trúc để che chắn các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần để hạn chế nhìn thấy từ các không gian công cộng.
4. Đối với dự án, công trình chưa triển khai và đang triển khai xây dựng:
Xác định các yêu cầu đối với các dự án, công trình chưa triển khai và đang triển khai xây dựng phải xây dựng hàng rào để bảo vệ (việc xây dựng hàng rào tạm cần được sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị).
5. Đối với việc xử lý mặt ngoài các công trình kiến trúc hiện hữu có ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan đô thị; một số yêu cầu góp phần tăng cường mỹ quan đô thị.
Hình 3. Ví dụ minh họa
Chương III
QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ
Điều 12. Các quy định quản lý các công trình đã được xếp hạng theo pháp luật về Di sản văn hóa (công trình gốc, khu vực bảo vệ I, II và liên quan).
Điều 13. Các quy định quản lý công trình thuộc Danh mục kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt, bao gồm:
1. Quy định về việc tu bổ, sửa chữa, cải tạo xây mới công trình, tường rào, các hệ thống kỹ thuật của công trình.
2. Quy định về cảnh quan chung, hình thức cây xanh, sân vườn đảm bảo hài hòa với hình thức công trình kiến trúc.
3. Đối với việc xây dựng bổ sung, xây dựng mới trong khuôn viên công trình có giá trị.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện Quy chế
Quy định, yêu cầu đảm bảo quy chế được tuân thủ và triển khai:
1. Đối với việc cấp giấy phép xây dựng:
- Công trình đã có quy định chi tiết trong Quy chế.
- Công trình chưa được quy định chi tiết trong Quy chế này.
- Công trình và dự án đầu tư xây dựng có đề xuất khác với Quy chế.
2. Về triển khai các quy chế ở khu vực đặc thù:
3. Về nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể: quy định việc đánh giá, rà soát việc thực thi các quy định trong Quy chế để có bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình phát triển đô thị trên địa bàn.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc
1. Trách nhiệm của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế.
3. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng.
4. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng.
5. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp.
6. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về kiến trúc (Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch Kiến trúc tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
7. Trách nhiệm của sở, ngành và tổ chức liên quan (các Sở, Ban quản lý chuyên ngành...).
8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều 16. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo và xử lý vi phạm
Các quy định về việc kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn; phát hiện và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại địa bàn phụ trách; báo cáo cơ quan quản lý.
Điều 17. Điều chỉnh, bổ sung Quy chế
1. Trường hợp có sự khác biệt giữa Quy chế này và các quy định khác.
2. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
II. NỘI DUNG QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
QUY CHẾ
Quản lý kiến trúc (tên điểm dân cư nông thôn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu
Xác định các mục tiêu của Quy chế quản lý kiến trúc nông thôn để quản lý và thực hiện theo quy hoạch nông thôn được phê duyệt (nếu có), kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang tại nông thôn theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.1
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng:
Xác định các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan tại nông thôn có trách nhiệm thực hiện theo Quy chế.
2. Phạm vi áp dụng:
Xác định phạm vi lập quy chế và các khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù trong điểm dân cư nông thôn.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Giải thích một số từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong quy chế cần làm rõ, hoặc tính đặc thù địa phương.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc
1. Các nguyên tắc chung
a) Quy định các nguyên tắc phù hợp pháp luật về kiến trúc và liên quan;
b) Nêu các chỉ tiêu quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
c) Các quy định khác liên quan.
2. Các nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
a) Xác định các khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với điểm dân cư nông thôn, khu vực di sản, danh thắng (kèm phụ lục bản đồ vị trí các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan);
b) Các nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
c) Các yêu cầu khác do cấp có thẩm quyền quy định.
---------------------
1 Loại trừ các công trình xây dựng ở nông thôn được miễn giấy phép xây dựng tại điểm I, điểm k khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014
Chương II
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, KHÔNG GIAN CẢNH QUAN
Điều 5. Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
1. Định hướng chung kiến trúc, cảnh quan cho toàn điểm dân cư nông thôn.
2. Quy định cụ thể không gian kiến trúc, cảnh quan tại khu vực trung tâm, dọc tuyến đường liên xã, trục đường chính điểm dân cư thôn, dọc tuyến đường gắn với cảnh quan khu vực bảo tồn, danh thắng; các khu vực tập trung làng xóm, các khu vực phát triển dọc tuyến đường, tuyến sông, mặt nước.
Điều 6. Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
1. Các nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, các giá trị kiến trúc truyền thống của địa phương; sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống.
2. Yêu cầu đối với công trình kiến trúc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu để đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Điều 7. Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
Quy định về không gian kiến trúc tại các khu vực đặc thù nhằm định hướng cho việc cải tạo, xây dựng mới các công trình kiến trúc bảo đảm sự hài hòa với khu vực, gìn giữ và phát huy các đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan nông thôn (quy định quản lý bảo tồn, phát huy những giá trị vốn có của khu vực như văn hóa, không gian, kiến trúc, cảnh quan; bảo tồn di sản, bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị, các công trình khác phải phù hợp với đặc trưng khu vực).
Điều 8. Quy định quản lý kiến trúc các loại hình công trình
Các yêu cầu về quy mô xây dựng; chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch nông thôn dược duyệt (nếu có), kiến trúc, cảnh quan (bắt buộc và khuyến khích đối với hình thức kiến trúc, kiểu mái, màu sắc, vật liệu bên ngoài...); cây xanh, cảnh quan đối với các loại hình sau:
1. Công trình công cộng;
2. Công trình nhà ở (quy định về kiến trúc tại các khu vực trung tâm, trên các tuyến đường chính);
3. Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông nghiệp;
4. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng (nhằm bảo tồn đối với các di sản; kiểm soát việc xây mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng);
5. Công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí...
Điều 9. Quy định khác
1. Quảng cáo trên công trình kiến trúc;
2. Hè, vật trang trí (đèn, ghế, rào hè...);
3. Hệ thống cây xanh;
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ
Điều 10. Các quy định quản lý các công trình đã được xếp hạng theo pháp về Di sản văn hóa (công trình gốc, khu vực bảo vệ I, II và liên quan).
Điều 11. Các quy định quản lý công trình thuộc Danh mục kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt theo Luật Kiến trúc.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Tổ chức thực hiện Quy chế
Quy định, yêu cầu đảm bảo quy chế được tuân thủ và triển khai.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
Điều 14. Kiểm tra, báo cáo và xử lý vi phạm
Các quy định về việc kiểm tra tình hình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc nông thôn trên địa bàn; phát hiện và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại địa bàn phụ trách; báo cáo cơ quan quản lý.
Điều 15. Điều chỉnh, bổ sung Quy chế
1. Trường hợp có sự khác biệt giữa Quy chế này và các quy định khác.
2. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
PHỤ LỤC
- Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa.
- Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
- Tài liệu liên quan.
Phụ lục III
(Kèm theo Nghị định số: 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)
____________
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đủ điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc |
Mẫu số 02 |
Đơn đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc |
Mẫu số 04 |
Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc |
Mẫu số 05 |
Tờ khai đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc |
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ ......., ngày ... tháng ... năm ...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đủ điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
__________
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
Tên tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo:..................................
...............................................................................................................
Địa chỉ:.............................................................................................................................
...............................................................................................................
Quyết định cho phép thành lập số:............................................... ngày... cấp....................
Cơ quan cấp:....................................................................................................................
Quyết định phê duyệt/ban hành điều lệ hoạt động:..............................................................
Số:....................... ngày cấp.................................. Cơ quan cấp:....................................
Mục đích, lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
Phạm vi hoạt động:.......................................................................................................
Số lượng thành viên:.....................................................................................................
Đề nghị công nhận là tổ chức đủ điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
(Tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc./.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
............. , ngày... tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
___________
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Họ và tên:..................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................
3. Quốc tịch: .................................................................................................................
4. Số Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân:
Số........................ ngày cấp:................... nơi cấp.......................................................
5. Địa chỉ thường trú:.....................................................................................................
6. Số điện thoại:............................. Địa chỉ Email:..........................................................
7. Đơn vị công tác:........................................................................................................
8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành):................................................................
9. Thời gian kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề: .......................năm.
10. Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp (nếu có):
Số Chứng chỉ:........................ ngày.. cấp................... nơi cấp:.......................................
Lĩnh vực hoạt động:.......................................................................................................
11. Quá trình hoạt động chuyên môn kiến trúc:
STT |
Thời gian công tác (Từ tháng, năm đến tháng, năm) |
Đơn vị công tác/ Hoạt động độc lập (Ghi rõ tên đơn vị, số điện thoại liên hệ) |
Kê khai kinh nghiệm thực hiện công việc tiêu biểu |
Ghi chú |
1 |
|
|
1. Tên Dự án/đồ án:................................ Nhóm dự án/:.......................................... Loại công trình :...................................... Chức danh/Nội dung công việc thực hiện: 2 ......... ................................................. |
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
12. Quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục (điểm CPD)*
STT |
Thời gian |
Hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục |
Điểm CPD |
Ghi chú |
1 |
Năm........ |
Viết bài trên tạp chí kiến trúc số....... |
01 |
|
2 |
Năm....... |
Tham gia học cao học |
01 |
|
. . . |
............. |
......... |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số điểm CPD tích lũy |
20 |
|
Đề nghị cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc với nội dung như sau:
Lĩnh vực hành nghề:..................................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề kiến trúc theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC** |
Tỉnh/thành phố, ngày..../.../..... NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ, tên) |
-----------------
* Trường hợp xin cấp chứng chỉ không kê khai mục này.
** Cá nhân tham gia hành nghề độc lập không phải lấy xác nhận này.
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
......, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
___________
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Họ và tên:................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................................................
3. Quốc tịch:...........................................................................................................
4. Số Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân:
Số....................... ngày cấp:................................ nơi cấp........................................
5. Địa chỉ thường trú:....................................................................................................
6. Số điện thoại:...................... Địa chỉ Email:................................................................
7. Đơn vị công tác:.......................................................................................................
8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành):..............................................................
9. Số chứng chỉ hành nghề đã được cấp (nếu có):
Số Chứng chỉ:......................... ngày cấp....................... nơi cấp:...................................
Lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................................
Đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc với nội dung như sau:
Lý do đề nghị cấp lại chứng chỉ:...................................................................................
󠅒 Chứng chỉ bị mất, hỏng, rách
󠅒 Sai thông tin trên chứng chỉ:
󠅒 Khác:.......................................................................................................................
Xin điều chỉnh thông tin ghi trên chứng chỉ:
..............................................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề kiến trúc theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
......, ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc
____________
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Họ và tên:..................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................
3. Quốc tịch:..................................................................................................................
4. Hộ chiếu số:.......................... ngày cấp:................. nơi... cấp:..................................
5. Số điện thoại:............................................................................................................
6. Địa chỉ Email:.............................................................................................................
7. Đơn vị công tác:........................................................................................................
8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành):................................................................
9. Thời gian kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề (năm, tháng): ....................................
10. Chứng chỉ hành nghề số:...................... ngày cấp:............... nơi cấp:........................
Lĩnh vực hoạt động:.......................................................................................................
11. Thời hạn:.................................................................................................................
12. Quá trình hoạt động chuyên môn kiến trúc:
STT |
Thời gian công tác (Từ tháng, năm đến tháng, năm) |
Đơn vị công tác/Hoạt động độc lập (Ghi rõ tên đơn vị, số điện thoại liên hệ) |
Kê khai kinh nghiệm thực hiện công việc tiêu biểu |
Ghi chú |
1 |
|
|
1. Tên Dự án/đồ án:................................... Nhóm dự án:............................................... Loại công trình :.......................................... Chức danh/Nội dung công việc thực hiện:....... 2................................................................... |
|
2 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
Đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc với các nội dung sau:
Lĩnh vực hoạt động:......................................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên và cam kết hành nghề kiến trúc theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
............ ngày tháng năm
TỜ KHAI
Đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
___________
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Họ và tên:....................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................
3. Quốc tịch:....................................................................................................................
4. Số Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân:
Số......................... ngày cấp:............................... nơi... cấp..........................................
5. Địa chỉ thường trú:.......................................................................................................
6. Số điện thoại:.................................... Địa chỉ Email:...................................................
7. Đơn vị công tác (Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở):................................................................
8. Trình độ chuyên môn (ghi rõ chuyên ngành):..................................................................
9. Chứng chỉ hành nghề đã được cấp (nếu có):
Số Chứng chỉ:........................... ngày cấp............. nơi cấp:...........................................
Lĩnh vực hoạt động kiến trúc:...........................................................................................
Đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc với nội dung như sau:
Lĩnh vực hành nghề:.........................................................................................................
Địa điểm đăng ký sát hạch:..............................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai nêu trên.
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Phụ lục IV
(Kèm theo Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)
___________
DANH MỤC TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC
STT |
Nội dung |
Yêu cầu kỹ thuật |
Số lượng |
1 |
Khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch |
Đủ diện tích |
01 khu vực |
2 |
Bàn ghế, máy tính thực hiện sát hạch. |
Đủ số lượng |
10 bộ |
3 |
Hệ thống đường truyền mạng Internet, máy tính được kết nối mạng nội bộ (LAN), mạng Internet |
Bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong quá trình thực hiện sát hạch. |
01 Hệ thống |
4 |
Máy in kết quả sát hạch |
Hoạt động ổn định |
02 cái |
5 |
Hệ thống camera quan sát |
Độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày tổ chức sát hạch |
01 Hệ thống |
6 |
Hệ thống âm thanh |
Tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch |
01 Hệ thống |
7 |
Phần mềm sát hạch |
Được Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc. |
01 phần mềm |
Phụ lục V
(Kèm theo Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ)
___________
............ (*) TÊN TỔ CHỨC (**) __________ Số:......./....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
CHỨNG CHỈ (HOẶC GIẤY CHỨNG NHẬN)
THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP LIÊN TỤC LĨNH VỰC KIẾN TRÚC
____________
Chứng nhận: ông/bà......................................................................................................
Sinh ngày:.../..../
Đơn vị công tác:............................................................................................................
Đã hoàn thành chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục (***):
...................................................................................................
Từ ngày........ tháng......... năm...., đến ngày............. tháng............ năm..........................
PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH |
Nơi cấp, ngày.............. tháng........... năm........ THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
Kích thước chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận: 19 x 27 cm - khổ ngang
(*) Ghi theo đơn vị chủ quản
(**) Tên tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục lĩnh vực kiến trúc
(***) Ghi tên khóa học