Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA của Bộ Tài chính, Bộ Công an về việc hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA

Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA của Bộ Tài chính, Bộ Công an về việc hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2009/TTLT-BTC-BCANgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Thế Tiệm; Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/03/2009
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Chứng khoán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán - Ngày 11/03/2009, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA, hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thuộc 8 trường hợp cụ thể sau: 1/Lập hồ sơ đăng ký giả mạo để chào bán chứng khoán ra công chúng gây hậu quả nghiêm trọng; 2/Lập hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán trên thị trường gây hậu quả nghiêm trọng; 3/Tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; 4/ Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức trách, nhiệm vụ sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác gây hậu quả nghiêm trọng; 5/ Lập quỹ đầu tư chứng khoán mà không đăng ký hoặc báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng; 6/ Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng như: cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng;thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả; thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo, gây hậu quả nghiêm trọng; 7/ Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng; 8/ Các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoặc trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm có dấu hiệu tội phạm, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị khởi tố theo quy định. Trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đó được chuyển cho Cơ quan điều tra, nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA tại đây

tải Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN SỐ 46/2009/TTLT-BTC-BCA

NGÀY 11 THÁNG 03 NĂM 2009  

HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

 

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn về phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về phối hợp giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an trong phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Giải thích thuật ngữ 

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 Gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại lớn về tài sản và các hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến sự công bằng, công khai, minh bạch và an toàn của thị trường chứng khoán) được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định, hướng dẫn gây hậu quả nghiêm trọng.

2.2 Tự nguyện khắc phục hậu quả: là việc người có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán gây thiệt hại về tài sản, về kinh tế, trật tự, ổn định xã hội đã tự nhận trách nhiệm và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả mà được bên bị thiệt hại chấp nhận cũng như pháp luật cho phép.

3. Nguyên tắc phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

3.1 Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chính và Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác phòng ngừa, phát hiện, làm rõ, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3.2 Khi xem xét vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ tính chất vụ việc là dân sự, kinh tế, hành chính hay hình sự để xác định đúng thẩm quyền, áp dụng đúng quy định pháp luật, tránh gây phiền hà, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.

3.3 Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự nguyện, kịp thời bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, kịp thời khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc thanh tra, điều tra vụ việc, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của hành vi phạm tội, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3.4 Phải đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; trường hợp cần thiết thì phải tiến hành trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Cơ quan đầu mối thực hiện phối hợp

Bộ Tài chính giao cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Công an giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) (sau đây gọi tắt là Cơ quan điều tra) phối hợp thực hiện Thông tư này.

2. Nội dung phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

2.1 Nội dung phối hợp:

a) Kịp thời cung cấp cho nhau các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tình hình vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

b) Phối hợp trong công tác xử lý các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

2.2 Các hoạt động phối hợp cụ thể:

a) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự:

 - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoặc trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm có dấu hiệu tội phạm, trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2006/TTLT-VKSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23/5/2006 của liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.

- Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, sau đó phát hiện hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ xử lý vi phạm cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Hồ sơ chuyển giao vụ việc vi phạm bao gồm: Công văn chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra xử lý; Biên bản về hành vi vi phạm (bản sao); kết quả giám định, xác minh (nếu có); tài liệu khác có liên quan (bản sao). Việc chuyển giao hồ sơ phải được lập thành Biên bản.

- Căn cứ hồ sơ vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm do Ủy ban chứng khoán Nhà nước chuyển đến, Cơ quan điều tra xem xét xử lý và thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhận được quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật theo hướng dẫn tại Thông tư này và thông báo cho Cơ quan điều tra biết về việc đã xử phạt vi phạm hành chính.

- Đối với vụ việc vi phạm mà Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có kết luận không có dấu hiệu tội phạm nhưng Cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cần trao đổi với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trước khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đã thu thập trong quá trình thanh tra và kết luận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho Cơ quan điều tra để điều tra, làm rõ tội phạm.

b) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán:

- Trong trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được chuyển cho Cơ quan điều tra, nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm có thể xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Trường hợp Cơ quan điều tra phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng trong quá trình điều tra xét thấy hành vi đó chưa có dấu hiệu tội phạm thì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan điều tra biết.

c) Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán:

Trong trường hợp Cơ quan điều tra phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cần cung cấp thông tin và trao đổi với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2.3 Các hoạt động phối hợp giữa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan điều tra theo quy định của Thông tư này được thể hiện bằng văn bản.

3. Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cần phối hợp xử lý

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:

3.1 Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký giả mạo để chào bán chứng khoán ra công chúng gây hậu quả nghiêm trọng.

3.2 Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán trên thị trường gây hậu quả nghiêm trọng.

3.3 Tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng.

3.4 Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức trách, nhiệm vụ sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác gây hậu quả nghiêm trọng.

3.5 Tổ chức, cá nhân lập quỹ đầu tư chứng khoán mà không đăng ký hoặc báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng.

3.6 Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng:

a) Tổ chức, cá nhân cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả;

c) Tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo, gây hậu quả nghiêm trọng;

3.7 Tổ chức, cá nhân cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng;

3.8 Các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Công an để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.

 

 KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng - Lê Thế Tiệm

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi