Thông tư 28/2005/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 28/2005/TT-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/2005/TT-BNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/05/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 28/2005/TT-BNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 28/2005/TT-BNN NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ
ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 63/2004/TT-BNN
NGÀY 11/11/2004 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI
DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2004/NĐ-CP NGÀY 25/6/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG
VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Ngày 11/11/2004, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 63/2004/TT-BNN
hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản. Qua một thời gian thực hiện, Thông tư số
63/2004/TT-BNN đã phát huy tác dụng, đáp ứng yêu cầu cơ bản của việc xử lý các
hành vi vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên,
việc xử lý tịch thu đối với phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép còn một số
vướng mắc, nên việc áp dụng thiếu thống
nhất. Để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm dưới
đây:
I. SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG CỦA GẠCH ĐẦU DÒNG THỨ NHẤT THUỘC TIẾT A, ĐIỂM 2 PHẦN B,
MỤC II
1. Phương tiện vận
chuyển lâm sản gồm:
a. Phương tiện vận chuyển đường bộ gồm: các loại ô tô, máy kéo, xe công nông, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ và súc vật kéo, các phương tiện khác tham gia giao thông đường bộ.
b. Phương tiện vận chuyển đường thủy: tầu, canô, bè mảng, thuyền, các phương tiện khác tham gia giao thông đường nội thủy.
2. Phương tiện được coi là bị chiếm đoạt trái phép khi: Phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị lấy cắp, bị cướp, bị cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản (công nhiên chiếm đoạt), hoặc bi các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu phương tiện đó.
3. Phương tiện được
coi là bị sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a. Chủ sở hữu hợp pháp cho người khác thuê, cho mượn phương tiện hoặc thuê người khác điều khển phương tiện của mình, để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện, hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.
Việc cho thuê, cho mượn, hoặc thuê, người điều khiển phương tiện theo quy định tại điểm này, phải được giao kết bằng văn bản theo quy định của pháp luật, có sự ký kết giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Nội dung bản giao kết phải ghi rõ nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn, hoặc thuê người điều khiển và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái phép phải xuấ trình văn bản giao kết đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc đó.
b. Tổ chức có tư cách pháp nhân giao phương tiện cho người lao động thuộc đơn vị mình để quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.
II. HIỆU
LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các nội dung khác của Thông tư số 63/2004/TT-BNN vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.
2. Các trường hợp vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa ra quyết định xử phạt thì việc xử lý đối với phương tiện quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 32 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP áp dụng theo quy định tại Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn.