Thông tư 12/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 12/2008/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2008/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 12/2008/TT-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 12/2008/TT-BCT NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ GIẢI QUYẾT
ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công Thương;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ
ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định
số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
sở hữu công nghiệp; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 04 năm 2008.
Bộ Công Thương hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp nhận,
thụ lý giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan
Quản lý thị trường như sau:
1. Phạm vi và đối
tượng áp dụng
a) Phạm vi áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn về thủ tục và quy trình tiếp nhận,
thụ lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và các các vụ việc vi phạm về quyền sở hữu
trí tuệ, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý và sao
chép lậu trong thị trường nội địa của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại
các Điều
27 Nghị định 105/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 20, Điều 21, Điều 22 và Điều
23 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp.
b) Đối tượng áp dụng:
Cơ quan Quản lý thị trường các cấp, cán bộ, công chức thuộc
lực lượng Quản lý thị trường thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý
vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.
2. Nguyên tắc kiểm
tra và xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ
a) Về trường hợp xâm phạm quyền:
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
chỉ bị xử lý trong các trường hợp sau:
- Chủ thể quyền, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể
quyền (sau đây gọi tắt là chủ thể quyền) yêu cầu xử lý theo quy định tại điểm
c, khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 4 Điều 21 của Nghị định
105/2006/NĐ-CP;
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội yêu
cầu xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ đối
với các nhóm hàng là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho
chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật
nuôi.
b) Về trường hợp hàng hoá giả mạo:
Hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý và hành vi sao chép lậu đối với các sản phẩm văn hóa-thông tin (sau đây
gọi là hàng hoá giả mạo) bị xử lý trong các trường hợp:
- Đơn thư của chủ thể quyền tố cáo hành vi sản xuất, buôn
bán hàng hoá giả mạo, yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở
hữu trí tuệ;
- Đơn thư của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, hoặc phát hiện
hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc
cho xã hội tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 198 và điểm c, d khoản 1 Điều
211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cơ quan Quản lý thị trường có thể chủ động kiểm tra, xử lý
hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ mà không nhất thiết phải có
yêu cầu của chủ thể quyền hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích liên quan theo
quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP.
3. Về trách nhiệm
chỉ đạo và thẩm quyền quyết định kiểm tra, xử lý xâm phạm:
a) Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp
vụ, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, xử lý hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng
hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đối với Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và xử lý
hành vi xâm phạm quyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ thuộc
thẩm quyền trên phạm vi cả nước.
b) Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm chỉ đạo hoạt
động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra hành vi xâm phạm quyền và kinh
doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ đối với các Đội Quản lý thị trường
trực thuộc;
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường quyết định kiểm
tra và xử lý hành vi xâm phạm quyền, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ thuộc thẩm quyền.
c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quyết định kiểm tra và
xử lý hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2
mục I; Điều 24 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP; khoản 3 mục II đối với hành vi gây
thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội và điểm a khoản 4 Mục II;
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm thực hiện
Quyết định kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường và xử phạt vi phạm hành
chính theo thẩm quyền.
d) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở địa phương mình theo quy
định tại Điều 19 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.
4. Những trường
hợp không thụ lý:
Cơ quan Quản lý thị trường các cấp không tiếp nhận, thụ lý,
giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và kinh doanh hàng hoá giả
mạo sở hữu trí tuệ các trường hợp sau:
a) Vụ việc đang đuợc các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm
phạm bằng biện pháp hành chính, hình sự hoặc dân sự khác thụ lý, trừ trường hợp
chủ thể quyền đang hoặc đã khởi kiện với Toà Dân sự chỉ với nội dung yêu cầu
bồi thường thiệt hại;
b) Vụ việc đang có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền,
khả năng bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
c) Vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan Quản lý thị
trường chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, khởi tố hình
sự;
d) Vụ việc xâm phạm quyền đã hết thời hiệu xử phạt hành
chính (02 năm kể từ ngày xảy ra hành vi);
đ) Không thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
e) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo của
cơ quan Quản lý thị trường yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ mà người
yêu cầu xử lý vi phạm không bổ sung tài liệu, chứng cứ còn thiếu để chứng minh tư cách chủ thể quyền, tư cách người yêu cầu xử lý và hành vi xâm
phạm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP.
5. Thời hạn thụ
lý, giải quyết vụ việc vi phạm:
Thời hạn thụ lý, giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định
tại Điều 66, Điều 67 và Điều 71 Luật khiếu nại, tố cáo.
6. Trách nhiệm báo
cáo:
Trong thời hạn 2 ngày làm việc, các quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với các vi phạm lần đầu về sở hữu trí tuệ phải được sao gửi
cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để theo dõi, giám sát và chỉ đạo nghiệp vụ.
Đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa thời hạn này là 5 ngày làm việc.
II. QUY TRÌNH THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ
1. Yêu cầu đối với
hồ sơ ban đầu
a) Hồ sơ do chủ thể quyền yêu cầu xử lý gồm các tài liệu
sau:
- Đơn yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều
22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng
ký kinh doanh tại Việt
- Các tài liệu, chứng cứ phù hợp với tổ chức, cá nhân yêu
cầu xử lý và các nội dung yêu cầu xử lý quy định tại các Điều 23, Điều 24 và
Điều 25 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
- Kết luận giám định (nếu có);
- Trường hợp vụ việc đã được giải quyết tại Toà Hình sự hoặc
cơ quan có thẩm quyền khác, nay tái phạm thì phải gửi kèm theo 01 bản sao có chứng
thực quyết định, bản án có hiệu lực của Toà án hoặc quyết định xử phạt của cơ
quan có thẩm quyền khác.
b) Hồ sơ do tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện
hành vi xâm phạm quyền tố cáo gồm các tài liệu sau:
- Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định
tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng
ký kinh doanh tại Việt Nam);
- Chứng cứ về thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Kết luận giám định về thiệt hại (nếu có).
c) Hồ sơ tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo
sở hữu trí tuệ gồm các tài liệu sau:
- Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý với các nội dung quy định tại
Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
- Chứng cứ, hiện vật là hàng hoá giả mạo theo quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
d) Hồ sơ do cơ quan Quản lý thị trường chuẩn bị đối với hành
vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ, gồm các tài liệu sau:
- Phiếu đề xuất bao gồm: các thông tin phát hiện, chứng cứ chứng
minh hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo;
- Kết quả thẩm tra, xác minh, cung cấp chứng cứ của cơ quan
Công an (nếu có);
- Kết luận giám định, kết quả trao đổi ý kiến với cơ quan
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu có);
đ) Hồ sơ do cấp dưới chuyển lên:
Hồ sơ ban đầu do cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới chuyển
lên cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để đề nghị xử lý, tuỳ loại mà phải đảm
bảo theo yêu cầu hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d của khoản 1 mục II kèm theo
văn bản chuyển hồ sơ và đề xuất của cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới.
e) Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi
xâm phạm quyền:
- Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo cho chủ thể quyền biết
và hướng dẫn chủ thể quyền thực hiện các thủ tục theo quy định. Nếu chủ thể
quyền yêu cầu xử lý thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 mục II;
- Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho xã hội, người tiêu dùng quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc danh mục hàng
hoá quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì có
trách nhiệm thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại và lập hồ sơ ban đầu theo
quy định tại điểm b khoản 1 của mục II (trừ đơn tố cáo, yêu cầu xử lý và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh).
2. Quy trình tiếp
nhận, xử lý hồ sơ và ra quyết định kiểm tra:
a) Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm:
Cơ quan Quản lý thị trường các cấp Cục Quản lý thị trường
(Bộ Công Thương), Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương) và Đội Quản lý
thị trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xử lý các hành vi xâm phạm quyền và hàng
hoá giả mạo sở hữu trí tuệ theo trình tự sau:
- Đối với hành vi xâm phạm quyền lần đầu:
Hành vi xâm phạm quyền lần đầu là hành vi xâm phạm quyền đối
với một hàng hóa cụ thể do chủ thể quyền lần đầu yêu cầu xử lý.
Trường hợp chủ thể quyền nộp hồ sơ, yêu cầu Đội quản lý thị
trường xử lý hành vi xâm phạm quyền lần đầu, xử lý như sau: Hướng dẫn chủ thể
quyền nộp hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tại Chi cục Quản lý thị
trưòng, hoặc tiếp nhận hồ sơ để chuyển cho Chi cục Quản lý thị truờng.
Trường hợp Đội quản lý thị trường tiếp nhận hồ sơ thì trong
thời hạn tối đa 02 ngày làm việc phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chi cục Quản lý
thị trường, đồng thời thông báo cho chủ thể quyền đã nộp hồ sơ biết. Đối với
các Đội Quản lý thị truờng ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn trên là 05 ngày làm
việc
- Đối với các trường hợp giả mạo sở hữu trí tuệ: Đội Quản lý
thị trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết theo quy định
tại Điều 24 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.
Đối với vi phạm đã được xử lý và hành vi xâm phạm quyền gây
thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội: Đội Quản lý thị trường tiếp nhận và
thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 4 mục II và điểm a khoản 5 Mục II.
- Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường có
trách nhiệm tiếp nhận, xử lý mọi hồ sơ ban đầu yêu cầu xử lý các hành vi xâm
phạm quyền và hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ.
b) Xem xét hồ sơ:
Cơ quan Quản lý thị trường khi tiếp nhận phải kiểm tra, xem
xét hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 106/2006/NĐ-CP. Trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Quản lý thị trường xem
xét:
- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp có yêu cầu xử lý hành
vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ
quan Quản lý thị trường thì cơ quan Quản lý thị trường hướng dẫn để người nộp
đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ
quan có thẩm quyền giải quyết;
Trường hợp chuyển cho cơ quan có thẩm quyền khác thì thông
báo cho chủ thể quyền biết.
- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp không hợp lệ theo quy
định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì có thông báo bằng văn bản yêu cầu
bổ sung các tài liệu, chứng cứ còn thiếu;
Trường hợp chủ thể quyền bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì kiểm
tra, ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan
Quản lý thị trường.
- Hồ sơ ban đầu do chủ thể quyền nộp có tài liệu, chứng cứ
thể hiện có sự tranh chấp giữa chủ thể quyền và tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử
lý hoặc có sự tranh chấp giữa chủ thể quyền với người thứ ba về chủ thể quyền,
khả năng bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chưa có kết luận cuối
cùng của cơ quan có thẩm quyền thì từ chối tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn chủ thể
quyền đến cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết;
- Hồ sơ ban đầu do cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới
chuyển lên, chưa đủ điều kiện chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thiện thì kiểm tra,
ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan Quản lý
thị trường;
- Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền khác chuyển đến cơ quan
Quản lý thị trường: sau khi xem xét nếu đúng thẩm quyền thì kiểm tra, ghi nhận
danh mục tài liệu, chứng cứ theo thủ tục quy định của cơ quan
Quản lý thị trường;
- Đối với các trường hợp hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ khoản
1 mục II, ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Quản lý thị trường thông báo
cho chủ thể quyền để có yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp thêm chứng cứ vi phạm
bổ sung hồ sơ.
c) Xử lý hồ sơ hợp lệ tại Chi cục Quản lý thị trường và Đội
Quản lý thị trường:
Căn cứ hồ sơ hợp lệ yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền,
hàng hoá giả mạo, Chi cục và Đội Quản lý thị trường tiến hành các bước theo
trình tự sau:
- Trường hợp xử lý tại Chi cục Quản lý thị trường: Trên cơ
sở tiếp nhận hồ sơ, Chi cục xem xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu người nộp hồ
sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu giám định (nếu có); trao đổi ý kiến chuyên môn
với cơ quan có liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu
cần thiết), hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện hoặc
giao cho Đội Quản lý thị trường tổ chức thực hiện;
- Trường hợp xử lý tại Đội Quản lý thị trường: Trên cơ sở
tiếp nhận hồ sơ, Đội Quản lý thị trường xem xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu
người nộp hồ sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu giám định (nếu có); trao đổi ý kiến
chuyên môn với cơ quan có liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí
tuệ (nếu cần thiết), hoàn thiện hồ sơ, ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực
hiện.
- Kiểm tra tại cơ sở vi phạm: Chi cục và Đội Quản lý thị
trường thực hiện kiểm tra theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP,
Nghị định số 106/2006/NĐ-CP và nghiệp vụ của cơ quan Quản lý thị trường;
Trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hóa giả mạo diễn ra
trên địa phương khác và đã tiếp nhận, xử lý tại địa bàn của mình, Chi cục Quản
lý thị trường phải gửi bản sao hồ sơ đã hoàn chỉnh cho các Chi cục Quản lý thị
trường tỉnh, thành phố khác để phối hợp kiểm tra, xử lý;
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt, Chi cục chuyển hồ sơ cho
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Cục Quản lý thị
trường để tiến hành xử phạt.
- Các trường hợp chuyển bản sao hồ sơ vụ việc cho cơ quan
Quản lý thị trường cấp trên:
+ Các vi phạm lần đầu do Đội Quản lý thị trường thụ lý giải
quyết, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định kiểm tra, Đội
Quản lý thị trường có trách nhiệm gửi một bản sao có chứng thực quyết định kiểm
tra và hồ sơ vụ việc cho Chi cục Quản lý thị trường (Đội Quản lý thị trường
dùng con dấu của Đội để chứng thực hồ sơ).
Trong thời hạn 20
ngày làm việc, tùy từng trường hợp cụ thể, Chi cục Quản lý thị trường có trách
nhiệm ra ra văn bản thông báo và chỉ đạo kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, thành
phố hoặc đối với những địa bàn có vi phạm, đồng thời nếu thấy cần thiết thì
thông báo cho các cơ quan thực thi khác biết để phối hợp thực hiện;
+ Các vi phạm lần đầu do Chi cục Quản lý thị trường thụ lý
giải quyết hoặc do Đội Quản lý thị trường chuyển lên, trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ khi ra quyết định kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường có trách
nhiệm gửi một bản sao có chứng thực quyết định kiểm tra và hồ sơ vụ việc cho
Cục Quản lý thị trường (Chi cục Quản lý thị trường dùng con dấu của Chi cục để
chứng thực hồ sơ).
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, tùy từng trường hợp cụ thể
quy định tại điểm d khoản 2 mục II (trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hoá
giả mạo diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố), Cục Quản lý thị trường có trách
nhiệm ra quyết định kiểm tra hoặc ra thông báo, văn bản chỉ đạo kiểm tra trên
phạm vi toàn quốc hoặc đối với những địa bàn có vi phạm, đồng thời nếu thấy cần
thiết thì thông báo cho các cơ quan thực thi khác biết để phối hợp thực hiện;
- Các trường hợp Chi cục Quản lý thị trường chuyển toàn bộ hồ
sơ vụ việc để Cục Quản lý thị trường thụ lý giải quyết:
+ Vụ việc xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo có nhiều tình
tiết phức tạp;
+ Có nhiều quan điểm nhận định khác nhau về một vụ việc;
+ Liên quan đến nhiều cơ quan; xẩy ra trên nhiều tỉnh, thành
phố;
+ Vụ việc không có đủ yếu tố xác định vi phạm, sau khi hướng
dẫn hướng dẫn các bên liên quan giải
quyết tại Toà án, nhưng chủ thể quyền vẫn khiếu nại, yêu cầu ra quyết định xử
phạt;
Hồ sơ gồm văn bản nhận định, đề xuất của Chi cục trưởng Chi
cục Quản lý thị trường kèm bản sao tài liệu có liên quan.
d) Xử lý hồ sơ hợp lệ tại Cục Quản lý thị trường:
- Quyết định kiểm tra: Trên cơ sở hồ sơ tiếp nhận trực tiếp,
hoặc do các Chi cục Quản lý thị trường chuyển lên, Cục Quản lý thị trường xem
xét, bổ sung chứng cứ hoặc yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung chứng cứ; trưng cầu
giám định (nếu có); trao đổi ý kiến chuyên môn với cơ quan có liên quan hoặc cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết), hoàn thiện hồ sơ và ra
quyết định kiểm tra;
- Thực hiện kiểm tra: Cục Quản lý thị trường giao
các Chi cục Quản lý thị trường thực hiện quyết định kiểm tra của Cục trưởng tại
các tỉnh, thành phố nơi cơ sở vi phạm hoạt động;
- Cục Quản lý thị trường ra văn bản chỉ đạo kiểm tra hoặc
quyết định kiểm tra trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố hoặc toàn quốc trong
trường hợp hành vi xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo diễn ra trên nhiều tỉnh,
thành phố và giao cho các Chi cục Quản lý thị trường thực hiện;
- Đối với các vụ việc yêu cầu xử lý xâm phạm đã được cơ quan
Quản lý thị trường kết luận không có yếu tố xâm phạm, không phải là hàng hoá
giả mạo, không đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn có khiếu nại, yêu
cầu xử phạt thì hướng dẫn các bên liên quan giải quyết tại Toà án.
3. Trường hợp vi
phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc
cho xã hội:
Trường
hợp cơ quan Quản lý thị trường phát hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc
cho xã hội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng
bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi
và môi trường), Cơ quan Quản lý thị trường xử
lý hành vi vi phạm hành chính theo các quy định hiện hành liên quan. Đối với
hành vi xâm phạm quyền, cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm mà
không cần thông báo trước cho chủ thể quyền. Trường hợp cần thu thập thông tin,
chứng cứ vi phạm, cơ quan Quản lý thị trường có thể yêu cầu chủ thể quyền hoặc
các cơ quan liên quan cung cấp.
4. Các trường hợp tạm dừng:
Trong quá trình xử lý hồ sơ hợp lệ, ban hành quyết định kiểm
tra, tiến hành kiểm tra và chuẩn bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về sở hữu trí tuệ, cơ quan Quản lý thị trường tạm dừng việc xử lý trong
các trường hợp sau:
a) Chủ thể quyền và người khác có đơn hợp lệ yêu cầu xử lý,
nay có văn bản thông báo rút đơn yêu cầu xử lý hoặc có thông báo các bên đã
thoả thuận giải quyết vụ việc xâm phạm quyền bằng biện pháp khác (trừ trường
hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội);
b) Phát sinh tranh chấp có nội dung quy định tại điểm a và b
khoản 4 mục I của Thông tư này.
Trường hợp quyết định tạm dừng việc kiểm tra quy định tại điểm
a và b khoản 4 mục I của Thông tư này: Cơ quan Quản lý
thị trường đang xử lý vụ việc lập biên bản ghi nhận số hiện trạng tang vật để
làm căn cứ cho việc xử lý sau khi có quyết định giải quyết cuối cùng của cơ
quan có thẩm quyền.
Việc xử lý tang vật tạm giữ khi quyết định tạm dừng kiểm tra
giải quyết như sau:
Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường quyết định tạm giữ
tang vật thì trả lại tang vật cho bên bị tạm giữ sau khi đã thực hiện các công
việc quy định tại điểm này.
Trường hợp cơ quan Quản lý thị truờng quyết định tạm giữ
tang vật theo yêu cầu của bên có đơn yêu cầu xử lý thì tiếp tục tạm giữ nếu bên
yêu cầu xử lý có văn bản tiếp tục yêu cầu và cam kết chịu trách nhiệm vật chất
về hậu quả. Trường hợp bên yêu cầu xử lý không có văn bản tiếp tực yêu cầu thì
trả lại tang vật cho bên bị tạm giữ sau khi thực hiện các công việc quy định
tại điểm này;
c) Hết thời hiệu 2 năm;
d) Kết quả kiểm tra phát hiện không có hành vi xâm phạm như
mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ cơ sở
xử lý.
5. Thủ tục xử lý
các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền và giả mạo sở hữu trí tuệ đã được xử lý:
a)
Đối với trường hợp vi phạm đã được xử lý:
Vi
phạm đã được xử lý là một hành vi xâm phạm quyền hoặc giả mạo sở hữu trí tuệ cụ
thể đối với một loại hàng hóa nào đó đã được cơ quan Quản lý thị trường xử lý
lần đầu; phán quyết của tòa án; và vi phạm đã được xử lý bởi cơ quan thực thi
khác.
Đối với các trường hợp vi phạm xâm phạm quyền đã được xử lý,
cơ quan Quản lý thị trường các cấp nếu phát hiện vẫn vi phạm trên thị trường thì
có quyền kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định hiện hành.
Đối với trường hợp vi
phạm đã được xử lý là hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ, cơ
quan Quản lý thị trường áp dụng quy định tại Điều 24 Nghị định số
106/2006/NĐ-CP để xử lý.
b) Trường hợp phát hiện thấy hành vi kinh doanh hàng hoá giả
mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc sao chép lậu có dấu hiệu đáp ứng các điều
kiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Cơ quan Quản lý thị trường
chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
6. Xử lý đối với cơ
sở sản xuất hàng hóa vi phạm:
a) Đối với trường hợp cơ quan Quản lý thị trường thụ lý,
giải quyết vụ việc ở khâu lưu thông hàng hóa và có căn cứ cho rằng cơ sở sản
xuất đã đưa hàng hóa vi phạm vào lưu thông, tiêu thụ thì tiến hành thụ lý giải
quyết theo thẩm quyền.
Trường hợp cơ sở sản xuất này đang bị cơ quan có thẩm quyền
khác thụ lý, giải quyết đối với hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm thì:
- Cơ quan Quản lý thị trường áp dụng trường hợp không tiếp
nhận, thụ lý giải quyết hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm hướng dẫn tại khoản 4
mục I.
- Chuyển hồ sơ và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền.
b) Trường hợp không đủ căn cứ xác định hành vi đưa hàng hóa
vi phạm vào lưu thông thì chuyển hồ sơ hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền
để thụ lý giải quyết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công
báo.
2. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp có trách nhiệm đảm bảo
thực hiện đầy đủ các quy định tại mục II về quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ
lý giải quyết các yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả mạo sở hữu
trí tuệ và hành vi xâm phạm quyền được quy định tại Thông tư này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị
trường tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc tuân thủ những quy định tại Thông tư này để bảo đảm thực hiện thống
nhất trong toàn ngành, đúng quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng trực tiếp của
người có thẩm quyền xử lý có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc xử lý vi phạm
hành chính của cấp dưới.
Chi cục Quản lý thị trường, Đội
Quản lý thị trường có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết yêu cầu xử lý vi phạm hành chính về sở hữu
trí tuệ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.
5. Hoạt động sau xử lý vi phạm
hành chính:
- Sau khi kết thúc vụ việc, Đội
trưởng, Chi cục trưởng phải chỉ đạo công chức quản lý thị trường trực tiếp thụ
lý vụ việc lưu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Việc tiêu huỷ tài liệu hết
giá trị chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
6. Trong quá trình thực hiện
nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan thông báo cho Bộ Công Thương để
kịp thời nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Cẩm Tú