Nghị định 129/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 129/2007/NĐ-CP

Nghị định 129/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:129/2007/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:02/08/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử phạt vi phạm hành chính về đê điều - Theo Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ban hành ngày 02/8/2007, Chính phủ quy định: mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả gây ra đối với các công trình đê điều và công trình khác có liên quan đến đê điều do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật… Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 30 triệu đồng. Mức tiền phạt có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nhưng không được vượt ra ngoài khung hình phạt của hành vi vi phạm. Cụ thể, hành vi phá hoại đê điều chưa đến mức gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng; Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt tiền từ 5 - 15 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Người quyết định sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều cũng bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng… Phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng đối với người có trách nhiệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực đê điều không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định. Trường hợp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật… Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp phát luật có quy định khác; nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật… Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đê điều là 2 năm kể từ ngày bắt đầu có hành vi vi phạm; nếu quá thời hạn trên, không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định 129/2007/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh  
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều.  
Các hành vi vi phạm hành chính về đê điều được quy định tại một trong các Điều 7, 25, 26, 27, 28 và 35 của Luật Đê điều.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về đê điều do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều thì bị xử lý theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.  
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.
Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả gây ra đối với các công trình đê điều và công trình khác có liên quan đến đê điều do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đê điều phải do người có thẩm quyền quyết định theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần, nếu tiếp tục vi phạm thì bị xử lý tăng nặng. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử lý.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi  mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
7. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định hình thức xử phạt, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính.
8. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm (02 năm)  kể từ ngày bắt đầu có hành vi vi phạm, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
Điều 5. Các hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
- Mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Nghị định này và có mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.
- Mức tiền phạt có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nhưng không được vượt ra ngoài khung hình phạt của hành vi vi phạm cụ thể.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đê điều ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt bằng tiền thì tuỳ theo tình chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép được cấp liên quan đến lĩnh vực đê điều;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để gây ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều còn bị áp dụng một hoặc hai biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình xây dựng trái phép;
b) Khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
 Nếu không tự nguyện thực hiện khắc phục hậu quả quy định trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế được thi hành theo quy định tại Điều 18 và Điều 66 Pháp lệnh Xử lý hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT 
Điều 6. Mức xử phạt đối với các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 của Luật Đê điều được quy định như sau:
1. Hành vi phá hoại đê điều bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Vận hành công trình trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
b) Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê bị phạt:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi lần vi phạm.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông, để  vật liệu trên đê bị phạt như sau:
a) Đổ chất thải bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng và hoàn trả lại mặt bằng trước khi vi phạm;
b) Để vật liệu xây dựng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và chuyển vật liệu ra khỏi phạm vi bảo vệ đê điều.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng chống lụt bão bị phạt:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời phải bồi hoàn vật tư đã chiếm dụng.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
b) Trồng khôi phục lại cây chắn sóng;
c) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ bị phạt như sau:
a) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm.
b) Đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
c) Các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Tháo dỡ các vật cản do vi phạm gây ra.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hoá và bảo vệ đê điều.
Người quyết định sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hoá và bảo vệ đê điều thì bị xử phạt theo các mức sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Vi phạm cấp phép trái quy định hoặc trái thẩm quyền theo Điều 25 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:
1. Người cấp phép sai thẩm quyền bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b) Thu hồi giấy phép đã cấp không đúng thẩm quyền;
c) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền cấp phép nhưng không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Đê điều bị phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
b) Thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định;
c) Xử lý theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
d) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở trên bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng trái với quy định tại Điều 26 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Buộc dỡ bỏ hoặc cưỡng chế dỡ bỏ công trình, nhà ở đã xây dựng và hoàn trả lại mặt bằng.
3. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ chức, cá nhân mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có ở bãi sông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng.
2. Buộc dỡ bỏ hoặc cưỡng chế dỡ bỏ phần công trình, nhà ở trên diện tích mặt bằng mở rộng.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều không tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Đê điều thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Đình chỉ xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định.
3. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ chức, cá nhân được cấp phép, thỏa thuận để thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều, nếu không chấp hành đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, văn bản thỏa thuận thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Đình chỉ hoạt động, buộc phải thực hiện đúng theo giấy phép, văn bản thỏa thuận.
3. Trường hợp không chấp hành quy định tại khoản 2 Điều này thi bị thu hồi giấy phép và buộc khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.
4. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Người có trách nhiệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực đê điều không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Trường hợp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Tổ chức, cá nhân không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 35 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị lớn hơn để chờ xử lý;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Trường hợp mức độ vi phạm vượt quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 1 Điều này lập hồ sơ báo cáo cấp trên trực tiếp để xử lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;
d) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
đ) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
e) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;
g) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;
h) Lập và chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;
d) Tước quyền sử dụng các giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;
đ) Chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc tỉnh xử lý các vi phạm quy định tại Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền của công an nhân dân trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều
1. Trưởng công an cấp xã có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị lớn hơn để chờ xử lý;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Trường hợp mức độ vi phạm vượt quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 1 Điều này lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và công an cấp trên để xử lý.
2. Trưởng công an cấp huyện có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Thu giữ giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện đã sử dụng để vi phạm;
đ) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
e) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;
g) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;
h) Chỉ đạo điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;
d) Tước quyền sử dụng các giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;
đ) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện đã sử dụng vi phạm;
e) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
g) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được hồ sơ vi phạm;
h) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;
i) Chỉ đạo điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Bộ trưởng Bộ Công an:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều;
b) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
Điều 16. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ liên quan đến đê điều có quyền:
a) Lập biên bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ ngay hành vi vi phạm; kiến nghị chính quyền địa phương hoặc Hạt quản lý đê sở tại ra quyết định đình chỉ;
b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện để chờ xử lý;
d) Lập hồ sơ báo cáo cấp trên để xử lý theo quy định.
2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị chính quyền hoặc công an địa phương: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;
đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.
3. Chánh thanh tra Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Phối hợp với thanh tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị chính quyền hoặc công an cấp huyện: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;
đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.
4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Phối hợp với thanh tra cấp tỉnh, chỉ đạo thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp tỉnh: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;
đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐÊ ĐIỀU
Điều 17. Thủ tục xử phạt hành chính
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính về đê điều thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57 và 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và ghi rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết điều, khoản, tên văn bản pháp luật mà họ vi phạm đồng thời phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền phạt theo thời hạn quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền được nhận biên lai thu tiền phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt có quyền không nộp phạt.
4. Việc tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Điều 18. Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép
Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép biết.
Điều 19. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều theo quy định của Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại  Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
3. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, tổ chức, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Chương V
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện về việc xử phạt đối với họ theo quy định của pháp luật.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều của cá nhân, tổ chức và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.
3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 21. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt và người bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều mà có hành vi sách nhiễu, dung túng hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm; không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng thẩm quyền theo quy định; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện có liên quan đến vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều có hành vi chống lại nguời thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực đê điều thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.  
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và sau khi Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.  
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG 

                                         Nguyễn Tấn Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 129/2007/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2007

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐÊ ĐIỀU

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh  

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều.  

Các hành vi vi phạm hành chính về đê điều được quy định tại một trong các Điều 7, 25, 26, 27, 28 và 35 của Luật Đê điều.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về đê điều do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Trường hợp người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều thì bị xử lý theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.  

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.

Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả gây ra đối với các công trình đê điều và công trình khác có liên quan đến đê điều do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đê điều phải do người có thẩm quyền quyết định theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

4. Một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần, nếu tiếp tục vi phạm thì bị xử lý tăng nặng. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử lý.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi  mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.

7. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định hình thức xử phạt, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính.

8. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm (02 năm)  kể từ ngày bắt đầu có hành vi vi phạm, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 5. Các hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau đây:

a) Cảnh cáo.

b) Phạt tiền.

- Mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Nghị định này và có mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Mức tiền phạt có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nhưng không được vượt ra ngoài khung hình phạt của hành vi vi phạm cụ thể.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đê điều ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt bằng tiền thì tuỳ theo tình chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép được cấp liên quan đến lĩnh vực đê điều;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để gây ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều còn bị áp dụng một hoặc hai biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình xây dựng trái phép;

b) Khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

 Nếu không tự nguyện thực hiện khắc phục hậu quả quy định trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế được thi hành theo quy định tại Điều 18 và Điều 66 Pháp lệnh Xử lý hành chính.

Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT 

Điều 6. Mức xử phạt đối với các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 của Luật Đê điều được quy định như sau:

1. Hành vi phá hoại đê điều bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Vận hành công trình trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

b) Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê bị phạt:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi lần vi phạm.

7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông, để  vật liệu trên đê bị phạt như sau:

a) Đổ chất thải bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng và hoàn trả lại mặt bằng trước khi vi phạm;

b) Để vật liệu xây dựng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và chuyển vật liệu ra khỏi phạm vi bảo vệ đê điều.

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng chống lụt bão bị phạt:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời phải bồi hoàn vật tư đã chiếm dụng.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

b) Trồng khôi phục lại cây chắn sóng;

c) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ bị phạt như sau:

a) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm.

b) Đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

- Khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

c) Các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

- Tháo dỡ các vật cản do vi phạm gây ra.

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hoá và bảo vệ đê điều.

Người quyết định sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hoá và bảo vệ đê điều thì bị xử phạt theo các mức sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

b) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Vi phạm cấp phép trái quy định hoặc trái thẩm quyền theo Điều 25 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:

1. Người cấp phép sai thẩm quyền bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

b) Thu hồi giấy phép đã cấp không đúng thẩm quyền;

c) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền cấp phép nhưng không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Đê điều bị phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

b) Thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định;

c) Xử lý theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

d) Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở trên bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng trái với quy định tại Điều 26 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

2. Buộc dỡ bỏ hoặc cưỡng chế dỡ bỏ công trình, nhà ở đã xây dựng và hoàn trả lại mặt bằng.

3. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Tổ chức, cá nhân mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có ở bãi sông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng.

2. Buộc dỡ bỏ hoặc cưỡng chế dỡ bỏ phần công trình, nhà ở trên diện tích mặt bằng mở rộng.

Điều 10. Tổ chức, cá nhân xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều không tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Đê điều thì bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

2. Đình chỉ xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định.

3. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Tổ chức, cá nhân được cấp phép, thỏa thuận để thực hiện các hoạt động liên quan đến đê điều, nếu không chấp hành đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, văn bản thỏa thuận thì bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

2. Đình chỉ hoạt động, buộc phải thực hiện đúng theo giấy phép, văn bản thỏa thuận.

3. Trường hợp không chấp hành quy định tại khoản 2 Điều này thi bị thu hồi giấy phép và buộc khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.

4. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Người có trách nhiệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực đê điều không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

2. Trường hợp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Tổ chức, cá nhân không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 35 của Luật Đê điều bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 

Chương III. THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU

Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị lớn hơn để chờ xử lý;

d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

đ) Trường hợp mức độ vi phạm vượt quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 1 Điều này lập hồ sơ báo cáo cấp trên trực tiếp để xử lý.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;

d) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;

đ) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

e) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;

g) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;

h) Lập và chuyển hồ sơ đến cơ quan tố tụng hình sự trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;

d) Tước quyền sử dụng các giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;

đ) Chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc tỉnh xử lý các vi phạm quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Thẩm quyền của công an nhân dân trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

1. Trưởng công an cấp xã có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị lớn hơn để chờ xử lý;

d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

đ) Trường hợp mức độ vi phạm vượt quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 1 Điều này lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và công an cấp trên để xử lý.

2. Trưởng công an cấp huyện có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Thu giữ giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện đã sử dụng để vi phạm;

đ) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

e) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;

g) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;

h) Chỉ đạo điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;

d) Tước quyền sử dụng các giấy phép có liên quan đến các hành vi vi phạm;

đ) Tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện đã sử dụng vi phạm;

e) Buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

g) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được hồ sơ vi phạm;

h) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý;

i) Chỉ đạo điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Bộ trưởng Bộ Công an:

a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều;

b) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Điều 16. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ liên quan đến đê điều có quyền:

a) Lập biên bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ ngay hành vi vi phạm; kiến nghị chính quyền địa phương hoặc Hạt quản lý đê sở tại ra quyết định đình chỉ;

b) Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng; tạm giữ tang vật, phương tiện để chờ xử lý;

d) Lập hồ sơ báo cáo cấp trên để xử lý theo quy định.

2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị chính quyền hoặc công an địa phương: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;

đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.

3. Chánh thanh tra Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 153/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Phối hợp với thanh tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị chính quyền hoặc công an cấp huyện: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;

đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.

4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Đình chỉ ngay hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Phối hợp với thanh tra cấp tỉnh, chỉ đạo thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, lập hồ sơ vi phạm và kiến nghị Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp tỉnh: tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện; buộc phá dỡ các công trình xây dựng trái phép và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

d) Xử lý theo thẩm quyền khi nhận được các hồ sơ vi phạm;

đ) Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xử lý.

 

Chương IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐÊ ĐIỀU

Điều 17. Thủ tục xử phạt hành chính

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính về đê điều thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57 và 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và ghi rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết điều, khoản, tên văn bản pháp luật mà họ vi phạm đồng thời phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền phạt theo thời hạn quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền được nhận biên lai thu tiền phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt có quyền không nộp phạt.

4. Việc tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Điều 18. Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép

Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép biết.

Điều 19. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều theo quy định của Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại  Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.

3. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, tổ chức, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.

 

Chương V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện về việc xử phạt đối với họ theo quy định của pháp luật.

2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều của cá nhân, tổ chức và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.

3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt và người bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều mà có hành vi sách nhiễu, dung túng hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm; không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng thẩm quyền theo quy định; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện có liên quan đến vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều có hành vi chống lại nguời thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Đối với hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực đê điều thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.  

 

Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và sau khi Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.  

Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG 

             Nguyễn Tấn Dũng

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi