Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13586:2022 Kho bảo quản hiện vật bảo tàng - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13586:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13586:2022 Kho bảo quản hiện vật bảo tàng - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 13586:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:23/09/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13586:2022

KHO BẢO QUẢN HIỆN VẬT BẢO TÀNG CÁC YÊU CẦU

Museum storage for object conservation - Specifications

Mục lục

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Các yêu cầu

4.1 Quản lý rủi ro

4.2 Nhận diện rủi ro về vị trí, địa điểm

4.3 An ninh, an toàn

4.4 Giá, t

4.5 Vật liệu sử dụng trong kho bảo quản hiện vật

4.6 Phòng cháy và chữa cháy

4.7 Phòng, chống ngập nước

4.8 Nhiệt độ

4.9 Độ ẩm tương đối

4.10 Ánh sáng

4.11 Chất lượng không khí

4.12 Kiểm soát môi trường bằng phương pháp cơ học

4.13 Điều hòa không khí trong kho bảo quản hiện vật

4.14 Kiểm soát sinh vật gây hại và nấm, mốc

Phụ lục A (Tham khảo) Kiểm soát độ ẩm tương đối (RH %)

Phụ lục B (Tham khảo) Độ nhạy cảm của màu trên chất liệu với ánh sáng

Phụ lục C (Tham khảo) Một số chất gây ô nhiễm bên trong kho và nguồn gốc

Thư mc tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13586:2022 do Cục Di sản văn hóa biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHO BO QUẢN HIỆN VẬT BO TÀNG CÁC YÊU CẦU

Museum storage for object conservation - Specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với xây mới và cải tạo kho bảo quản hiện vật bảo tàng hoặc nơi lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại kho bảo quản khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2622:1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 7957:2008, Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 9206:2012, Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 9366-1:2012, Cửa đi, cửa sổ - Phần 1: Cửa gỗ.

TCVN 9366-2:2012, Cửa đi, cửa sổ - Phần 2: cửa kim loại.

TCVN 12350-1:2018 (ISO 16890-1:2016), Phin lọc không khí cho hệ thống thông gió chung - Phn 1: Quy định kỹ thuật, yêu cầu và hệ thống phân loại dựa trên hiệu suất hạt lơ lửng (ePM).

BS EN 16893:2018, Conservation of cultural heritage - Specifications for location, construction and modification of building or rooms intended for the storage or use of heritage collections.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bảo tàng (Museum)

Thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưng thụ văn hóa của công chúng.

[NGUỒN: TCVN 10382:2014, 2.2.1.1]

3.2

Kho bảo quản hiện vật (Museum storage)

Công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên dụng để lưu giữ lâu dài, bảo đảm an ninh, an toàn và ổn định tình trạng hiện vật.

[NGUỒN: TCVN 10382:2014, 2.2.5.6]

3.3

Đảm bảo an toàn hiện vật (Storage security)

Việc thực hiện biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ hư hỏng, hủy hoại hoặc mất hiện vật của bảo tàng.

[NGUỒN: TCVN 10382:2014, 2.2.5.5]

3.4

Bộ sưu tập (Collections)

Tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

[NGUỒN: TCVN 10382:2014, 2.1.8]

3.5

Hiện vật bảo tàng (Museum obịect)

Sản phẩm vật chất do con người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, bảo quản và đã trải qua quá trình xử lý khoa học và pháp lý, nhằm phục vụ cho các hoạt động của bảo tàng.

[NGUỒN: TCVN 10382:2014, 2.2.2.3]

3.6

Tia cực tím (Ultraviolet, UVA)

Tia có bước sóng từ 315 nm đến 400 nm, có trong ánh sáng mặt trời và một số loại ánh sáng nhân tạo, ảnh hưởng đến nhiều hiện vật.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.24]

3.7

Độ ẩm tương đối (Relative humidity, RH)

Tỷ lệ áp suất hơi nước thực tại so với áp suất hơi nước bão hòa.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.18]

3.8

Đánh giá rủi ro (Risk assessment)

Xác định phân tích và đánh giá các mối nguy và xác suất xảy ra nguy cơ làm thay đổi tính bền vững của chất liệu làm nên hiện vật.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.20]

3.9

Môi trường (Environment)

Vùng không gian lân cận xung quanh hiện vật, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của hiện vật.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.11]

3.10

Kiểm soát môi trường (Environmental control)

Kiểm soát một hoặc nhiều yếu tố của môi trường.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.12]

3.11

Giám sát (Monitoring)

Quá trình đo đạc, khảo sát và đánh giá đặc tính của vật liệu làm nên hiện vật và các yếu tố của môi trưng theo thời gian.

[NGUỒN: BS EN 16893:2018, 3.14]

4  Các yêu cầu

4.1  Quản lý rủi ro

4.1.1  Yêu cầu chung

Nhận diện rủi ro sẽ được thực hiện khi quyết định vị trí xây dựng nhà kho bảo quản hoặc không gian bảo quản mới làm nơi lưu giữ các bộ sưu tập di sản văn hóa. Các nhà kho hoặc phòng kho đang được sử dụng để bảo quản hiện vật phải được nhận diện lại các rủi ro theo định kỳ, đặc biệt khi các nguy cơ mới được phát hiện.

Thông tin và dữ liệu cần được thu thập và đánh giá để xây dựng các quy định về môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ và lũ lụt, dự kiến áp dụng trong thiết kế nhà kho bảo quản hiện vật xây mới hoặc tiếp tục sử dụng tòa nhà hiện hữu làm kho bảo quản hiện vật. Nhận diện rủi ro phải được xây dựng trong các trường hợp sau:

a) lập kế hoạch và xây dựng nhà kho bảo quản hiện vật hoặc phòng kho bảo quản hiện vật (bao gồm cà rủi ro liên quan đến các công việc thi công xây dựng trong một tòa nhà hiện hữu);

b) cung cấp trang thiết bị cho tòa nhà;

c) quản lý tòa nhà sau khi đưa vào sử dụng.

4.1.2  Các rủi ro đối với bộ sưu tập

Đặc điểm tự nhiên và yêu cầu sử dụng bộ sưu tập sẽ xác định các yêu cầu về chất lượng và thiết kế của nhà kho bo quản hiện vật hay phòng kho bảo quản hiện vật. Đơn vị quản lý phải nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến bộ sưu tập, đánh giá khả năng có thể xảy ra và tác động của các rủi ro đó.

Các rủi ro phổ biến đối với các bộ sưu tập di sản văn hóa sau đây sẽ phải được đánh giá:

a) môi trường (bên trong và bên ngoài): nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và ô nhiễm bao gồm cả khí và hạt;

b) suy giảm sinh học (sinh vật gây hại và nấm, mốc);

c) trộm, cướp;

d) phá hoại;

e) cháy;

f) nước (cấp nước và thoát nước thi);

g) các sự kiện tự nhiên (mưa to, lũ lụt, lở đắt, động đất, v.v.).

Các rủi ro đối với địa điểm của tòa nhà phải được xác định theo 4.2. Tòa nhà có các hoạt động và dịch vụ có thể tạo ra các rủi ro, ví dụ: nhà bếp, phòng thí nghiệm, phải được tính đến trong nhận diện rủi ro.

4.2  Nhận diện rủi ro về vị trí, địa điểm

Địa điểm dự kiến xây dựng kho bảo quản phải được thực hiện đánh giá các rủi ro để xác định những nguy cơ đối với địa điểm cũng như tổn hại mà nguy cơ đó có thể ảnh hưởng đến kho bảo quản hiện vật. Khi lựa chọn một khu vực trong tòa nhà hiện hữu để sử dụng làm kho bảo qun hiện vật, cần đánh giá các rủi ro có thể gây hại đến các sưu tập hiện vật và đề xuất các phương án khả thi để ứng phó, giảm thiểu tối đa những rủi ro đã được xác định.

Khi lựa chọn một địa điểm để xây dựng mới kho bảo quản hiện vật, cần đánh giá các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến nhà kho và đề xuất các phương án khả thi để ứng phó (nguy cơ có thể làm tòa nhà bị sập đổ, hỏa hoạn, lũ lụt hoặc ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến việc không thể tiếp cận đến địa điểm nhà kho bảo quản hiện vật) và các nguy cơ có thể gây hại đến sự bền vững của hiện vật (ô nhiễm, sinh vật gây hại).

Nhận diện rủi ro sẽ bao gồm các nguy cơ liên quan đến các vấn đề sau đây:

a) Đường bộ, đường sắt hoặc đường hầm bên dưới/gần tòa nhà, đường cao tốc, xe điện (nguy cơ sập, hoặc thường xuyên rung lắc quá mức quy định);

b) Sạt l đất, hố sụt, địa chấn và hoạt động của núi lửa;

c) Lũ lụt;

d) Khu vực lưu trữ, xử lý vật liệu dễ cháy (dầu, chất nổ, sơn, cao su,...) có nguy cơ bị cháy nổ hoặc phát tán hóa chất độc hại (vật tư phục vụ ứng phó với rủi ro);

e) Khu vực gần nơi phát tán khí độc, chất gây ô nhiễm, khói, bụi v.v. hoặc các nguồn rung chấn mạnh (mô lộ thiên, lò đốt, sản xuất xi măng,...);

f) Khu vực gần với nơi thu hút loài gặm nhấm, côn trùng và các loài gây hại khác (gần khu chế biến thực phẩm, quản lý chất thải,...);

g) Nhà máy điện hạt nhân hoặc các cơ sở phóng xạ khác;

h) Khu vực sân bay;

i) Đường dây và trạm điện cao thế;

j) Khu vực quân sự;

k) Khả năng tiếp cận của các dịch vụ khẩn cấp khi cần thiết (cấp cứu, chữa cháy, cẩu, xe nâng,...) đến địa điểm dự kiến xây dựng kho bảo quản .

l) Hướng gió có vận tốc lớn và ánh sáng mặt trời;

Nếu địa điểm dự kiến xây dựng kho bảo quản trước đây là nơi có sông, suối thì phải lưu ý lượng mưa lớn, kéo dài có thể gây ngập lụt.

4.3  An ninh, an toàn

4.3.1  Nhận diện rủi ro an ninh

Phương án an ninh, an toàn được xây dựng căn cứ từ nhận diện các nguy cơ về an ninh, an toàn. Phương án này sẽ được thực hiện để xác định mức độ phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để bảo vệ các bộ sưu tập hiện vật khỏi bị trộm cắp, cướp và hư hại do cố ý.

4.3.2  An ninh kho bảo quản hiện vật

Trong trường hợp kho bảo quản hiện vật là một tòa nhà độc lập thì hệ thống tường bao quanh phải bảo đảm tầm nhìn của thiết bị theo dõi và khả năng tiếp cận nhanh của cán bộ bảo vệ; phía ngoài tòa nhà phải được chiếu sáng khi trời tối; hệ thống cửa ra vào bảo đảm an ninh.

Trong trường hợp kho bảo quản hiện vật nằm bên trong không gian của bảo tàng, cần có hệ thống an ninh nhiều lớp. Bảo đảm không gian kho bảo quản hiện vật không gây hạn chế tầm nhìn của thiết bị an ninh và sự tiếp cận của các nhân viên có nhiệm vụ, nhân viên vệ sinh, bảo trì thiết bị, máy móc.

4.3.3  Phòng, chống xâm nhập trái phép

Kho bảo quản hiện vật phải được bảo đảm an toàn khỏi sự xâm nhập vô tình của khách tham quan, trộm, cắp, phá hoại, khủng bố và các hành động phạm tội khác, với sự hỗ trợ của hệ thống cảnh báo xâm nhập trái phép kết nối với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Hệ thống thiết bị hỗ trợ cảnh báo xâm nhập trái phép, thiết bị theo dõi hình ảnh, âm thanh phải được lắp đặt đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành.

4.3.4  Cửa ra vào

Cửa ra vào kho bảo quản hiện vật bằng gỗ phải đáp ứng theo TCVN 9366-1:2012 và cửa ra vào kho bảo quản hiện vật bằng kim loại phải đáp ứng theo TCVN 9366-2:2012.

Hệ thống cửa ra, vào chính của nhà kho bảo quản hiện vật không được bố trí là lối vào trực tiếp của khu vực kho bảo quản hiện vật có yêu cầu an ninh cao, phải bố trí không gian đệm cho các hoạt động kiểm soát an ninh, an toàn giữa cửa ra, vào chính của nhà kho và cửa vào của kho bảo quản hiện vật.

Đối với kho bảo quản hiện vật nằm trong tòa nhà hin hữu hoặc công trình di tích có nhiều cửa ra vào, chỉ nên sử dụng một cửa ra vào chính.

4.3.5  Cửa sổ

Không thiết kế, bố trí cửa sổ trong kho bảo quản hiện vật. Đối với các tòa nhà hiện hữu hoặc công trình di tích đã có cửa sổ thì các cửa sổ này phải không mở được và phải được cấu tạo để bảo đảm an ninh, an toàn cho kho bảo quản hiện vật.

4.3.6  Trần nhà

Không sử dụng trần giả trong kho bảo quản hiện vật để hạn chế không gian trú ngụ của các loại sinh vật gây hại. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng trần giả ở khu vực chức năng phụ của kho bảo quản hiện vật, phải sử dụng trần giả với chất liệu chống cháy.

Chiều cao tối thiểu trần của không gian kho bảo quản hiện vật phải tính đến chiều cao của các giá, tủ lưu giữ hiện vật.

4.3.7  Sàn nhà

Sàn nhà kho bảo quản hiện vật phải bằng phẳng, bảo đảm sự di chuyển an toàn của các thiết bị hỗ trợ hoạt động và người vận hành trong kho bảo quản hiện vật. Trong trường hợp bắt buộc phải thay đổi cao độ của sàn nhà kho bảo quản hiện vật, cần tính đến việc an toàn khi di chuyển hiện vật. Khu vực lưu giữ các hiện vật nặng cần được tính toán kết cấu theo tải trọng phù hợp, bền lâu, hạn chế sự sai lệch mặt sàn nhà kho bảo quản hiện vật trong quá trình sử dụng.

4.4  Giá, tủ

a) Giá, tủ hiện vật không được xếp chồng quá hai nguyên đơn theo chiều đứng, không được lưu giữ hiện vật có độ nặng vượt quá trọng tải cho phép của nhà sản xuất giá, tủ.

b) Giá, tủ hiện vật phải có độ cao hơn mặt sàn kho ít nhất lả 15 cm, để bảo đảm thuận tiện cho các hoạt động bảo quản phòng ngừa.

c) Giá, tủ hiện vật và các thiết bị lưu trữ khác phải được làm bằng chất liệu không phát tán các khí có hại đến môi trường trong kho bảo quản hiện vật.

d) Giá, tủ hiện vật và các thiết bị lưu trữ khác phải được bố trí để không cản trở việc tiếp cận các hiện vật và không gian bên trong, cho phép tiếp cận đề kiểm tra và vệ sinh một cách an toàn.

e) Những hiện vật đặc biệt không thể bảo qun trong giá, tủ phải được bảo vệ và che phủ hoặc có các vật liệu phù hợp để cách ly với không gian xung quanh.

f) Giá, tủ hiện vật phải được cố định vững chắc (bắt vít vào sàn, tường hoặc thiết bị lân cận) để bảo đảm không bị đỗ, lật. Có thể áp dụng các dây đai an toàn giữa các giá, tủ để ngăn các hiện vật rơi ra ngoài khi có động đất, rung chấn.

g) Hiện vật được lưu giữ trong giá, tủ phải được để trong các hộp, khay tiêu chuẩn hoặc được kẽ chắc chắn bằng các vật liu chuyên dụng bảo quản hiện vật phù hợp.

h) Giá, tủ lưu giữ hiện vật là mẫu vật tự nhiên bảo quản trong chất lỏng được lưu giữ cách ly với các mẫu vật khô và được đặt trong không gian có hệ thống thông gió và chống cháy thích hợp.

i) Giá, tủ và không gian lưu giữ các hiện vật được bảo quản trong chế độ đặc biệt (có khí gây hại cho con người, có phóng xạ,...) phải có biển báo rõ ràng với các dấu hiệu an toàn và sức khỏe phù hợp.

4.5  Vật liệu sử dụng trong kho bảo quản hiện vật

- Tường, sàn nhà và trần phải được làm bằng vật liệu đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn cháy theo quy định hiện hành.

- Vật liệu dùng làm các đồ đạc và thiết bị phải là các chất trơ hóa học, không dễ cháy, phát xạ, hút hoặc giữ bụi. Khi bị phá vỡ trong trường hợp cháy hoặc vì lý do khác, chẳng hạn như lão hóa tự nhiên, chúng phải không có khả năng phát ra các chất có hại cho các hiện vật, chẳng hạn các loại khí axit. Việc lựa chọn vật liệu phải giảm thiểu sự phát thải các chất độc hại, khói và bồ hóng khi có cháy.

- Vật liệu sử dụng cho thiết bị điện trong kho phải đáp ứng yêu cầu quy định tại TCVN 9206.

4.6  Phòng cháy và chữa cháy

- Kho bảo quản hiện vật phải đáp ứng các quy định hiện hành về phòng cháy, chữa cháy và yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại TCVN 2622.

Đ giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong hệ thống điện, dây cáp điện phải được phủ lớp chống cháy phù hợp với tiêu chuẩn an toàn cháy. Tại các điểm dây cáp điện đi vào và đi ra khỏi kho bảo quản hiện vật, phải bố trí vật liệu chống và ngăn cháy lan. Các phụ kiện điện phải có ch số bảo vệ tối thiểu là IP20 phù hợp với EN 60529.

4.7  Phòng, chống ngập nước

Kho bảo quản hiện vật phải có hệ thống thoát nước theo quy định tại TCVN 7957. Trong trường hợp đánh giá có nguy cơ cao bị nước xâm nhập từ ngoài vào, cần thực hiện các hình thức bảo vệ cần thiết, như bờ ngăn, lớp phủ chống thấm hoặc các thiết bị bơm nước.

Không thiết kế hệ thống cấp, thoát nước đặt trong không gian kho bảo quản. Trong trường hợp sử dụng hệ thống chống cháy bằng nước, cần thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp, tương ứng với lượng nước sử dụng khi chữa cháy, bảo đảm không ngập sàn kho bảo quản. Mức thấp nhất của một ngăn chứa (kệ giá hoặc ngăn kéo) là 15 cm cao hơn mặt sàn.

4.8  Nhiệt độ

Kiểm soát nhiệt độ ổn định trong giới hạn cho phép theo Bảng 1.

Bảng 1 - Kiểm soát nhiệt độ

Vật liệu

Nhiệt độ

(°C)

Độ nhạy nhiệt thấp: vật liệu bị ảnh hưởng ít bởi nhiệt độ, ví dụ gốm, thủy tinh (nhưng không tráng men).

Từ 18 đến 22

Độ nhạy nhiệt vừa phải: vật liệu bị ảnh hưởng vừa phải bởi nhiệt độ, ví dụ: giấy.

Từ 14 đến 16

Độ nhạy nhiệt cao: vật liệu bị ảnh hưởng nhiều bi nhiệt độ, ví dụ: chất dẻo, phim.

Từ 8 đến 10

Biên độ dao động của nhiệt độ trong kho bảo quản không quá 4 °C trong vòng 24 h.

4.9  Độ ẩm tương đối

Kiểm soát độ ẩm tương đối (RH) ổn định trong giới hạn cho phép tham khảo Phụ lục A.

4.10  Ánh sáng

4.10.1  Ánh sáng nhân tạo

Các thông số kỹ thuật sau đây phải được tuân thủ khi thiết kế chiếu sáng cho kho bảo quản:

a) Hệ thống chiếu sáng phải được lắp đặt sao cho có thể tắt bằng tay hoặc tự động khi không sử dụng. Không gian kho có diện tích lớn sẽ được phân vùng ánh sáng thành các khu vực riêng biệt;

b) Bố trí chiếu sáng phù hợp với độ dài của lối đi và các góc khuất sau giá, tù. Chiếu sáng không được gây trở ngại việc tiếp cận với các giá, tủ;

CHÚ THÍCH: Đèn chiếu sáng có thể được gắn vào thiết bị lưu giữ (giá, tủ).

c) Mọi điểm nóng tiềm ẩn phải được xác định trong mọi kế hoạch sơ đồ chiếu sáng và tránh những điều này ở bất cứ đâu có thể;

d) Không được lắp đặt nguồn phát sáng phát ra bức xạ UVA (tia UV với bước sóng cao từ 315 nm đến 400 nm) trong kho bảo quản hiện vật. Phải kiểm soát, ghi nhận mức độ bức xạ UV không vượt quá 75 μW/lm. Sử dụng vật liệu lọc UV để kiểm soát bức xạ và phải theo dõi bức xạ để bảo đảm vật liệu lọc có hiệu quả.

đ) Công suất tỏa nhiệt của bóng đèn và ảnh hưởng đến môi trường nhiệt phải được đánh giá và bất cứ nơi nào có thể giảm sản lượng nhiệt trong thiết kế sơ đồ và đặc điểm kỹ thuật thiết bị.

e) Ánh sáng trong không gian kho bảo quản phải được giữ ở mức tối thiểu an toàn cho nhân viên để tiếp cận tới các bộ sưu tập (độ rọi từ 50 lux - 100 lux).

g) Bố trí hệ thống chiếu sáng dùng pin hoặc thiết bị lưu điện trong kho bảo quản để hỗ trợ chiếu sáng khẩn cấp trong trường hợp mất điện.

Độ nhạy cảm của màu trên chất liệu với ánh sáng tham khảo Phụ lục B.

4.10.2  Đèn

Đèn không được phát ra bức xạ UVA (tức là có bước sóng dưới 400 nm). Đèn hoặc bóng đèn đặt trong không gian hiện có phải được thử nghiệm và thay thế nếu phát hiện ra bức xạ UV. Đèn huỳnh quang phát ra bức xạ UVA và không được lắp đặt trong các công trình xây dựng mới. Hiệu suất năng lượng của đèn phải được xác định và quy định và lắp đặt đèn tiết kiệm năng lượng.

Mức độ ánh sáng trong không gian lưu trữ phải được xác định theo các quy định an toàn và sức khỏe quốc gia nhưng phải được thiết kế để tắt khi không sử dụng.

4.11  Chất lượng không khí

4.11.1  Yêu cầu chung

Các tòa nhà hiện có và địa đim được dự kiến dùng làm nơi lưu giữ bộ sưu tập hiện vật cần được đánh giá về nguy cơ ô nhiễm. Các nhà kho bảo quản hiện vật xây mới phải được xây dựng bằng các vật liệu không gây ra ô nhiễm cho bộ sưu tập hiện vật. Các bộ sưu tập hiện vật cần được đánh giá để xác định độ nhạy cảm khác nhau của chất liệu hiện vật đối với các chất ô nhiễm và khả năng chất liệu hiện vật có tạo ra các chất ô nhiễm hay không.

Khi xây mới hoặc cải tạo không gian đã có làm kho bảo quản hiện vật phải lưu ý đến các vật liệu, chất liệu sử dụng bảo đm việc kiểm soát môi trường bên trong kho bảo quản hiện vật. Đặc biệt lưu ý đối với các bộ sưu tập có yêu cầu môi trường cụ thể, với các thiết bị kỹ thuật bắt buộc (kho lạnh, kho có sử dụng hóa chất,...).

4.11.2  Chất ô nhiễm từ bên ngoài

Khi lập kế hoạch xây dựng mới kho bảo quản hiện vật, cần kiểm tra và xác định dữ liệu về nồng độ các chất ô nhiễm không khí xung quanh tại địa điểm xây dựng để xác định các chất ô nhiễm có thể tác động đến nhà kho bảo quản. Các bộ sưu tập sẽ được đánh giá để xác định mức độ phản ứng của chất liệu hiện vật với các chất ô nhiễm không khí trong môi trường bên ngoài nhằm giám sát hiệu quả tác động nguy hại từ các chất ô nhiễm từ bên ngoài kho bảo quản hiện vật.

Trong trường hợp xác định có nguy cơ về ô nhiễm hoặc có sự phản ứng của chất liệu hiện vật với môi trường, thi các bộ sưu tập hiện vật sẽ không được lưu giữ hoặc trưng bày cho đến khi mức độ ô nhiễm được giảm thiểu hoặc loại b.

CHÚ THÍCH: Một số chất ô nhim từ bên ngoài kho bảo quản hiện vật cần quan tâm bao gồm ôzôn, ôxít nitơ, lưu huỳnh điôxít và bụi

Không lắp đặt hệ thống thông gió gần các nguồn gây ô nhiễm hoặc có độ ẩm, nhiệt độ cao quá mức. Khi không khí bên ngoài nhà kho bảo quản hiện vật được xác định có chất ô nhiễm, hệ thống thông gió của kho bảo quản hiện vật phải kết hợp với phin lọc không khí. Bụi xâm nhập vào kho bảo quản hiện vật qua hệ thống thông gió phải được thu gom qua phin lọc thô và phin lọc bụi mịn phù hợp theo TCVN 12350-1:2018 (ISO 16890-1:2016).

4.11.3  Ô nhiễm bên trong kho bảo quản hiện vật

Các bộ sưu tập được lưu giữ trong kho bảo quản hiện vật sẽ được đánh giá đề xác định các chất liệu nhạy cảm với các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ các vật liệu xây dựng, các bề mặt, hộp đựng hiện vật.

CHÚ THÍCH 1 Độ RH và nhiệt độ cao càng làm tăng phản ứng của chất liệu hiện vật với chất ô nhiễm.

Không sử dụng các vật liệu sơn, phủ bề mặt có khả năng tạo ra các hợp chất dễ bay hơi trong không gian kho bảo quản hiện vật. Không lắp đặt, vận hành bất kỳ thiết bị nào (bao gồm phin lọc) tạo ra ozon gần các bộ sưu tập vì ozon có thể gây hại cho hiện vật.

CHÚ THÍCH 2 Lượng phát thải từ lớp phủ bề mặt có thể tiếp tục phát ra trong nhiều năm sau khi sử dụng, đặc biệt là trong không gian kín, trao đổi khí thấp.

Sơn, véc ni và các chất phù bề mặt có thể gây ra chất ô nhiễm ở nồng độ cao sau một thời gian sử dụng, vì vậy, không đặt các bộ sưu tập gần các lớp phủ bề mặt này cho đến khi lượng phát thải giảm xuống đến ngưỡng cho phép.

CHÚ THÍCH 3 Phát thải ô nhiễm từ vật liệu phủ trên bề mặt của tòa nhà và kho bảo quản hiện vật có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng những vật liệu có lớp phủ bảo vệ, cách ly.

Danh mục một số chất gây ô nhiễm bên trong và nguồn gốc xem thêm Phụ lục C.

4.11.4  Bộ sưu tập hiện vật có tính phát xạ

Một số chất liệu của hiện vật phát ra các hợp chất dễ bay hơi, có tính chất vả khối lượng có th gây hại cho bản thân hiện vật đó và các sưu tập hiện vật khác được lưu giữ trong cùng kho bảo quản hiện vật. Cần nhận diện mức độ rủi ro của các bộ sưu tập hiện vật có tính phát xạ cao, để bố trí hệ thống thông gió phù hợp trong kho bảo quản hiện vật.

Hệ thống thông gió cơ học cần có các phin lọc không khí để loại bỏ các chất ô nhiễm trong kho bảo quản hiện vật. Các không gian lưu giữ chuyên dụng sẽ được xây dựng hoặc sử dụng cho các bộ sưu tập có tính phát xạ cao để đảm bảo không gây hại cho con người và các bộ sưu tập khác. Việc lựa chọn hệ thống thông gió cơ học hay tự nhiên sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố tiêu thụ năng lượng và an toàn.

CHÚ THÍCH: Các bộ sưu tập có tính phát xạ cần tuân thủ theo 4.11.4, bao gồm: mẫu vật lịch sử tự nhiên, mẫu vật phóng xạ, bộ sưu tập có hợp chất cellulose acetat và màng phim có chát nitrat.)

4.11.5  Thông gió

Khu vực kho bảo quản phải có hệ thống thông gió có thể điều chỉnh để thay đổi không khí bị ô nhiễm bên trong kho và điều chỉnh với sự thay đổi không khí bên ngoài.

CHÚ THÍCH Thông gió tự nhiên, do áp lực gió hay hiệu ứng ống khói, được sử dụng khi có sự chênh lệch áp suất để giảm chi phí và tác động môi trường.

Thông gió sử dụng khí ngoài phải kết hợp sử dụng phin lọc không khí để nhằm giảm nồng độ ô nhiễm bên ngoài vào kho bảo quản. Không lắp đặt các cửa hút gió gần các nguồn gây ô nhiễm hoặc có độ ẩm, nhiệt độ cao quá mức. sử dụng vật liệu cho phin lọc không gây hại đến các hiện vật. Phải theo dõi thường xuyên hiệu suất của phin lọc và duy trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Không nên sử dụng các thiết bị lọc tạo ra ozon vì chúng có thể gây hại cho hiện vật. Bố trí các bộ khuếch tán không khí để điều phối không khí lưu thông xung quanh các giá, tủ trong kho bảo quản hiện vật bảo tàng.

Khi lắp đặt đường ống dẫn không khí hoặc hệ thống kiểm soát chất lượng không khí, phải tinh khoảng không gian cần thiết để lắp đặt hệ thống ống này tới gian máy. Các gian máy phải được đặt bên ngoài phòng hoặc không gian được phân phối không khí. Hệ thống báo động phải được lắp đặt để cảnh báo về bất kỳ sự cố nào trong thiết bị thông giỏ trung tâm.

Hệ thống giá, tủ hiện vật cần tính toán đến việc thông thoáng khí, không hạn chế luồng không khí di chuyển giữa các giá, tủ.

4.12  Kiểm soát môi trường bằng phương pháp cơ học

Kiểm soát môi trường sẽ đạt được thông qua thiết kế tòa nhà hoặc nâng cấp tòa nhà khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật và việc sử dụng vật liệu đệm, lớp phủ. Đối với các bộ sưu tập hiện vật yêu cầu môi trường cụ thể (ví dụ kho lạnh), thì phải lắp đặt thêm các thiết bị điều khiển cơ học như điều hòa không khí.

Xác định các nguồn gây m, xâm nhập không khí dư thừa hoặc các điểm yếu trong cách nhiệt tồn tại trong cấu trúc tòa nhà có sẵn và khắc phục trước khi xem xét sử dụng các phương tiện kiểm soát cơ học.

Thiết bị hút ẩm di động, máy tạo độ ẩm, máy sưởi hoặc các thiết bị điện khác có thể làm tăng nguy cơ hỏa hoạn hoặc ngập lụt. Các thiết bị này chỉ nên được sử dụng tạm thời khi chưa tìm ra phương tiện nào khác phù hợp và phải được tắt khi nhà kho bảo quản hiện vật đóng cửa.

Kho lưu giữ xây mới sẽ không thiết kế kiểm soát môi trường bằng phương thức kết hợp các thiết bị điện phụ trợ đặt bên trong kho.

4.13  Điều hòa không khí trong kho bảo quản hiện vật

Sử dụng điều hòa không khí để kiểm soát điều kiện trong kho bảo quản hiện vật khi xác định môi trường kho bảo quản hiện vật không thể đáp ứng các quy định kỹ thuật nếu không có điều hòa nhiệt độ.

Tốc độ lưu thông không khí được thiết kế để một máy điều hòa không khí cung cấp sẽ được xác định từ tải trọng làm mát để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối theo yêu cầu kỹ thuật cho kho bảo quản hiện vật. Hệ thống điều hòa không khí trong kho bảo quản hiện vật phải được thiết kế để hạn chế việc đưa không khí từ ngoài vào trong kho bảo quản hiện vật, bảo đảm sự ổn định của nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Đối với kho bảo quản hiện vật có người làm việc trong kho cần thiết kế để không khí vào kho được bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật.

Điều hòa không khí trong kho bảo quản hiện vật cần được kết nối với hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm đ bảo đảm điều tiết môi trường tự động và liên tục trong kho bảo quản hiện vật đúng các yêu cầu.

Vật tư thay thế cho hệ thống điều hòa không khí cần được chuẩn bị sẵn sàng để bảo đảm việc hoạt động liên tục, hạn chế thời gian ngừng hoạt động khi bị hỏng hóc của hệ thống điều hòa không khí. Việc lắp đặt điều hòa không khí phải được đảm bảo sạch sẽ và bảo đảm duy trì hoạt động tốt và được tính đến ngay từ khi thiết kế.

4.14  Kiểm soát sinh vật gây hại và nấm, mốc

Đối với nhà kho bảo quản hiện vật xây mới, không tích hợp thực vật vào cấu trúc của tòa nhà hoặc bám trên các kết cấu bao che. Mặt ngoài của nhà kho hiện hữu phải được dọn dẹp thường xuyên, bảo đảm không có các bụi cây phát triển.

- Các chỗ nứt, vỡ trên các cấu trúc của kho bảo quản hiện vật hoặc tại các điểm vào của dây điện, ống dẫn khí từ bên ngoài vào kho bảo quản phải được sửa chữa đề tránh sinh vật gây hại xâm nhập vào bên trong kho bảo quản hiện vật.

- Các ô thông gió và điều hòa không khí phải vừa khít với các tấm lọc hoặc lưới chắn để ngăn sự xâm nhập của sinh vật gây hại vào bên trong kho bảo quản hiện vật.

- Mức độ hoạt động của sinh vật gây hại, côn trùng bên trong và xung quanh tòa nhà phải được theo dõi và đánh giá để có các biện pháp phòng tránh.

- Không gian không sử dụng phải tiếp cận được để làm vệ sinh.

- Không sử dụng các chất liệu thảm len trong kho bảo quản hiện vật.

- Không được ăn, uống trong kho bảo quản hiện vật.

- Hiện vật cần được loại bỏ sinh vật gây hại trước khi đưa vào kho bảo quản hiện vật. Việc loại bỏ sinh vật gây hại khỏi hiện vật cần được thực hiện ở khu vực riêng biệt, có các biện pháp phòng ngừa thận trọng để hạn chế lây nhiễm sinh vật gây hại ở khu vực này.

- Hiện vật còn ẩm ướt sẽ phải được xử lý trước khi đưa vào kho bảo quản hiện vật khô, hạn chế sự phát triển của nấm, mốc.

- Khi phát hiện kho bảo quản bị thấm nước, độ ẩm cao cần thực hiện khảo sát, đánh giá và cải tạo để tránh rủi ro về nấm, mốc hoặc các hư hại do độ ẩm gây nên.

- Trong trường hợp kho bảo quản nằm trong công trình lịch sử, bị hạn chế cải tạo có tác động đến công trình, thì khu vực làm kho bảo quản cần được bố trí xa các khu vực bị hư hỏng, có độ ẩm cao.

- Thiết bị lưu trữ như giá, kệ, t phải được bố trí có khoảng cách với bề mặt tường kho bảo quản hiện vật.

- Kiểm soát độ đồng đều nhiệt độ trong kho bảo quản, hạn chế vùng không khi có nhiệt độ thấp đột ngột, làm cho độ ẩm tương đối bị tăng không kiểm soát.

- Khi phát hiện nấm, mốc trong kho bảo quản hiện vật, cần tham khảo ý kiến các chuyên gia đối với các rủi ro về sức khỏe và sự lây lan của nấm, mốc.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kiểm soát độ ẩm tương đối (RH %)

Bảng A.1 - Kiểm soát độ ẩm tương đối (RH %)

Vật liệu

Độ ẩm tương đối

(RH %)

n định về hóa học

Độ nhạy cao với quá trình thủy phân: vật liệu có sự hiện diện tương đối cao của các nhóm hóa học nhạy cảm với thủy phân trong chuỗi polyme, ví dụ: da và hàng dệt đã bị axit hóa bởi ô nhiễm, axetat xenlulo và màng nitrat.

Vật liệu vô cơ cần mức RH thấp hơn vật liệu hữu cơ bao gồm như: đồng, chì, hợp kim đồng, kẽm, thiếc, hợp kim thiếc, đá chứa muối, gốm chứa muối, đá có vật liệu đất sét và hiện vật khảo c chất liệu sắt.

< 35

Độ nhạy vừa phải với quá trình thủy phân: các vật liệu có sự hiện diện tương đối vừa phải của các nhóm hóa học nhạy cảm với thủy phân trong chuỗi polyme, ví dụ: một số giấy bột gỗ.

Từ 30 đến 45

Độ nhạy thấp với quá trình thủy phân: vật liệu có sự hiện diện tương đối thấp của các nhóm hóa học nhạy cảm với thủy phân trong chuỗi polyme, ví dụ giấy, màng polyester.

Từ 30 đến 60

Ổn định về cơ học

Vùng an toàn ổn định cơ học cho các hiện vật có chất liệu phi composite, không chống chịu ẩm.

Từ 30 đến 70

Vật liệu hữu cơ có thể trở nên kém đàn hồi hơn, làm tăng nguy cơ hư hỏng.

< 30

Một số vật liệu bị giảm độ n định cơ học, ví dụ như gỗ.

>70

Chất liệu

Độ ẩm (RH %)

Nguy cơ nấm, mốc

Nguy cơ phát sinh nấm mốc ở nhiệt độ 20 °C.

Từ 65 đến 100

Nguy cơ nấm mốc phát triển.

Từ 55 đến 100

Biên độ dao động của độ ẩm tương đối trong kho bảo quản hiện vật không được vượt quá 5 % trong vòng 24 h.

Phụ lục B

(Tham khảo)

Độ nhạy cảm của màu trên chất liệu với ánh sáng Bảng

B.1 - Độ nhạy cảm của màu trên chất liệu với ánh sáng

Loại chất liệu

Mô tả

Chất liệu không nhạy cảm với ánh sáng

Chất liệu không đổi màu do ánh sáng (vật liệu này có thể đổi màu do lão hóa hoặc do chất ô nhiễm). Chất liu loi này ch yếu là các sắc tố khoáng bao gồm hầu hết các sắc tố khoáng (ngoại trừ một số), ví dụ như màu của men thủy tinh, gốm sứ.

Nhiều hình ảnh đơn sắc trên giấy, như mực carbon, (màu của giấy và màu thêm vào mực carbon thường có độ nhạy cao). Giấy nên được coi là chất liệu có độ nhạy cảm thấp với ánh sáng.

Nhiều chất liệu màu hiện đại có chất lượng cao được sản xuất để sử dụng ngoài trời.

Chất liệu nhạy cảm thấp với ánh sáng

Màu sắc cấu trúc ở côn trùng (nếu UV được kiểm soát).

Một số chất liệu thực vật có nguồn gốc lịch sử, đặc biệt là chàm trên len.

Bản in đen trắng bằng bạc/gelatine (ngoại trừ giấy tráng nhựa).

Nhiều chất liệu màu hiện đại có chất lượng cao được sản xuất để sử dụng ngoài trời. Màu đỏ son (đen do ánh sáng). Chì đỏ (làm nhạt hoặc đậm hơn). Polyester

Chất liệu nhạy cảm vừa phải với ánh sáng

Thuốc nhuộm Alizarin và hồ. Một số chất liệu thực vật có nguồn gốc lịch sử, đặc biệt là màu đỏ loại chứa chủ yếu chất alizarin, làm thuốc nhuộm trên len hoặc như một chất màu hồ có trong nhiều loại chất liệu. Nó thay đổi trong phạm vi môi trường và có thể đạt đến loại thấp, tùy thuộc vào nồng độ, chất nền và chất kết dính.

Màu sắc của các loại lông thú và lông vũ. Mực in thông thường.

Các ảnh màu có tên “chrome”, ví dụ: Cibachrome, Kodachrome.

Màu vàng cam có nguồn gốc khoáng chất (orpiment), màu cam đ có nguồn gốc khoáng chất (realgar).

Vải dệt thoi, vật liệu xenlulo không chứa lignin, ví dụ: bông

Chất liệu nhạy cảm cao với ánh sáng

Chất liệu có nguồn gốc từ thực vật, gồm hầu hết các loại thuốc nhuộm và bột màu hồ có trong nhiều loại chất liệu: vàng, cam, xanh lá cây, tím, nhiều màu đỏ, xanh lam.

Chất chiết xuất từ côn trùng, chẳng hạn như thuốc nhuộm lac và cochineal (ví dụ: carmine) có trong nhiều loại chất liệu.

Các màu tổng hợp ban đầu như anilin, có trên tất cả các chất liệu.

Chất màu tổng hợp trên tất cả các chất liệu. Các bút có đầu dạ, gồm cả bút mực đen, các loại mực bút bi đỏ và xanh.

Các loại thuốc nhuộm được sử dụng cho giấy pha màu trong thế k XX.

Các bức ảnh màu có từ “colour” hoặc “color” trong tên, ví dụ: Kodacolour, Fujicolour.

Động vật được bảo quản bằng cồn và một số mẫu khoáng vật nhất định, ví dụ realgar, bạc halogenua.

Sợi, nylon, vật liệu xenlulo chứa lignin, ví dụ: đay, vải lanh đã được ty trắng, giấy bột gỗ, giấy in báo, v.v.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Một số chất gây ô nhiễm bên trong kho và nguồn gốc

Bảng C.1 - Một số chất gây ô nhiễm bên trong kho và nguồn gốc

Chất gây ô nhiễm

Nguồn gốc

Acid acetic, các loại dung môi

Sơn acrylic và các loại sơn nitrocelulose

Acid acetic

Các vật phẩm trong bộ sưu tập có chứa acetat celulose, phim celulose triacetat

Camphor (long não), Formaldehyde (methanal), Nitrogen

Sưu tập hiện vật và ảnh chứa chất celulose nitrat.

Hơi acid

Chất dẻo, cao su

Các khí sinh ra do lưu huỳnh bị khử

Cao su polyisopren (mặt sau của thảm) cao su lưu hóa, len và một số khoáng chất sulfide

Acid acetic

Poly vinyl acetat (PVA)

Acid chlohydric

Poly vinyl chloride (PVC)

Acid acetic, acid formic, các loại dung môi

Nhựa, lớp ph bề mặt

Acid acetic, acid formic

Gỗ

Formaldehyde

Ván gỗ nhân tạo (được gắn bằng keo có chất urea-formaldehyde hoặc phenol- formaldehyde)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] BS EN 16893:2018, Conservation of Cultural Heritage - Specifications for location, construction and modification of buildings or rooms intended for the storage or use of heritage collections (Bảo tồn di sản văn hóa - Thông số kỹ thuật cho vị trí, xây dựng và cải tạo các tòa nhà hoặc phòng dự kiến làm kho lưu giữ các sưu tập di sản)

[2] TCVN 10382:2014, Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa

[3] TCVN 12350-1:2018 (ISO 16890-1:2016), Phin lọc không khí cho hệ thống thông gió chung - Phần 1: Quy định kỹ thuật, yêu cầu và hệ thống phân loại dựa trên hiệu suất hạt lơ lửng (ePM)

[4] Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12.

[5] Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

[6] Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

[7] Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng;

[8] Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng;

[9] Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo quản phòng ngừa hiện vật hữu cơ trong các bảo tàng nước ta”, Cục Di sản văn hóa, 2011.

[10] Basic Conservation of Archival Materials: Revised Edition, 2003 Chapter 3 - Environment, (Chất liệu bảo quản của kho lưu trữ cơ bản: Bản sửa đổi, 2003, Chương 3 - Môi trường), Hội đồng Lưu trữ Canada, 2003.

[11] Guide for Environmental Condition Setting, (Hướng dẫn thiết lập các điều kiện môi trường), Hội đồng Di sản quốc gia Singapore.

[12] Museum collection storage (Kho bảo quản sưu tập bảo tàng, UNESCO), UNESCO, 1979.

[13] Methodology and didactic tools for Re-organizing Museum storage, (Phương pháp và công cụ giảng dạy cho việc Tổ chức lại kho bảo quản bảo tàng) do ICRROM-UNESCO phối hợp thực hiện.

[14] Running a museum - A practical Handboo, Mục “Chăm sóc và Bảo quản sưu tập hiện vật’’ (Stefan Michalski), (Vận hành Bảo tàng cẩm nang hướng dẫn thực hành), ICOM - Hội đồng Bảo tàng Quốc tế, 2004.

[15] Chapter 7: Museum Collections Storage. “Museum Handbook Part I”, (Chương 7. Kho bảo quản hiện vật bảo tàng”, Tài liệu “Sổ tay bảo tàng Phần I), Cơ quan quản lý vườn quốc gia Hoa Kỳ (National Park Service, USA).

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi