Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Bộ LĐTBXH

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH

Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:650/QĐ-LĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành:09/06/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

BLĐTBXH ra Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng VHXH ASEAN đến 2025

Ngày 09/06/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

Kế hoạch nhằm thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (Cộng đồng) đến năm 2025 trong lĩnh vực lao động và xã hội giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung về lao động và xã hội của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng đến năm 2025; nghiên cứu, lựa chọn biện pháp chiến lược thực hiện phù hợp, ...

Về tuyên truyền, Bộ thực hiện vận động nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội; cập nhật trên các trang thông tin điện tử các tin, bài bằng tiếng Việt và tiếng Anh về các sự kiện hợp tác của Cộng đồng trong lĩnh vực lao động, xã hội; tổ chức hội nghị, hội thảo và tập huấn nâng cao nhận thức về Cộng đồng...

Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị, đề xuất triển khai các Tuyên bố, quyết định của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách Cộng đồng, phúc lợi xã hội và phát triển, lao động, phụ nữ và quyền của người lao động di cư, quyền của phụ nữ, trẻ em và của nhóm yếu thế.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH tại đây

tải Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

________

Số: 650/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2021

 

                                                                                   

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế làm việc và phối hợp giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa -Xã hội ASEAN đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN;

- Bộ Ngoại giao;

- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;

- Lãnh đạo Bộ LĐTBXH;

- Cổng TTĐT của Bộ;

- Lưu: VT, HTQT.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

Đào Ngọc Dung

 

 

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

__________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HI ASEAN ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH ngày 9 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

________________

 

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án ASEAN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án ASEAN với những nội dung cụ thể sau;

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Đề án ASEAN và thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trong lĩnh vực lao động và xã hội giai đoạn 2021-2015.

2. Yêu cầu:

a) Chủ động hội nhập và tích cực trong việc thực hiện vai trò cơ quan điều phối quốc gia của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

b) Tạo sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

c) Kịp thời cập nhật các hoạt động, sự kiện ở cấp khu vực và tiến độ thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

d) Xác định rõ các nhiệm vụ của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp để chủ động thực hiện nhằm đạt được kết quả theo yêu cầu, tiến độ, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực để hội nhập.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả ở cấp quốc gia các mục tiêu của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN đến năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Rà soát, lồng ghép và tổ chức thực hiện các nội dung về lao động và xã hội của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 và các hoạt động của các cơ quan hợp tác chuyên ngành ASEAN trong kế hoạch, chính sách, chương trình của Bộ và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, tiêu chuẩn, tổ chức bộ máy thực hiện trong lĩnh vực lao động và xã hội trên cơ sở các mục tiêu và biện pháp chiến lược của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

b) Nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp chiến lược thực hiện phù hợp với ưu tiên trong lĩnh vực lao động và xã hội.

c) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về lao động và xã hội để thực hiện các mục tiêu.

d) Xây dựng và lồng ghép vào các chiến lược, chương trình hành động và các kế hoạch cụ thể về lao động và xã hội để thực hiện.

đ) Tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động.

2. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

a) Biên soạn và phát hành, phổ biến các ấn phẩm cập nhật hàng năm về các văn kiện, tuyên bố thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN; kế hoạch công tác của các cơ quan hợp tác chuyên ngành của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội; các kết quả nghiên cứu, dự án liên quan của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội. Xây dựng các chương trình truyền thông theo nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

b) Cập nhật trên các trang thông tin điện tử liên quan các tin, bài tiếng Việt và tiếng Anh về các sự kiện hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; đăng tải các tài liệu tra cứu.

c) Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và tập huấn nâng cao nhận thức về ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng, các vấn đề lao động và xã hội trong bối cảnh một Cộng đồng ASEAN chung và những giải pháp tăng cường hội nhập trên phạm vi toàn quốc.

3. Tăng cường hệ thống thông tin, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu

a) Tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

b) Xây dựng các đề xuất về báo cáo đánh giá hoạt động hợp tác ASEAN của các đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực lao động và xã hội, hợp tác ASEAN trong lĩnh vực chuyên ngành của các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

c) Thường xuyên cập nhật các thông tin về hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực liên quan thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

d) Kiến nghị, đề xuất triển khai thực hiện các Tuyên bố, quyết định của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), phúc lợi xã hội và phát triển (AMMSWD), lao động (ALMM), phụ nữ (AMMW) và quyền của người lao động di cư, quyền của phụ nữ, trẻ em và của các nhóm yếu thế.

đ) Xây dựng và hướng dẫn đánh giá hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ việc thực hiện Đề án tại Việt Nam.

4. Thúc đẩy vận động, thu hút nguồn lực

a) Nghiên cứu và phổ biến các điều kiện, cơ chế hoạt động, hỗ trợ nguồn lực của các Quỹ trong ASEAN và của các tổ chức đối tác.

b) Tổ chức các hội nghị đối tác về hợp tác ASEAN và hội nhập quốc tế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Xã hội hóa các hoạt động, đặc biệt liên quan đến triển lãm ảnh, sách và sản phẩm liên quan.

5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để thực hiện Đề án 161.

a) Sắp xếp lại nhân sự chịu trách nhiệm về hoạt động hợp tác ASEAN đáp ứng theo yêu cầu của công việc.

b) Tổ chức các lớp, khóa tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, các co chế và các vấn đề ưu tiên trong hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội, phụ nữ và trẻ em...

c) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực về hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho các cán bộ trong ngành theo Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” do Bộ Nội vụ chủ trì.

d) Cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, cuộc họp, hội nghị, hội thảo khu vực về lĩnh vực lao động, xã hội và các kênh chuyên ngành của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, khuyến khích mở rộng các đối tượng thông qua hình thức họp trực tuyến kết hợp trực tiếp.

đ) Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo của Ban Thư ký ASEAN; cán bộ là đầu mối phụ trách Văn hóa - Xã hội tại cơ quan đại diện thường trú của Việt Nam tại ASEAN (CPR) nhằm nâng cao năng lực điều phối chung để thực hiện các mục tiêu của quốc gia và các mục tiêu chung của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(theo Phụ lục đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch hành động này có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc triển khai thực hiện; báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo yêu cầu.

2. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì:

- Phối hợp với Văn phòng Bộ và Vụ Kế hoạch - Tài chính lập dự toán ngân sách thực hiện Kế hoạch hành động này.

- Định kỳ báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Kế hoạch hành động được thực hiện đồng bộ, hiệu quả; bám sát các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 và những chương trình, đề án mà Bộ đang thực hiện.

- Phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin, các báo, tạp chí của Ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động hợp tác ASEAN trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội và các lĩnh vực lao động, xã hội.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tổng kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động này vào năm 2023 và đánh giá tổng kết Đề án vào năm 2025.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động này, nếu cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất, báo cáo Bộ (qua Vụ Hợp tác quốc tế) xem xét, quyết định./.

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

 

DANH SÁCH

QUYẾT ĐỊNH SỐ 650/QĐ-LĐTBXH NGÀY 9/6/2021

 

I. Các Bộ, ngành

1. Bộ Ngoại giao

2. Bộ Thông tin và Truyền thông

3. Bộ Y tế

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Bộ Nội Vụ

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường

II. UBND 63 Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

 

 

PHỤ LỤC: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN (ASCC) ĐẾN NĂM 2025

 

STT

161

ASCC Blueprint

Dòng biện pháp của KHTT của ASCC 2016-2025/Đề án 161

Hoạt động cụ thể liên quan của các đơn vị được đề xuất

Đơn vị thực hiện

Chủ trì

Phối hợp

1

1

A.1.i.

Thể chế hóa các chính sách ASEAN về các cuộc tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan trong công tác của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan khác của ASEAN, bao gồm: các sáng kiến xây dựng chính sách, lồng ghép việc đánh giá tác động vào xây dựng chính sách, xây dựng Chương trình, thực hiện, giám sát và các hoạt động khác

Tổ chức các cuộc tham vấn và chia sẻ thông tin về kế hoạch hành động, kế hoạch công tác và các hội nghị/hội thảo của các cơ quan chuyên ngành ASEAN trong hoạt động của Bộ với các Bộ, ngành, tổ chức phi chính phủ, cá nhân liên quan ở cấp quốc gia và khu vực.

 

Vụ HTQT

 

Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH

 

2

1

A.1.ii.

Thúc đẩy các khuôn khổ và hướng dẫn về quan hệ đối tác nhằm gắn kết các bên liên quan trong việc thực hiện hiệu quả các sáng kiến của ASEAN và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các Chương trình và thành tựu của Cộng đồng VHXH.

Tổ chức các hội thảo/cuộc họp giới thiệu về các quỹ hợp tác ASEAN và các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực do Bộ LĐTBXH phụ trách; truyền thông về các sáng kiến và kết quả hợp tác của ASEAN.

 

Vụ HTQT

 

Các đơn vị trực thuộc Bộ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

 

3

1

A.2.i.

Nâng cao năng lực và khả năng tự cường của các bên liên quan với các kỹ năng quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường năng lực thể chế để giải quyết những thách thức hiện nay, ứng phó với các xu hướng đang nổi lên, như thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tổ chức các tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý công nghệ thông tin.

TTTT

 

Vụ HTQT, Vụ TCCB, Trường ĐTBD và các đơn vị trực thuộc Bộ

4

Tổ chức các hội nghị chia sẻ luật pháp và chính sách ASEAN trong lĩnh vực lao động - xã hội, đặc biệt trong việc ứng phó với các xu hướng mới như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và Cách mạng Công nghiệp 4.0

Vụ HTQT

 

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

5

Tổ chức các tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn theo vị trí việc làm và lãnh đạo quản lý “và “Bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, hành chính công vụ và quản lý nhà nước đáp ứng các yêu cầu chung về hội nhập

Vụ TCCB và
Trường
ĐTBD

 

 

 

Trường ĐTBD và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

6

1

A.2.ii.

Thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở các nhóm tuổi khác nhau như một phương tiện kết nối với cộng đồng khu vực và toàn cầu.

Cung cấp trang thiết bị phục vụ cho họp trực tuyến với các nước thành viên ASEAN và các đối tác quốc tế khác.

TTTT, VP Bộ

Vụ KHTC, Vụ HTQT, các bộ phận truyền thông và thông tin tại các đơn vị liên quan thuộc Bộ

7

1

A.2.iii

Tăng cường sự tham gia của các chính quyền và các cấp có thẩm quyền ở địa phương thông qua chính quyền trung ương trong việc xây dựng các Chương trình nâng cao năng lực ASEAN, từ đó có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng của họ.

* Tổ chức các hội thảo về hợp tác/hội nhập ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong lĩnh vực lao động, phúc lợi xã hội, quyền của phụ nữ và trẻ em.

* Tổ chức các Hội nghị thực hiện Đề án 161 cho các tỉnh /thành phố trực thuộc trung ương.

* Đưa ra những hướng dẫn cho chính quyền các cấp để xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể tại địa phương.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

8

1

A.2.iv.

Thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật, chính sách gắn với thực tiễn, tránh phân biệt đối xử bằng cách xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và minh bạch ở tất cả các cấp.

Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong lĩnh vực lao động và xã hội, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới, Luật Việc làm, Luật Trẻ em nhằm bảo đảm tương thích với các Cam kết trong khối ASEAN về lĩnh vực lao động và xã hội.

Vụ Pháp chế, Vụ HTQT và tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các Sở LĐTBXH

9

Thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội thông qua việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội

Vụ BHXH

Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

10

Thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh thông qua việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, về tiền lương tối thiểu giờ.

Cục QHLĐTL

Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

11

Đánh giá, sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp 2013, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tiễn tình hình mới

Vụ BĐG

Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

12

 

 

 

Nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung Hoàn thiện Luật Việc làm, các văn bản có liên quan và các văn bản hướng dẫn về việc làm, TTLĐ, BHTN, QLLĐ

Cục VL

Vụ PC, BHXH và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

13

 

 

 

Tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung, ban hành chính sác, pháp luật để đảm bảo quyền trẻ em phù hợp với Luật Trẻ em 2016 như hoàn thiện quy định của pháp luật trẻ em trong các Bộ luật liên quan

Cục TE

Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

14

 

1

A.2.v.

Tăng cường dịch vụ xã hội thông qua các Chương trình nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác hiệu quả giữa các nước thành viên ASEAN.

Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực thông qua hoạt động của Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp ASEAN, thúc đẩy thực hiện Khung Tham chiếu trình độ ASEAN, thực hiện Lộ trình ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực trong thế giới công việc đang đổi thay và các dự án liên quan trong kênh lao động

Tổng cục

GDNN

Cục Việc làm, Cục QLLĐNN, trường ĐTBDCBCC, các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các Sở LĐTBXH

15

 

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Cục VL

Viện KHLĐXH, các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ; Sở LĐTBXH và các Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh/thành phố.

16

 

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo tinh thần Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng quan hệ lao động, hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Cục QHLĐTL

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

17

Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống Giám sát và Đánh giá thực hiện Lộ trình thực hiện Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn Nhân lực trong Thế giới Công việc đang đổi thay

Vụ HTQT

Tổng cục GDNN và các đơn vị liên quan, Bộ GDĐT

18

1

A.2.vi.

Nâng cao nhận thức về ASEAN của công chức, sinh viên, trẻ em, thanh niên và tất cả các bên liên quan, đây cũng là yếu tố góp Phần xây dựng bản sắc ASEAN.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền về hợp tác ASEAN trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội và lĩnh vực lao động - xã hội cho các đối tượng liên quan trong Cộng đồng và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các Bộ, ngành thuộc trụ cột VHXH, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và các tỉnh, thành phố

19

1

A.2.vii.

Nỗ lực đạt được bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái

* Triển khai có hiệu quả các mục tiêu quốc gia và các Chiến lược, Chương trình liên quan nhằm thúc đẩy bình đẳng giới như: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.

* Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

* Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng, chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông để phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, dân cư. Ưu tiên các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới. Triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.

* Đánh giá, sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới đảm bảo phù hợp, đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp 2013, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tiễn tình hình mới.

Vụ BĐG

Cục TE, các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ

20

 

 

 

Triển khai các hoạt động thuộc Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của Bộ.

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ BĐG và các đơn vị trực thuộc Bộ

21

 

 

 

Hội thảo khu vực ASEAN về Hướng dẫn lồng ghép giới trong luật pháp và chính sách về lao động và việc làm và Các Hội thảo quốc gia áp dụng Hướng dẫn khu vực

Vụ HTQT

Vụ PC, Vụ BĐG, trường ĐTBD và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

22

 

 

 

Rà soát luật pháp và chính sách của các nước ASEAN về lao động nữ di cư

Vụ HTQT

Cục QLLĐNN, Vụ PC Vụ BĐG, Viện KHLĐXH

23

 

 

 

Các nghiên cứu về nữ và bình đẳng giới trong các lĩnh vực lao động - xã hội

Viện KHLĐXH

Vụ BĐG, các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ

24

1

B.1.i.

Giảm tình trạng bất bình đẳng và thúc đẩy tiếp cận bình đẳng với an sinh xã hội và được hưởng các quyền con người cho tất cả người dân; xây dựng và thực hiện các khuôn khổ, hướng dẫn và triển khai các cơ chế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bạo lực, bóc lột, lạm dụng và sao nhãng.

Thực hiện nghiên cứu các chính sách, mô hình bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ cho người lao động phục hồi sau đại dịch

Vụ BHXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

25

 

1

B.1.ii.

Đưa ra các hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ có chất lượng cho phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, lao động di cư, nhóm dân tộc thiểu số, và các nhóm dễ bị tổn thương.

Nghiên cứu và ứng dụng các tài liệu có sẵn của khu vực/quốc tế đồng thời biên soạn/chỉnh sửa các tài liệu và xây dựng mô hình hướng dẫn trong nước về chu trình, thủ tục chăm sóc và hỗ trợ cho các đối tượng của ngành

Cục BTXH

Cục TE, Vụ BĐG, Trường ĐTBD và các đơn vị liên quan

26

 

Trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

27

 

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

28

Tăng cường phòng phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Xây dựng và triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

29

 

1

B.1.iii.

Tạo các cơ chế khu vực nhằm tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và công nghệ cho tất cả mọi người

Tham gia Hội nghị/Hội thảo về tăng cường năng lực và tiếp cận công nghệ thông tin cho các bên liên quan.

TTTT

VP Bộ, Vụ HTQT, các bộ phận truyền thông và thông tin tại các đơn vị chuyên môn của Bộ

30

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo cung - cầu lao động nhằm dự báo nhu cầu tiếp nhận của thị trường lao động trong và ngoài nước, tình hình chính trị an ninh, cập nhật thường xuyên cho doanh nghiệp và người lao động;

Cục VL và

Cục

QLLĐNN

TTTT, Viện KHLĐXH và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.

31

 

 

 

Thúc đẩy thực hiện Sáng kiến về an sinh xã hội cho người khuyết tật, đặc biệt trong và hậu đại dịch

Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

32

1

B.1.iv.

Thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN thực hiện Tuyên bố Bali về thúc đẩy vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN và Thập kỷ về người khuyết tật ASEAN (2011-2020).

Tham gia các hoạt động khu vực và thúc đẩy để thực hiện Tuyên bố Bali về Tăng cường vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN.

Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

33

Tăng cường năng lực khu vực ASEAN trong thực hiện và báo cáo về Công ước Liên Hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD)

Vụ HTQT

Cục BTXH, Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

34

Tăng cường năng lực quốc gia về thực hiện CRPD.

Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

35

1

B.1.v.

Tăng cường các sáng kiến hợp tác khu vực nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN chuẩn bị sẵn sàng cho một xã hội già hóa

Tham gia và thực hiện Các hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố Kuala Lumpur về Tăng cường quyền năng cho người cao tuổi trong Cộng đồng ASEAN và các nội dung về người cao tuổi trong kế hoạch công tác của Kênh Phúc lợi xã hội và Phát triển ASEAN (SOMSWD), đặc biệt là các ưu tiên của Việt Nam

Cục BTXH, Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

36

Nghiên cứu, trao đổi về các giải pháp để giải quyết vấn đề về già hóa dân số, đảm bảo cân đối tài chính bảo hiểm xã hội như tăng tuổi nghỉ hưu, Điều chỉnh quan hệ đóng - hưởng.

Viện KHLĐXH, Cục BTXH và Vụ BHXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

37

Điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc

Vụ BHXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

38

1

B.2.i.

Thúc đẩy các nền tảng khu vực nhằm tăng cường các cơ hội bình đẳng, sự tham gia và mời gọi sự tham gia hiệu quả của phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân ở vùng sâu, vùng xa và biên giới,các nhóm dễ bị tổn thương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và Chương trình của ASEAN.

Tham gia tích cực vào hoạt động của Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) và duy trì mạng lưới ACWC tại Việt Nam; hoạt động của Ủy ban thực hiện Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư trong ASEAN (ACMW); tổ chức các diễn đàn cấp quốc gia chuẩn bị cho diễn đàn khu vực có liên quan.

Vụ HTQT

Cục TE, Vụ BĐG, Cục Quản lý LĐNN, Cục Việc làm, Trường ĐTBD và các đơn vị liên quan

39

 

 

Nghiên cứu so sánh pháp luật lao động các nước ASEAN về lao động đặc thù (LĐ là người giúp việc, LĐ nữ, LĐ là người cao tuổi, LĐ là người khuyết tật, LĐ chưa thành niên)

Cục

QHLĐTL

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

40

 

1

B.2.ii.

Xây dựng các chiến lược khu vực và tăng cường năng lực thể chế nhằm lồng ghép giới vào các chính sách, Chương trình và ngân sách của ASEAN trên các trụ cột và các ngành.

* Tham gia nhóm công tác về lồng ghép giới trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN

* Tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và Phát triển (WPD)

Vụ HTQT,

Vụ BĐG, Viện

KHLĐXH

Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

41

 

Xây dựng tài liệu đánh giá tác động chính sách về xã hội và giới trong quá trình xây dựng các đề xuất và triển khai các sáng kiến ASEAN

Trường

ĐTBD

Vụ Pháp chế, Vụ HTQT

42

Tổ chức các Hội thảo/hội nghị khu vực và quốc gia về Hướng dẫn Lồng ghép giới trong luật pháp và chính sách về lao động - việc làm.

Vụ HTQT

Trường ĐTBD, Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

43

1

B.2.iii.

Thúc đẩy tính hiệu quả trong việc thực hiện các Chương trình và chiến lược của Cộng đồng VHXH và thúc đẩy hài hòa hoá các Chương trình và chiến lược này với các Chương trình và chiến lược của Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Chính trị An ninh, đặc biệt là trong các lĩnh vực an sinh xã hội, bao phủ y tế toàn dân, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công việc và việc làm bền vững và phòng, chống buôn bán người.

Tham gia và tổ chức các hoạt động diễn đàn với trụ cột chính trị an ninh và kinh tế trong các lĩnh vực an sinh xã hội, bao phủ y tế toàn dân, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công việc và việc làm bền vững và phòng chống buôn bán người.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

44

 

1

B.2.iv.

B.2.iv. Cung cấp các cơ chế và nâng cao năng lực thể chế nhằm thúc đẩy tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản cho tất cả mọi người, ví dụ như các dịch vụ y tế, giáo dục, bao gồm cả giáo dục mầm non, dạy nghề, đào tạo kỹ năng cũng như thúc đẩy công nhận kỹ năng

Hoàn thiện thể chế, chính sách; tăng cường năng lực đánh giá, công nhận lẫn nhau về trình độ kỹ năng và năng lực hành nghề của người lao động;

TCGDNN

Cục VL, Viện KHLĐXH

45

Các chương trình phục hồi chức năng, đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp/vay vốn kinh doanh cho người khuyết tật và người cao tuổi, chương trình và dịch vụ dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng đặc thù của Bộ

Cục BTXH

TCGDNN, Cục TE, Cục VL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

46

Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác trẻ em, đặc biệt nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và tham gia thực hiện các quyền của trẻ em ở các cấp, đồng thời hoàn thiện việc xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn theo vị trí việc làm có liên quan đến thực hiện quyền trẻ em từ trung ương đến địa phương

Cục TE

Trường ĐTBDCB, Vụ PC và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

47

 

1

B.2.v.

Hỗ trợ các sáng kiến của các nước thành viên ASEAN trong việc củng cố cơ sở dữ liệu và phân tích quốc gia phân tách theo giới và tuổi, bao gồm cả về vấn đề đói nghèo và bình đẳng, thiết lập một cơ sở dữ liệu khu vực tin cậy cho các ngành chủ chốt nhằm hỗ trợ các chính sách và Chương trình của ASEAN.

Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động có kỹ năng nghề và định danh cá nhân người lao động để sử dụng trong công tác thống kê cung cấp thông tin thị trường và làm cơ sở để quản lý về kỹ năng và năng lực hành nghề của người lao động trong thời kỳ CMCN 4,0 và chuyển đổi số;

TCGDNN

Cục VL, Cục QLLĐNN, viện KHLĐXH

48

 

Tiếp tục củng cố, đồng bộ hệ thống giám sát, đánh giá, cơ sở dữ liệu về trẻ em từ trung ương đến địa phương

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

49

 

Xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Vụ BHXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

50

Thúc đẩy và thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện cơ sở dữ liệu cho các đối tượng đặc thù của Bộ phục vụ cho công tác thống kê, quản lý và giám sát đánh giá ở cấp quốc gia và Bộ

Vụ KHTC, VP Bộ và các đơn vị liên quan

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

51

 

1

B.2.vi.

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tự cường về kinh tế và sinh kế bền vững, đặc biệt là cho người nghèo, thông qua tiếp cận đầy đủ các cơ hội giáo dục, việc làm, kỹ năng Điều hành doanh nghiệp và tài chính vi mô.

Thúc đẩy và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp, tăng cường khả năng có việc làm và tạo việc làm cho người dân, thanh niên và các nhóm yếu thế; kết nối giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động, bao gồm cả lao động ở các thị trường nước ngoài

TCGDNN, Cục VL, Cục

QLLĐNN

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

52

 

Làm tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời có quy hoạch, định hướng thị trường lao động, phù hợp với quy mô và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

TCGDNN, Cục VL, Cục

QLLĐNN

Viện KHLĐXH và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

53

Phổ biến các kết quả của nghiên cứu so sánh về các luật pháp và chính sách trong việc quản lý lao động người nước ngoài trong ASEAN, đặc biệt trong các ngành nghề thuộc 8 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và các thảo luận liên quan

Vụ HTQT

TCGDNN, Cục QLLĐNN, Cục VL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

54

1

B.2.vii.

Thúc đẩy những nỗ lực không ngừng hướng tới xóa đói giảm nghèo đa chiều thông qua các phương pháp tiếp cận đa ngành, nhiều bên và dựa vào cộng đồng

* Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, phát huy cơ chế phân cấp cho địa phương và trao quyền cho cộng đồng, người dân trong việc quyết định thực hiện các hoạt động, dự án liên quan đến cộng đồng

* Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

VPQGGN, Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các Sở LĐTBXH

55

1

B.2.viii.

Xây dựng một môi trường thuận lợi nhằm bảo vệ người thất nghiệp, người nghèo và các nhóm thiệt thòi khác tránh khỏi bạo lực cực đoan và các mối đe dọa để giúp họ có thể tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, các cơ hội, và các biện pháp bảo vệ họ

Thúc đẩy và thực hiện các hoạt động hỗ trợ và tiếp cận việc làm cho người lao động thất nghiệp và di cư và các nhóm yếu thế khác

Cục VL

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

56

Tăng cường độ bao phủ của bảo hiểm xã hội, thúc đẩy tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng, đặc biệt là khu vực phi chính thức

Vụ BHXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

57

Giảm bớt và từng bước xóa bỏ chính sách hỗ trợ “cho không”; tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin; tăng cường hỗ trợ xã hội đột xuất; hỗ trợ và can thiệp kịp thời trẻ em, phụ nữ bị bạo lực, xâm hại;

Đơn vị chuyên môn có liên quan

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

58

Tham gia hướng dẫn trách nhiệm pháp lý và xã hội của cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và viễn thông về bảo vệ trẻ em, sàng lọc, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, không phù hợp, tác động tiêu cực đến trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

59

1

B.2.ix.

Đảm bảo việc đưa ra các quyết định mang tính hoà nhập cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, có sự tham gia và mang tính đại diện ở tất cả các cấp, trong đó chú trọng đặc biệt đến nhu cầu của những người có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

Tăng cường tính đại diện và mời gọi sự tham gia của các nhóm đặc thù và đối tượng trong các cuộc tham vấn về luật pháp và các chính sách liên quan đến họ.

Đơn vị chuyên môn có liên quan

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

60

1

B.2.x.

Thúc đẩy tăng trưởng hoà nhập cho tất cả mọi người thông qua các biện pháp phù hợp ở cấp quốc gia nhằm đảm bảo rằng người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương được tiếp cận công bằng với các cơ hội kinh tế và các cơ hội khác.

* Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, khởi nghiệp và tăng thu nhập cho người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ, lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác.

* Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho người nghèo và các nhóm yếu thế khác tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh, thông tin, phòng chống bạo lực và mại dâm.

Cục BTXH

VPQGGN, TCGDNN, Cục VL, Cục QLLĐNN, Vụ BHXH, Cục PCTNXH, Các Bộ, ngành liên quan

61

1

B.2.xi.

Thúc đẩy các cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục có chất lượng và tiếp cận thông tin, trong đó dành ưu tiên cho tăng cường tiếp cận phổ cập giáo dục.

Các chính sách/chương trình/hoạt động thúc đẩy tiếp cận giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, nghèo, nông thôn

TCGDNN

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

62

1

B.2.xii

Thúc đẩy một cộng đồng khỏe mạnh, chăm sóc, bền vững và hiệu quả; thực hành lối sống lành mạnh tự cường trước các mối đe dọa về sức khỏe và tiếp cận toàn dân với chăm sóc sức khỏe.

* Thúc đẩy các hoạt động để nâng cao năng lực cho việc thực thi pháp luật và thanh tra về ATVSLĐ, đặc biệt là xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 và Dự án ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê giai đoạn 2021-2023.

* Tăng cường phối hợp với các quốc gia trong ASEAN để thúc đẩy hài hòa về chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động; thúc đẩy vai trò điều phối Hồ sơ quốc gia và Chương trình QG về ATVSLĐ.

Cục ATLĐ

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

63

Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra về lĩnh vực lao động - xã hội; Tăng cường hiệu quả tham gia Hội nghị thanh tra lao động ASEAN

Thanh tra Bộ

Vụ HTQT và Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

64

Xây dựng và thực hiện các chương trình chăm sóc dành cho người cao tuổi, thúc đẩy câu lạc bộ liên thế hệ dành cho người cao tuổi và các chương trình chăm sóc khác

Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

65

 

 

 

Đổi mới, tăng cường phối hợp trong công tác truyền thông, giáo dục kiến thức về pháp luật và kỹ năng về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em cho trẻ em, gia đình và giáo viên

Cục TE

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

66

1

B.2.xiii

Tăng cường khả năng tiếp cận cho người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương khác phù hợp với các cơ sở thiết kế phổ quát nhằm đảm bảo quyền con người và tự do cơ bản

Thúc đẩy thực hiện Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi và các quy định pháp luật có liên quan đến các nhóm dễ bị tổn thương

Cục BTXH

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

67

1

B.3.i.

Thúc đẩy các cơ chế liên ngành ở cấp khu vực hướng tới một phương pháp tiếp cận đa ngành toàn diện nhằm tăng cường chăm sóc có chất lượng, hạnh phúc, bình đẳng giới, nhân quyền, công bằng xã hội và tự do cơ bản của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, nhằm ứng phó trước tất cả các mối nguy hiểm và rủi ro/mối đe dọa về kinh tế - xã hội đang nổi lên

Tham gia các Hội nghị/hội thảo khu vực về Người cao tuổi, khuyết tật, phụ nữ và trẻ em và lao động, bao gồm lao động di cư về quyền của họ và các vấn đề mới nổi, đặc biệt về dịch bệnh, biến đổi khí hậu, CMCN 4.0; Nghiên cứu ASXH trong bối cảnh mới

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan trong Bộ và các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam

68

1

B.3.ii.

Thúc đẩy cơ chế tài chính bền vững trong lĩnh vực an sinh xã hội, đặc biệt là bao phủ y tế toàn dân, chăm sóc và phát triển sớm cho trẻ, bảo hiểm rủi ro tài chính để giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, lương hưu xã hội, thông qua các quan hệ đối tác chiến lược với khu vực tư nhân và các bên liên quan khác.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng khả năng và cơ hội tham gia; tăng độ bao phủ của BHXH và an sinh xã hội; mô hình bảo hiểm hưu trí bổ sung; thực hiện các chương trình chăm sóc và phát triển sớm cho trẻ; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương

Vụ BHXH

Cục BTXH, Cục TE, Cục QHLĐTL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

69

1

B.3.iii

Tạo các diễn đàn khu vực về đối thoại và hỗ trợ các sáng kiến để giải quyết các vấn đề về thói quen và phong tục truyền thống làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền

Tham gia và tổ chức các diễn đàn khu vực về thay đổi các định kiến xã hội về phụ nữ, vai trò của lao động di cư, giúp việc gia đình, người khuyết tật, người cao tuổi, kết hôn sớm ở trẻ, người bán dâm để hòa nhập cộng đồng.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan trong Bộ và các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH

ASEAN tại Việt Nam

70

1

B.3.iv.

B.3.iv. Hỗ trợ đẩy mạnh mở rộng phạm vi bao phủ, sự tiếp cận, tính sẵn có, tính toàn diện, chất lượng, bình đẳng, chi phí hợp lý và tính bền vững của các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội trong các nước thành viên ASEAN

Mở rộng phạm vi bao phủ của trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện và các dịch vụ xã hội; thúc đẩy đào tạo cho lao động thất nghiệp, tăng cường sinh kế; nghiên cứu luật pháp, chính sách và điển hình tốt về ASXH;

Vụ HTQT

Vụ BHXH, Vụ BĐG; Cục BTXH,Cục TE, Cục QLLĐNN, Cục VL, Cục PCTNXH; TCGDNN; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

71

Tổ chức Hội thảo/Diễn đàn về lao động di cư và thực hiện Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư trong ASEAN

Vụ HTQT

Cục QLLĐNN, Cục VL, Vụ PC

72

1

B.3.v.

Thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các tuyên bố và văn kiện ASEAN liên quan đến quyền con người thuộc lĩnh vực của Cộng đồng VHXH.

* Rà soát, tổng kết việc thực hiện và tăng cường chia sẻ về các văn kiện ASEAN về an sinh xã hội, quyền người lao động di cư, quyền phụ nữ và trẻ em, quyền người khuyết tật trong ASEAN, kết nối việc thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam như Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ

* Thúc đẩy thực hiện Tuyên bố Hà Nội và Lộ trình của Tuyên bố về Thúc đẩy Công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay với việc xây dựng Khung giám sát việc thực hiện

Vụ HTQT

Cục BTXH, Cục TE, Cục QLLĐNN, Cục VL, Cục PCTNXH; TCGDNN; Vụ BĐG, Vụ BHXH; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

73

* Chia sẻ, tổng kết việc thực hiện Tuyên bố ASEAN về tăng cường an sinh xã hội, ASXH trong bối cảnh mới; chia sẻ và phổ biến kết quả Nghiên cứu khu vực về bền vững về tài chính trong lương hưu.

* Đánh giá khu vực về khuôn khổ an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh (KHCT SOMSWD 2021-2025)

Vụ HTQT

Vụ BHXH, Vụ BĐG; Cục BTXH, Cục TE, Cục QLLĐNN, Cục VL, Cục PCTNXH; TCGDNN; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

74

1

B.3.vi.

Tăng cường các sáng kiến khu vực để thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật, đặc biệt là thông qua công tác của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN.

* Thúc đẩy thực hiện các dự án do Việt Nam chủ trì về phòng chống bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng, phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em, thúc đẩy quyền có quốc tịch của phụ nữ và trẻ em; thúc đẩy chia sẻ thực hiện công ước CRC và CEDAW và các quyền liên quan; rà soát luật pháp về giới trong lao động di cư.

* Đánh giá thực hiện Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật (CRPD) (KHCT SOMSWD 2021-2025)

* Phối hợp với các nước ASEAN xây dựng Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trong ASEAN để trình các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua

Vụ HTQT

Vụ BĐG; Cục TE, Cục QLLĐNN; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

- Cục BTXH; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

75

1

B.3.vii

Tăng cường các sáng kiến khu vực và sự tham gia của các bên liên quan nhằm xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đã được thể chế hóa hoặc dưới các hình thức khác, xóa bở bóc lột và buôn bán người, các tập quán có hại, bạo lực và lạm dụng đối với trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, thanh niên, lao động di cư, người cao tuổi, nạn nhân/người sống sót của nạn buôn người, các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm người dễ bị tổn thương và thiệt thòi

Tham gia vào các hoạt động khu vực về rà soát khung pháp lý và sửa đổi liên quan đến các hình thức phân biệt đối xử hoặc dưới các hình thức khác, xóa bở bóc lột và buôn bán, các tập quán có hại, bạo lực và lạm dụng đối với trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, thanh niên, lao động di cư, người cao tuổi, và nạn nhân/người sống sót của nạn buôn người, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm người dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

Vụ HTQT

Vụ BĐG, Vụ BHXH; Cục BTXH, Cục TE, Cục QLLĐNN, Cục QHLĐTL, Cục VL, Cục PCTNXH; TCGDNN; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

76

1

B.3.viii

Khuyến khích các mối quan hệ, các gia đình và cộng đồng liên thế hệ trong việc tăng cường và bảo vệ quyền của nguời cao tuổi, cung cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng và bảo vệ cho người cao tuổi, phù hợp với Tuyên bố Bru-nây Đa-ru-xa-lam về tăng cường vai trò của gia đình: Chăm sóc cho người cao tuổi.

Thúc đẩy và nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau; thúc đẩy các dịch vụ và an sinh xã hội cho người cao tuổi; mở rộng độ bao phủ của lương hưu xã hội cho người cao tuổi; xây dựng tuổi già năng động

Cục BTXH

Vụ HTQT; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

77

1

B.3.ix.

Thúc đẩy các sáng kiến khu vực nhằm tăng cường bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động và lao động di cư

Thúc đẩy thực hiện Tuyên bố CEBU và Đồng thuận ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư; Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Vụ HTQT và

Cục

QLLĐNN

Cục VL; Thanh tra Bộ; Viện KHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ

78

 

Điều phối Dự án khu vực về thúc đẩy cơ hội việc làm cho người lao động quay trở về; rà soát luật pháp chính sách về giới và nữ lao động di cư; so sánh luật pháp về quản lý lao động NN tại ASEAN

Vụ HTQT

Cục QLLĐNN, Cục VL.

79

 

Tham gia các hoạt động thuộc Kế hoach công tác của Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy Quyền của Lao động di cư (ACMW).

Vụ HTQT

Cục QLLĐNN và Cục VL

80

 

Tăng cường vai trò quản lý NN trong lĩnh vực di cư lao động.

Cục QLLĐNN

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

81

 

* Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cho thuê lại lao động;

* So sánh pháp luật ASEAN về quản lý lĩnh vực cho thuê lại LĐ

Cục QHLĐTL

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

82

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Cục

QLLĐNN và Thanh tra Bộ

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

83

1

C.3.i.

Nâng cao năng lực con người và thể chế trong việc thích ứng, giảm thiểu thiệt hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

Nghiên cứu và xây dựng chính sách giảm thiểu thiệt hại của biến đổi khí hậu với sinh kế, với các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi...

Cục BTXH

VPQGGN; Viện

KHLĐXHH, Vụ BĐG, Cục TE,

84

Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về thích ứng, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Trường

ĐTBD

Cục BTXH, VPQGGN, viện KHLĐXH, Vụ BĐG,

Cục TE,

85

1

D.4.i.

Khuyến khích đánh giá rủi ro, tác động và các biện pháp khoa học dựa trên bằng chứng đối với các chính sách và kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp đáp ứng Mục tiêu đã đề ra

Tham gia giám sát và đánh giá cấp khu vực và quốc gia đối với việc thực hiện các chính sách và chương trình liên quan

Vụ HTQT

Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH

86

Xây dựng tài liệu đánh giá tác động chính sách về xã hội và về giới trong quá trình Xây dựng các đề xuất và triển khai thực hiện các sáng kiến của ASEAN.

Trường

ĐTBD

Vụ HTQT và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

87

1

D.4.ii.

Thiết lập các nền tảng nhằm tăng cường năng lực cho người dân sống tại các khu vực có nguy cơ nhằm giúp họ trở nên tự cường hơn thông qua việc giảm tiếp xúc và tổn thương trước các sự kiện cực đoan liên quan đến khí hậu, các cú sốc kinh tế, xã hội, môi trường và thảm họa.

* Chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của thiên nhiên, thời tiết cực đoan nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong mọi điều kiện.

* Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời để ổn định cuộc sống.

* Hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai.

Cục BTXH

Cục ATLĐ

88

Nghiên cứu, xây dựng mô hình phòng tránh và cứu trợ phù hợp để kịp thời ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai, nhất là hỗ trợ người yếu thế, trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp.

Cục BTXH

Cục ATLĐ, Cục TE

89

Hướng dẫn và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc

Cục ATLĐ

Cục BTXH

90

1

D.5.iv.

Tăng cường các Mục tiêu hướng tới nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương, thiệt thòi trong thời kỳ khủng hoảng.

Hướng tới thực hiện các Mục tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao và của ngành, đặc biệt đối với người nghèo, cao tuổi, đối tượng bảo trợ, khuyết tật, trẻ em, lao động phi chính thức...

Cục BTXH

TE, QLLĐNN, PCTNXH, Vụ BĐG

91

1

D.5.v.

Tìm kiếm khả năng thiết lập các chiến lược, cơ chế tài chính, bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro thăm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

* Thực hiện nghiên cứu các chính sách, kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để giảm thiểu rủi ro thăm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

* Xây dựng cơ chế bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Vụ BHXH

Vụ KHTC, Cục VL, ATLĐ, QLLĐNN và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

92

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cục ATLĐ

KHTC, Vụ BHXH, QLLĐNN; Cục VL,

93

Thực hiện các chính sách hỗ trợ tìm việc làm trong và ngoài nước cho người dân ở các vùng bị ảnh hưởng rủi ro thăm họa.

Cục VL

KHTC, Vụ BHXH, QLLĐNN; Cục ATLĐ

94

 

D.6.i.

Hỗ trợ việc phối hợp với các bên liên quan trong việc xây dựng chính sách, phát triển, thực hiện các Chương trình phòng ngừa hỗ trợ cho các nhóm đối tượng người bán dâm, người nghiện ma túy, nạn nhân bị mua bán thông qua sử dụng hiệu quả chương trình phòng, chống mại dâm; cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Rà soát, pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm.

Cục

PCTNXH

Vụ PC

95

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Cục

PCTNXH

Vụ PC; BĐG

96

1

Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ cai nghiện tự nguyện, cai nghiện và quản lý sau cai tại gia đình, cộng đồng, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm tại cơ sở cai nghiện ma túy;

Cục

PCTNXH

Vụ PC; Cục VL

97

Nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện, phục hồi.

Cục

PCTNXH

Vụ PC; Cục QHLĐTL

98

 

1

D.6.ii.

Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về công tác Phòng, chống mại dâm; cai nghiện ma túy; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thông qua sự tham gia, vận động sự ủng hộ của cộng đồng và các hoạt động liên quan khác.

Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, kết quả thực hiện công tác quản lý, điều trị nghiện, giúp đỡ người sau cai nghiện; phòng, chống mại dâm và phòng, chống mua bán người trong Cộng đồng ASEAN.

Cục

PCTNXH

Vụ HTQT

99

E.2.i.

Tăng cường tính cạnh tranh của các nguồn nhân lực ASEAN thông qua thúc đẩy học tập suốt đời, phát triển năng lực và kỹ năng cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở các nhóm tuổi

Ưu tiên, tập trung đầu tư cho các trường được lựa chọn đầu tư xây dựng thành trường chất lượng cao nhằm hình thành mạng lưới các trường chất lượng cao có đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.

TCGDNN

Vụ HTQT, Cục VL, TTTT và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

100

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức đánh giá kỹ năng công nghệ thông tin cho người lao động.

TCGDNN

Vụ HTQT, Cục VL, TTTT và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

101

* Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối để tìm kiếm thị trường mới, ngành nghề mới yêu cầu kỹ thuật, tay nghề và có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động.

* Hiện đại hóa hệ thống TTDVVL, số hóa quản lý lao động trên toàn quốc.

Cục

QLLĐNN

Cục VL, Viện KHLĐXH, TTTT

102

Ưu tiên, tập trung bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn cấp khu vực ASEAN và quốc tế.

TCGDNN

Trường ĐTBD

103

Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp và hướng dẫn học tập suốt đời.

TCGDNN

Trường ĐH LĐXH

104

1

E.2.iii

E.2.iii. Khuyến khích hợp tác khu vực trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, tăng cường vai trò của ASEAN trong mạng lưới nghiên cứu khu vực và toàn cầu thông qua việc thúc đẩy các sáng kiến, cung cấp các ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển, bao gồm cả việc xuất bản các nghiên cứu

Thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam trong Hội đồng Giáo dục nghề nghiệp ASEAN (TVET Development Council);

 

 

105

Thúc đẩy thực hiện Khung tham chiếu trình độ ASEAN tại Việt Nam

TCGDNN

Vụ HTQT, Viện KHLĐXH

106

Thúc đẩy việc công nhận kỹ năng nghề, công nhận văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp giữa các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế

 

 

107

Thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu ASEAN trong phát triển nguồn nhân lực và giáo dục nghề nghiệp

Viện

KHLĐXH

TCGDNN, Vụ HTQT

108

Tăng cường hợp tác giữa các trường của VN với các nước trong khu vực

TCGDNN

Vụ HTQT, Viện

KHLĐXHH; Trường

ĐHLĐXH

109

1

E.3.ii.

Tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kỹ năng kinh doanh xã hội mang tính sáng tạo, hoà nhập cho thanh niên, người khuyết tật, phụ nữ, các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

Tham gia và hỗ trợ tích cực cho Mạng lưới các chuyên gia về doanh nghiệp hòa nhập cho khuyết tật trong ASEAN (NIEA)

Vụ HTQT và Cục BTXH

Cục BTXH và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

110

Thúc đẩy các chương trình khởi nghiệp, sinh kế cho các đối tượng đặc thù

Cục BTXH,

Vụ HTQT, Vụ BĐG

111

Hỗ trợ Mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN (AWEN).

Vụ HTQT và Vụ BĐG

Cục VL; TCGDNN; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

112

Các chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp/vay vốn kinh doanh cho người khuyết tật; phục hồi chức năng việc làm cho NKT

Cục BTXH

Vụ HTQT, Vụ BĐG; Cục VL; TCGDNN; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

113

2

a

Biên soạn và phát hành, phổ biến các ấn phẩm cập nhật hàng năm về các văn kiện, tuyên bố thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN; Xây dựng các chương trình truyền thông trên truyền hình để nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; chương trình, kế hoạch công tác của các cơ quan hợp tác chuyên ngành của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội; các kết quả nghiên cứu, dự án liên quan của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội. Xây dựng các chương trình truyền thông theo nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

* Biên soạn và phát hành, phổ biến các ấn phẩm cập nhật hàng năm về các văn kiện, tuyên bố thuộc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN; chương trình, kế hoạch công tác của các cơ quan hợp tác chuyên ngành của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội; các kết quả nghiên cứu, dự án liên quan của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội.

* Xây dựng các chương trình truyền thông theo nhiều hình thức (phóng sự và talkshow truyền hình, báo, đài, tạp chí, trên mạng...) để nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động, xã hội và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ, các cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình, phát thanh

114

 

b

Cập nhật trên các trang thông tin điện tử liên quan các tin bài tiếng Anh và tiếng Việt về các sự kiện hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội và của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; đăng tải các tài liệu tra cứu.

* Cập nhật tin bài về các sự kiện, hội nghị của ASEAN thuộc các lĩnh vực của trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, Phúc lợi xã hội và Phát triển- AMMSWD, Lao động-ALMM, Phụ nữ-AMMW và các Hội nghị quan chức có liên quan...)

* Đăng tải các tài liệu tra cứu về các lĩnh vực liên quan của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ, các cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình, phát thanh

115

 

c

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và tập huấn nâng cao nhận thức về ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng; các vấn đề lao động và xã hội trong bối cảnh một Cộng đồng ASEAN chung và những giải pháp tăng cường hội nhập trên phạm vi toàn quốc.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo và tập huấn nâng cao nhận thức về ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng, đặc biệt cho các cơ quan thông tấn báo chí, các Bộ, ngành và các Sở, ngành thuộc Cộng đồng;

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo, talkshow, diễn đàn về các vấn đề lao động và xã hội trong bối cảnh một Cộng đồng ASEAN chung và những giải pháp tăng cường hội nhập lao động và xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ, các cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình, phát thanh

116

 

a

Tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

Tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam (ít nhất 02 lần/năm trước Hội nghị Hội đồng Cộng đồng VHXH ASEAN).

Vụ HTQT

Vụ TCCB; Trường ĐTBD; Trường ĐHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

117

 

b

Xây dựng các đề xuất về báo cáo đánh giá hoạt động hợp tác ASEAN của các đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực lao động và xã hội, hợp tác ASEAN trong lĩnh vực chuyên ngành của các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

Xây dựng các đề xuất về báo cáo đánh giá hoạt động hợp tác ASEAN của các đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực lao động và xã hội, hợp tác ASEAN trong lĩnh vực chuyên ngành của các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc

118

Tích cực tham gia các hoạt động thuộc khuôn khổ Kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2025 của các kênh chuyên ngành liên quan bao gồm: lao động; phúc lợi xã hội và phát triển; phụ nữ; Ủy ban Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN; Hiệp hội Nghề Công tác xã hội ASEAN...

Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam.

119

3

c

Thường xuyên cập nhật các thông tin về hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực liên quan thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Duy trì chế độ báo cáo, trao đổi thường xuyên nhằm cập nhật thông tin về hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực liên quan thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (thông qua các hình thức: công văn, thư điện tử...)

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH

ASEAN tại Việt Nam; các địa phương.

120

Tổ chức các cuộc họp (trực tuyến hoặc trực tiếp) nhằm cập nhật, tham vấn, hướng dẫn và trao đổi thông tin liên quan việc thực hiện Đề án 161 với các Bộ, ngành và địa phương.

121

 

d

Kiến nghị, đề xuất triển khai thực hiện các Tuyên bố, quyết định của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), phúc lợi xã hội và phát triển (AMMSWD), lao động (ALMM), phụ nữ (AMMW) và quyền của người lao động di cư, quyền của phụ nữ và trẻ em và của các nhóm yếu thế.

* Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các bên liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động của Cộng đồng VHXH ASEAN.

* Kiến nghị, đề xuất triển khai thực hiện các Tuyên bố, quyết định của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, AMMSWD, ALMM, AMMW và các Hội nghị quan chức có liên quan, các kênh hợp tác về quyền lao động di cư (ACMW), quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) và các nhóm yếu thế khác

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam; các địa phương.

122

 

d

Xây dựng và hướng dẫn đánh giá hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ việc thực hiện Đề án tại Việt Nam.

* Xây dựng và tổ chức hướng dẫn đánh giá hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ về việc thực hiện Đề án 161 thông qua các hình thức như văn bản, thư điện tử, các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn...

* Đôn đốc và tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ, ngành và tỉnh/thành về tình hình và kết quả thực hiện các Mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam; các địa phương.

123

4

a

Nghiên cứu và phổ biến các điều kiện, cơ chế hoạt động, hỗ trợ nguồn lực của các Quỹ trong ASEAN và của các tổ chức đối tác.

* Nghiên cứu và phổ biến các ưu tiên, điều kiện, cơ chế hoạt động và hỗ trợ nguồn lực của các Quỹ trong ASEAN và các tổ chức đối tác dành cho ASEAN và các hoạt động khu vực/trong nước.

* Chủ động xây dựng và hướng dẫn xây dựng các đề xuất hoạt động.

* Kết nối các ưu tiên của Việt Nam trong Cộng đồng VHXH với các ưu tiên của các nhà tài trợ

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam; các địa phương.

124

 

b

Tổ chức các hội nghị đối tác về hợp tác ASEAN và hội nhập quốc tế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Tổ chức các lớp tập huấn về viết đề xuất dự án.

* Tổ chức các hội nghị quan hệ đối tác về hợp tác ASEAN và hội nhập quốc tế của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đồng VHXH ASEAN tại Việt Nam; các địa phương.

125

 

c

Xã hội hóa các hoạt động, đặc biệt liên quan đến triển lãm ảnh, sách và sản phẩm liên quan.

* Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động của Cộng đồng, đặc biệt liên quan đến hỗ trợ cho người yếu thế và các đối tượng liên quan.

* Phối hợp tổ chức các hoạt động có sự tham gia và tiếp cận với công chúng, bao gồm các triển lãm ảnh, xuất bản sách và các ấn phẩm có liên quan của ASEAN và Việt Nam.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các Bộ, ngành thuộc Cộng đơng VHXH ASEAN tại Việt Nam; Các đơn vị Các cơ quan báo chí, các Quỹ và tổ chức, cá nhân có quan tâm

126

 

a

Sắp xếp lại nhân sự chịu trách nhiệm về hoạt động hợp tác ASEAN, trong đó cân nhắc sử dụng cán bộ hợp đồng theo yêu cầu của công việc.

* Bố trí và đào tạo cán bộ phụ trách hợp tác ASEAN và hội nhập quốc tế.

* Sử dụng cán bộ hợp đồng/cán bộ hỗ trợ cho các hoạt động.

Vụ HTQT

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

127

 

b

Tổ chức các lớp, khóa tập huấn, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về Cộng đồng ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, và các cơ chế và các vấn đề ưu tiên trong lợi ích của hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động và xã hội, phụ nữ và, trẻ em...

Tổ chức các lớp/khóa tập huấn, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về hợp tác ASEAN, các cơ chế hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực chuyên ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, xã hội, phụ nữ, trẻ em...;

Vụ HTQT và

Trường

ĐTBD

Vụ TCCB; Trường ĐHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

128

 

Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức về Cộng đồng ASEAN để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Bộ/Ngành LĐTBXH.

129

 

5

c

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng năng lực về hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho các cán bộ trong ngành theo Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” do của Bộ Nội vụ chủ trì.

Xây dựng mạng lưới chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng ASEAN để tham gia nghiên cứu, giảng dạy và chia sẻ, cập nhật thông tin về Cộng đồng ASEAN và các nguyên tắc quản trị hiệu quả của nền công vụ các nước ASEAN cho đội ngũ công chức, viên chức của các Bộ, Ngành

Vụ HTQT và Trường ĐTBD

Vụ TCCB; Trường ĐHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

130

 

* Giới thiệu và phổ biến rộng rãi về các nội dung của Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” do của Bộ Nội vụ chủ trì.

* Tổ chức các hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng về hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực.

Vụ HTQT, trường

ĐTBDCB

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở LĐTBXH

131

 

* Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho các công chức, viên chức của ngành lao động, thương binh và xã hội.

* Tổ chức các cuộc tập huấn/đào tạo về Hội nhập quốc tế và ASEAN cho chính quyền địa phương/Sở LĐTBXH và các cán bộ ngành LĐTBXH.

Vụ TCCB và Trường ĐTBD

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở LĐTBXH

132

 

d

Cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, cuộc họp, hội nghị, hội thảo khu vực về lĩnh vực lao động và xã hội và các kênh chuyên ngành của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, khuyến khích mở rộng các đối tượng thông qua hình thức thức họp trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Đầu mối trình và đề xuất việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, cuộc họp, hội nghị, hội thảo khu vực về lĩnh vực lao động và xã hội và các kênh chuyên ngành của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, khuyến khích mở rộng các đối tượng thông qua hình thức thức họp trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Vụ HTQT

Vụ TCCB; Trường ĐTBD; Trường ĐHLĐXH; các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở LĐTBXH

133

 

đ

Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo của Ban Thư ký ASEAN; cán bộ là đầu mối phụ trách Văn hóa - Xã hội tại cơ quan đại diện thường trú của Việt Nam tại ASEAN (CPR) nhằm nâng cao năng lực điều phối chung để thực hiện các mục tiêu của quốc gia và các mục tiêu chung của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại Ban Thư ký ASEAN.

Vụ HTQT và

Vụ TCCB

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

134

Cử cán bộ là đầu mối phụ trách Văn hóa - Xã hội tại cơ quan đại diện thường trú của Việt Nam tại ASEAN (CPR).

Vụ HTQT và

Vụ TCCB

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

 

Tổng số hoạt động

 

134

 

 

               
 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi