Quyết định 32/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh về việc ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 32/QĐ-QLCT

Quyết định 32/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh về việc ban hành Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Cơ quan ban hành: Cục Quản lý cạnh tranh
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/QĐ-QLCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bạch Văn Mừng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/05/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 32/QĐ-QLCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Mau ho so chong ban pha gia DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 32/QĐ-QLCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 32/QĐ-QLCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 32/QĐ-QLCT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU HỒ SƠ

YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số: HS-CPG/01/QLCT

 
 



I. THÔNG TIN HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giới thiệu

Mẫu hồ sơ này do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (Cục QLCT) ban hành với mục đích giúp ngành sản xuất trong nước chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (sau đây gọi tắt làHồ sơ).

2. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

(1) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

(2) Tài liệu, thông tin liên quan khác mà Người yêu cầu cho là cần thiết.

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được lập thành hai (02) phiên bản: phiên bản lưu hành hạn chế và phiên bản lưu hành công khai. (Xem hướng dẫn tại mục E, Phần II).

3. Các yêu cầu cơ bản đối với Hồ sơ

- Hồ sơ cần được chuẩn bị một cách đầy đủ theo từng mục nêu tại phần II của mẫu này. Các thông tin được yêu cầu phải được cung cấp đầy đủ, ngoại trừ các mục đánh dấu (*).

- Người yêu cầu phải bảo đảm tính chính xác và hợp lệ của các thông tin và tài liệu được cung cấp trong hồ sơ.

- Phương pháp tính toán và nguồn thông tin, số liệu phải được chỉ rõ, kèm theo ghi chú về thời hiệu của thông tin, số liệu đó.

- Các giá trị bằng ngoại tệ phải được quy đổi thành tiền Việt Nam. Tỷ giá quy đổi và thời điểm quy đổi phải được chỉ rõ.

4. Bổ sung Hồ sơ

Khi nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Cục QLCT, Người yêu cầu phải bổ sung hồ sơ trong thời hạn do Cục QLCT quy định.

5. Bảo mật thông tin

Cục QLCT có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 90).

Các bên liên quan đến quá trình điều tra được phép tiếp cận thông tin về vụ việc chống bán phá giá của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 30 Nghị định 90. Và việc tiếp cận những thông tin này chỉ cho mục đích bảo vệ quyền lợi của mình, không được sử dụng vào mục đích khác.

6. Thẩm định Hồ sơ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 90, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định Hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để xem xét ra quyết định điều tra.

7. Nơi tiếp nhận Hồ sơ

Hồ sơ cùng các tài liệu, bằng chứng liên quan (làm thành mười (10) bản lưu hành công khai và năm (05) bản lưu hành hạn chế) phải được nộp tại:

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (84 4) 220 5002

Fax: (84 4) 220 5003

Email:[email protected]


II. HƯỚNG DẪN LẬP ĐƠN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

A. THÔNG TIN CHUNG

A1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Người yêu cầu phải là tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước và đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá và Điều 4 Nghị định 90.

Tỷ lệ 25% nêu tại Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá trong tổng sản lượng sản xuất ở Việt Nam được tính toán dựa trên cơ sở:

(1) lượng sản xuất thực tế ở Việt Nam;

(2) lượng hàng hóa của các nhà sản xuất không liên quan đến các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu khác; và

(3) lượng sản xuất của các nhà sản xuất không nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra từ các nước bị cho là có bán phá giá hoặc có nhập khẩu sản phẩm đó nhưng không bị thiệt hại bởi hàng hóa nhập khẩu do lượng nhập khẩu vẫn ở mức thấp.

Đề nghị liệt kê các tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thông tin cần thiết bao gồm:

Tên đầy đủ: __________________________________________________________

Tên viết tắt: __________________________________________________________

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: ____________________________________________

Địa chỉ: _____________________________________________________________

Điện thoại: ___________________________________________________________

Fax: ________________________________________________________________

Email: ______________________________________________________________

Website: ____________________________________________________________

Người liên hệ: ________________________________________________________

2. Ngành sản xuất trong nước

Hãy liệt kê tất cả các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước (bao gồm cả Người yêu cầu) và các thông tin cần thiết khác theo Bảng 1 (trường hợp cần thiết có thể đính kèm phụ lục).

Bảng 1: Các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước

STT

Nhà sản xuất

Giám đốc

Địa chỉ

Điện thoại/ Fax

Sản lượng và doanh thu của năm trước

Tỷ lệ đóng góp vào ngành sản xuất trong nước

Ý kiến đối với yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG

Sản lượng

Lượng bán ra

Doanh thu (VNĐ)

% theo sản lượng

% theo doanh thu

Ủng hộ

Phản đối

Không có ý kiến

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

100%

100%

 

 

 

 

3. Luật sư đại diện cho Người yêu cầu (*)

Trường hợp ủy quyền cho luật sư tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá theo quy định của pháp luật thì Người yêu cầu cần cung cấp các thông tin sau đây về luật sư đại diện cho mình:

Tên đầy đủ:

Là thành viên của:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Email:

Website:

 

4. Thông tin về Hiệp hội ngành hàng trong nước sản xuất hàng hóa tương tự (*)

 

5. Thông tin về mối quan hệ liên kết giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc các nhà nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà Người yêu cầu biết (*)

 

A2. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra

1. Hàng hóa tương tự sản xuất trong nước

Để mô tả hàng hóa tương tự sản xuất trong nước, Người yêu cầu cần cung cấp thông tin chi tiết về:

·       Tên gọi

·       Chủng loại/kiểu

·       Mã hàng hóa theo Biểu thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành

·       Các đặc tính cơ bản

·       Mục đích sử dụng chính

·       Mô tả quy trình sản xuất

·       Các thông tin cần thiết khác giúp Cục QLCT có những đánh giá sát thực nhất về hàng hóa đó (ví dụ: thị trường sản phẩm, kênh phân phối hay phương thức bán hàng…).

2. Hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Để mô tả hàng hóa nhập khẩu, Người yêu cầu cần cung cấp thông tin chi tiết về:

·       Tên gọi

·       Chủng loại/kiểu

·       Mã hàng hóa theo Biểu thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành

·       Các đặc tính cơ bản

·       Mục đích sử dụng chính

·       Mô tả quy trình sản xuất

·       Mức thuế nhập khẩu hiện hành

·       Hàng hóa này có liên quan đến vụ việc chống bán phá giá nào khác không?

·       Các thông tin cần thiết khác giúp Cục QLCT có những đánh giá sát thực nhất về hàng hóa đó (ví dụ: thị trường sản phẩm, kênh phân phối hay phương thức bán hàng…).

Lưu ý: Trường hợp có nhiều loại/kiểu hàng hóa, hãy cho biết có thể coi tất cả các loại/kiểu hàng hóa đó là một loại/kiểu hàng hóa thuần nhất không? Đề nghị chỉ rõ các loại/kiểu hàng hóa là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

 

 

3. Những điểm tương đồng/khác biệt giữa hàng hóa tương tự sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu

Người yêu cầu cần cung cấp các thông tin so sánh theo bảng sau:

STT

Tiêu chí so sánh

Điểm tương đồng

Điểm khác biệt

1

Tên gọi

 

 

2

Chủng loại/kiểu

 

 

3

Mã sản phẩm theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành

 

 

4

Các đặc tính cơ bản

 

 

5

Mục đích sử dụng chính

 

 

6

Mô tả quy trình sản xuất

 

 

7

Các tiêu chí so sánh khác

 

 

A3. Nước xuất khẩu/nhà sản xuất nước ngoài liên quan

Hãy cung cấp các thông tin chi tiết về tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà Người yêu cầu biết theo bảng sau (trường hợp cần thiết có thể đính kèm phụ lục).

Bảng 2: Các nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra

STT

Tên doanh nghiệp

Loại hình

Mã hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa

Địa chỉ

Điện thoại/Fax

Email/Website

Sản xuất

Xuất khẩu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu hàng hóa xuất xứ từ các nước liên quan cũng được xuất khẩu vào Việt Nam thông qua một nước khác thì hãy chỉ rõ nước xuất khẩu và các nhà xuất khẩu đang tiến hành hoạt động xuất khẩu đó mà Người yêu cầu biết.

A4. Các nhà nhập khẩu ở Việt Nam

- Hãy cung cấp thông tin về tất cả các nhà nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá mà Người yêu cầu biết theo bảng sau (trường hợp cần thiết có thể đính kèm phụ lục).

Bảng 3: Các nhà nhập khẩu liên quan

STT

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Điện thoại/

Fax

Email/ Website

Mã hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa

Nhập khẩu từ  nước

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hãy cung cấp thông tin về quan hệ liên kết giữa các nhà nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài mà Người yêu cầu biết (trường hợp cần thiết có thể đính kèm phụ lục).

A5. Tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra

Hãy cung cấp các thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân chính sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, bao gồm cả hàng hóa tương tự được sản xuất ở Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu (ví dụ: tổ chức, cá nhân tiêu dùng chủ yếu, khu vực địa lý…) và các hiệp hội ngành hàng liên quan (nếu có).


B. TÌNH TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Mục B tập trung làm rõ tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp Hồ sơ. Các thông tin cần cung cấp bao gồm loại/kiểu hàng hóa, nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn để tính toán biên độ bán phá giá riêng, giá trị thông thường, giá xuất khẩu. Mục đích của mục B nhằm đưa ra các thông tin cần thiết để có sự so sánh hợp lý giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường.

B1. Loại/kiểu hàng hóa được chọn để tính toán biên độ bán phá giá

Hãy liệt kê tất cả các loại/kiểu hàng hóa bị bán phá giá và tất cả các loại/kiểu hàng hóa được chọn để tính toán biên độ bán phá giá.

Trường hợp các loại/kiểu hàng hóa là hoàn toàn đồng nhất và có thể coi là một loại/kiểu hàng hóa mà không làm ảnh hưởng đáng kể tới mức giá, Cục QLCT có thể quyết định một biên độ bán phá giá chung áp dụng cho toàn bộ hàng hóa bị yêu cầu áp thuế chống bán phá giá.

Trường hợp có nhiều loại/kiểu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nhập khẩu với nhiều mức giá khác nhau, Người yêu cầu phải tính biên độ bán phá giá cho từng loại/kiểu hàng hóa. Biên độ bán phá giá của mỗi loại hàng hóa là chênh lệch giữa giá thông thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam. Biên độ bán phá giá chung là biên độ bán phá giá bình quân gia quyền của các biên độ bán phá giá trên.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có quá nhiều loại/kiểu khác nhau, việc tính toán biên độ bán phá giá có thể được giới hạn ở một số loại/kiểu hàng hóa nhất định. Việc giới hạn loại/kiểu hàng hóa để tính toán biên độ bán phá giá phải được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phù hợp, dựa trên lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong trường hợp này, biên độ bán phá giá cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu sẽ là giá trị bình quân gia quyền của biên độ bán phá giá được tính cho từng loại/kiểu hàng hóa đó.

B2. Các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn để tính toán biên độ bán phá giá

Hãy liên hệ tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan và các nhà sản xuất được chọn để tính biên độ bán phá giá riêng.

Phải xác định biên độ bán phá giá riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu trong vụ việc chống bán phá giá. Trường hợp có quá nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan, việc tính toán biên độ bán phá giá có thể được giới hạn trong phạm vi một số nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định. Tuy nhiên, việc giới hạn phạm vi tính toán biên độ bán phá giá phải được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phù hợp, dựa trên lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Biên độ bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn để tính biên độ bán phá giá riêng sẽ được tính là giá trị bình quân gia quyền của biên độ bán phá giá riêng của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn.

B3. Giá trị thông thường

Giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

(1) Giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự ở thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường trong giai đoạn điều tra.

(2) Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa theo điều kiện thương mại thông thường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng không đáng kể thì giá trị thông thương của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

(a) Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường, với điều kiện mức giá đó phải mang tính đại diện;

(b) Sử dụng chi phí sản xuất tại nước xuất xứ, cộng thêm các chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí chung và lợi nhuận.

 

Lưu ý:

- Giá trị thông thường thường được xác định dựa trên giá nội địa (phương pháp 1) hoặc dựa trên giá trị tính toán (phương pháp 2b). Trong trường hợp không thể xác định được chi phí sản xuất, có thể sử dụng mức giá xuất khẩu do nhà xuất khẩu liên quan bán sang các nước thứ ba.

- Trong trường hợp giá trị thông thường  được xác định theo phương pháp (1) hoặc (2a) trên đây, mức giá có thể so sánh của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu phải là mức giá tiêu dùng nội địa bán cho người mua độc lập đầu tiên ở nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu đó hoặc ở nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu thứ ba.

- Giá thông thường phải được xác định là mức giá bán tại nhà máy (không bao gồm các khoản chi phí nội địa). Trong trường hợp không xác định được mức giá này, cần chỉ rõ các khoản khấu trừ và ước tính giá trị khấu trừ để đưa mức giá đó về mức giá bán tại nhà máy (ví dụ: thuế giá trị gia tăng, lợi nhuận bán lẻ, lợi nhuận bán buôn, chi phí vận tải, bảo hiểm…).

- Giá thông thường phải được quy đổi thành tiền Việt Nam.

- Phương pháp tính toán, tỷ giá và nguồn thông tin phải được chỉ rõ.

Đối với các trường hợp:

(1) Giá trị thông thường được xác định bằng mức giá có thể so sánh của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường;

(2) Giá trị thông thường được xác định bằng mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong điều kiện thương mại thông thường.

Việc xác định giá thông thường phải được thể hiện rõ như sau:

Giá thông thường của........................(loại/kiểu hàng hóa)....................................................

 

 

Phương pháp tính

Đơn vị ngoại tệ:..............

Giá bán lẻ

 

110.00

- Khấu trừ thuế GTGT (VAT) 10%

110/1.10

 

Giá bán lẻ trước thuế GTGT

 

100.00

- Khấu trừ chi phí + lợi nhuận bán lẻ 10%

100/1.10

 

Giá bán buôn

 

90.90

- Khấu trừ chi phí + lợi nhuận bán buôn 10%

90.9/1.10

 

Giá bán cho người bán buôn

 

82.64

- Khấu trừ chi phí vận tải, bảo hiểm 5%

82.64/1.05

 

Giá thông thường bán tại nhà máy

 

78.7

Tỷ giáquy đổi: (ViệtNam đồng/ngoại tệ).........................................................................10

Giá thông thường bán tại nhà máy bằng ViệtNam đồng:  (78.7 x 10)................787(đ)

 

Ghi chú:

-        Giá bán lẻ đượclấytừ: ____________________________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc)

-        Chi phí, mức lợi nhuận hợp lý đượclấytừ:_____________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc)

-        Tỷ giá quy đổi:__________________________________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc)

 

Lưu ý:Ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa.Trên thực tế,Người yêu cầucầncung cấpcác thông tin xác thực kèm bằng chứng về mức lợi nhuận, chi phí vận tảibảo hiểm ...

Trong trường hợp giá trị thông thường không thể xác định được thông qua giá bán trên thị trường nội địa của nhà xuất khẩu hoặc mức giá này không đáng tin cậy (ví dụgiao dịch giữa các bên liên quan hoặc đượcbán lỗhoặcbán với số lượngkhông đáng kể),Người yêu cầucó thể tính toán giá trị thông thường dựa trên cơ sở chi phí sản xuất ở nước xuất xứ cộng với chi phí quản lý,chi phíbán hàng, chi phí chung và lợi nhuận hợp lý.

Việc tính toán giá trị thông thường phải được thể hiện rõ như sau:

Giá thông thường của........................(loại/kiểu hàng hóa) ........ được tính toán dựa trên các yếu tố: .........................................(Hãyliệt kê tất cả các yếu tố sử dụng để tính toán giá thông thường), cụ thể như sau:

 

 

 

Các mục chi phí

Chi phí/ 1 đơn vị sản phẩm (đơn vị ngoại tệ)

Chi phí sản xuất

 

Nguyên vật liệu đầu vào

- Nguyên vật liệu đầu vào A

- Nguyên vật liệu đầu vào B

- Nguyên vật liệu đầu vào C

- ...

200

Chi phí lao động

- Công nhân kỹ thuật

- Lao động phổ thông

-...

50

Các chi phí sản xuất khác

- Nhiên liệu,năng lượng chạy máy

- Nhà xưởng, kho bãi

- Khấu hao tài sản cố định

- Bảo trì.

- ...

70

Chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý

- Quản lý

- Đóng gói

- Vận tải

- Tiếp thị

- Bán hàng

- Bảo hành

- ...

80

Mức lợi nhuận hợp lý (5%)

20

Giá thông thường bán tại nhà máy

420

 

Tỷ giá quy đổi: (ViệtNam đồng/ngoại tệ).........................................................................10

Giá thông thường bán tại nhà máy bằng ViệtNam đồng:  (420 x 10)..............4200 (đ)

Ghi chú:

-        Mức chi phí hợp lý đượclấytừ: _____________________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc).

-        Mức lợi nhuận hợp lý đượclấytừ:____________________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc).

Lưu ý:Ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa.Trên thực tế,bênyêu cầuphải sử dụngthông tin xác thực kèm bằng chứng vềlợi nhuận,các chi phívận tải và bảo hiểm....

B4. Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

(1) Giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được tính bằng giá bán hàng hóa của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam, xác định thông qua các chứng từ giao dịch hợp pháp.

(2) Trường hợp không tồn tại giá xuất khẩu hoặc có căn cứ rõ ràng để cho rằng giá xuất khẩu xác định theo phương pháp (1) không đáng tin cậy do có một thỏa thuận của hiệp hội hoặc một thỏa thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba, giá xuất khẩu sẽ được xác định theo một trong hai phương pháp sau đây:

a) Giá được xây dựng trên cơ sở giá của hàng hóa nhập khẩu bán cho người mua độc lập đầu tiên tại Việt Nam;

b) Giá được tính toán dựa trên các cơ sở hợp lý.

Lưu ý:

- Trường hợp giá xuất khẩu được xác định theo phương pháp (1), cần có chứng từ giao dịch hợp pháp (ví dụ: số liệu của cơ quan hải quan, cơ quan thống kê, hóa đơn giao dịch, hợp đồng thương mại...) để chứng minh cơ sở xác định giá xuất khẩu. Bản sao các chứng từ cần được đính kèm ở phần phụ lục.

- Giá xuất khẩu cần được xác định là mức giá xuất xưởng. Trường hợp không xác định được mức giá này cần chỉ rõ các khoản được khấu trừ và ước tính giá trị khấu trừ để đưa mức giá đó về mức giá bán tại nhà máy.

- Giá xuất khẩu phải được quy đổi sang tiền Việt Nam.

- Tỷ giá và nguồn thông tin về tỷ giá phải được chỉ rõ.

- Đối với các trường hợp không xác định được giá xuất khẩu theo phương pháp (1), giá xuất khẩu có thể được tính toán dựa trên các cơ sở hợp lý. Trong trường hợp này, Người yêu cầu phải chỉ rõ lý do không xác định được mức giá xuất khẩu theo phương pháp (1) trên đây (ví dụ: không xác định được giá xuất khẩu; hoặc nàh sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu ở Việt Nam có quan hệ liên kết...). Đồng thời, Người yêu cầu phải cung cấp thông tin về giá bán cho người mua độc lập đầu tiên ở Việt Nam, ước tính các loại chi phí do nhà nhập khẩu liên quan được trả như chi phí bán hàng, quản lý, bảo hiểm, chế biến, bốc xếp, vận chuyển, thuế nhập khẩu, lợi nhuận của nhà nhập khẩu...

Bản sao các tài liệu chứng minh cơ sở xác định mức giá bán cho người mua độc lập đầu tiên tại Việt Nam và các thông tin về chi phí phải được đính kèm ở phần phụ lục.

Việc xác định giá xuất khẩu trong trường hợp này cần được trình bày cụ thể như sau:

Giá xuất khẩu của........................(loại/kiểu hàng hóa)..........................................................

 

Phương pháp tính

Đơn vị ngoại tệ:..............

Giá bán cho người mua độc lập đầu tiên (giá bán buôn)

 

110.00

- Khấu trừ thuế GTGT (VAT) 10%

110/1.10

 

Giá cho người mua độc lập đầu tiên trước thuế GTGT

 

100.00

- Khấu trừ chi phí + lợi nhuận bán buôn (10%)

100/1.10

 

Giá bán cho người bán buôn

 

90.90

- Khấu trừ thuế hải quan 10%

90.9/1.10

 

Giá CIF

 

82.64

- Khấu trừ chi phí vận tải, bảo hiểm 5%

82.64/1.05

 

Giá xuất khẩu bán tại nhà máy

 

78.7

 

Tỷ giá quy đổi: (Việt Nam đồng/ngoại tệ).........................................................................10

Giá xuất khẩu bán tại nhà máy bằng Việt Nam đồng:  (78.7 x 10)......................787(đ)

Ghi chú:

-        Giá bán cho người mua độc lập đầu tiên được lấy từ: _____________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc)

-        Chi phí và mức lợi nhuận hợp lý được lấy từ:___________________________

Xem phụ lục(bản sao tài liệu gốc)

-        Tỷ giá quy đổi:__________________________________________________

Xem phụ lục(bản sao trang tài liệu gốc)

 

Lưu ý:Ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa. Trên thực tế, Người yêu cầu cần cung cấp thông tin xác thực kèm bằng chứng về mức lợi nhuận, chi phí vận tải và bảo hiểm.

B5. Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu

Để đảm bảo tính so sánh được của giá thông thường và giá xuất khẩu, ngoài việc chuyển giá thông thường, giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông (giá xuất xưởng) và quy đổi về cùng một đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng, trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện các điều chỉnh sau đây:

- Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất.

- Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu trên cơ sở những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, khối lượng thương mại, trọng lượng, đặc điểm vật lý và các yếu tố phù hợp khác.

Trường hợp hàng hóa sử dụng để xác định giá thông thường không hoàn toàn giống hệt với hàng hóa nhập khẩu, cần chỉ rõ:

- Sự khác biệt giữa hai loại hàng hóa đó;

- Mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt đó tới mức giá trên thị trường;

- Mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt đó tới mức chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm được bán trên thị trường nội địa và sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động đến sự so sánh giá (ví dụ: cấp độ thương mại, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển...), đề nghị cho biết chi tiết về những khác biệt này và ước tính khoản khấu trừ cho mức điều chỉnh tương ứng.

B6. Biên độ bán phá giá

Biên độ bán phá giálà khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam sau khi đã điều chỉnh những khác biệt có ảnh hưởng đến sự so sánh về giá. Hãy thể hiện sự khác biệt này theo tỷ lệ % trên giá xuất khẩu CIF.

Biên độ bán phá giá được tính theo công thức sau:

(Giá trị thông thường (tại nhà máy)–Giá xuất khẩu (tại nhà máy))x100%

Biên độ bán phá giá  =

Giá xuất khẩu (CIF)

Lưu ý:

- Trường hợp có nhiều loại/kiểu hàng hóa được chọn để tính biên độ bán phá giá có thể sử dụng biên độ phá giá chung cho tất cả các hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Tuy nhiên cần tính toán biên độ bán phá giá cho từng loại/kiểu hàng hóa đã được chọn.

- Trường hợp vụ việc chống bán phá giá liên quan đến nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu trong cùng một nước, cần tính toán biên độ bán phá giá riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu đã được chọn. Biên độ bán phá giá của những nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn tính biên độ bán phá giá riêng sẽ được xác định là giá trị bình quân gia quyền của biên độ bán phá giá riêng của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn.

- Trường hợp vụ việc chống bán phá giá liên quan đến nhiều nước, cần tính toán biên độ bán phá giá riêng cho từng nước.


C. THIỆT HẠI ĐÁNG KỂ HOẶC ĐE DỌA GÂY THIỆT HẠI ĐÁNG KỂ CHO NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

Để xác định bằng chứng về việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và đệ trình các bằng chứng đó lên Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra, Người yêu cầu cần cung cấp các thông tin sau đây:

(a) Khối lượng, số lượng hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽ tăng lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặc tương đối;

(b) Tác động của giá hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với giá của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước, kể cả việc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hoá tương tự trong nước;

(c) Tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với ngành sản xuất trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Đặc biệt là Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin, số liệu về:

- Tình hình nhập khẩu hàng hoá:

Các thông tin, số liệu về tình hình hàng hoá nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (khối lượng và trị giá) trong năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước năm nộp Hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I của Hồ sơ mẫu này (năm I là năm gần nhất).

- Tình hình nhập khẩu hàng hóa theo nước xuất xứ:

Các thông tin, số liệu về tình hình nhập khẩu hàng hoá của năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước năm nộp Hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục II của Hồ sơ mẫu này (năm I là năm gần nhất).

- Mức độ gia tăng hàng hoá nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước

Các thông tin so sánh mức độ gia tăng hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước (khối lượng và trị giá) trong năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước năm nộp Hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục III của Hồ sơ mẫu này (năm I là năm gần nhất).

 

- Thị phần của hàng hoá tương tự sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu

Cung cấp các thông tin so sánh về thị phần của hàng hoá tương tự sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá trong năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước khi nộp Hồ sơ theo mẫu ở bảng sau (năm I là năm gần nhất):

 

Bảng 4: So sánh thị phần của hàng hoá tương tự và hàng hóa nhập khẩu

Năm

Hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước

Hàng hoá nhập khẩu

Thị phần

Tăng/giảm thị phần hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước

Khối lượng, số lượng

Đơn vị tính

Tổng NK

Đơn vị tính

Trong nước

Nhập khẩu

Hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn:..............................................................................................................................................

Để thể hiện rõ biến động theo thời gian, có thể bổ sung thêm các thông tin về thị phần của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu theo từng Quý.

Ngoài ra, Người yêu cầu phải đưa ra những lập luận về tình trạng tăng/giảm thị phần của hàng hoá tương tự sản xuất trong nước, đặc biệt phải đưa ra mối liên hệ giữa mức gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thị phần của ngành sản xuất trong nước.

- Tác động của việc nhập khẩu đối với giá hàng hoá trong nước

Các thông tin về tác động của hàng hóa nhập khẩu đối với mức giá của hàng hóa sản xuất trong nước trong năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước năm nộp Hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục IV của Hồ sơ mẫu này (năm I là năm gần nhất).

Để xác định xem có sự chênh lệch giữa giá của hàng hóa nhập khẩu và giá thực tế của hàng hóa sản xuất trong nước và/hoặc có việc giá của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tác động tiêu cực đến mức giá của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hay không, hãy so sánh giá bán của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá với giá bán của Người yêu cầu đối với cùng một loại hàng hóa tương tự trên thị trường Việt Nam ở cùng một cấp độ thương mại (ví dụ: cấp độ bán lẻ) và trong cùng một thời gian.

Biên độ chênh lệch giá thực tế được thể hiện theo tỷ lệ % của mức giá bán của Người yêu cầu trên thị trường Việt Nam và được tính toán như sau:

Giá bán hàng của Người yêu cầu - giá bán của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá

x 100%

Giá bán của Người yêu cầu

Việc phân tích cần tập trung vào xác định tình trạng ngành sản xuất trong nước đang chịu áp lực giảm giá bởi hàng hóa nhập khẩu.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước

Các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước trong năm hiện tại và 03 năm liên tiếp trước năm nộp Hồ sơ theo mẫu ở bảng sau (năm I là năm gần nhất).

Bảng 5: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước

Năm

Quý

Sản lượng

Doanh thu

Chi phí sản xuất(#)

Chi phí bán hàng (#)

Lợi nhuận (#)

Tăng/giảm lợi nhuận so với quý trước (%)

Năm hiện tại(thực tế hoặc ước tính)

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Trung bình năm

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Trung bình năm

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Trung bình năm

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Trung bình năm

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn:..............................................................................................................................................

Ghi chú:(#) là mức chi phí, lợi nhuận tính trên 1 đơn vị sản phẩm

Người yêu cầu phải chú trọng phân tích tác động của hàng hóa nhập khẩu tới cơ cấu chi phí, chi phí và lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước theo thời gian.

- Đầu tư nâng cấp phương tiện sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước

Các thông tin về những thay đổi cơ bản về phương tiện sản xuất, có liên quan tới những thay đổi về công suất và năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam trong năm hiện tại và 3 năm gần nhất của ngành sản xuất trong nước. Số liệu cần được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 6: Năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước

của

ngành sản xuất trong nước

Năm

Năm hiện tại

Năm I

Năm II

Năm III

Công suất thiết kế

 

 

 

 

Công suất thực tế

 

 

 

 

Hiệu quả sử dụng công suất (%)

 

 

 

 

Sản lượng

 

 

 

 

Tổng cầu trong nước (ước tính)

 

 

 

 

Sản lượng/ Tổng cầu (%)

 

 

 

 

Nguồn:..............................................................................................................................................

- Thực trạng sử dụng lao động trong ngành sản xuất trong nước

Số lao động (hoặc số lượng ước tính) tham gia vào việc sản xuất, quản lý và phân phối hàng hóa tương tự sản xuất trong nước thuộc đối tượng điều tra.

 

Bảng 7: Cơ cấu lao động trong ngành sản xuất trong nước

Năm

Quý

Cơ cấu lao động

Lao động trực tiếp

Hành chính/ văn phòng

Quản lý

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Năm hiện tại

(thực tế hoặc ước tính)

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn:..............................................................................................................................................

Người yêu cầu cần cung cấp thông tin và phân tích thực trạng thu nhập của người lao động làm việc trong ngành sản xuất trong nước trong năm hiện tại và trong 3 năm gần nhất của ngành sản xuất trong nước. Số liệu cần được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của lao động trong ngành sản xuất trong nước

Năm

Quý

Cơ cấu thu nhập của lao động

Lao động trực tiếp

Hành chính/ văn phòng

Quản lý

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Năm hiện tại(thực tế hoặc ước tính)

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn:..............................................................................................................................................

- Biến động hàng tồn kho

Khối lượng và trị giá tồn kho của hàng hóa sản xuất trong nước là đối tượng điều tra. Hãy chỉ rõ hàng hoá thuộc đối tượng điều tra có tính chất mùa vụ hay không.

Bảng 9: Biến động hàng tồn kho

Năm

Tồn kho hàng hóa tự sản xuất

Tồn kho của hàng hóa mua vào

Cuối  năm I

Khối lượng

Trị giá

Khối lượng

Trị giá

Cuối năm II

 

 

 

 

Cuối năm III

 

 

 

 

- Các thông tin, dữ liệu chứng minh thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu

Ngoài các thông tin trên đây Người yêu cầu có thể cung cấp thêm các thông tin hoặc bằng chứng chứng minh thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu như lợi nhuận trên vốn đầu tư, dòng tiền, khả năng huy động vốn.

Việc xác định mốiđe dọa gây thiệt hại đáng kểphải dựa trên bằng chứng chứ không chỉ đơn thuần dựa trên các suy luận hoặc cáo buộc. Nếu được, hãy lượng hóa những thiệt hại sắp xảy ra và có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng. Các tình huống thiệt hại trong tương lai có thể dự đoán được thường là:

- Sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá: xu hướng gia tăng của việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá có thể cho thấy khả năng những hàng hóa nhập khẩu này sẽ gia tăng đáng kể trong tương lai.

- Năng lực sản xuất của các nhà xuất khẩu: cần phải chỉ ra được tiềm lực sản xuất của nước xuất khẩu để làm rõ được khả năng các hành vi bán phá giá có thể tiếp diễn. Có thể lấy được thông tin này từ các công trình nghiên cứu, các bài báo chuyên ngành, các nguồn khác...

- Những thay đổi về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Những thay đổi về cơ cấu trong thị trường nội địa của nhà xuất khẩu (sự suy giảm cầu, đầu tư, phát triển kỹ thuật, cải cách ngân hàng, mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài...) có thể góp phần làm gia tăng hàng xuất khẩu bị bán phá giá.

- Các trở ngại đối với hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba khác: các nhà xuất khẩu có thể hướng vào thị trường Việt Nam. Điều này không chỉ dựa vào chiến lược xuất khẩu riêng lẻ của từng công ty, mà còn dựa trên thông tin về việc các nước thứ ba có mức thuế nhập khẩu cao hoặc các rào cản nhập khẩu khác (ví dụ như các biện pháp chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật ...).

- Khó khăn

Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá có thể làm cho các doanh nghiệp có liên quan của Việt Nam không sản xuất mặt hàng này, do đó gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc thành lập các cơ sở sản xuất mặt hàng này. Hãy giải thích việc này xảy ra như thế nào và chuẩn bị các tài liệu thích hợp để giải trình nhận định trên.


D. MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ

Ngoài các thông tin chứng minh thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu, Người yêu cầu cần phân tích và làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể đó. Đặc biệt, hãy chứng minh thiệt hại đáng kể do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra. Điều này không có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là lý do duy nhất gây ra thiệt hại. Quan hệ nhân quả thường được thể hiện thông qua sự trùng hợp về thời gian giữa việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu, mức giá giảm cùng với sự suy thoái của ngành sản xuất trong nước được thể hiện qua các chỉ số thiệt hại.

Khi phân tích mối quan hệ nhân quả, phải tính đến các yếu tố tác động khác ngoài việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ, các yếu tố đó có thể là:

- Khối lượng nhập khẩu hàng hóa liên quan không bán phá giá;

- Sản lượng của các nhà sản xuất không tham gia đứng đơn;

- Khối lượng và giá của sản phẩm liên quan từ các nước thứ ba khác;

- Giảm cầu và sự thay đổi trong phương thức tiêu thụ;

- Các hành vi hạn chế thương mại của các nhà sản xuất trong nước;

- Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước;

- Kết quả xuất khẩu kém của ngành công nghiệp nội địa;

- Năng suất thấp của ngành công nghiệp nội địa;

- Đánh giá sai sự phát triển của thị trường;

- Hiệu quả tiếp thị kém;

- Chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm không đa dạng, phong phú;

- Biến động của tỷ giá hối đoái; hoặc

- Hàng nhập khẩu của chính ngành công ngiệp nội địa có nguồn gốc từ nước liên quan.

KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ XUẤT KHẨU CỦA NGƯỜI YÊU CẦU

Năm

1

2

3

4

5

Khối lượng

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

Trị giá

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

SẢN LƯỢNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT KHÔNG THAM GIA ĐỨNG ĐƠN

Năm

1

2

3

4

5

Sản lượng

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

LƯỢNG TIÊU THỤ TẠI VIỆT NAM CỦA NHÀ SẢN XUẤT KHÔNG THAM GIA ĐỨNG ĐƠN

Lượng tiêu thụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ CỦA HÀNG NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC THỨ BA KHÁC

Khối lượng\           Năm

1

2

3

4

5

Nước xuất khẩu “X”

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

Nước xuất khẩu “Y”

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Các nước khác

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

Tổng số lượng của các nước khác

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

Giá                         Năm

1

2

3

4

5

Nước xuất khẩu “X”

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

Các nước khác

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

Giá trung bình của các nước khác

 

 

 

 

 

Chỉ số

100

 

 

 

 

 


E. CÁC TÀI LIỆU, THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC

Ngoài các thông tin trên đây, Người yêu cầu có thể cung cấp thêm các tài liệu hoặc thông tin cần thiết khác để giúp Cơ quan điều tra giải quyết đúng đắn vụ việc.

Cần lưu ý: tất cả các bên liên quan trong một cuộc điều tra, bao gồm: nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các nhà sản xuất khác của Việt Nam có thể được phép tiếp cận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (bản lưu hành công khai) để bảo vệ quyền lợi của họ.

Bản lưu hành công khai phải được nộp cùng lúc với bản lưu hành hạn chế. Bản lưu hành công khai phải có đủ thông tin chi tiết cần thiết để có thể hiểu được bản chất của thông tin trong bản lưu hành hạn chế. Nhằm hoàn thành bản hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (bản lưu hành công khai), công ty nên thực hiện các bước sau:

- Sử dụng phần trả lời trong bản lưu hành hạn chế làm cơ sở, xác định tất cả các thông tin mà công ty cho là không mật và sao chép những thông tin này vào bản lưu hành công khai.

- Giải thích tại sao mục thông tin không tiết lộ là mật, tóm tắt các thông tin này dưới hình thức không mật (lưu hành công khai). Trong trường hơp ngoại lệ khi thông tin trong hồ sơ không thể tóm tắt được thì bên yêu cầu phải chỉ rõ lý do vì sao không thể tóm tắt được những thông tin đó.

Ví dụ về cách tóm tắt thông tin lưu hành hạn chế:

·       Khi thông tin liên quan là con số của nhiều năm thì có thể sử dụng chỉ số so sánh thay thế.

Ví dụ về thông tin bảo mật:

2002

2003

2004

20.000 VND

30.000 VND

40.000 VND

Tóm tắt thông tin lưu hành công khai có thể như sau:

2002

2003

2004

100

150

200

·       Khi thông tin liên quan là một con số đơn lẻ thì có thể áp dụng một tỷ lệ phần trăm (%) thay đổi.

Ví dụ về con số bảo mật: “Chi phí sản xuất là 300 VND/tấn”.

Bản tóm tắt lưu hành công khai có thể là: “Chi phí sản xuất là 330 VND/tấn” và có thêm phần ghi chú: “con số thực tế đã được thay đổi với mức thay đổi tối đa là +/- 10%, để đảm bảo tính bí mật của thông tin”.

·       Khi thông tin liên quan nằm trong phần lời văn thì có thể hoặc là tóm tắt hoặc xóa tên của các bên thông qua việc chỉ ra chức năng của họ.

Ví dụ về thông tin bảo mật: “Công ty TNHH Thương mại nói rằng giá của hàng hóa nhập khẩu là thấp hơn 20%”.

Bản tóm tắt lưu hành công khai có thể là: [một khách hàng] nói rằng giá của hàng hóa nhập khẩu là thấp hơn 20%.


F. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Nêu các kết luận về các bằng chứng cho thấy tồn tại tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, tình trạng thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố đó.

Người yêu cầu cần kiến nghị Cơ quan chức năng tiến hành mở cuộc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đồng thời, nêu kiến nghị về việc áp dụng biện pháp tạm thời (thời gian áp dụng, thời hạn áp dụng và mức thuế chống bán phá giá tạm thời). Trong trường hợp này, Người yêu cầu cần cung cấp các thông tin, bằng chứng và lập luận cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm thời và việc chậm áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể khó có thể khắc phục được cho ngành sản xuất trong nước.

Đại diện hợp pháp của Người yêu cầu cần phải ký và đóng dấu vào công văn và gửi kèm theo Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến cơ quan có chức năng tiến hành điều tra vụ việc..

CAM KẾT

Chúng tôi xin cam đoan tất cả các thông tin cung cấp trên đây là hoàn toàn xác thực và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin đó.

 

Đại diện ngành sản xuất trong nước

 


Phụ lục I. Tình hình nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra(Sản lượng: đơn vị sản phẩm; Đơn vị trị giá: Việt Nam đồng)

Tên nước xuất xứ

Năm hiện tại

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Sản lượng

Trị giá

Sản lượng

Trị giá

Sản lượng

Trị giá

Sản lượng

Trị giá

Nước A

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước B

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước C

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước D

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng năm hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên nước xuất xứ

Năm I

Nước A

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước B

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước C

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước D

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng năm I

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên nước xuất xứ

Năm II

Nước A

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước B

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước C

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước D

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng năm II

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên nước xuất xứ

Năm III

Nước A

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước B

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước C

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước D

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng năm III

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: ...................................................................................................................................................................

Phụ lục II. Mức độ gia tăng hàng hoá nhập khẩu theo nước xuất xứ(Sản lượng: đơn vị sản phẩm; Đơn vị trị giá: Việt Nam đồng)

Năm

Nước A

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng kỳ năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

Năm hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm

Nước B

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

Năm hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm

Nước C

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

So với quý trước (%)

So với cùng quý năm trước (%)

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

SL

TG

Năm hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: ...................................................................................................................................................................


 

Phụ lục III. So sánh mức độ gia tăng hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước

Thời gian

Tổng nhập(đơn vị

sản phẩm)

Sản lượng trong nước

(đơn vị

sản phẩm)

So sánh sản lượng nhập khẩu vàsản lượng sản xuất trong nước

(%)

Mức tăng so với quý trước

Hàng hoá nhập khẩu

Hàng hoá s.x. trong nước

Số tuyệt đối

%

Số tuyệt đối

%

Năm hiện tại

Quý I

 

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm I

Quý I

 

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm II

Quý I

 

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Năm III

Quý I

 

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: ...................................................................................................................................................................


 

 

Phụ lục IV. Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hoá sản xuất trong nước

 

Thời gian

Hàng hóa sản xuất trong nước

Hàng hóa nhập khẩu

So sánh chênh lệch về mức giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước

 

Mức giá trung bình

Tăng/giảm so với quý trước

Mức giá trung bình

Tăng/giảm so với quý trước

Số tuyệt đối

%

Năm hiện tại

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Năm I

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Năm II

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Năm III

Quý I

 

 

 

 

 

 

Quý II

 

 

 

 

 

 

Quý III

 

 

 

 

 

 

Quý IV

 

 

 

 

 

 

Nguồn: ............................................................................................................................................................................

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi