Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Hiệp định

Hiệp định về thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Đại Hàn Dân Quốc
Cơ quan ban hành: Chính phủ Brunei Darussalam; Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a; Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Hoàng gia Cam pu chia; Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào; Chính phủ Cộng hoà Philipin; Chính phủ Cộng hoà Singapo; Chính phủ Liên bang Mi-an-ma; Chính phủ Malaysia; Chính phủ Đại Hàn Dân QuốcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Trương Đình Tuyển; Cham Prasidh; Rafidah Aziz; Lim Jock Seng; Nam Viyaketh; Mari Elka Pangestu; U Soe Tha; Lim Hng Kiang; Peter b. Favila; Kim Hyun-Chong
Ngày ban hành:24/08/2006Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định Không số

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hiệp định Không số DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ THUỘC HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

 

Chính phủ các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lay-xia, Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xing-ga-po, Vương quốc Thái Lan[1] và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Nước Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và nước Đại Hàn Dân Quốc,

NHẮC LẠI Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các Nước Thành viên của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á và nước Đại Hàn Dân Quốc được ký kết tại Kuala Lumpur, Ma-lay-xi-a, vào ngày 13 tháng 12 năm 2005;

TIẾP TỤC NHẮC LẠI các Điều 1.3 và 2.1 của Hiệp định khung, thể hiện các cam kết của các Bên thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc bao gồm thương mại hàng hóa;

KHẲNG ĐỊNH LẠI cam kết của các Bên về việc loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại khác đối với phần lớn thương mại hàng hóa giữa các Nước Thành viên ASEAN và Đại Hàn Dân Quốc theo các khung thời gian đã xác định, đồng thời dành sự linh hoạt cho phép các bên xử lý các lĩnh vực nhạy cảm như đã được quy định trong Hiệp định khung; và

CÔNG NHẬN các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các Nước Thành viên ASEAN và sự cần thiết của việc dành linh hoạt cho các Nước Thành viên mới của ASEAN, đặc biệt là sự cần thiết tạo điều kiện để các nước này tham gia ngày càng tăng vào hợp tác kinh tế giữa các Bên và mở rộng xuất khẩu, bao gồm, ngoài các nội dung khác, thông qua tăng cường năng lực, tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong nước của mình.

ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Vì mục tiêu thực hiện Hiệp định này, trừ trường hợp có yêu cầu khác:

AEM+Hàn Quốc nghĩa là các Bộ trưởng Kinh tế của các Nước Thành viên ASEAN và Bộ trưởng phụ trách Thương mại Hàn Quốc;

thuế suất MFN áp dụng:

(a) đối với các Nước Thành viên ASEAN là thành viên WTO tính đến ngày 1/1/2005 và Hàn Quốc, là thuế suất tương ứng mà các nước này áp dụng tính đến ngày 1/1/2005; và

(b) đối với các Nước Thành viên ASEAN chưa phải là thành viên WTO tính đến ngày 1/1/2005, là thuế suất áp dụng đối với Hàn Quốc tính đến ngày 1/1/2005;

ASEAN nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lay-xia, Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

FTA ASEAN-Hàn Quốc nghĩa là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc được thiết lập theo Hiệp định khung và các hiệp định liên quan khác được quy định tại đoạn 1 của Điều 1.4 trong Hiệp định khung;

Các Nước Thành viên ASEAN nghĩa là tất cả các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lay-xia, Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Nước Thành viên ASEAN nghĩa là từng nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lay-xia, Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

ASEAN 6 nghĩa là Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xia, Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xing-ga-po và Vương quốc Thái Lan;

Hiệp định khung nghĩa là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa các Chính phủ các Nước Thành viên ASEAN và Đại Hàn Dân Quốc;

GATT 1994 nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, bao gồm các Ghi chú và Quy định Bổ sung, làm thành một phần của Hiệp định WTO;

Ủy ban Thực hiện nghĩa là Ủy ban Thực hiện được thành lập theo Điều 5.3 của Hiệp định khung;

Hàn Quốc nghĩa là Đại Hàn Dân Quốc;

Các Nước Thành viên ASEAN mới nghĩa là Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Liên bang My-an-ma và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Các biện pháp phi thuế quan bao gồm các hàng rào phi thuế;

Các Bên nghĩa là tất cả các Nước Thành viên ASEAN và Hàn Quốc;

Bên nghĩa là một Nước Thành viên ASEAN hoặc Hàn Quốc;

WTO nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới; và

Hiệp định WTO nghĩa là Hiệp định Marrakesh Thiết lập Tổ chức Thương mại Thế giới, được hoàn thành vào ngày 15/4/1994 và các hiệp định khác được đàm phán sau đó.

Điều 2. Đối xử Quốc gia về Thuế và Quy định Trong nước

Mỗi Bên sẽ dành đối xử quốc gia cho hàng hoá của tất cả các Bên khác phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT 1994. Nhằm mục đích này, các quy định của Điều III của Hiệp định GATT 1994, kết hợp với những sửa đổi hợp lý, được đưa vào nội dung của Hiệp định này và trở thành một phần không tách rời của Hiệp định.

Điều 3. Cắt giảm và Loại bỏ Thuế quan

1. Theo lịch trình cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan của các Bên, thuế suất MFN áp dụng với các mặt hàng được liệt kê phải từng bước được cắt giảm và, tùy từng trường hợp, loại bỏ phù hợp với Điều khoản này.

2. Tất cả các dòng thuế sẽ nằm trong lịch trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo Hiệp định này và sẽ được phân loại như sau:

(a) Lộ trình Thông thường: Đối với các dòng thuế do các Bên tự đưa vào Lộ trình Thông thường của mình, các Bên sẽ từng bước cắt giảm và loại bỏ thuế suất MFN áp dụng tương ứng của các dòng thuế này theo các mô hình giảm thuế quy định trong Phụ lục 1 của Hiệp định này nhằm đạt được các mục tiêu được nêu trong hạn mức ở đây; và

(b) Lộ trình Nhạy cảm: Đối với các dòng thuế do các Bên tự đưa vào Lộ trình Nhạy cảm của mình, các Bên sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế suất MFN áp dụng tương ứng của các dòng thuế này theo các mô hình giảm thuế quy định trong Phụ lục 2 của Hiệp định này.

3. Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Hiệp định này, tất cả các cam kết của mỗi Bên trong Điều khoản này sẽ được áp dụng cho tất cả các Bên khác.

Điều 4. Minh bạch

Điều X của Hiệp định GATT 1994, kết hợp với những sửa đổi hợp lý, được đưa vào nội dung Hiệp định này và trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định.

Điều 5. Quy tắc Xuất xứ

Quy tắc Xuất xứ và các Thủ tục Chứng nhận áp dụng đối với các mặt hàng trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này được quy định trong các Phụ lục 3 của Hiệp định này và các Phụ lục của nó.

Điều 6. Sửa đổi các Ưu đãi

1. Các Bên không được vô hiệu hoá hoặc làm ảnh hưởng đến bất kỳ một ưu đãi nào theo Hiệp định này, trừ các trường hợp được quy định tại Hiệp định này.

2. Không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản các Bên tham gia đàm phán và tham gia vào các thỏa thuận nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các ưu đãi đã cam kết theo Hiệp định này hoặc bổ sung các mặt hàng mới trong ưu đãi, với điều kiện là các thỏa thuận này được các Bên nhất trí và áp dụng cho tất cả các Bên khác.

3. Bất kỳ Bên nào của Hiệp định này có thể, thông qua đàm phán và thỏa thuận với bất kỳ một Bên khác mà bên đó đã dành ưu đãi, sửa đổi hoặc rút lại ưu đãi đã cam kết theo Hiệp định này. Trong các đàm phán và thoả thuận có đề cập đến điều khoản về đền bù liên quan đến các mặt hàng khác, các bên liên quan cam kết duy trì một mức ưu đãi chung có đi có lại và các bên cùng có lợi không kém thuận lợi hơn đối với thương mại so với quy định trong Hiệp định này trước khi có thỏa thuận như vậy.

4. Bất kỳ thoả thuận nào của các Bên nhằm sửa đổi hoặc rút lại các ưu đãi theo chương trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo đoạn 3, hoặc đẩy nhanh việc loại bỏ thuế quan theo chương trình này hoặc đưa thêm mặt hàng vào chương trình này theo đoạn 2, sẽ có hiệu lực thay thế thuế suất hoặc các lộ trình được xác định theo chương trình cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với các mặt hàng đó như quy định trong các Phụ lục 1 và 2, và sẽ được xem là một sửa đổi đối với các Phụ lục liên quan và sẽ có hiệu lực phù hợp với thủ tục theo Điều 17.

Điều 7. Các Nguyên tắc WTO

Tùy theo quy định của Hiệp định này và bất kỳ hiệp định nào mà các Bên có thể đạt được trong tương lai khi rà soát lại Hiệp định này theo quy định tại Điều 15, các Bên[2] nhất trí và khẳng định lại cam kết tuân thủ các quy định tại các Phụ lục 1A và 1C của Hiệp định WTO, như được liệt kê trong Phụ lục 4, bao gồm, trong số nhiều quy định khác nhau, các biện pháp phi thuế, hàng rào kỹ thuật cản trở thương mại (sau đây được đề cập đến như là "TBT"), các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (sau đây được đề cập đến như là "SPS"), trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp, các biện pháp chống bán phá giá và quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 8. Các Hạn chế Định lượng và Hàng rào Phi thuế quan và các Biện Pháp Vệ sinh và Kiểm dịch

1. Mỗi Bên cam kết không áp dụng hoặc duy trì việc cấm hoặc bất cứ hạn chế định lượng nào đối với việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào của các Bên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào được xuất sang lãnh thổ của các Bên khác, trừ khi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo quy định của WTO hoặc phù hợp với các điều khoản khác của Hiệp định này.

2. Mỗi Bên sẽ đảm bảo tính minh bạch đối với các biện pháp phi thuế quan của mình rằng các biện pháp đó không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng nhằm tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại giữa các Bên. Các Bên sẽ xác định các hàng rào phi thuế quan (ngoài các hạn chế định lượng) để xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Lộ trình để xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này phải được tất cả các Bên nhất trí.

3. Các Bên nhận thức được tầm quan trọng của Tính minh bạch của các quy định về TBT và SPS như được nêu trong các Hiệp định WTO về TBT và SPS, gồm cả các thủ tục thông báo về chuẩn bị cho các quy định và tiêu chuẩn về TBT và trong bất kỳ trường hợp nào về SPS nhằm giảm bớt tác động tiêu cực đối với thương mại cũng như bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng. Mỗi Bên sẽ chỉ định đầu mối của mình nhằm mục đích phản hồi đối với các thắc mắc liên quan đến Điều khoản này.

4. Một nhóm công tác về TBT và SPS (sau đây được đề cập đến như là "nhóm công tác về TBT và SPS") thuộc Ủy ban Thực hiện sẽ được thiết lập nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực thi Điều khoản này và nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật và cây trồng thông qua hợp tác chung và các tham vấn song phương. Nhóm công tác về TBT và SPS sẽ bao gồm các quan chức chính phủ từ các cơ quan phụ trách các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, vật nuôi và công nghiệp và các cơ quan liên quan khác. Nhóm công tác về TBT và SPS sẽ xây dựng chương trình làm việc của mình và họp ít nhất một năm một lần hoặc do các Bên thoả thuận.

Điều 9. Các Biện pháp Tự vệ

1. Mỗi Bên là thành viên của WTO duy trì các quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ. Các hành động được thực thi theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp thuộc Hiệp định khung.

2. Một Bên sẽ có quyền áp dụng biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc đối với một mặt hàng trong giai đoạn chuyển đổi đối với mặt hàng đó. Giai đoạn chuyển đổi của một mặt hàng sẽ bắt đầu kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sẽ kết thúc trong bảy (7) năm kể từ ngày hoàn thành việc cắt giảm/loại bỏ thuế quan đối với mặt hàng đó.

3. Theo những đoạn sau đây của Điều này, một Bên sẽ được tự do áp dụng các biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc nếu do tác động của các nghĩa vụ các Bên phải thực hiện theo Hiệp định này, gồm cả ưu đãi thuế quan, hoặc, nếu là kết quả của các sự kiện không dự đoán trước và tác động của việc thực hiện các nghĩa vụ, nhập khẩu một mặt hàng đã được dành ưu đãi thuế quan từ các Bên khác tăng lên, về tuyệt đối hoặc tương đối, so với sản lượng trong nước, và trong những điều kiện đó có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước của Bên nhập khẩu sản xuất các mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong lãnh thổ nước đó.

4. Nếu một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc được áp dụng, một Bên áp dụng có thể:

(a) dừng việc tiếp tục cắt giảm bất kỳ thuế suất nào đối với mặt hàng đó theo Hiệp định này; hoặc

(b) tăng thuế suất đối với mặt hàng liên quan tới một mức không vượt quá mức thấp hơn giữa một trong hai mức sau:

(i) mức thuế suất MFN áp dụng đối với mặt hàng đó có hiệu lực vào thời điểm hành động đó được thực hiện; và

(ii) mức thuế quan MFN áp dụng đối với mặt hàng đó có hiệu lực vào ngày ngay trước ngày có hiệu lực của Hiệp đinh này.

5. Một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc có thể được duy trì trong một giai đoạn ban đầu tối đa ba (3) năm và có thể được kéo dài không quá một năm nữa nếu, theo các thủ tục được quy định trong đoạn 6, xác định được rằng biện pháp đó vẫn cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn thất nghiêm trọng và hỗ trợ cho việc điều chỉnh cơ cấu ngành và rằng có bằng chứng là ngành công nghiệp trong nước đang điều chỉnh. Bất kể thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc đối với một mặt hàng là bao lâu, biện pháp tự vệ đó sẽ chấm dứt khi giai đoạn chuyển đổi của mặt hàng đó kết thúc.

6. Khi áp dụng các biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc, các Bên sẽ phải tuân thủ các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp tự vệ, kể cả các biện pháp tạm thời, như quy định tại Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ, trừ các biện pháp hạn chế định lượng được quy định tại Điều 5, và các Điều 9, 13 và 14 của Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ. Theo đó, tất cả các điều khoản khác của Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ, với những sự sửa đổi hợp lý, sẽ được đưa vào và trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

7. Biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc không được sử dụng đối với một sản phẩm có xuất xứ từ một Bên nếu tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng liên quan không vượt quá 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Bên nhập khẩu.

8. Để được bồi thường đối với một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc theo Điều 8 của Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ, các Bên liên quan sẽ nhờ trung gian của Ủy ban Thực hiện để xác định mức độ ưu đãi gần tương đương với mức ưu đãi theo Hiệp định này giữa Bên áp dụng biện pháp tự vệ và các Bên xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi biện pháp đó trước khi hoãn các ưu đãi tương đương. Bất kỳ thủ tục nào do cơ quan trung gian nêu trên thực hiện sẽ phải được hoàn tất trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày biện pháp tự vệ AKFTA được áp dụng.

9. Khi một Bên chấm dứt việc áp dụng một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc đối với một mặt hàng, thuế suất áp dụng đối với sản phẩm đó sẽ là thuế suất có hiệu lực, theo lịch trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan của Bên đó quy định trong các Phụ lục 1 và 2 của Hiệp định này, như khi không áp dụng biện pháp đó.

10. Bất kể quy định của Điều khoản này, không Bên nào được áp dụng một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc đối với một mặt hàng đang bị áp dụng hành động theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ. Khi một Bên muốn áp dụng, theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ, một hành động đối với một mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc, Bên đó sẽ chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc trước khi thực hiện hành động được áp dụng theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định WTO về Các Biện pháp Tự vệ.

11. Tất cả các tài liệu và trao đổi chính thức tiến hành giữa các Bên và với Ủy ban Thực hiện liên quan đến bất kỳ một biện pháp tự vệ FTA ASEAN-Hàn Quốc sẽ được làm thành văn bản và viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Điều 10. Các Biện pháp Bảo vệ Cán cân Thanh toán

Trong trường hợp một Bên rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cán cân thanh toán và gặp khó khăn trong tài chính đối ngoại hoặc đang bị đe dọa rơi vào tình trạng như vậy, Bên đó có thể áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp với quy định của Hiệp định GATT 1994, gồm cả Bản Ghi nhớ về các Quy định về Cán cân Thanh toán trong Hiệp định GATT 1994. Khi áp dụng các biện pháp này, Bên đó sẽ ngay lập tức tham vấn với các Bên khác.

Điều 11. Ngoại lệ chung

Với yêu cầu các biện pháp dưới đây không được áp dụng theo cách có thể trở thành công cụ phân biệt đối xử tuỳ tiện hay vô lý giữa các Bên trong những điều kiện tương tự, hoặc trở thành hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản một Bên thông qua hoặc thực thi các biện pháp:

(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;

(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;

(c) liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng hoặc bạc;

(d) cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ các luật lệ hoặc quy định không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm các luật lệ liên quan đến thực thi hải quan, quản lý độc quyền theo đoạn 4 của Điều II và Điều XVII của Hiệp định GATT 1994, bảo vệ bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền, và ngăn chặn các hành vi gian lận;

(e) liên quan đến các sản phẩm do tù nhân làm ra;

(f) được áp dụng để bảo vệ các tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ;

(g) liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng để hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước;

(h) được áp dụng để thực hiện các nghĩa vụ trong bất kỳ hiệp định liên chính phủ nào về hàng hoá phù hợp với các tiêu chí được đệ trình cho WTO và không bị WTO phủ định hoặc được đệ trình nguyên vẹn như vậy mà không bị WTO phủ định;

(i) liên quan đến hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu trong nước mà nguyên liệu đó là cần thiết để đảm bảo số lượng nguyên liệu thiết yếu cho ngành công nghiệp chế biến trong nước trong những thời kỳ mà giá trong nước được duy trì thấp hơn giá thế giới theo kế hoạch bình ổn của chính phủ; Với điều kiện hạn chế đó không được tiến hành nhằm tăng xuất khẩu hoặc bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước, và không trái với các quy định liên quan đến không phân biệt đối xử của Hiệp định này; và

(j) cấp thiết để mua hoặc phân phối các sản phẩm khan hiếm trên diện rộng hoặc cục bộ; Với điều kiện các biện pháp đó phù hợp với nguyên tắc, mà theo đó tất cả các Bên của Hiệp định này được quyền được có một phần bình đẳng trong tổng cung của sản phẩm đó trên thế giới, và với điều kiện là các biện pháp không phù hợp với các quy định khác tại Hiệp định này sẽ chấm dứt thực hiện ngay khi các điều kiện dẫn đến việc áp dụng chúng không còn tồn tại.

Điều 12. Ngoại lệ An ninh

Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:

(a) yêu cầu một Bên phải cung cấp thông tin mà Bên đó cho rằng việc tiết lộ là trái với lợi ích an ninh thiết yếu của Bên đó;

(b) ngăn cản một Bên có bất kỳ hành động nào mà Bên đó cho rằng cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của bên đó, bao gồm nhưng không hạn chế ở:

(i) hành động liên quan đến chất nổ hoặc vật liệu làm từ chất nổ;

(ii) hành động liên quan đến vận chuyển vũ khí, thuốc nổ và vật dụng chiến tranh và việc vận chuyển vật liệu và hàng hoá khác được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp cho một cơ sở quân sự;

(iii) hành động để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu chống lại các âm mưu làm tê liệt hoặc làm xuống cấp các cơ sở hạ tầng đó;

(iv) hành động được áp dụng trong thời gian chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong nước hoặc quốc tế; hoặc

(c) ngăn cản bất kỳ Bên nào thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 13. Chính quyền Quốc gia, Khu vực và Địa phương

Trong quá trình thực hiện các cam kết và nghĩa vụ trong Hiệp định này, mỗi Bên sẽ đảm bảo sự tuân thủ của chính quyền địa phương và khu vực và của các cơ quan hữu trách trên lãnh thổ của mình cũng như việc tuân thủ của các cơ quan phi chính phủ theo ủy quyền của chính quyền trung ương, bang, khu vực hoặc địa phương hoặc các cơ quan hữu trách trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Điều 14. Cơ cấu Tổ chức

Các cơ cấu thể chế như được quy định tại Điều 5.3 của Hiệp định khung sẽ điều hành, giám sát, điều phối và rà soát, nếu thích hợp, việc thực hiện Hiệp định này.

Điều 15. Rà soát

1. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng phụ trách Thương mại Hàn Quốc hoặc đại diện được uỷ quyền sẽ họp trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó hai năm một lần hoặc khi cần thiết để rà soát lại Hiệp định này để xem xét áp dụng các biện pháp tự do hoá hơn nữa thương mại hàng hoá cũng như xây dựng các quy tắc và đàm phán các thỏa thuận về các vấn đề nêu trong Điều 7 của Hiệp định này hoặc về bất kỳ vấn đề có liên quan khác theo thoả thuận.

2. Căn cứ vào tình hình riêng trong quá trình thực hiện Hiệp định này, các Bên sẽ rà soát Lộ trình Nhạy cảm vào năm 2012 nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nhạy cảm, kể cả việc có thể tiếp tục cắt giảm số lượng mặt hàng nằm trong Lộ trình Nhạy cảm và các điều kiện dành đối xử có đi có lại đối với thuế suất của các mặt hàng đã được một Bên đưa vào Lộ trình Nhạy cảm.

Điều 16. Phụ lục và các Văn bản pháp lý trong tương lai

1. Các Phụ lục và Tiểu Phụ lục của Hiệp định này sẽ làm thành một phần không tách rời của Hiệp định này.

2. Các Bên có thể thông qua các văn bản pháp lý trong tương lai phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Sau khi các văn bản pháp lý này có hiệu lực, các văn bản này sẽ làm thành một phần của Hiệp định này.

Điều 17. Sửa đổi

Các điều khoản của Hiệp định này có thể được sửa đổi thông qua các sửa đổi được các Bên nhất trí bằng văn bản.

Điều 18. Quan hệ với Các Hiệp định khác

Trừ khi được quy định khác tại Hiệp định này, Hiệp định này hoặc bất kỳ hành động nào thực hiện theo Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng hoặc vô hiệu hoá quyền và nghĩa vụ của một Bên theo các hiệp định hiện tại mà bên đó tham gia.

Điều 19. Giải quyết Tranh chấp

Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc hiểu, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua các thủ tục và cơ chế như được quy định trong Hiệp định về Thủ tục và Cơ chế Giải quyết Tranh chấp thuộc Hiệp định khung.

Điều 20. Lưu chiểu

Đối với các Nước Thành viên ASEAN, Hiệp định này sẽ được Tổng Thư ký ASEAN lưu chiểu. Tổng thư ký ASEAN sẽ chuyển ngay một bản sao có chứng thực của Hiệp định cho từng Nước Thành viên ASEAN.

Điều 21. Thời điểm Hiệu lực

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, với điều kiện Hàn Quốc và ít nhất một Nước Thành viên ASEAN là một trong các Nước Ký kết đã thông báo cho tất cả các Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành các thủ tục trong nước của mình. Trong trường hợp Hiệu lực này không bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ ngày mà vào ngày đó ít nhất một Nước Thành viên ASEAN và Hàn Quốc đã thông báo cho tất cả các Bên khác bằng văn bản việc hoàn thành các thủ tục nội bộ của mình.

2. Ngay sau khi hoàn thành các thủ tục trong nước của mình để Hiệp định này có Hiệu lực, một Bên thông báo cho tất cả các Bên khác bằng văn bản.

3. Nếu một Bên không thể hoàn thành thủ tục trong nước của mình để Hiệp định này có hiệu lực vào ngày như được quy định tại đoạn 1, Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với Bên đó kể từ ngày thông báo hoàn tất các thủ tục trong nước của mình. Bên liên quan, tuy nhiên, sẽ bị ràng buộc bởi cùng các điều kiện và quy định của Hiệp định này, bao gồm bất cứ cam kết nào khác mà các Bên khác có thể thực thi theo Hiệp định này vào thời điểm có thông báo đó, giống như là Bên đó đã thông báo cho tất cả các Bên khác bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục trong nước của mình trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.

TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN, những người ký tên dưới đây, được Chính phủ nước mình ủy quyền hợp pháp, đã ký Hiệp định về Thương mại Hàng hoá thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các Nước Thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á[3] và Cộng hoà Triều Tiên.

ĐưỢc LÀM tại Ku-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, ngày 24 tháng 08 năm 2006, thành hai bản bằng tiếng Anh.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM

 

 

(Đã ký)

Lim Jock Seng

BỘ TRƯỞNG THỨ HAI PHỤ TRÁCH NGOẠI GIAO VÀ THƯƠNG MẠI

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAM-PU-CHIA

 

 

(Đã ký)

Cham Prasidh

BỘ TRƯỞNG CAO CẤP VÀ BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

 

 

(Đã ký)

Mari Elka Pangestu

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

 

 

(Đã ký)

Nam Viyaketh

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC MA-LAY-XIA

 

 

(Đã ký)

Rafidah Aziz

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ LIÊN BANG MY-AN-MA

 

 

(Đã ký)

U Soe Tha

BỘ TRƯỞNG KẾ HOẠCH QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LIP-PIN

 

(Đã ký)

Peter b. Favila

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XING-GA-PO

 

(Đã ký)

Lim Hng Kiang

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

(Đã ký)

Truong Dinh Tuyen

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI

 

 

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

 

 

(Đã ký)

Kim Hyun-Chong

BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

MÔ HÌNH CẮT GIẢM VÀ LOẠI BỎ THUẾ QUAN ĐỐI VỚI CÁC DÒNG THUẾ TRONG LỘ TRÌNH THÔNG THƯỜNG

 

1. Thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế được mỗi Bên đưa vào Lộ trình Thông thường sẽ từng bước được cắt giảm và loại bỏ theo các Lịch trình dưới đây. Ngày bắt đầu thực hiện sẽ là ngày Hiệp định này có hiệu lực. Việc cắt giảm thuế quan sẽ phù hợp với mức thuế suất được quy định đối với năm đó theo Lịch trình.

(i) ASEAN 6 và Hàn Quốc

X = thuế suất MFN áp dụng

Thuế suất ưu đãi trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (không muộn hơn ngày 1/1)

2006*

2007

2008

2009

2010

X ≥ 20%

20

13

10

5

0

15% ≤ x <20%

15

10

8

5

0

10% ≤ x <15%

10

8

5

3

0

5% ≤ x <10%

5

5

3

0

0

X ≤ 5%

Giữ nguyên

0

0

 

(ii) Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”)

X = thuế suất MFN áp dụng

Thuế suất ưu đãi trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (không muộn hơn ngày 1/1)

2006*

2007

2008

2009

2011

2013

2015

2016

X ≥ 60%

60

50

40

30

20

15

10

0

40% ≤ x <60%

45

40

35

25

20

15

10

0

35% ≤ x <40%

35

30

30

20

15

10

0-5

0

30% ≤ x <35%

30

30

25

20

15

10

0-5

0

25% ≤ x <30%

25

25

20

20

10

7

0-5

0

20% ≤ x <25%

20

20

15

15

10

7

0-5

0

15% ≤ x <20%

15

15

15

10

7

5

0-5

0

10% ≤ x <15%

10

10

10

8

5

0-5

0-5

0

7% ≤ x <10%

7

7

7

7

5

0-5

0-5

0

5% ≤ x <7%

5

5

5

5

5

0-5

0

0

x <5%

Giữ nguyên

0

 

(iii) Vương quốc Campuchia (“Cam-pu-chi-a”), Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Liên bang My-an-ma (“My-an-ma”)

X = thuế suất MFN áp dụng

Thuế suất ưu đãi trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (không muộn hơn ngày 1/1)

2006*

2007

2008

2009

2012

2015

2018

X ≥ 60%

60

50

40

30

20

10

0

40% ≤ x <60%

45

40

35

25

15

10

0

35% ≤ x <40%

35

30

30

20

15

5

0

30% ≤ x <35%

30

30

25

20

10

5

0

25% ≤ x <30%

25

25

20

20

10

5

0

20% ≤ x <25%

20

20

15

15

10

0-5

0

15% ≤ x <20%

15

15

15

10

5

0-5

0

10% ≤ x <15%

10

10

10

8

5

0-5

0

7% ≤ x <10%

7**

7**

7**

7**

5

0-5

0

5% ≤ x <7%

5

5

5

5

5

0-5

0

x <5%

Giữ nguyên

0

 

** My-an-ma được phép duy trì thuế suất ưu đãi FTA ASEAN-Hàn Quốc không vượt quá 7,5% đến năm 2010.

2. Các mức thuế suất nêu trong các Lịch trình tương ứng tại đoạn 1 chỉ xác định thuế suất ưu đãi FTA ASEAN – Hàn Quốc mà các Bên áp dụng cho các dòng thuế liên quan trong các năm thực hiện cụ thể và sẽ không ngăn cản bất cứ Bên nào đơn phương thúc đẩy việc cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan tại thời điểm bất kỳ nếu muốn.

3. Các dòng thuế có thuế suất cụ thể trong Lộ trình Thông thường sẽ được cắt giảm xuống thuế suất 0% theo các tỷ lệ bằng nhau phù hợp với khung thời gian quy định trong các Lịch trình ghi tại đoạn 1.

4. Tất cả các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường có thuế suất MFN áp dụng bằng 0% thì sẽ được duy trì ở mức 0%. Trong trường hợp các dòng thuế này đã được cắt giảm xuống 0%, chúng vẫn được giữ ở mức 0%. Không Bên nào được phép nâng thuế suất của bất kỳ dòng thuế nào, trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định này.

5. Là một phần không tách rời của. các cam kết cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế suất MFN áp dụng phù hợp với các Lịch trình được nêu tại mục 1, mỗi Bên cam kết cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan hơn nữa theo các hạn mức dưới đây:

(a) Hàn Quốc

(i) Hàn Quốc sẽ loại bỏ thuế quan đối với ít nhất 70% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

(ii) Hàn Quốc sẽ loại bỏ thuế quan đối với ít nhất 95% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2008.

(iii) Hàn Quốc sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2010.

(b) ASEAN 6

(i) Mỗi Bên sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với ít nhất 50% số dòng thuế trong Lộ trình Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2007.

(ii) Mỗi Bên sẽ loại bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% số dòng thuế trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2009.

(i) Mỗi Bên sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2010, với một tỷ lệ linh hoạt không vượt quá 5% số dòng thuế hoặc như được liệt kê tại Lịch trình thoả thuận sẽ được loại bỏ thuế quan không muộn hơn ngày 1/1/2012.

(ii) Mỗi Bên sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2012.

(c) Việt Nam

(i) Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với ít nhất 50% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2013.

(ii) Việt Nam sẽ loại bỏ thuế quan đối với ít nhất 90% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2015.

(iii) Việt Nam sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2016, với một tỷ lệ linh hoạt không vượt quá 5% tổng số dòng thuế sẽ được loại bỏ thuế quan không muộn hơn ngày 1/1/2018.

(iv) Việt Nam sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2018.

(d) Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma

(i) Mỗi Bên sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng tương ứng đối với ít nhất 50% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2015.

(ii) Mỗi Bên sẽ loại bỏ thuế quan tương ứng đối với ít nhất 90% số dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2017.

(iii) Mỗi bên sẽ loại bỏ thuế quan tương ứng đối với tất cả các dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2018, với một tỷ lệ linh hoạt không vượt quá 5% số dòng thuế sẽ được loại bỏ thuế quan không muộn hơn ngày 1/1/2020.

(iv) Mỗi bên sẽ loại bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng thuế nằm trong Lộ trình Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2020.

6. Nếu Bên xuất khẩu đưa một dòng thuế vào Lộ trình Thông thường, Bên xuất khẩu sẽ được hưởng các nhượng bộ thuế quan mà Bên nhập khẩu cam kết thực hiện đối với dòng thuế đó theo quy định tại các Lịch trình có liên quan ghi tại Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2 cùng với các cam kết và điều kiện kèm theo. Bên xuất khẩu sẽ được hưởng quyền này cho đến chừng nào Bên xuất khẩu tuân thủ các cam kết của mình về cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với dòng thuế đó.

7. Mỗi Bên sẽ loại bỏ thuế quan của tất cả các dòng thuế với một số linh hoạt như quy định tại đoạn 5, không muộn hơn ngày 1/1/2012.

8. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên khác danh mục các dòng thuế được đưa vào Lộ trình Thông thường kèm theo lịch trình loại bỏ thuế quan cho từng dòng thuế phù hợp với đoạn 5, không muộn hơn thời điểm các Bên cam kết đối với các dòng thuế.

 

PHỤ LỤC 2

MÔ HÌNH CẮT GIẢM/LOẠI BỎ THUẾ QUAN ĐỐI VỚI CÁC DÒNG THUẾ TRONG LỘ TRÌNH NHẠY CẢM

 

1. Số lượng dòng thuế mà mỗi Bên có thể đưa vào Lộ trình Nhạy cảm sẽ phải tuân theo mức trần tối đa dưới đây:

(i) ASEAN6 và Hàn Quốc:

10% tổng số dòng thuế và 10% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc từ toàn bộ các Nước Thành viên ASEAN dựa trên số liệu thống kê thương mại năm 2004.

(ii) Việt Nam:

10% tổng số dòng thuế và 25% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc dựa trên số liệu thống kê thương mại năm 2004.

(iii) Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma

10% tổng số dòng thuế

2. Các dòng thuế được mỗi Bên đưa vào Lộ trình Nhạy cảm sẽ được tiếp tục chia thành Danh mục Nhạy cảm thường và Danh mục Nhạy cảm cao. Số lượng dòng thuế mà mỗi Bên có thể đưa vào Danh mục Nhạy cảm cao phải tuân theo mức trần tối đa như sau:

(i) ASEAN 6 và Hàn Quốc

200 dòng thuế ở cấp HS 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp HS chi tiết tuỳ theo lựa chọn của mỗi Bên và 3% tổng giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc toàn bộ các Nước Thành viên ASEAN dựa trên số liệu thống kê thương mại 2004.

(ii) Cam-pu-chi-a, Lào PDR, My-an-ma và Việt Nam:

200 dòng thuế ở cấp HS 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp HS chi tiết tuỳ theo lựa chọn của mỗi Bên.

3. Các Bên sẽ cắt giảm và, vào thời gian thích hợp, loại bỏ thuế suất MFN áp dụng đối với tất cả các dòng thuế trong Danh mục Nhạy cảm thường phù hợp với các Lịch trình dưới đây:

(i) ASEAN 6 và Hàn Quốc sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong Danh mục Nhạy cảm thường tương ứng xuống 20% không muộn hơn ngày 1/1/2012. Các mức thuế suất này sau đó sẽ được cắt giảm xuống 0 – 5% không muộn hơn ngày 1/1/2016.

(ii) Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với tất cả các dòng thuế trong Danh mục Nhạy cảm thường xuống 20% không muộn hơn ngày 1/1/2017. Các mức thuế suất này sau đó sẽ được cắt giảm xuống 0-5% không muộn hơn vào ngày 1/1/2021.

(iii) Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong Danh mục Nhạy cảm thường xuống 20% không muộn hơn ngày 1/1/2020. Các mức thuế suất này sau đó sẽ được cắt giảm xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2024.

4. Các dòng thuế nằm trong Danh mục Nhạy cảm cao của mỗi Bên sẽ được chia thành 5 nhóm hàng hoá. Đối với các dòng thuế tương ứng trong các nhóm hàng hoá thuộc Danh mục Nhạy cảm cao, các Bên cam kết thực hiện như sau:

(i) Nhóm A (các dòng thuế cắt giảm xuống thuế suất không quá 50%):

ASEAN 6 và Hàn Quốc sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong Nhóm A xuống thuế suất không quá 50% không muộn hơn ngày 1/1/2016. Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong Nhóm A xuống thuế suất không quá 50% không muộn hơn ngày 1/1/2021. Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma sẽ cắt giảm thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế trong Nhóm A xuống thuế suất không quá 50% không muộn hơn ngày 1/1/2024.

(ii) Nhóm B (các dòng thuế cắt giảm 20% thuế suất)

ASEAN 6 và Hàn Quốc sẽ cắt giảm 20% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm B không muộn hơn ngày 1/1/2016. Việt Nam sẽ cắt giảm 20% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm B không muộn hơn ngày 1/1/2021. Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma sẽ cắt giảm 20% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm B không muộn hơn ngày 1/1/2024.

(iii) Nhóm C (Các dòng thuế cắt giảm 50% thuế suất).

ASEAN 6 và Hàn Quốc sẽ cắt giảm 50% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm C không muộn hơn ngày 1/1/2016. Việt Nam sẽ cắt giảm 50% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm C không muộn hơn ngày 1/1/2021. Cam-pu-chi-a, Lào PDR và My-an-ma sẽ cắt giảm 20% thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm B không muộn hơn ngày 1/1/2024.

(iv) Nhóm D (Các dòng thuế áp dụng hạn ngạch thuế quan)

Các Bên sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong Nhóm D kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, phù hợp với các điều kiện quy định trong các Lịch trình tương ứng của mình.

(v) Nhóm E (Các dòng thuế loại trừ hoàn toàn nhượng bộ thuế quan):

Mỗi Bên có quyền duy trì thuế suất MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Nhóm E. Số lượng dòng thuế mà mỗi Bên có thể đưa vào Nhóm E sẽ không vượt quá mức trần tối đa là 40 dòng thuế ở cấp HS 6 số.

5. Các dòng thuế có thuế suất cụ thể trong Lộ trình Nhạy cảm sẽ được cắt giảm theo khung thời gian quy định tại đoạn 3 và 4. Tỷ lệ giảm thuế của các dòng thuế này sẽ bằng với tỷ lệ giảm bình quân của các dòng thuế có thuế suất tính theo giá trị trong Lộ trình Nhạy cảm thuộc diện giảm thuế cùng năm đó.

6. Mặc dù có quy định trong các Lịch trình tại đoạn 3 và 4, bất kỳ Bên nào có thể đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế quan đối với các dòng thuế nằm trong Lộ trình Nhạy cảm tại bất kỳ thời điểm nào nếu muốn. Hiệp định này sẽ không ngăn cản các Bên đơn phương chuyển bất kỳ dòng thuế nào trong Lộ trình Nhạy cảm vào Lộ trình Thông thường tại bất kỳ thời điểm nào nếu muốn.

7. Đối xử về thuế suất trên cơ sở có đi có lại đối với các dòng thuế nằm trong Lộ trình Nhạy cảm, loại trừ Nhóm E, trong khi cùng các dòng thuế này được Bên nhập khẩu đưa vào Lộ trình Thông thường, sẽ tuân thủ các điều kiện dưới đây:

(i) Bên xuất khẩu sẽ được hưởng đối xử có đi có lại nếu thuế suất của một dòng thuế được Bên đó đưa vào Lộ trình Nhạy cảm, loại trừ Nhóm E, tối thiểu ở mức 10% hoặc thấp hơn và Bên xuất khẩu đó đã có thông báo tới các Bên khác về hiệu lực thực hiện thuế suất này.

(ii) Thuế suất có đi có lại áp dụng đối với một dòng thuế được Bên xuất khẩu đưa vào Lộ trình Nhạy cảm sẽ là thuế suất của dòng thuế đó của Bên xuất khẩu hoặc là thuế suất theo Lộ trình Thông thường của cùng dòng thuế đó của Bên nhập khẩu mà Bên đó muốn hưởng đối xử có đi có lại, tuỳ theo mức thuế suất nào cao hơn; và

(iii) Không trái với đoạn (ii), Bên nhập khẩu có thể tuỳ theo ý mình áp dụng thuế suất theo Lộ trình Thông thường mặc dù thuế suất này thấp hơn thuế suất của Bên xuất khẩu; và

(iv) Thuế suất có đi có lại áp dụng đối với một dòng thuế được Bên xuất khẩu đưa vào Lộ trình Nhạy cảm trong bất kỳ trường hợp nào sẽ không vượt quá thuế suất MFN áp dụng đối với dòng thuế tương tự của Bên nhập khẩu mà Bên đó muốn được dành đối xử có đi có lại.

8. Các dòng thuế được mỗi Bên đưa vào Danh mục Nhạy cảm thường và Danh mục Nhạy cảm cao thuộc Lộ trình Nhạy cảm dựa theo mô hình thuế quan ghi tại Phụ lục này sẽ được liệt kê tương ứng vào các Tiểu phụ lục 1 và 2.

 

PHỤ LỤC 3

BỘ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – HÀN QUỐC

Để xác định xuất xứ của một hàng hóa đủ điều kiện được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện và Hiệp định về Thương mại hàng hoá giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc, các quy tắc sau đây sẽ được áp dụng:

Quy tắc 1

CÁC ĐỊNH NGHĨA

Trong phạm vi Phụ lục này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

CIF” nghĩa là giá trị hàng hóa nhập khẩu bao gồm tiền hàng (Cost), phí bảo hiểm (Insurance) và cước vận tải (Freight) hàng hóa đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu;

FOB” nghĩa là giá trị hàng hóa xuất khẩu bao gồm tiền hàng, cước vận tải hàng hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tầu của nước xuất khẩu;

Hàng hóa” bao gồm nguyên liệu, vật liệu hoặc thành phẩm, có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ, có thể sẽ được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu cho một công đoạn sản xuất khác sau này; Trong phạm vi Phụ lục này, thuật ngữ “ hàng hóa” và “ sản phẩm ” có thể sử dụng thay thế cho nhau;

Hệ thống hài hòa” là từ viết tắt của thuật ngữ “hệ thống hài hòa về mô tả và mã hoá hàng hoá” được định nghĩa tại Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hoá hàng hoá bao gồm tất cả các ghi chú pháp lí, đôi khi được đem ra thực thi và chỉnh sửa (sau đây được gọi là Danh mục HS”);

Nguyên vật liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau” nghĩa là những nguyên vật liệu cùng loại có đặc tính giống nhau, cùng chất lượng, có cùng đặc trưng tự nhiên và kĩ thuật, và một khi các nguyên vật liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chính thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào, v.v…;

Nguyên vật liệu” bao gồm các thành phần, nguyên liệu, vật liệu thô, phụ tùng , linh kiện, cụm lắp ráp được sử dụng trong quá trình sản xuất;

Sản phẩm không có xuất xứ” là sản phẩm hoặc nguyên vật liệu không đáp ứng đủ các tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này;

Sản phẩm có xuất xứ” là sản phẩm hoặc nguyên vật liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Phụ lục này;

Vật liệu đóng gói và công-te-nơ để vận chuyển” là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm đó, khác với vật liệu đóng gói và thùng/hộp đựng hàng dùng để bán lẻ;

“Ưu đãi thuế quan” nghĩa là nhượng bộ về thuế quan đối với sản phẩm có xuất xứ, tương ứng với mức thuế áp dụng tại Hiệp định này;

Tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể” nghĩa là tiêu chí quy định nguyên vật liệu phải trải qua quá trình chuyển đổi phân loại dòng thuế (sau đây thống nhất gọi là “chuyển đổi mã HS”) hoặc phải trải qua công đoạn gia công, chế biến cụ thể, hoặc phải đáp ứng tiêu chí giá trị gia tăng hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên; và

Sản xuất” là các phương thức để có được hàng hóa, bao gồm việc nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, tập hợp, thu lượm, săn bắt, đánh bắt, đặt bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công chế biến hoặc lắp ráp một sản phẩm; và

Nước thứ ba” là một nước không phải là thành viên hoặc là một nước thành viên không phải là nước nhập khẩu hay nước xuất khẩu, và cụm từ “các nước thứ ba” cũng được hiểu với nghĩa tương tự.

Quy tắc 2

TIÊU CHÍ XUẤT XỨ

1. Theo Hiệp định này, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước sẽ được xem là có xuất xứ và có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng bất kì quy định nào về xuất xứ dưới đây:

(a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước xuất khẩu như được nêu và định nghĩa tại Quy tắc 3; hoặc

(b) Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước xuất khẩu, nhưng đáp ứng các Quy tắc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 7.

2. Ngoại trừ những quy định tại Quy tắc 7, điều kiện để đạt được xuất xứ nêu ra trong Phụ lục này là các công đoạn sản xuất hoặc chế biến phải được thực hiện liên tục tại lãnh thổ của nước xuất khẩu.

Quy tắc 3

SẢN PHẨM CÓ XUẤT XỨ THUẦN TUÝ

Theo Khoản (a) Điều 1, Quy tắc 2, các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước:

(a) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm sau khi được trồng tại đó;

(b) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó;

(c) Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại Khoản (b);

(d) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó;

(e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ Khoản (a) đến Khoản (d), được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước đó;

(f) Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng kí tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước đó, và các sản phẩm khác do nước thành viên hoặc pháp nhân của nước thành viên đó khai thác từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác [1] tài nguyên thiên nhiên tại vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật pháp quốc tế [2];

(g) Sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển khơi bằng tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước đó;

(h) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước đó, loại trừ các sản phẩm được đề cập tại Khoản (g);

(i) Các sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với điều kiện phải do một nước thành viên hoặc một pháp nhân của nước thành viên đó thực hiện;

(j) Các vật phẩm được thu thập ở nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;

(k) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:

(i) sản xuất tại nước đó; hoặc

(ii) sản phẩm đã qua sử dụng được thu lượm tại nước đó, với điều

kiện chỉ phù hợp với việc tái chế làm nguyên vật liệu thô; và

(l) Các hàng hoá có được hoặc sản xuất được tại một nước thành viên chỉ từ các sản phẩm được đề cập đến từ Khoản (a) đến Khoản (k) nêu trên.

1 Các nước thành viên hiểu rằng nhằm mục đích xác định xuất xứ của các sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác, “các quyền” nêu tại Khoản (f), Quy tắc 3 bao gồm các quyền được đánh bắt tài nguyên ven bờ biển của một quốc gia được quy định tại các thỏa thuận giữa các công ty tư nhân có quyền hợp pháp hoặc các hiệp định cấp chính phủ khác mà nước thành viên ký kết với quốc gia có bờ biển đó.

2 “Luật quốc tế” nêu trong Khoản (f), Quy tắc 3 đề cập đến luật quốc tế đã được đa số các nước chấp nhận, ví dụ như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (the Law of the Sea).

Quy tắc 4

SẢN PHẨM KHÔNG CÓ XUẤT XỨ THUẦN TUÝ

1. Theo Khoản (b), Điều 1, Quy tắc 2, sản phẩm sẽ được xem là có xuất xứ nếu hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là RVC) không ít hơn 40% giá FOB, hoặc nếu sản phẩm trải qua một quá trình chuyển đổi phân loại dòng thuế 4 số (CTH), loại trừ các sản phẩm được liệt kê tại Quy tắc 5, Phụ lục 2 đính kèm.

2. Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) như sau [4]:

(a) Phương pháp tính trực tiếp (Build-up):

VOM

RVC = ---------------- ´ 100%

FOB

tại đó:

VOM được hiểu là giá trị nguyên liệu, vật liệu đầu vào có xuất xứ bao gồm: nguyên vật liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, chi phí vận tải và lợi nhuận;

(b) Phương pháp tính gián tiếp (Build-down):

FOB - VNM

RVC = ---------------- ´ 100%

FOB

tại đó:

VNM được hiểu là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ có thể là: (i) giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận hoặc hàng hóa; hoặc (ii) giá nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận đầu vào hoặc hàng hóa chưa xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của một nước nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến.

Quy tắc 5

TIÊU CHÍ XUẤT XỨ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỤ THỂ

Trong phạm vi Quy tắc 2 nêu trên, hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể được quy định trong Phụ lục 2 đính kèm sẽ được xem là có xuất xứ của một nước nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến.

Quy tắc 6

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT

1. Ngoài quy định tại Quy tắc 2, 4, và 5 trên đây, một sản phẩm liệt kê trong bảng đính kèm Phụ lục này sẽ được xem là có xuất xứ cho dù được sản xuất, gia công chế biến trong một khu vực (ví dụ như khu công nghiệp) bên ngoài lãnh thổ của Hàn Quốc và các nước thành viên ASEAN, có sử dụng nguyên vật liệu xuất khẩu từ một nước và rồi sau đó được tái nhập trở lại nước đó. Quy tắc này, bao gồm cả danh mục sản phẩm và các thủ tục áp dụng đặc biệt, sẽ được thực hiện khi có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.

Quy tắc 7

CỘNG GỘP

Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, sản phẩm có xuất xứ của một nước, được sử dụng làm nguyên vật liệu cho thành phẩm được hưởng ưu đãi về thuế quan tại một nước khác, sẽ được xem là nguyên vật liệu có xuất xứ của nước nơi thực hiện công đoạn gia công, chế biến cuối cùng.

Quy tắc 8

THAO TÁC, GIA CÔNG TỐI THIỂU

1. Bất kể những quy định tại Phụ lục này, một sản phẩm sẽ không được xem là có xuất xứ của một nước nếu các thao tác, gia công sau đây được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau tại lãnh thổ của nước đó:

(a) bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho bãi;

(b) thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;

(c) rửa, lau chùi, tẩy giản đơn[1] bụi và các chất oxýt, dầu, sơn và các chất tráng, phủ bề mặt khác;

(d) các công đoạn sơn và đánh bóng giản đơn4 ;

(e) bóc vỏ một phần hoặc làm tróc toàn bộ, đánh bóng và làm láng ngũ cốc và gạo;

(f) nhuộm màu đường hoặc tạo đường miếng;

(g) tróc vỏ, trích hạch, và lột vỏ giản đơn4 hoa quả, quả có hạch và rau;

(h) cắt, gọt, hoặc mài giản đơn;

(i) giần, sàng, lựa chọn, phân loại, xếp loại, xếp nhóm;

(j) đóng chai, đóng hộp, đóng khuôn, xếp vào túi hoặc va li giản đơn gắn thẻ và các công đoạn đóng gói bao bì giản đơn khác;

(k) dán hoặc in nhãn hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì;

(l) pha trộn giản đơn [2] các sản phẩm, cùng loại hay khác loại;

(m)lắp ráp giản đơn4 các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tháo rời sản phẩm thành từng phần;

(n) kiểm tra hoặc thử nghiệm giản đơn4; hoặc

Giết mổ động vật

[1] “giản đơn” miêu tả các hoạt động không cần sử dụng các kĩ năng đặc biệt hay máy móc, hệ điều hành hoặc các thiết bị đặc biệt được thiết lập để thực hiện hoạt động đó.

[2] “trộn giản đơn” miêu tả các hoạt động không cần sử dụng các kĩ năng đặc biệt hay máy móc, hệ điều hành hoặc các thiết bị đặc biệt được thiết lập để thực hiện hoạt động đó. Tuy nhiên, việc trộn giản đơn không bao gồm phản ứng hoá học. Phản ứng hoá học là một quá trình (kể cả một quá trình sinh hóa) tạo nên một phân tử với một cấu trúc mới bằng cách phá vỡ các chuỗi nội phân tử và bằng cách hình thành những chuỗi nội phân tử mới, hoặc thay thế sự sắp xếp các nguyên tử không gian trong một phân tử.[6]

2. Trong phạm vi của Phụ lục này, sản phẩm có xuất xứ của một nước vẫn được giữ nguyên xuất xứ ban đầu khi sản phẩm này được xuất khẩu từ một nước khác nơi các công đoạn gia công, chế biến được sử dụng thuộc danh mục các thao tác, gia công giản đơn được đề cập tại Điều 1 nêu trên đây.

Quy tắc 9

VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP

1. Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định của Phụ lục này và phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước xuất khẩu tới lãnh thổ của nước nhập khẩu.

2. Ngoài những quy định tại Điều 1 nêu trên, trường hợp hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu phải quá cảnh qua một hay nhiều nước trung gian sẽ được coi là vận chuyển trực tiếp nếu đáp ứng được những yêu cầu sau:

(a) Phải chứng minh được việc quá cảnh vì lí do địa lí hoặc lí do yêu cầu về vận tải.

(b) Hàng hoá không được đưa vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và

(c) Hàng hoá không được trải qua bất kể công đoạn gia công, chế biến nào, ngoại trừ việc bốc dỡ và chất lại hoặc những công việc nhằm bảo quản hàng hoá.

Quy tắc 10

QUY TẮC DE MINIMIS

1. Sản phẩm không trải qua quá trình chuyển đổi dòng thuế sẽ vẫn được xem là có xuất xứ với điều kiện:

(a) đối với sản phẩm không thuộc từ chương 50-63 của Danh mục HS, giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó mà không đạt được yêu cầu về chuyển đổi dòng thuế sẽ không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng giá trị sản phẩm đó tính theo giá FOB;

(b) đối với sản phẩm dệt may từ chương 50-63 của Danh mục HS, trọng lượng của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó mà không đạt được yêu cầu về chuyển đổi dòng thuế sẽ không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trọng lượng sản phẩm đó;

Ngoài ra, sản phẩm được đề cập đến tại mục (a) và (b) phải đáp ứng tất cả các tiêu chí khác đã được đề ra trong Phụ lục này để được xem là sản phẩm có xuất xứ.

2. Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chí hàm lượng khu vực (RVC) cho một sản phẩm, giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ được đề cập tại Điều 1 nêu trên sẽ vẫn được tính đến trong giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng trong phương thức tính đã được nêu tại Điều 2, Quy tắc 4.

Quy tắc 11

QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG GÓI VÀ VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI

1. (a) Trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực được quy định tại Quy tắc 4, giá trị của bao bì và vật liệu đóng gói để bán lẻ sẽ được tính vào phần gia tăng của hàng hóa đó và là bộ phận cấu thành của hàng hóa.

(b) Trường hợp Khoản (a) nêu trên không được áp dụng, bao bì và vật liệu đóng gói để bán lẻ khi được xếp cùng nhóm với hàng hoá đã được đóng gói, sẽ bị loại trừ trong việc xem xét liệu tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS (CTC) của hàng hoá đó hay không.

2. Vật liệu đóng gói và công-ten-nơ dùng để vận chuyển hàng hoá sẽ không được xem xét khi xác định xuất xứ của hàng hoá đó.

Quy tắc 12

LINH KIỆN, PHỤ KIỆN, PHỤ TÙNG VÀ DỤNG CỤ

Xuất xứ của các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng thay thế, dụng cụ sản xuất cũng như các tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin khác kèm theo hàng hoá sẽ bị loại trừ trong việc xác định xuất xứ của hàng hoá, miễn là phụ tùng thay thế, dụng cụ sản xuất cũng như các tài liệu hướng dẫn hoặc thông tin được phân loại và thu thuế nhập khẩu cùng với hàng hoá nhập khẩu.

Quy tắc 13

CÁC YẾU TỐ TRUNG GIAN

Khi xác định xuất xứ của hàng hóa, không nhất thiết phải xác định xuất xứ của các nguyên vật liệu, phụ kiện, dụng cụ, thiết bị, máy móc... có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó và không gắn liền với hàng hóa, cụ thể :

(a) năng lượng và nhiên liệu;

(b) dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

(c) phụ kiện và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng máy móc và thiết bị;

(d) dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành máy móc và thiết bị;

(e) găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;

(f) các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc giám sát hàng hoá; và

(g) bất kỳ hàng hoá nào không phải là bộ phận cấu thành của một sản phẩm nhưng được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó có thể được coi là bộ phận cấu thành của quá trình sản xuất đó.

Quy tắc 14

NGUYÊN VẬT LIỆU GIỐNG NHAU, CÓ THỂ THAY THẾ NHAU

1. Khi một sản phẩm được sản xuất có sử dụng đồng thời nguyên vật liệu có xuất xứ và nguyên vật liệu không có xuất xứ được pha trộn hoặc kết hợp tự nhiên, xuất xứ của các nguyên vật liệu này được xác định bởi các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặc phương pháp định giá đang được áp dụng tại nước xuất khẩu.

2. Khi đã quyết định sử dụng một nguyên tắc kế toán hoặc một phương pháp định giá, nguyên tắc kế toán hoặc phương pháp định giá này sẽ được sử dụng trong suốt thời gian của năm tài chính.

Quy tắc 15

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Để được chấp nhận cho hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hoá phải được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp và thông báo cho tất cả các nước thành viên khác phù hợp với Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.

Quy tắc 16

THAM VẤN, RÀ SOÁT VÀ SỬA ĐỔI

1. Các nước sẽ thường xuyên tham vấn lẫn nhau để đảm bảo các quy tắc trong Phụ lục này được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ và thống nhất nhằm đạt được tinh thần và mục tiêu của Phụ lục này.

2. Phụ lục này có thể được rà soát và sửa đổi khi thấy cần thiết và theo yêu cầu của một nước và có thể được đưa ra xem xét, sửa đổi khi được sự chấp thuận của Uỷ ban Thực thi được thành lập theo Điều 5.3 của Hiệp định Khung.

Quy tắc 17

GIẢI QUYẾT NỘI BỘ

Căn cứ theo Điều 5.3 của Hiệp định Khung, Uỷ ban Quy tắc xuất xứ ASEAN-Hàn Quốc sẽ được thành lập và chịu trách nhiệm quản lí, giám sát việc thực thi các quy tắc xuất xứ cũng như các thủ tục Hải quan chung đã được nêu trong Phụ lục này và nỗ lực giải quyết bất kì mâu thuẫn nào phát sinh từ đó.

Quy tắc 18

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong việc xác định xuất xứ, phân loại sản phẩm hoặc các vấn đề khác về việc thực thi Bộ quy tắc xuất xứ này, các nhà chức trách chính phủ của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu có liên quan sẽ tư vấn lẫn nhau để cùng giải quyết những mâu thuẫn này; các nước khác sẽ được thông báo kết quả nhằm mục đích trao đổi thông tin.

2. Trường hợp thông qua tư vấn chính phủ mà vẫn không thể giải quyết những vấn đề nêu tại Điều 1 trên, nước có liên quan có thể cần đến sự giúp đỡ của các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được quy định tại Hiệp định về Giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định Khung.

 

PHỤ KIỆN 1

(Kèm theo bộ quy tắc xuất xứ Akfta)

THỦ TỤC CẤP VÀ QUẢN LÍ VIÊC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ DÙNG CHO QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – HÀN QUỐC

Để thực hiện Quy tắc xuất xứ của khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Hàn Quốc (Phụ lục 3), thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm tra xuất xứ và các biện pháp quản lý khác có liên quan được quy định như sau:

CÁC ĐỊNH NGHĨA

QUY TẮC 1

Trong phạm vi Phụ lục này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

Giấy chứng nhận xuất xứ giáp lưng (back- to- back Certificate of Origin) là Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi nước xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu đầu tiên ;

Cơ quan Hải quan là cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước thành viên, có thẩm quyền trong việc thực hiện luật và các quy định hải quan[7];

Người xuất khẩu là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú tại lãnh thổ của một nước, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính nguời đó;

Nguời nhập khẩu là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú tại lãnh thổ của một nước, nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi chính nguời đó;

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ quan thẩm quyền được Chính phủ nước xuất khẩu chỉ định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ và được thông báo cho tất cả các nước thành viên khác phù hợp với quy định tại phụ lục này ; và

Nhà sản xuất là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc sản xuất tại lãnh thổ của một nước được quy định tại Quy tắc 1 của bộ Quy tắc xuất xứ.

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

QUY TẮC 2

1. Mỗi nước sẽ thông báo danh sách tên, địa chỉ, mẫu chữ ký và con dấu chính thức của các cơ quan thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho tất cả các nước thành viên khác thông qua Ban thư ký ASEAN. Bất cứ thay đổi nào trong danh sách nêu trên của các nước thành viên sẽ phải được thông báo ngay cho tất cả các nước khác.

2. Bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ nào được cấp mà người ký không có tên trong danh sách trên sẽ không được cơ quan Hải quan chấp nhận.

QUY TẮC 3

Để xác định rõ xuất xứ, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có quyền yêu cầu xuất trình thêm tài liệu, chứng từ hoặc tiến hành kiểm tra nếu xét thấy cần thiết phù hợp với quy định và pháp luật quốc gia của một nước thành viên.

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

QUY TẮC 4

1. Nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu hàng hóa hoặc người được uỷ quyền sẽ nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu theo quy định, pháp luật quốc gia của nước thành viên. Kết quả kiểm tra sẽ được xem xét lại định kỳ hoặc khi xét thấy cần thiết và được chấp nhận là bằng chứng hỗ trợ để xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu có thể không áp dụng đối với hàng hóa mà do bản chất của chúng, xuất xứ hàng hóa có thể dễ dàng xác định được.

2. Nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu hoặc người được uỷ quyền sẽ nộp đơn kèm theo chứng từ cần thiết chứng minh rằng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với các quy định, luật pháp của nước thành viên.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, theo thẩm quyền và khả năng, phù hợp với các quy định pháp luật nước mình, sẽ tiến hành kiểm tra từng truờng hợp xin cấp chứng nhận xuất xứ để bảo đảm rằng:

(a) Giấy chứng nhận xuất xứ đã được khai đầy đủ và được ký bởi người có thẩm quyền;

(b) Xuất xứ của hàng hóa phù hợp với quy tắc xuất xứ nêu tại bộ Quy tắc xuất xứ;

(c) Các nội dung khác khai trên Giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với chứng từ được nộp; và

(d) Mô tả số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký mã hiệu và số lượng kiện hàng, loại bao bì kê khai phù hợp với hàng hóa được xuất khẩu.

4. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một Giấy chứng nhận xuất xứ, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định đối với mặt hàng đó.

QUY TẮC 5

1. Giấy chứng nhận xuất xứ phải làm trên khổ giấy A4, phù hợp với mẫu đính kèm và được gọi là mẫu AK. Mẫu AK sẽ được làm bằng tiếng Anh.

2. Một bộ Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ bao gồm một bản gốc và hai (02) bản sao carbon. Màu sắc của bản gốc và bản sao carbon của một bộ Giấy

chứng nhận xuất xứ sẽ được các nước thành viên thống nhất thỏa thuận.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ mang số tham chiếu riêng của mỗi địa phương hoặc cơ quan cấp.

4. Bản gốc sẽ do nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho Hải quan nước nhập khẩu. Bản thứ hai do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu lưu. Bản thứ ba sẽ do nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu lưu.

5. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ định kỳ cung cấp cho Hải quan nước nhập khẩu các chi tiết của Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp, bao gồm số phát hành và ngày cấp, nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu và mô tả hàng hóa .

6. Trong những trường hợp C/O mẫu AK bị Hải quan nước nhập khẩu từ chối, mẫu AK sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và bản gốc C/O mẫu AK sẽ được gửi lại cho cơ quan cấp trong thời hạn hợp lý nhưng không quá hai (02) tháng. Cơ quan cấp sẽ được thông báo về lý do từ chối cho hưởng ưu đãi đối với mẫu C/O này.

7. Trường hợp C/O mẫu AK bị từ chối như đã nêu tại Điều 6 thì Hải quan nước nhập khẩu, nếu xét thấy phù hợp, sẽ chấp nhận giải thích của cơ quan cấp C/O và tiếp tục cho hưởng thuế suất ưu đãi . Việc giải thích của cơ quan cấp C/O phải đủ chi tiết và hoàn toàn thấu đáo giải toả được lý do mà nước nhập khẩu đã từ chối cho hưởng ưu đãi.

QUY TẮC 6

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Mọi thay đổi phải được đánh dấu và chỉ rõ chỗ có lỗi. Tất cả những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận. Các phần còn trống sẽ được gạch chéo để tránh điền thêm.

QUY TẮC 7

1. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn sau đó, nếu theo các quy tắc xuất xứ quy định tại bộ Quy tắc xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được xác định là có xuất xứ tại lãnh thổ của nước xuất khẩu.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước trung gian là thành viên có thể cấp Giấy chứng nhận xuất xứ giáp lưng (back to back C/O) nếu đơn xin cấp C/O giáp lưng được người xuất khẩu nộp vào thời điểm hàng hóa đang được vận chuyển qua nước trung gian, với điều kiện:

(a) Xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ bản gốc có giá trị hiệu lực;

(b) Người nhập khẩu của nước trung gian và người xuất khẩu nộp đơn xin cấp C/O giáp lưng tại nước trung gian đều là một người; và

(c) Thủ tục thẩm tra quy định tại Quy tắc 14 sẽ được áp dụng.

3. Theo yêu cầu của một nước thành viên, các nước sẽ xem xét lại quy định và việc thực hiện quy tắc này và sẽ sửa đổi nếu được sự chấp thuận của tất cả các bên.

4. Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn sau đó do vô ý sai sót hoặc có lý do xác đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá một năm kể từ ngày giao hàng và phải ghi rõ "cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng" bằng tiếng Anh “ISSUED RETROACTIVELY”.

QUY TẮC 8

Trong trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà sản xuất/người xuất khẩu có thể nộp đơn gửi cơ quan cấp C/O để xin cấp C/O bản sao chứng thực từ bản gốc trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan cấp và phải ghi rõ "sao y bản chính" bằng tiếng Anh “CERTIFIED TRUE COPY” vào ô số 12 của C/O mẫu AK. Bản sao này sẽ mang ngày cấp của bản gốc. Bản sao chứng thực sẽ được cấp trong thời gian không quá một năm kể từ ngày cấp C/O bản gốc.

NỘP C/O

QUY TẮC 9

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu bản C/O kèm các chứng từ hỗ trợ (ví dụ. hóa đơn thương mại, và khi được yêu cầu, sẽ bao gồm cả vận tải đơn chở suốt được cấp tại nước xuất khẩu) và các tài liệu khác phù hợp với quy định của pháp luật nước nhập khẩu.

QUY TẮC 10

1. Giấy chứng nhận xuất xứ phải được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày được cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc của nước xuất khẩu trung gian trong trường hợp C/O giáp lưng.

2. Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ được nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu sau khi hết thời hạn hiệu lực quy định tại Điều 1 trên, giấy chứng nhận xuất xứ vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn hiệu lực nêu trên là do lí do bất khả kháng hoặc nguyên nhân khác ngoài sự kiểm soát của nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu.

3. Trong mọi trường hợp, cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có thể chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ với điều kiện hàng hóa đã được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận xuất xứ nói trên

QUY TẮC 11

Không yêu cầu nộp giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp sau:

(a) Hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên có trị giá không quá 200 đô la Mỹ tính theo giá FOB; hoặc

(b) Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá không quá 200 đô la Mỹ giá FOB

với điều kiện hàng hóa đó không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu mà nước nhập khẩu có lý do để cho rằng đây là sự sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp giấy chứng nhận xuất xứ.

QUY TẮC 12

1. Trường hợp không có nghi ngờ xuất xứ của hàng hoá thì việc phát hiện những khác biệt nhỏ giữa giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu sẽ không làm mất hiệu lực của giấy chứng nhận xuất xứ, nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.

2. Trong trường hợp một giấy chứng nhận xuất xứ có nhiều mặt hàng thì việc có vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không làm ảnh hưởng hoặc chậm trễ áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với các mặt hàng còn lại trên C/O. Khoản(c), Điều 1 của Quy tắc 14 sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng có vướng mắc về xuất xứ.

YÊU CẦU VỀ LƯU TRỮ CHỨNG TỪ

QUY TẮC 13

1. Để phục vụ việc thẩm định xuất xứ hàng hóa theo quy định của các Quy tắc 14 và 15, nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu phải lưu trữ chứng từ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian ít nhất là ba (03) năm kể từ ngày cấp chứng nhận xuất xứ theo quy định pháp luật của nước mình.

2. Người nhập khẩu sẽ lưu giữ các chứng từ nhập khẩu theo quy định luật pháp của nước mình.

3. Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ liên quan sẽ được cơ quan cấp lưu giữ trong thời hạn ít nhất là ba (03) năm kể từ ngày cấp.

4. Theo yêu cầu của nước nhập khẩu, thông tin liên quan đến giá trị hiệu lực của giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được người có thẩm quyền kí C/O, với xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ, chuyển tới nước nhập khẩu.

5. Bất cứ cứ thông tin nào được trao đổi giữa các nước liên quan sẽ được giữ bí mật và sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cho mục đích xác minh giá trị pháp lí của giấy chứng nhận xuất xứ.

THẨM TRA

QUY TẮC 14

1. Nước nhập khẩu có thể yêu cầu cơ quan cấp C/O của nước xuất khẩu kiểm tra hồi tố hoặc kiểm tra ngẫu nhiên và/hoặc khi có lí do nghi ngờ tính chính xác của các chứng từ hoặc tính xác thực của các thông tin liên quan đến xuất xứ thực sự của sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm. Theo yêu cầu của nước nhập khẩu, Cơ quan cấp C/O[8] sẽ tiến hành kiểm tra hồi tố bản kê chi phí của nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu, dựa trên chi phí và thời giá trong giai đoạn 6 tháng kể từ ngày xuất khẩu đã xác định[9], theo các thủ tục sau:

(a) Yêu cầu kiểm tra hồi tố sẽ được gửi kèm với giấy chứng nhận xuất xứ liên quan, đồng thời nêu rõ lí do và bất cứ thông tin nào dẫn đến nghi ngờ tính xác thực của C/O, trừ trường hợp yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên;

(b) Khi nhận được yêu cầu kiểm tra, cơ quan cấp C/O sẽ phản hồi ngay việc đã nhận được yêu cầu và trả lời trong vòng hai (02) tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu;

(c) Cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi trong khi chờ đợi kết quả thẩm tra. Tuy nhiên, cơ quan hải quan có thể cho phép người nhập khẩu được thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các biện pháp quản lý cần thiết và hàng hóa nhập khẩu không thuộc loại hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận; và

(d) Cơ quan cấp C/O sẽ gửi ngay kết quả thẩm tra cho nước nhập khẩu để làm cơ sở xem xét quyết định lô hàng có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không. Toàn bộ quá trình kiểm tra hồi tố, bao gồm cả quá trình nước nhập khẩu thông báo cho cơ quan cấp C/O về kết quả quyết định xuất xứ của lô hàng phải được hoàn thành trong vòng sáu (06) tháng. Trong qua trình tiến hành kiểm tra hồi tố, Khoản (c), Điều (1) của Quy tắc 14 sẽ được áp dụng.

2. Cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có quyền yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thông tin và tài liệu liên quan tới xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật của nước nhập khẩu trước khi yêu cầu tiến hành kiểm tra hồi tố theo Điều 1.

QUY TẮC 15

1. Nếu nước nhập khẩu không hài lòng với kết quả kiểm tra hồi tố, trong trường hợp đặc biệt, có thể yêu cầu trực tiếp thẩm tra tại nước xuất khẩu.

2. Trước khi tiến hành thẩm tra tại nước xuất khẩu theo Điều 1 nêu trên:

(a) Nước nhập khẩu sẽ gửi thông báo về dự định tiến hành thẩm tra tại nước xuất khẩu, thông báo được gửi đồng thời tới:

(i) Nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có kho hàng, nhà xưởng sẽ được thẩm tra;

(ii) Cơ quan cấp C/O sẽ được thẩm tra;

(iii) Cơ quan hải quan, nơi sẽ được thẩm tra;

(iv) Nhà nhập khẩu hàng hóa đang chịu sự thẩm tra;

(b) Văn bản thông báo nêu tại Khoản (a) thuộc Điều 2 nói trên phải có đầy đủ các nội dung, trong đó, ngoài các nội dung khác, sẽ bao gồm các nội dung sau:

(i) Tên cơ quan hải quan có thẩm quyền ra thông báo;

(ii) Tên nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có kho hàng, nhà xưởng được kiểm tra;

(iii) Ngày dự kiến thẩm tra;

(iv) Phạm vi dự định kiểm tra, bao gồm mặt hàng chịu sự kiểm tra;và

(v)Tên và thông tin về những cán bộ được chỉ định sẽ tiến hành thẩm tra;

(c) Nước nhập khẩu sẽ nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu về các kho hàng, nhà xưởng được tiến hành kiểm tra;

(d) Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận của nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại Khoản (a) thuộc Điều 2, nước nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa thuộc diện phải thẩm tra; và

(e) Khi nhận được thông báo, cơ quan cấp C/O có thể đề nghị trì hoãn việc thẩm tra và thông báo cho nước nhập khẩu trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Dù có trì hoãn thì việc thẩm tra sẽ phải được thực hiện trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc thời hạn này có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận của các nước thành viên.

3. Nước tiến hành thẩm tra sẽ cung cấp cho nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có hàng hóa chịu sự kiểm tra và cơ quan cấp C/O có liên quan văn bản xác định mặt hàng được thẩm tra có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không.

4. Mọi trì hoãn nào về việc cho hưởng ưu đãi sẽ được xem xét lại căn cứ theo các kết quả xác định bằng văn bản quy định tại Điều 3 cho rằng mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ.

5. Nhà sản xuất và/hoặc người xuất khẩu có quyền đề nghị bằng văn bản hoặc cung cấp thêm các thông tin liên quan để chứng minh về xuất xứ của mặt hàng trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu mặt hàng vẫn không được coi là có xuất xứ phù hợp, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho cơ quan cấp C/O trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được ý kiến/thông tin giải trình của nhà sản xuất và/ hoặc người xuất khẩu.

6. Quá trình thẩm tra, bao gồm kiểm tra thực tế và quyết định xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Điều 3 sẽ được thực hiện và thông báo kết quả cho cơ quan cấp C/O trong thời hạn tối đa là sáu (06) tháng kể từ ngày tiến hành thẩm tra. Trong quá trình tiến hành thẩm tra, Khoản (c), Điều 1 của, Quy tắc 14 sẽ đựơc áp dụng.

QUY TẮC 16

1. Các nước thành viên, theo quy định của pháp luật từng nước, sẽ giữ bí mật các thông tin về hoạt động kinh doanh thu thập được trong quá trình thẩm tra theo quy định tại các Quy tắc 14 và 15 và sẽ bảo vệ thông tin để không được phép tiết lộ gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của người cung cấp thông tin.

2. Tuỳ theo các quy định của pháp luật và thoả thuận của các nước thành viên, thông tin bí mật về hoạt động kinh doanh chỉ có thể được các cơ quan có thẩm quyền của một nước công bố cho nước khác vì mục đích quản lý và kiểm tra việc xác định xuất xứ hàng hóa.

TỪ CHỐI CHO HƯỞNG ƯU ĐÃI

QUY TẮC 17

Ngoại trừ những quy định khác tại Phụ lục 1 đính kèm bộ Quy tắc xuất xứ , nước nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan hoặc truy thu khoản tiền thuế phải nộp phù hợp với các quy định của pháp luật nước mình nếu hàng hóa không đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo quy định tại bộ Quy tắc xuất xứ, hoặc không bảo đảm đầy đủ những yêu cầu liên quan quy định tại Phụ lục 1 này.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

QUY TẮC 18

Trường hợp thay đổi nơi hàng đến của toàn bộ hoặc một phần lô hàng đã được xuất khẩu đến một nước đã xác định thì trước hoặc sau khi hàng hóa được vận chuyển tới nước đó, các quy tắc sau đây sẽ được xem xét áp dụng:

(a) Dù hàng hóa đã được nhập khẩu vào lãnh thổ của nước đã xác định, thì hải quan nước nhập khẩu đó cũng sẽ chấp nhận C/O áp dụng đối với toàn bộ hoặc một phần lô hàng, nếu người nhập khẩu nộp đơn xin hưởng ưu đãi đồng thời với việc nộp bản gốc C/O; và

(b) Nếu việc thay đổi nơi hàng đến xảy ra trong quá trình vận chuyển tới nước nhập khẩu như đã ghi trên C/O, nhà xuất khẩu sẽ nộp đơn gửi kèm C/O đã cấp để xin cấp lại một C/O mới cho toàn bộ hoặc một phần lô hàng.

QUY TẮC 19

Để thực hiện Quy tắc 9 của bộ Quy tắc xuất xứ, khi hàng hóa đựợc vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước trung gian, trừ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, thì các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền liên quan của nước nhập khẩu:

(a) Vận tải đơn chở suốt được phát hành tại nước xuất khẩu;

(b) Giấy chứng nhận xuất xứ;

(c) Bản sao từ bản gốc hóa đơn thương mại của lô hàng; và

(d) Các chứng từ liên quan khác để chứng minh rằng các yêu cầu của Quy tắc 9 của bộ Quy tắc xuất xứ đã được tuân thủ.

QUY TẮC 20

1. Ngoài quy định tại Quy tắc 9 của bộ Quy tắc xuất xứ, hàng hóa gửi từ một nước xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong suốt hoặc sau quá trình triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên sẽ được hưởng chế độ AKFTA với điều kiện là hàng hóa đó đáp ứng các yêu cầu của bộ Quy tắc xuất xứ và phải chứng minh cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu là thành viên để bảo đảm rằng:

(a) Người xuất khẩu đã gửi lô hàng đó từ lãnh thổ của nước xuất khẩu tới nước tổ chức triển lãm và hàng hóa được trưng bày tại đó;

(b) Người xuất khẩu đã bán và chuyển nhượng lô hàng đó cho người nhận hàng trong nước nhập khẩu;và

(c) Lô hàng được vận chuyển tới nước nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay khi kết thúc triển lãm vẫn còn nguyên trạng như khi hàng hóa được gửi đi dự triển lãm

2. Để thực hiện các quy định ở Điều 1 nói trên, bản gốc C/O sẽ được gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, trong đó phải chỉ rõ tên và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm. Để chứng minh xuất xứ hàng hóa và điều kiện mà hàng hóa đã đem đi trưng bày triển lãm, cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nơi tổ chức triển lãm có thể cấp C/O kèm theo các chứng từ quy định tại Khoản (d) thuộc Quy tắc 19.

3. Điều 1 sẽ được áp dụng đối với bất kỳ cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, nông nghiệp hoặc thủ công mỹ nghệ nào hoặc các hoạt động triển lãm, trưng bày tương tự tại các cửa hiệu hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh với mục đích bán các sản phẩm của nước ngoài và hàng hóa đó vẫn trong sự giám sát của cơ quan hải quan trong suốt quá trình triển lãm.

QUY TẮC 21

1. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể chấp nhận C/O trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty đặt tại nước thứ ba hoặc bởi một người xuất khẩu cho tài khoản của công ty nói trên miễn là hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định tại bộ Quy tắc xuất xứ.

2. Người xuất khẩu hàng hóa sẽ chỉ rõ “ hoá đơn phát hành bởi nước thứ 3” và các thông tin như tên công ty và nước phát hành hóa đơn nêu trong Giấy chứng nhận xuất xứ.

BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN

QUY TẮC 22

1. Khi nghi ngờ có hành vi gian lận liên quan tới C/O, các cơ quan thẩm quyền có liên quan của Chính phủ sẽ phối hợp hành động với bên tiến hành để xử lý người có liên quan.

2. Mỗi nước phải ban hành các hình phạt pháp lý để xử lý các hành vi gian lận về C/O.

ĐẦU MỐI LIÊN LẠC CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

QUY TẮC 23

1. Mỗi nước sẽ chỉ định cơ quan đầu mối để giải quyết các vấn đề liên quan nêu tại Phụ lục 1 này.

2. Khi cơ quan đầu mối của một nước đưa ra bất cứ thắc mắc nào về bộ Quy tắc xuất xứ đối với đầu mối liên lạc của bất cứ một nước nào khác, hải quan nước đó sẽ chỉ định cho các chuyên viên nghiên cứu xem xét, đề nghị biện pháp giải quyết yêu cầu đó và trả lời trong thời hạn hợp lý.

3. Đầu mối liên lạc sẽ cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề nào nêu tại bộ Quy tắc xuất xứ thông qua cơ chế tham vấn lẫn nhau.

 

PHỤ KIỆN 2

DANH MỤC SẢN PHẨM CỤ THỂ VÀ TIÊU CHÍ XUẤT XỨ

 

STT

 

Mô tả hàng hóa

Tiêu chí xuất xứ

 

Phần I - Động Vật Sống; Các Sản Phẩm Từ Động Vật

1

Chương 01

 

 

Động vật sống

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

2

Chương 02

 

 

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Chương 03

 

 

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

 

3

 

03.01

 

Cá sống

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

4

 

03.02

 

Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ filê cá (fillets) và thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

5

 

03.03

 

Cá đông lạnh, trừ filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

03.04

 

Filê cá (fillets) và các loại thịt cá khác (băm hoặc không băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

 

6

 

 

0304.10

- Tươi hoặc ướp lạnh

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

7

 

 

0304.20

- Filê cá (fillets) đông lạnh

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

8

 

 

0304.90

- Loại khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

03.05

 

Cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.

 

9

 

 

0305.10

- Bột mịn, bột thô và bột viên từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

10

 

 

0305.20

- Gan và bọc trứng cá, sấy khô, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

11

 

 

0305.30

- Filê cá (fillets), sấy khô, muối hoặc ngâm trong nước muối, nhưng không hun khói

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Cá hun khói, kể cả filê cá (fillets):

 

12

 

 

0305.41

- - Cá hồi Thái Bình Dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus gorbuscha, Oncorhynchus keta, Oncorhynchus tschawytscha, Oncorhynchus kisutch, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus rhodurus), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và cá hồi sông Đa-nuýp (Hucho Huch

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

13

 

 

0305.42

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

14

 

 

0305.49

- - Loại khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

 

 

- Cá khô, muối hoặc không muối, nhưng không hun khói:

 

15

 

 

0305.51

- - Cá tuyết (Gadus morhua, gadus ogac, Gadus macrocephal us)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

16

 

 

0305.59

- - Loại khác:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

 

 

- Cá muối, không sấy khô hoặc không hun khói và cá ngâm nước muối:

 

17

 

 

0305.61

- - Cá trích (Clupea harengus, Clupea pallasii)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

18

 

 

0305.62

- - Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus ogac, Gadus macrocephalus)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

19

 

 

0305.63

- - Cá trổng (Engrulis spp.)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

20

 

 

0305.69

- - Loại khác

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

03.06

 

Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối, bột thô và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

 

 

 

 

 

- Đông lạnh:

 

21

 

 

0306.11

- - Tôm hùm đá và các loài tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

22

 

 

0306.12

- - Tôm hùm (Homarus. spp)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

23

 

 

0306.13

- - Tôm Shrimps và tôm Pan-đan (prawns)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

24

 

 

0306.14

- - Cua

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

25

 

 

0306.19

- - Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Không đông lạnh:

 

26

 

 

0306.21

- - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.):

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

27

 

 

0306.22

- - Tôm hùm (Homarus spp):

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

28

 

 

0306.23

- - Tôm Shrimps và tôm Pan-đan (prawns):

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

29

 

 

0306.24

- - Cua:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

30

 

 

0306.29

- - Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

03.07

 

Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, hoặc đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; các loại động vật thuỷ sinh không xương sống, trừ động vật giáp xác hoặc thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối, bột thô và bột viên của động vật không xương sống, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

 

31

 

 

0307.10

- Hàu:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

 

 

- Điệp, kể cả điệp nữ hoàng thuộc giống Pecten, Chlamys hoặc Placopecten:

 

32

 

 

0307.21

- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

33

 

 

0307.29

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

 

 

- Vẹm (Mytilus spp, Perna spp):

 

34

 

 

0307.31

- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

35

 

 

0307.39

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Mực nang (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp.) và mực ống (Ommastrephes spp., Loligo spp., Nototodarus spp, Sepioteu-this spp.):

 

36

 

 

0307.41

- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

37

 

 

0307.49

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

 

 

- Bạch tuộc (Octopus spp.):

 

38

 

 

0307.51

- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

39

 

 

0307.59

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

40

 

 

0307.60

- ốc, trừ ốc biển:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Loại khác, kể cả bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thuỷ sinh không xương sống, trừ động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:

 

41

 

 

0307.91

- - Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

42

 

 

0307.99

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

Chương 04

 

 

Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

 

04.01

 

Sữa và kem, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

 

43

 

 

0401.10

- Có hàm lượng chất béo không quá 1% tính theo trọng lượng

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

44

 

 

0401.20

- Có hàm lượng chất béo trên 1% đến 6% tính theo trọng lượng

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

45

 

 

0401.30

- Có hàm lượng chất béo trên 6% tính theo trọng lượng

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

46

 

04.02

 

Sữa và kem, cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

47

 

04.03

 

Buttermilk (phụ phẩm thu được từ quá trình làm bơ sữa), sữa đông và kem, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc a xít hóa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hoặc hương liệu, hoa quả, quả hạch hoặc ca cao

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào sang nhóm 04.03, với điều kiện sản phẩm của nhóm 04.03 không chứa các nguyên vật liệu của/từ sữa nhập khẩu vượt quá 50% trọng lượng của toàn bộ nguyên vật liệu của/từ sữa; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

 

 

04.04

 

Whey, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất ngọt khác; các sản phẩm có chứa các thành phần sữa tự nhiên, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

48

 

 

0404.10

- Whey và whey đã cải biến, đã hoặc chưa cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

49

 

 

0404.90

- Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

50

 

04.05

 

Bơ và các chất béo khác và các loại dầu chế từ sữa; chất phết bơ sữa (dairy spreads)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

04.06

 

Pho mát và sữa đông dùng làm pho mát

 

51

 

 

0406.10

- Pho mát tươi (chưa ủ chín hoặc chưa xử lý), bao gồm phomat whey (whey cheese) và sữa đông dùng làm pho mát

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

52

 

 

0406.20

- Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

53

 

 

0406.30

- Pho mát chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào sang phân nhóm 0406.30, với điều kiện sản phẩm của nhóm 0406.30 không chứa các nguyên vật liệu của/từ sữa nhập khẩu vượt quá 50% trọng lượng của toàn bộ nguyên vật liệu của/từ sữa; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

54

 

 

0406.40

- Pho mát vân xanh

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

55

 

 

0406.90

- Pho mát loại khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

56

 

04.07

 

Trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản hoặc làm chín

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

57

 

04.08

 

Trứng chim và trứng gia cầm đã bóc vỏ, lòng đỏ trứng, tươi, sấy khô, hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đóng bánh, đông lạnh hoặc bảo quản cách khác, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

58

 

04.09

 

Mật ong tự nhiên

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

59

 

04.10

 

Sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

60

Chương 05

 

 

Các sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các chương khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Phần II - Các sản phẩm thực vật

61

Chương 06

 

 

Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự; cành hoa rời và các loại cành lá trang trí

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

62

Chương 07

 

 

Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Chương 08

 

 

Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

 

 

 

08.01

 

Dừa, quả hạch Brazil, hạt đào lộn hột (hạt điều), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

 

 

 

 

 

-Dừa:

 

63

 

 

0801.11

- - Đã làm khô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

64

 

 

0801.19

- - Loại khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Quả hạch Brazil:

 

65

 

 

0801.21

- - Chưa bóc vỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

66

 

 

0801.22

- - Đã bóc vỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Hạt đào lộn hột (hạt điều):

 

67

 

 

0801.31

- - Chưa bóc vỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

68

 

 

0801.32

- - Đã bóc vỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

69

 

08.02

 

Quả hạch khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

70

 

08.03

 

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

 

 

08.04

 

Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô

 

71

 

 

0804.10

- Quả chà là

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

72

 

 

0804.20

- Quả sung, vả

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

73

 

 

0804.30

- Quả dứa

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

74

 

 

0804.40

- Quả bơ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

75

 

 

0804.50

- Quả ổi, xoài và măng cụt

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

76

 

08.05

 

Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

77

 

08.06

 

Quả nho, tươi hoặc khô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

78

 

08.07

 

Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

79

 

08.08

 

Quả táo, lê và qủa mộc qua, tươi

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

80

 

08.09

 

Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

81

 

08.10

 

Quả khác, tươi

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

82

 

08.11

 

Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

83

 

08.12

 

Quả và quả hạch, được bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng khí sunfurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác) nhưng không ăn ngay được

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

08.13

 

Quả khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 0801 đến 0806; hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc chương này

 

84

 

 

0813.10

- Quả mơ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

85

 

 

0813.20

- Quả mận đỏ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

86

 

 

0813.30

- Quả táo

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

87

 

 

0813.40

- Quả khô khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

88

 

 

0813.50

- Hỗn hợp các loại quả hạch hoặc quả khô thuộc chương này

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

89

 

08.14

 

Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Chương 09

 

 

Cà phê, chè, chè Paraguay và các loại gia vị

 

 

 

09.01

 

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó

 

 

 

 

 

- Cà phê chưa rang:

 

90

 

 

0901.11

- - Chưa khử chất ca-phê-in:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

91

 

 

0901.12

- - Đã khử chất ca-phê-in:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

 

 

 

 

- Cà phê đã rang:

 

92

 

 

0901.21

- - Chưa khử chất ca-phê-in:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

93

 

 

0901.22

- - Đã khử chất ca-phê-in:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

94

 

 

0901.90

- Loại khác

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

95

 

09.02

 

Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

96

 

09.03

 

Chè Paragoay

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

09.04

 

Hạt tiêu thuộc chi Piper; các loại quả chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô, xay hoặc nghiền

 

 

 

 

 

- Hạt tiêu:

 

97

 

 

0904.11

- - Chưa xay hoặc nghiền:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

98

 

 

0904.12

- - Đã xay hoặc nghiền:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

99

 

 

0904.20

- Các loại quả chi Capsicum hoặc chi Pimenta, đã làm khô, xay hoặc nghiền:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

100

 

09.05

 

Va-ni

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

09.06

 

Quế và hoa quế

 

101

 

 

0906.10

- Chưa xay hoặc nghiền

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

102

 

 

0906.20

- Đã xay hoặc nghiền

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

103

 

09.07

 

Đinh hương (cả quả, thân, cành)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

104

 

09.08

 

Hạt và vỏ, nhục đậu khấu và bạch đậu khấu

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

105

 

09.09

 

Hoa hồi, hoa hồi dạng sao, hạt cây thì là, hạt cây rau mùi, cây thì là Ai cập hoặc cây ca-rum; hạt cây bách xù (juniper berries)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

09.10

 

Gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry (curry) và các loại gia vị khác

 

106

 

 

0910.10

- Gừng

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

107

 

 

0910.20

- Nghệ tây

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

108

 

 

0910.30

- Nghệ

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

109

 

 

0910.40

- Lá rau thơm, lá nguyệt quế

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

110

 

 

0910.50

- Ca-ry (curry)

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

 

 

- Gia vị khác:

 

111

 

 

0910.91

- - Hỗn hợp các gia vị đã nêu trong chú giải 1(b) của chương này

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

112

 

 

0910.99

- - Loại khác

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

113

Chương 10

 

 

Ngũ cốc

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Chương 11

 

 

Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì

 

114

 

11.01

 

Bột mì hoặc bột meslin

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 11.01

 

 

11.02

 

Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin

 

115

 

 

1102.10

- Bột lúa mạch đen

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

116

 

 

1102.20

- Bột ngô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

117

 

 

1102.30

- Bột gạo

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước thuộc khối AKFTA nào

118

 

 

1102.90

- Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1102.90, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước

 

 

11.03

 

Ngũ cốc dạng tấm, dạng bột thô và bột viên

 

 

 

 

 

- Dạng tấm và bột thô:

 

119

 

 

1103.11

- - Của lúa mì:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1103.11, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

120

 

 

1103.13

- - Của ngô

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1103.11, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

121

 

 

1103.19

- - Của ngũ cốc khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1103.19, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước

122

 

 

1103.20

- Dạng bột viên

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1103.20, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước

 

 

11.04

 

Ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ: xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền

 

 

 

 

 

- Ngũ cốc xay hoặc vỡ mảnh:

 

123

 

 

1104.12

- - Của yến mạch

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1104.12, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

124

 

 

1104.19

- - Của ngũ cốc khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1104.19, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 10.03 và 10.06 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước

 

 

 

 

- Ngũ cốc đã chế biến cách khác (ví dụ: xát vỏ, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô):

 

125

 

 

1104.22

- - Của yến mạch

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

126

 

 

1104.23

- - Của ngô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

127

 

 

1104.29

- - Của ngũ cốc khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

128

 

 

1104.30

- Mầm ngũ cốc, nguyên dạng, xay mảnh lát, hoặc nghiền

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

11.05

 

Khoai tây, dạng bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt và bột viên

 

129

 

 

1105.10

- Bột, bột mịn và bột thô

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1105.10, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

130

 

 

1105.20

- Dạng mảnh lát, hạt và bột viên

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

131

 

11.06

 

Bột, bột mịn và bột thô, chế biến từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13, từ cọ sago hoặc từ rễ, củ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14 hoặc từ các sản phẩm thuộc chương 8

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 11.06, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

11.07

 

Malt, rang hoặc chưa rang

 

132

 

 

1107.10

- Chưa rang

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1107.10

133

 

 

1107.20

- Đã rang

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

134

 

11.08

 

Tinh bột; i-nu-lin

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 11.08, hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

135

 

11.09

 

Gluten lúa mì, đã hoặc chưa sấy khô

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

136

Chương 12

 

 

Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm rạ và cây làm thức ăn gia súc

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Chương 13

 

 

Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết suất từ thực vật khác

 

137

 

13.01

 

Nhựa cánh kiến đỏ, nhựa tự nhiên, nhựa cây, nhựa gôm, nhựa dầu (ví dụ: nhựa thơm từ cây balsam)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

13.02

 

Nhựa và các chiết suất thực vật; chất pectic, muối của axit pectinic, muối của axit pectic; thạch, các chất nhầy và các chất làm đặc, dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật

 

 

 

 

 

- Nhựa và các chiết suất từ thực vật:

 

138

 

 

1302.11

- - Từ thuốc phiện:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

139

 

 

1302.12

- - Từ cam thảo

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

140

 

 

1302.13

- - Từ hoa bia (hublong)

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

141

 

 

1302.14

- - Từ cây kim cúc hoặc rễ loại cây có chứa chất rotenon

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

142

 

 

1302.19

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

143

 

 

1302.20

- Chất pectic, muối của axit pectinic, muối của axit pectic

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Chất nhầy và chất làm đặc, dày, đã hoặc chưa biến đổi, thu được từ các sản phẩm thực vật :

 

144

 

 

1302.31

- - Thạch

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 70% giá FOB

145

 

 

1302.32

- - Chất nhầy hoặc chất làm đặc, dày, đã hoặc chưa biến đổi, thu được từ quả cây minh quyết, hạt cây minh quyết hoặc hạt guar

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

146

 

 

1302.39

- - Loại khác:

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

147

Chương 14

 

 

Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

Phần III - Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng;mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

 

Chương 15

 

 

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

 

 

 

15.15

 

Mỡ và dầu thực vật xác định khác (kể cả dầu Jojoba) và các phần phân đoạn của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học

 

148

 

 

1515.50

- Dầu hạt vừng và các phần phân đoạn của dầu hạt vừng:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1515.50, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 12 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 12 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước

 

 

15.17

 

Margarin, các hỗn hợp và các chế phẩm ăn được làm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau thuộc chương này, trừ mỡ hoặc dầu ăn được hoặc các phần phân đoạn của chúng thuộc nhóm 15.16

 

149

 

 

1517.10

- Margarin, trừ margarin dạng lỏng

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1517.10, kèm điều kiện Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

150

 

 

1517.90

- Loại khác:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

151

 

15.18

 

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng đã đun sôi, ô xi hoá, khử nước, sun phát hoá, thổi khô, polyme hoá bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ, hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hoá học khác, trừ loại thuộc nhóm 15.16; các chế phẩm hoặc hỗn hợp không ăn được từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu động vật khác nhau thuộc Chương này

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 15.18,kèm điều kiện Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Phần IV - Thực phẩm chế biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các nguyên liệu thay thế thuốc lá lá đã chế biến

 

Chương 16

 

 

Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

 

152

 

16.01

 

Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

16.02

 

Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác

 

153

 

 

1602.20

- Từ gan động vật

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1602.20 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Từ gia cầm thuộc nhóm 01.05:

 

154

 

 

1602.31

- - Từ gà tây

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 11602.31 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, ới điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

155

 

 

1602.32

- - Từ gà loài Gallus domesticus:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 60% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1,2 và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

156

 

 

1602.39

- - Từ gia cầm khác

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1602.39 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

 

 

- Từ lợn:

 

157

 

 

1602.41

- - Thịt mông nguyên miếng và cắt mảnh

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

158

 

 

1602.42

- - Thịt vai nguyên miếng và cắt mảnh

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1602.42 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

159

 

 

1602.49

- - Loại khác, kể cả các sản phẩm pha trộn:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1602.49 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

160

 

 

1602.50

- Từ trâu bò:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

161

 

 

1602.90

- Loại khác, kể cả sản phẩm chế biến từ tiết động vật:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1602.90 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 1, 2, và 5 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

16.04

 

Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá

 

 

 

 

 

- Cá nguyên con hoặc cá miếng, nhưng chưa xay nhỏ:

 

162

 

 

1604.11

- - Từ cá hồi:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1604.11; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

163

 

 

1604.12

- - Từ cá trích:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

164

 

 

1604.13

- - Từ cá sacdin, cá trích cơm (sprats) hoặc cá trích kê (brisling):

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

165

 

 

1604.15

- - Từ cá thu:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

166

 

 

1604.16

- - Từ cá trổng:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1604.16, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

167

 

 

1604.19

- - Từ cá khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1604.19; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

168

 

 

1604.20

- Cá đã được chế biến hoặc bảo quản cách khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1604.20; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

169

 

 

1604.30

- Trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1604.30; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

16.05

 

Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản

 

170

 

 

1605.10

- Cua

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 35% giá FOB

171

 

 

1605.20

- Tôm Shrimp và tôm pandan (prawns):

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 35% giá FOB

172

 

 

1605.30

- Tôm hùm

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1605.30, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

173

 

 

1605.40

- Động vật giáp xác khác

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1605.40, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

174

 

 

1605.90

- Loại khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1605.90, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 3 là xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

Chương 19

 

 

Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

 

 

 

19.01

 

Chiết suất từ malt; thức ăn chế biến từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc từ chiết suất của malt, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 40% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; thức ăn chế biến từ sản phẩm thuộc

 

175

 

 

1901.10

- Chế phẩm dùng cho trẻ em đã đóng gói để bán lẻ:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1901.10 , với điều kiện nguyên vật liệu từ nhóm 04.01 - 04.04, và từ các chương 10 và 11 có xuất xứ từ bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ nhóm 04.01 - 04.04, và từ các chương 10 và 11 có xuất xứ từ bất kì nước AKFTA nào

176

 

 

1901.20

- Bột trộn hoặc bột nhào để chế biến thành các loại bánh thuộc nhóm 19.05:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1901.20 , với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 10 và 11 có xuất xứ từ bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 10 và 11 có xuất xứ từ bất kì nước AKFTA nào

177

 

 

1901.90

- Loại khác:

Riêng với mã HS 1901.90.2000 của Hàn Quốc:Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; Đối với các mã HS khác: Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1901.90, với điều kiện nguyên vật liệu từ nhóm 04.01 - 04.04, và từ các chương 10 và 11 có xuất xứ thuần túy tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,với điều kiện nguyên vật liệu từ nhóm 04.01 - 04.04, và từ các chương 10 và 11 có xuất xứ thuần túy tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

19.04

 

Thức ăn chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc hoặc từ các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ: mảnh ngô chế biến từ bột ngô); ngũ cốc (trừ ngô) ở dạng hạt, mảnh hoặc hạt đã làm thành dạng khác (trừ bột, tấm và bột thô), đã làm chín sơ hoặc chế biến cách khác

 

178

 

 

1904.90

- Loại khác:

Riêng với mã HS 1904.90.1000 của Hàn Quốc: Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1904.90, với điều kiện quy tắc de minimis sẽ không áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ được nhập khẩu từ một nước ngoài khối AKFTA dùng để sản xuất ra sản phẩm trừ khi nguyên vật liệu không có xuất xứ đó có mã HS 6 số khác với mã HS 6 số của thành phẩm; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB; Đối với các mã HS khác: Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 1904.90; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

19.05

 

Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh quế, bánh đa nem và các sản phẩm tương tự

 

 

 

 

 

- Bánh quy ngọt; bánh quế (waffles) và bánh kem xốp (wafers):

 

179

 

 

1905.31

- - Bánh quy ngọt:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1905.31; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

180

 

 

1905.32

- - Bánh quế và bánh kem xốp:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1905.32; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

181

 

 

1905.90

- Loại khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 1905.90; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 20

 

 

Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây

 

 

 

20.03

 

Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic

 

182

 

 

2003.90

- Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 2003.90, kèm điều kiện Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 60% giá FOB

 

 

20.05

 

Rau khác, đã chế biến hay bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hay axit axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

 

183

 

 

2005.90

- Rau khác và hỗn hợp các loại rau:

Riêng với mã HS 2005.90.1000 của Hàn Quốc: Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 60% giá FOB; Đối với các mã HS khác: Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

184

 

20.06

 

Rau, quả, quả hạch, vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường)

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 45% giá FOB

 

 

20.08

 

Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến, bảo quản cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

 

 

 

 

- Quả hạch, lạc và hạt khác, đã hoặc chưa pha trộn với nhau:

 

185

 

 

2008.11

- - Lạc:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 12 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

186

 

 

2008.19

- - Loại khác, kể cả hỗn hợp:

Chuyển đổi từ bất kì nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 2008.19, với điều kiện nguyên vật liệu của các mã HS 0802.31, 0802.32, 0802.40 and 0802.90 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, or A regional value content of not less than 40 percent of the FOB value of the good, với điều kiện nguyên vật liệu của các mã HS 0802.31, 0802.32, 0802.40 and 0802.90 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

187

 

 

2008.20

- Dứa

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2008.20 , với điều kiện nguyên vật liệu từ chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,ới điều kiện nguyên vật liệu từ chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

 

 

- Loại khác, kể cả dạng hỗn hợp, trừ loại thuộc phân nhóm 2008.19:

 

188

 

 

2008.92

- - Dạng hỗn hợp:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2008.92; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

189

 

 

2008.99

- - Loại khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2008.99; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

20.09

 

Nước quả ép (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác

 

 

 

 

 

- Nước dứa ép:

 

190

 

 

2009.41

- - Với giá trị Brix không quá 20

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2009.41, với điều kiện nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuât toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

191

 

 

2009.49

- - Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2009.49; với điều kiện nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

 

 

- Nước táo ép:

 

192

 

 

2009.80

- Nước ép từ một loại quả hoặc rau khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2009.80; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

193

 

 

2009.90

- Nước ép hỗn hợp

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm2009.90 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 21

 

 

Các chế phẩm ăn được khác

 

 

 

21.01

 

Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê, chè, chè Paraguay; rễ rau diếp xoăn rang và các chất khác thay thế cà phê rang, các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất và chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê

 

 

 

 

 

- Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hay có thành phần cơ bản là cà phê:

 

194

 

 

2101.20

- Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất hoặc chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản từ chè hoặc chè Paragoay

Chuyển đổi từ bất kì nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 2101.20 ,với điều kiện nguyên vật liệu của nhóm 09.02 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu của nhóm 09.02 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

21.03

 

Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến

 

195

 

 

2103.90

- Loại khác:

Riêng với mã HS 2103.90.1030; 2103.90.9030; 2103.90.9090 của Hàn Quốc: Chuyển từ bất kì nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 2103.90, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 7 và 9 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu từ các chương 7 và 9 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

21.06

 

Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

 

196

 

 

2106.90

- Loại khác:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hưn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 1211.20, 1212.20 và 1302.19 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

Chương 22

 

 

Đồ uống, rượu và giấm

 

 

 

22.02

 

Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09

 

197

 

 

2202.10

- Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

198

 

 

2202.90

- Loại khác:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hưn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 1211.20 và 1302.19 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

199

 

22.03

 

Bia sản xuất từ malt

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 22.03 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

22.04

 

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09

 

 

 

 

 

- Rượu vang khác; hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men:

 

200

 

 

2204.21

- - Loại trong đồ đựng không quá 2 lít:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2204.21 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

201

 

 

2204.29

- - Loại khác:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2204.29 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

22.08

 

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.

 

202

 

 

2208.20

- Rượu mạnh cất từ rượu vang nho hoặc từ rượu bã nho:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2208.20 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

203

 

 

2208.30

- Rượu Whisky:

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2208.30 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

204

 

 

2208.70

- Rượu mùi và rượu bổ:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hưn 40% giá FOB, với điều kiện nguyên vật liệu của các nhóm 1211.20 và 1302.19 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

Chương 23

 

 

Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

 

 

 

23.01

 

Bột mịn, bột thô và bột viên, từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác, không thích hợp dùng làm thức ăn cho người; tóp mỡ

 

205

 

 

2301.20

- Bột mịn, bột thô và bột viên, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2301.20 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

23.06

 

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hay ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất mỡ hoặc dầu thực vật, trừ các loại thuộc nhóm 23.04 hoặc 23.05

 

 

 

 

 

- Từ hạt cải dầu:

 

206

 

 

2306.50

- Từ dừa hoặc cùi dừa

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang phân nhóm 2306.50, với điều kiện nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuât toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiên nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuât toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

207

 

23.08

 

Nguyên liệu thực vật và phế thải thực vật, phế liệu thực vật và sản phẩm phụ từ thực vật, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, loại dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 23.08, với điều kiện nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuât toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB, với điều kiên nguyên vật liệu của chương 8 có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuât toàn bộ tại bất kì nước AKFTA nào

 

 

23.09

 

Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật

 

208

 

 

2309.90

- Loại khác:

Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 24

 

 

Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá lá đã chế biến

 

209

 

24.01

 

Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá

Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu

 

 

24.02

 

Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá

 

210

 

 

2402.20

- Thuốc lá điếu làm từ lá thuốc lá:

Chuyển đổi từ bất kì nhóm 4 số nào sang phân nhóm 2402.20, với điều kiện gía trị cua nguyên vật liệu không có xuất xứ của nhóm 24.03 không vượt quá 60% giá FOB

 

Phần VI - Sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan

 

Chương 29

 

 

Hoá chất hữu cơ

 

 

 

29.21

 

Hợp chất chức amin

 

 

 

 

 

- Amin đa chức mạch hở, các dẫn xuất của chúng và muối của chúng:

 

211

 

 

2921.21

- - Ethylenediamine và muối của nó

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2921.21; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

212

 

 

2921.29

- - Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2921.29 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

29.22

 

Hợp chất amino chức oxy

 

 

 

 

 

- Rượu amino, trừ loại chứa 2 chức oxy trở lên, ete, este của chúng; muối của chúng:

 

213

 

 

2922.12

- - Diethanolamine và muối của chúng

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2922.12 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

214

 

 

2922.13

- - Triethanolamine và muối của chúng

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2922.13 ; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

 

 

- Axit amino, trừ loại chứa 2 chức oxy trở lên, este của nó; muối của chúng:

 

215

 

 

2922.41

- - Lysin và este của nó; muối của chúng

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2922.41; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

 

 

 

Muối và hydroxit amoni bậc 4; lecithin và chất phosphoaminolipids khác, đã hoặc chưa xác định về mặt hoá học

 

216

 

 

2923.90

- Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 2923.90; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 33

 

 

Tinh dầu, các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh

 

 

 

33.01

 

Tinh dầu (đã hoặc chưa khử terpen) kể cả tinh dầu sáp và tinh dầu nguyên chất; chất tựa nhựa; nhựa chứa dầu đã chiết; tinh dầu đậm đặc trong mỡ, trong các loại dầu không bay hơi, trong các loại sáp hay các chất tương tự, thu được bằng phương pháp tách hương hoặc ngâm ướt; và chưng cất tinh dầu

 

 

 

 

 

- Tinh dầu của các loại quả chi cam quýt:

 

217

 

 

3301.30

- Chất tựa nhựa

Chuyển đổi từ bất kì một phân nhóm nào khác sang phân nhóm 3301.30; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

218

 

 

3301.90

- - Loại khác

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 3301.90, với điều kiện nguyên vật liệu của các phân nhóm 1211.20 và 1302.19 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì một nước AKFTA nào; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB,or A regional value content of not less than 40 percent of the FOB value of the good,với điều kiện nguyên vật liệu của các phân nhóm 1211.20 và 1302.19 có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại bất kì một nước AKFTA nào

 

Phần VII - Nhựa và các sản phẩm từ nhựa; Cao su và cac sản phẩm từ cao su

 

Chương 40

 

 

Cao su và các sản phẩm bằng cao su

 

 

 

40.11

 

Lốp mới, loại dùng hơi bơm, bằng cao su

 

219

 

 

4011.10

- Loại sử dụng cho ô tô con (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý riêng và ô tô đua)

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 4011.10, kèm điều kiên Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 55% giá FOB

220

 

 

4011.20

- Loại dùng cho ô tô buýt và ô tô vận tải:

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 4011.20, kèm điều kiện Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 55% giá FOB

221

 

 

4011.40

- Loại dùng cho xe mô tô

Chuyển đổi từ bất kì nhóm 4 số nào khác sang phân nhóm 4011.40, kèm điều kiện Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 55% giá FOB

 

Phần VIII - Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da; bộ đồ yên cương, hàng du lịch, túi xách tay và các loại đồ chứa tương tự; các mặt hàng từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm)

 

Chương 42

 

 

Các sản phẩm bằng da thuộc; bộ đồ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự, các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm)

 

 

 

42.23

 

Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp

 

 

 

 

 

- Găng tay thường, găng tay hở ngón và găng tay bao:

 

222

 

 

4203.21

- - Loại được thiết kế chuyên dùng cho thể thao

Chuyển đổi từ bất kì chương nào khác sang phân nhóm 4203.21

 

Phần XI - Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt

 

Chương 50

 

 

Tơ tằm

 

223

 

50.01

 

Kén tằm thích hợp để ươm tơ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 50.01; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

224

 

50.02

 

Tơ sống (chưa xe hay chưa đậu)

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 50.02; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

225

 

50.03

 

Phế liệu tơ (kể cả kén không thích hợp để ươm tơ, phế liệu sợi tơ và tơ tái chế)

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 50.03; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

226

 

50.04

 

Sợi tơ (trừ sợi tơ kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn), chưa được đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 50.04; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

227

 

50.05

 

Sợi tơ được kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn, chưa được đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 50.05; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

228

 

50.06

 

Sợi tơ và sợi tơ được kéo từ phế liệu tơ cắt ngắn, đã được đóng gói để bán lẻ; đoạn tơ lấy từ ruột của con tằm

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 50.06, trừ từ nhóm 50.04-50.05; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

229

 

50.07

 

Vải dệt thoi dệt từ sợi tơ hoặc sợi kéo từ phế liệu tơ

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 50.07; hoặc các công đoạn in vải và nhuộm phải kèm theo ít nhất hai công đoạn chuẩn bị hoặc kết thúc; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 51

 

 

Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên

 

230

 

51.01

 

Lông cừu, chưa chải thô hoặc chải kỹ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.01; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

231

 

51.02

 

Lông động vật loại mịn hoặc loại thô, chưa chải thô hoặc chải kỹ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.02; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

232

 

51.03

 

Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.03; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

233

 

51.04

 

Lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô tái chế

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.04; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

234

 

51.05

 

Lông cừu và lông động vật loại mịn hoặc loại thô đã chải thô hoặc chải kỹ (kể cả lông cừu chải kỹ, dạng từng đoạn)

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.05; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

235

 

51.06

 

Sợi len lông cừu chải thô, chưa đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.06; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

236

 

51.07

 

Sợi len lông cừu chải kỹ, chưa đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.07; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

237

 

51.08

 

Sợi lông động vật loại mịn (chải thô hoặc chải kỹ), chưa đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 51.08; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

238

 

51.09

 

Sợi len lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, đã đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 51.09, trừ từ nhóm 51.06-51.08; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

239

 

51.10

 

Sợi làm từ lông động vật loại thô hoặc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa (kể cả sợi quấn bọc từ lông đuôi hoặc bờm ngựa), đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 51.10; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

240

 

51.11

 

Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải thô

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 51.11; hoặc các công đoạn in vải và nhuộm phải kèm theo ít nhất hai công đoạn chuẩn bị hoặc kết thúc; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

241

 

51.12

 

Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 51.12; hoặc các công đoạn in vải và nhuộm phải kèm theo ít nhất hai công đoạn chuẩn bị hoặc kết thúc; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

242

 

51.13

 

Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa

Chuyển đổi từ bất kì một nhóm 4 số nào khác sang nhóm 51.13; hoặc các công đoạn in vải và nhuộm phải kèm theo ít nhất hai công đoạn chuẩn bị hoặc kết thúc; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

 

Chương 52

 

 

Bông

 

243

 

52.01

 

Xơ bông, chưa chải thô hoặc chưa chải kỹ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 52.01; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

244

 

52.02

 

Phế liệu bông (kể cả phế liệu sợi và bông tái chế)

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 52.02; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

245

 

52.03

 

Xơ bông, chải thô hoặc chải kỹ

Chuyển đổi từ bất kì một chương nào khác sang nhóm 52.03; hoặc Hàm lượng giá trị khu vực không ít hơn 40% giá FOB

246

 

52.04

 

Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ