Chỉ thị 01/CT-BTC 2024 tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2024
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 01/CT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/CT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/01/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
Ngày 09/01/2024, Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung công việc sau đây:
1. Cục Quản lý giá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn;
2. Các Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn; cụ thể:
- Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân như nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ du lịch, tham quan, dịch vụ vận chuyển hành khách...
3. Cục Hải quan tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
4. Cục Thuế chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, quản lý việc kê khai thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá.
Xem chi tiết Chỉ thị 01/CT-BTC tại đây
tải Chỉ thị 01/CT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 01/CT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2024 |
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá
trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
_______________________
Trong năm 2023, tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm tại một số quốc gia; lạm phát toàn cầu tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao; giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu biến động tăng giảm liên tục, giá lương thực ngày càng tăng. Trong khi đó, thị trường trong nước cho thấy các tín hiệu tích cực hơn, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cơ bản bình ổn, đáp ứng nhu cầu của người dân; hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi nên nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào; các hàng hóa, dịch vụ trong nước cung đáp ứng cầu; bên cạnh đó mặt hàng xăng dầu và LPG vẫn có diễn biến giá phức tạp, chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Những thuận lợi về cung cầu thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ hiện nay được xem như là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023; song hành với đó là công tác quản lý, điều hành giá đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt và đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự báo năm 2024 tiếp tục có nhiều yếu tố biến động khó lường của thị trường thế giới do tác động từ các xung đột chính trị, việc các quốc gia ngày càng có xu hướng bảo hộ thị trường trong nước, tăng cường dự trữ quốc gia sẽ ảnh hưởng đến cung, cầu hàng hóa khiến giá cả có thể diễn biến phức tạp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái-Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá trong việc tập trung kiểm soát lạm phát thời gian cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024; nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Cục trưởng Cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung công việc sau đây:
1. Theo dõi sát tình hình kinh tế-chính trị và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội; tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế:
1.1. Cục Quản lý giá có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời trình Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát. Chủ động tổ chức triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; đẩy mạnh công tác tổng hợp thông tin, phân tích dự báo diễn biến giá cả thị trường; chủ động xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2024 và tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp; kiểm tra theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
1.2. Các Sở Tài chính có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn; cụ thể:
- Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân như nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ du lịch, tham quan, dịch vụ vận chuyển hành khách... và các mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến sản xuất để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, có phương án điều tiết, hỗ trợ lưu thông nguồn hàng hợp lý, đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường phù hợp trên địa bàn; tổ chức thực hiện, triển khai nghiêm túc chế độ báo cáo giá thị trường trước, trong và sau Tết.
2. Các cơ quan, tổ chức trung ương thuộc Bộ Tài chính đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ sau:
2.1. Cục Hải quan: Tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
2.2. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: Xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời gian giáp hạt và dịp Tết Nguyên đán, các vùng bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh...
2.3. Cục thuế: Chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, quản lý việc kê khai thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá.
2.4. Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo công chức làm công tác kiểm soát chi nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây phiền hà, sách nhiễu, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư; kiên quyết từ chối thanh toán các trường hợp không đủ điều kiện thanh toán theo quy định của pháp luật.
3. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính thực hiện tốt các công việc sau:
3.1. Thanh tra Tài chính: Chủ trì, chỉ đạo thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán, giá, thuế, phí... theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền (nếu có).
3.2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Kiểm soát chặt chẽ giá cụ thể mua, bán hàng dự trữ quốc gia và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và trong thời gian Tết Nguyên đán, giáp hạt...
3.3. Tổng Cục Hải quan: Tập trung lực lượng làm tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới đường bộ và trên biển, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn kiểm soát Hải quan; xây dựng và thực hiện các kế hoạch chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu với mặt hàng trọng điểm.
3.4. Tổng cục Thuế: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; tăng cường công tác quản lý về hóa đơn nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu, trốn thuế; kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thuế.
3.5. Kho bạc Nhà nước: Điều hành ngân quỹ nhà nước đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước các cấp và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Chỉ đạo điều hành hệ thống KBNN nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức; thực hiện việc kiểm soát thanh toán đảm bảo trong dự toán được giao, hồ sơ kiểm soát, thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
3.6. Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia.
4. Về tổ chức thực hiện:
4.1. Cục Quản lý giá có trách nhiệm đầu mối tổ chức triển khai Chỉ thị; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá tại một số địa bàn trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.
4.2. Về chế độ báo cáo trong dịp Tết:
a) Sở Tài chính các tỉnh thực hiện chế độ báo cáo (bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]) về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) như sau:
- Trước Tết: Báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường trước Tết và các biện pháp, chương trình bình ổn thị trường (nếu có) trên địa bàn gửi trước ngày 03/02/2024.
- Trong và sau Tết: Báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường trong và sau Tết trên địa bàn, thời hạn gửi trước 10h00’ ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).
- Trường hợp có báo cáo đột xuất hoặc báo cáo hàng ngày theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu riêng.
b) Cục Hải quan, Cục Thuế, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Kho bạc Nhà nước tại địa phương báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này trước ngày 01/02/2024 về Sở Tài chính; đồng thời gửi cơ quan cấp trên theo hệ thống.
c) Tổng cục Hải quan, Tổng Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị trong toàn ngành từ trung ương đến địa phương theo quy định gửi về Cục Quản lý giá trước ngày 05/02/2024 để tổng hợp chung (bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]).
d) Các đơn vị thuộc Bộ: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này về Cục Quản lý giá trước ngày 05/02/2024 để tổng hợp chung (bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]).
đ) Cục Quản lý giá tổng hợp tình hình thực hiện, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề đột xuất phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo để các đơn vị thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |