Thông tư liên tịch 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT của Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn hỗ trợ kinh phí hoạt động sáng tạo tác phẩm công trình văn học nghệ thuật năm 2004
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Văn hoá-Thông tin | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Trần Văn Tá; Đinh Quang Ngữ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/07/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Kinh phí cho hoạt động sáng tạo - Ngày 19/7/2004, Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT, hướng dẫn hỗ trợ kinh phí hoạt động sáng tạo tác phẩm công trình văn học nghệ thuật năm 2004. Theo đó, kinh phí sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho tác giả, nhóm tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật địa phương theo từng lĩnh vực thuộc các mảng đề tài được quy định... Đối với công tác thẩm định, phê bình, đánh giá, nghiệm thu tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, mức chi hỗ trợ là 100.000 đồng/thành viên Hội đồng/ngày... Bên cạnh đó, Thông tư này còn quy định các mức chi hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị, mở trại sáng tác nhằm tập hợp, thống nhất và định hướng đường lối sáng tạo văn hoá, văn nghệ của Đảng và Nhà nước... Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT tại đây
tải Thông tư liên tịch 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN
SỐ 74/2004/TTLT/BTC-BVHTT NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2004
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
TÁC PHẨM CÔNG TRÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NĂM 2004
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11
năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5
năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động sáng tạo các
tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật năm 2004;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Uỷ ban toàn quốc
Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Văn
hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Năm 2004, Nhà
nước hỗ trợ kinh phí hoạt động sáng tạo các tác phẩm, công trình văn học nghệ
thuật có định hướng cho các địa phương thông qua các Hội văn học nghệ thuật địa
phương và Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
Việc hỗ trợ kinh
phí của Nhà nước nhằm tăng thêm nguồn tài chính và nâng cao chất lượng hoạt
động sáng tạo các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật ở địa phương, không
vì sự hỗ trợ này ngân sách địa phương giảm mức hỗ trợ thường xuyên hàng năm.
2. Nhà nước hỗ
trợ hoạt động sáng tạo các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật thuộc các
lĩnh vực văn học, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, nhiếp ảnh,
múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số và ưu tiên các mảng đề
tài phản ánh:
- Lịch sử, cách
mạng, kháng chiến và truyền thống văn hoá dân tộc.
- Công cuộc đổi
mới xây dựng và bảo vệ đất nước, những nhân tố tích cực, những con người tiêu
biểu trong xã hội.
- Thiếu niên và
nhi đồng.
Hội văn học nghệ
thuật địa phương tổ chức xét duyệt mức hỗ trợ cho tác giả, nhóm tác giả có đề
cương cụ thể về đề tài, nội dung, thời hạn hoàn thành tác phẩm hoặc bản thảo
tác phẩm.
3. Phạm vi hỗ trợ
- Hỗ trợ cho các
tác giả, nhóm tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật địa phương trong các
hoạt động sáng tạo, sưu tầm tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật. Mức hỗ trợ
căn cứ vào đề tài, quy mô, chất lượng tác phẩm.
- Chi tổ chức các
lớp tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị, mở trại sáng
tác, sưu tầm nghiên cứu, thâm nhập thực tế.
- Chi hỗ trợ công
bố tác phẩm.
4. Nguồn kinh phí
hỗ trợ: Từ ngân sách Trung ương.
5. Hội văn học
nghệ thuật địa phương có trách nhiệm ban hành, phổ biến công khai quy trình hỗ
trợ; thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn lọc đề cương, đánh giá, nghiệm thu,
thẩm định tác phẩm, công trình và sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng đối tượng,
đúng mục đích, có hiệu quả.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hội văn học
nghệ thuật địa phương chi:
- Hỗ trợ trực
tiếp cho tác giả, nhóm tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật địa phương
kinh phí sáng tạo tác phẩm theo từng lĩnh vực thuộc các mảng đề tài được quy
định. Mức hỗ trợ cụ thể do Hội văn học nghệ thuật địa phương xem xét, quyết
định căn cứ vào chi phí hợp lý, hợp lệ của quá trình sáng tạo, đề tài, quy mô
và chất lượng tác phẩm. Khoản chi hỗ trợ trực tiếp này thực hiện theo hình thức
ký hợp đồng cụ thể giữa tác giả, nhóm tác giả với Hội văn học nghệ thuật địa
phương.
- Chi hỗ trợ kinh
phí để các Hội văn học nghệ thuật địa phương tổ chức thẩm định, phê bình, đánh
giá, nghiệm thu tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật theo từng loại hình.
Mức chi 100.000 đồng/thành viên Hội đồng/ngày.
- Chi hỗ trợ kinh
phí công bố tác phẩm. Mức chi hỗ trợ do Hội văn học nghệ thuật địa phương quyết
định căn cứ vào loại hình, quy mô, chất lượng tác phẩm.
Hội văn học nghệ
thuật địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ chuyên
môn và chính trị, mở trại sáng tác, vận dụng mức chi quy định tại điểm 2, mục
II của Thông tư này.
Các khoản chi đặc
thù (nếu có) ngoài chế độ chi quy định tại Thông tư này và các chế độ chi tiêu
tài chính khác hiện hành, Hội văn học nghệ thuật địa phương trình HĐND tỉnh
quyết định mức chi cụ thể.
2. Uỷ ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam chi:
- Chi tổ chức,
hướng dẫn, đôn đốc, tổng kết chương trình hoạt động sáng tạo tác phẩm công
trình văn học nghệ thuật.
- Chi hỗ trợ tổ
chức các lớp tập huấn, hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị, mở
trại sáng tác nhằm tập hợp, thống nhất và định hướng đường lối sáng tạo văn
hoá, văn nghệ của Đảng và Nhà nước. Mức chi cụ thể như sau:
+ Tiền ăn: Tổ
chức tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo mức 30.000 đồng/người/ngày; nếu tổ
chức tại các tỉnh, thành còn lại theo mức 25.000 đồng/người/ngày.
+ Tiền thuê chỗ
ngủ: Tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo mức 90.000 đồng/người/ngày;
tổ chức tại các tỉnh, thành còn lại theo mức 60.000 đồng/người/ngày.
+ Tiền thuê hội
trường trong những ngày tổ chức lớp tập huấn, hội thảo (nếu có). Mức chi thực
hiện theo hợp đồng ký kết cụ thể.
+ Tiền in tài
liệu phục vụ tập huấn, hội thảo.
+ Tiền thuê xe
đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức tập huấn, hội thảo (nếu có).
+ Các khoản chi
tiền nước uống (15.000 đồng/người/ngày), tiền thuốc chữa bệnh thông thường,
trang trí hội trường.
+ Chi khác (nếu
có).
3. Uỷ ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật
địa phương căn cứ vào số kinh phí được hỗ trợ tiến hành xét duyệt, chọn lọc,
thẩm định đề cương, dự kiến kinh phí hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ theo quy
định.
4. Việc lập dự
toán, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo các tác phẩm,
công trình văn học nghệ thuật năm 2004 thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước (Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002), các văn bản hướng dẫn
Luật và các quy định tại Thông tư này.
Trường hợp vì
những lý do khách quan kinh phí bổ sung cho Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
văn học nghệ thuật Việt Nam và kinh phí hỗ trợ các Hội văn học nghệ thuật địa
phương chưa thực hiện hết trong năm và vẫn còn nhiệm vụ thì Uỷ ban toàn quốc
Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật địa
phương có văn bản gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để xem xét, xử lý theo thẩm
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho chuyển nguồn sang năm sau
thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
Các Hội văn học
nghệ thuật địa phương và Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật
Việt Nam thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành.
Cuối năm, các Hội
văn học nghệ thuật địa phương tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động (kinh phí thực hiện, các sản phẩm
chủ yếu được hỗ trợ) gửi Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật
Việt Nam làm đầu mối tổng hợp báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.
Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp
tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Văn hoá -
Thông tin phối hợp với Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật
Việt Nam tổng hợp kế hoạch sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật của
các Hội văn học nghệ thuật địa phương và có ý kiến về những nội dung không đúng
mục tiêu, định hướng.
6. Bộ Tài chính
phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học
nghệ thuật Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng nội dung, hiệu quả, thiết thực.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu, sửa đổi
cho phù hợp.