Thông tư liên tịch 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Lương Trào; Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/06/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phí môi giới trong xuất khẩu lao động - Theo Thông tư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ban hành ngày 26/6/2006, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn: mức khung phí môi giới cho các thị trường được xác định không vượt quá 01 tháng lương theo hợp đồng/người lao động cho một năm làm việc. Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ tính phí môi giới là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan và thuyền viên tàu vận tải biển: tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ tính phí môi giới là tiền lương bao gồm: lương cơ bản và lương phép... Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản...) hoặc không phải do lỗi của người lao động, thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm yêu cầu bên trung gian môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần phí môi giới của người người lao động đã nộp, theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian hợp đồng thì được nhận lại 50% phí môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc trên 50% thời gian theo hợp đồng thì không được nhận lại phí môi giới. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động không đòi được của bên trung gian môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm trích từ nguồn phí dịch vụ xuất khẩu lao động hoặc nguồn thu hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp để hoàn trả phí môi giới cho người lao động... Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư liên tịch 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 59/2006/TTLT-BTC–BLĐTBXH NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN
VỀ PHÍ MÔI GIỚI TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định
số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ
Luật Lao động về người Việt Nam làm
việc ở nước ngoài,
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội hướng
dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao
động như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phí môi giới (phí tư vấn khai thác hợp
đồng) là khoản tiền mà người lao
động, hoặc doanh nghiệp xuất khẩu lao
động và người lao động phải trả cho
bên trung gian môi giới để có hợp đồng
đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
2.
Phí môi giới phải được thể hiện trong
hợp đồng cung ứng lao động, hoặc
hợp đồng riêng về phí môi giới
được ký giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao
động và bên trung gian môi giới. Phí môi giới chỉ
được thanh toán khi bên trung gian môi giới đã
thực hiện xong đầy đủ việc cung
cấp các hoạt động môi giới đưa
người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
3. Bên trung gian môi giới quy định tại
khoản 1 mục này là tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam thực
hiện dịch vụ môi giới.
4.
Phí môi giới không áp dụng đối với
trường hợp chủ sử dụng gia hạn ký
hợp đồng lao động mới sau khi
người lao động đã hoàn thành hợp
đồng ký với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Quy định mức khung phí môi
giới
a. Mức khung phí môi giới cho các thị
trường được xác định không
vượt quá 01 (một) tháng lương theo hợp
đồng/người lao động cho một năm làm
việc.
b. Tiền lương theo hợp đồng (tính
theo tháng) để làm căn cứ tính phí môi giới là
tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền
làm thêm giờ; tiền thưởng và các khoản trợ
cấp khác. Riêng đối với sĩ quan và thuyền
viên tàu vận tải biển: tiền lương theo
hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ
tính phí môi giới là tiền lương bao gồm:
lương cơ bản và lương phép.
2. Mức phí môi giới cụ
thể:
a. Căn cứ vào mức khung phí môi giới qui
định tại điểm (a) khoản 1 mục II Thông
tư này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
sẽ quy định mức phí môi giới tối đa
cụ thể phù hợp với từng thị
trường.
b. Trường hợp
đặc biệt, do yêu cầu của thị
trường đòi hỏi mức phí môi giới cao hơn
mức khung phí môi giới qui định, doanh nghiệp
xuất khẩu lao động báo cáo Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội quyết định cụ
thể mức thu phí môi giới cho phù hợp sau khi trao
đổi thống nhất với Bộ Tài chính.
3. Loại tiền thu phí môi giới
Doanh
nghiệp xuất khẩu lao động thu phần phí môi
giới mà người lao động phải đóng góp
bằng đồng Việt Nam. Trường hợp phí môi
giới được tính bằng đôla Mỹ thì áp
dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt
Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố; nếu
được tính trên cơ sở các loại ngoại
tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa
đồng Việt Nam so với ngoại tệ khác do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu phí.
Đối
với những ngoại tệ mà Ngân hàng Nước
Việt Nam không thông báo tỷ giá tính chéo so với
đồng Việt Nam thì doanh nghiệp tham khảo
trực tiếp thông tin của Hãng Roi-tơ về tỷ
giá của những ngoại tệ nói trên so với đôla
Mỹ. Việc qui đổi từ đôla Mỹ sang
đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
của đôla với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà
nước công bố tại thời điểm thu phí.
4. Trách
nhiệm của doanh
nghiệp xuất khẩu lao động
a. Doanh nghiệp
xuất khẩu lao động chủ động
thương thảo với bên trung gian môi giới về
mức phí môi giới phù hợp với yêu cầu của
thị trường trong phạm vi mức phí môi giới
qui định.
b. Trên cơ sở
mức phí môi giới đã ký với bên trung gian môi
giới, doanh nghiệp xuất khẩu lao động
thoả thuận với người lao động về
chi phí môi giới mà người lao động phải
đóng góp thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao
động để trả cho bên trung gian môi giới.
Phần phí môi giới mà người lao động đóng
góp phải được ghi rõ trong hợp đồng
giữa người lao động và doanh nghiệp
xuất khẩu lao động. Khoản thu phí môi
giới này không tính vào doanh thu của doanh nghiệp xuất
khẩu lao động và không phải nộp thuế.
c.
Trường hợp người lao động phải
về nước trước thời hạn vì lý do
bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp
bị phá sản…) hoặc không phải do lỗi của
người lao động, thì doanh nghiệp xuất
khẩu lao động có trách nhiệm yêu cầu bên trung
gian môi giới hoàn trả lại cho người lao
động một phần phí môi giới của
người người lao động đã nộp, theo
nguyên tắc: người lao
động làm việc chưa đủ 50% thời gian
hợp đồng thì được nhận lại 50% phí
môi giới đã nộp. Người lao động đã
làm việc trên 50% thời gian theo hợp đồng thì
không được nhận lại phí môi giới.
Trường
hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động không
đòi được của bên trung gian môi giới thì doanh
nghiệp có trách nhiệm trích từ nguồn phí dịch vụ
xuất khẩu lao động hoặc nguồn thu hoạt
động kinh doanh khác của doanh nghiệp để hoàn
trả phí môi giới cho người lao động theo
nguyên tắc trên.
d.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động
được phép chi tiền môi giới (nếu có) từ
nguồn thu phí dịch vụ xuất khẩu lao
động và được hạch toán vào chi phí hợp
lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ. Người quyết định thu, chi phí môi
giới cho bên trung gian môi giới phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình. Nếu
lợi dụng quy định về phí môi giới
để thu, chi sai mục đích, không đúng đối
tượng, trục lợi thì người ra quyết
định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật.
Nếu
chi phí môi giới cho bên trung gian là người Việt Nam
thì thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nếu
chi cho tổ chức, cá nhân là người nước ngoài
thì thực hiện bằng ngoại tệ qui định
tại hợp đồng cung ứng lao động
hoặc hợp đồng môi giới. Chênh lệch tỷ giá phát sinh
(nếu có) doanh nghiệp được hạch toán vào chi
phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
e.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực
hiện hạch toán và mở sổ sách kế toán theo dõi
thu, chi phí môi giới theo chế độ kế toán
hiện hành.
5. Quy định về chứng
từ
a. Khi người lao động đóng góp
phí môi giới thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu phí môi
giới cho người lao động.
b. Chứng từ thu, chi phí môi giới
phải có chữ ký của Giám đốc, Kế toán
trưởng, thủ quỹ, người nộp tiền
hoặc người nhận tiền theo đúng qui
định của pháp luật kế toán.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Mục VI, phần B của Thông tư
liên tịch số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/11/2003
của liên tịch Bộ Tài chính - Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
hiện chế độ tài chính đối với
người lao động và doanh nghiệp đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài theo quy định
tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003
của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động
về người lao động Việt Nam làm việc
ở nước ngoài.
3.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và
người lao động đi làm việc ở
nước ngoài có trách nhiệm thực hiện theo các quy
định tại Thông tư này.
4.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc
đề nghị doanh nghiệp, cá nhân phản ánh
về Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
THỨ
TRƯỞNG Nguyễn
Lương Trào |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Vũ Văn Ninh |