Thông tư liên tịch 142/2007/TTLT/BTC-BCT của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 142/2007/TTLT/BTC-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 142/2007/TTLT/BTC-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/11/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 142/2007/TTLT/BTC-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ
CÔNG THƯƠNG SỐ 142/2007/TTLT/BTC-BCT
NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH
PHÍ
SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn
cứ Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2006-2015;
Căn
cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Liên
tịch Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh
phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này hướng dẫn chế
độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo
Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015 (sau đây gọi là Chương trình mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng tiết kiệm).
2.
Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu
sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, cuối năm, kết thúc dự án
quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung chi của Chương
trình:
a) Xây dựng ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết
kiệm;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: Xây dựng các
chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; xây dựng trang thông tin điện
tử về tiết kiệm năng lượng, trưng bày giới thiệu công nghệ tiết kiệm năng
lượng; tổ chức các cuộc thi mẫu
thiết kế và ý tưởng mô hình toà nhà tiết kiệm năng lượng; in ấn tờ rơi, tờ gấp, tờ dán, sổ tay tiết kiệm năng lượng;
c) Xây dựng chương trình, biên
soạn giáo trình, tài liệu, tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên phương pháp
giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào các môn học, phù hợp với từng cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân; in
ấn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy lồng ghép;
d) Xây dựng mô hình thí điểm:
Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình; quản lý sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp,
trong các tòa nhà;
đ) Xây dựng và ban hành bộ tiêu
chuẩn hiệu xuất năng lượng tối thiểu cho các chủng loại thiết bị được lựa chọn
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
e) Dán nhãn chứng nhận một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng được lựa chọn;
g) Hỗ trợ một số doanh nghiệp
kiểm toán năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng và các toà nhà trọng
điểm;
h) Xây dựng ứng dụng các giải
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các phương tiện giao thông
vận tải;
i) Đánh giá và giám sát định kỳ
việc thực hiện các mục tiêu chuyên môn của từng đề án;
k) Tổ chức các cuộc hội thảo, lớp đào tạo, tập huấn
về tiết kiệm năng lượng cho cán bộ quản lý cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm,
Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng, cán bộ kỹ thuật công nghệ, tuyên truyền viên;
l) Các khoản chi khác thực hiện
chương trình (nếu có).
2. Một số mức chi cụ thể:
Các đơn vị sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính
hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Thông tư này hướng dẫn cụ
thể thêm một số mức chi cụ thể như sau:
a)
Về chi xây dựng mô hình:
-
Đối với mô hình sử
dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình ngân sách nhà nước hỗ trợ: 30%
chi phí vật tư, thiết bị; trong đó đối với mô hình (02 đèn compact, bình đun
nước bằng năng lượng mặt trời) mức hỗ trợ tối đa không quá 1.350.000 đồng/mô
hình; mô hình (02 đèn compact, hầm biogas) mức hỗ trợ không quá 800.000 đồng/mô
hình. Riêng đối với hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg
ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 mức ngân
sách nhà nước hỗ trợ tối đa bằng hai lần so với qui định trên đây.
- Đối với mô hình về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các tòa nhà, doanh nghiệp, ngân sách nhà
nước hỗ trợ 30% chi phí, nhưng tối đa không quá 70 triệu đồng/mô hình.
b) Về thực hiện kiểm toán năng lượng các doanh
nghiệp, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí kiểm toán (hỗ trợ cho các đơn vị
kiểm toán độc lập thực hiện), nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp
và thời gian giữa 2 kỳ kiểm toán theo hướng dẫn của Bộ Công thương;
c)
Dán nhãn các sản phẩm sử dụng tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp, ngân sách
nhà nước hỗ trợ 30% chi phí, nhưng tối
đa không quá 60 triệu đồng/doanh nghiệp;
Mức
hỗ trợ quy định trên đây là mức tối đa, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể Thủ
trưởng các cơ quan quản lý dự án phê duyệt mức hỗ trợ phù hợp với tính chất,
quy mô đầu tư của từng dự án.
3. Điều kiện để được hỗ trợ
kinh phí thực hiện chương trình:
Các tổ chức, cá nhân thực hiện
các đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hỗ trợ kinh phí từ
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm phải đảm bảo các
điều kiện sau:
a) Nội dung phù hợp với nội
dung Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Đề án được tuyển chọn theo
Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các Dự án thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành
kèm theo Quyết định số 02/QĐ-BCĐ ngày 20 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng -
Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả;
c) Quyết định phê duyệt đề án
của cơ quan có thẩm quyền;
d) Tổ chức, cá nhân đã đầu tư
vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ);
đ) Chưa được hỗ trợ từ bất kỳ
nguồn kinh phí nào của nhà nước.
4. Lập dự toán, chấp hành và
quyết toán ngân sách:
Việc lập dự toán, chấp hành và
quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng tiết kiệm thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số
nội dung như sau:
a) Về lập dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài
chính, tình hình thực hiện năm trước, nội dung và khối lượng công việc thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm của năm kế
hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và một
số mức chi quy định tại Thông tư này:
- Đơn vị được giao nhiệm vụ
thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,
nội dung và tiến độ thực hiện đề án lập dự toán kinh phí báo cáo Bộ, cơ quan
Trung ương chủ trì đề án xem xét tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ, cơ quan
trung ương gửi Bộ Công thương (cơ quan quản lý chương trình), Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Công thương lập và tổng
hợp dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm (bao gồm kinh phí do Bộ Công thương thực hiện và kinh phí của
các Bộ, cơ quan Trung ương được giao trủ trì thực hiện các đề án) gửi Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm.
-
Căn cứ vào tổng mức kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm được cấp có thẩm quyền thông
báo, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
dự kiến phân bổ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm, cả về cơ cấu và
mức cụ thể cho các Bộ, cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện đề án phù hợp với
mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt; gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt.
b)
Về chấp hành dự toán:
Căn
cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, việc phân bổ và rút dự
toán của các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
Kho
bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo qui định tại Thông tư số
79/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước,
các định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Thông tư này.
Kinh
phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
theo quy định tại Thông tư này được phản ánh và quyết toán theo mã số danh mục
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban
hành kèm theo Quyết định số 75/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
c) Về quyết toán kinh phí:
- Định kỳ, cuối năm và khi kết
thúc đề án, các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì đề án tổ chức nghiệm
thu khối lượng công việc theo giai đoạn (đối với đề án chưa hoàn thành) hoặc
nghiệm thu kết thúc đề án (đối với đề án kết thúc) làm cơ sở thanh toán, quyết
toán kinh phí đề án
- Trình tự lập, xét duyệt, thẩm
định báo cáo, mẫu biểu báo cáo, thời gian nộp và xét duyệt báo cáo quyết toán
thực hiện theo quy định hiện hành.
d) Thanh tra, kiểm tra:
Bộ Công thương (cơ quan quản lý
chương trình) và các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì thực hiện đề án
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định
kỳ, đột xuất tình hình thực hiện chương trình tại các đơn vị bảo đảm việc quản
lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm đúng
mục đích, hiệu quả.
e) Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình:
Hàng quý, năm các Bộ, cơ quan
Trung ương được giao chủ trì thực hiện đề án báo cáo kết quả thực hiện chương
trình gửi Bộ Công thương, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về
Bộ Tài chính, Bộ Công thương để kịp thời giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hữu Hào |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn |