Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Phạm Khôi Nguyên; Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH-
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ
114/2006/TTLT-BTC-TNMT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN
VIỆC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi
trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật ngân sách nhà nước;
Để thống nhất quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường, liên tịch Bộ Tài chính
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
thực hiện như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này quy định
việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Nhiệm vụ bảo vệ
môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung
ương (dưới đây gọi tắt là các Bộ,
cơ quan trung ương) thực hiện do ngân sách trung
ương bảo đảm kinh phí; nhiệm vụ
bảo vệ môi trường do các cơ quan, đơn
vị ở địa phương thực hiện do ngân
sách địa phương bảo đảm kinh phí.
Bộ Tài chính chủ trì phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
đảm bảo bố trí kinh phí sự nghiệp môi
trường không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp bảo vệ môi
trường.
3. Các đề án, dự án
về bảo vệ môi trường phải
được cấp có thẩm quyền phê duyệt
mới đủ điều kiện để bố trí
kinh phí và triển khai thực hiện.
4.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng
kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục
đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm
tra kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm
quyền và quyết toán kinh phí đã sử dụng,
thực hiện chế độ công khai ngân sách theo quy
định hiện hành.
5. Các nhiệm vụ chi ngân sách
nhà nước về bảo vệ môi trường
thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn
sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư xây dựng
cơ bản...) không thuộc phạm vi điều
chỉnh quy định tại Thông tư này.
II. QUI ĐỊNH
CỤ THỂ
1. Phân cấp nhiệm vụ chi
bảo vệ môi trường.
1.1. Nhiệm vụ chi của
ngân sách trung ương, gồm:
a) Hoạt động
điều tra cơ bản, khảo sát, báo cáo, cảnh báo,
lập dự án, đề án về môi trường:
- Hoạt động của
hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do các
cơ quan, đơn vị trung ương quản lý (bao
gồm cả mạng lưới trạm quan trắc và
phân tích môi trường); xây dựng và thực hiện các
chương trình quan trắc môi trường.
- Điều tra, khảo sát,
đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác
động môi trường tổng hợp, dự báo
diễn biến môi trường liên vùng, toàn quốc.
- Điều tra, thống kê,
đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái và
sự cố môi trường.
- Điều tra nghiên cứu
thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi
trường; xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình
kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- Báo cáo môi trường
định kỳ và đột xuất.
- Thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược.
- Xây dựng năng lực
cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó
sự cố môi trường quốc gia, bao gồm hỗ
trợ trang thiết bị và hoạt động về
ứng cứu các sự cố môi trường.
- Xây dựng
và thẩm định lập dự án, đề án sự
nghiệp môi trường.
b) Hoạt động quản lý
chất thải:
- Hỗ
trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp
chất thải nguy hại quy mô liên tỉnh hoặc các mô
hình thí điểm cấp quốc gia.
- Hỗ trợ xử lý chất
thải cho một số bệnh viện, cơ sở y
tế, trường học, trại giam của nhà
nước do trung ương quản lý không có nguồn thu
hoặc nguồn thu thấp.
- Hỗ trợ xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
Các kho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật tồn lưu, các khu vực tồn lưu chất
độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam, các bãi rác đã đóng cửa, các
bệnh viện thuộc danh mục theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt
"Kế hoạch xử lý triệt để các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".
c) Hoạt động bảo
tồn đa dạng sinh học:
- Ngăn chặn sự xâm
nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến
đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
- Điều tra, khảo sát,
đánh giá và bảo tồn các giống loài động
vật, thực vật, vi sinh vật quý hiếm có nguy
cơ bị tuyệt chủng trong danh mục cần
bảo vệ.
d) Xây dựng và duy trì hoạt
động hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu về môi trường (bao gồm thu thập,
xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin
cảnh báo môi trường cộng đồng.
đ) Tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về môi trường;
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo
vệ môi trường đến cấp tỉnh.
e) Hoạt
động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường.
g) Hoạt động của Ban
chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng
thường trực về bảo vệ môi trường,
vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường (nếu có).
h) Chi giải thưởng, khen
thưởng cấp quốc gia về bảo vệ môi
trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng
góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường
được cấp có thẩm quyền quyết
định.
i) Hỗ trợ Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt
k) Hỗ trợ cho các
địa phương theo các dự án được
cấp có thẩm quyền quyết định.
l) Thẩm định Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (sau khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy
định về "Phí lập và thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường", sẽ bố trí
chi từ nguồn thu phí được để lại
để thực hiện).
m) Các hoạt động khác có
liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi
trường.
1.2. Nhiệm vụ chi của
ngân sách địa phương, gồm:
a) Hoạt động
điều tra cơ bản, khảo sát, báo cáo, cảnh báo,
lập dự án, đề án về môi trường:
- Hoạt động của
hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do các
cơ quan, đơn vị địa phương quản
lý (bao gồm cả mạng lưới trạm quan
trắc và phân tích môi trường); xây dựng và thực
hiện các chương trình quan trắc môi trường
địa phương.
- Điều tra, khảo sát,
đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác
động môi trường tổng hợp, dự báo
diễn biến môi trường.
- Điều tra, thống kê,
đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái và
sự cố môi trường của địa
phương.
- Điều tra nghiên cứu
thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường;
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định
mức kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về
bảo vệ môi trường ở địa
phương.
- Báo cáo môi trường
định kỳ và đột xuất tại địa
phương.
- Thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược của
địa phương.
- Xây dựng năng lực
cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó
sự cố môi trường địa phương, bao
gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt
động về ứng cứu các sự cố môi
trường.
- Xây dựng
và thẩm định lập dự án, đề án sự
nghiệp môi trường.
b) Hoạt động quản lý
chất thải:
- Hỗ
trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp
chất thải thông thường và chất thải nguy
hại quy mô cấp tỉnh, huyện và xã hoặc các mô hình
thí điểm của địa phương; vận hành
hoạt động các bãi chôn lấp chất thải
hợp vệ sinh; hỗ trợ mua sắm các phương
tiện thu gom, vận chuyển chất thải.
- Hỗ trợ xử lý chất
thải cho một số bệnh viện, cơ sở y
tế, trường học của nhà nước do
địa phương quản lý không có nguồn thu
hoặc nguồn thu thấp.
- Hỗ trợ xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
các kho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật tồn lưu, các khu vực tồn lưu chất
độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam, các bãi rác đã đóng cửa, các
bệnh viện thuộc danh mục theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng".
c) Hoạt động bảo
tồn đa dạng sinh học:
- Ngăn chặn sự xâm
nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến
đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
- Điều tra, khảo sát,
đánh giá và bảo tồn các giống loài động
vật, thực vật, vi sinh vật quý hiếm có nguy
cơ bị tuyệt chủng trong danh mục cần
bảo vệ theo thẩm quyền của địa
phương.
d) Xây dựng và duy trì hoạt
động hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu về môi trường (bao gồm thu thập,
xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin
cảnh báo môi trường cộng đồng.
đ) Tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về môi trường;
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo
vệ môi trường.
e) Hoạt
động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường tại địa phương.
g) Hoạt động của Ban
chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng
thường trực về bảo vệ môi trường;
vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường (nếu có).
h) Chi giải thưởng, khen
thưởng về bảo vệ môi trường cho các
tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm
vụ bảo vệ môi trường được
cấp có thẩm quyền quyết định.
i)
Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trường của
địa phương (nếu có).
k)
Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi
trường.
l)
Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi
trường do địa phương thực hiện theo
phân cấp (sau khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành văn bản quy định về "Phí
lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường", sẽ bố trí chi từ
nguồn thu phí được để lại để
thực hiện).
m) Các hoạt
động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo
vệ môi trường.
Việc phân
định cụ thể các nhiệm vụ chi về
bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách
địa phương cho các cấp ngân sách ở
địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định.
2. Một số mức chi
cụ thể:
Chế độ chi thực hiện các nhiệm
vụ bảo vệ môi trường theo chế độ
chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể
thêm một số mức chi (theo phụ lục đính kèm).
3. Lập, chấp hành và
quyết toán ngân sách nhà nước:
Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết
toán kinh phí chi sự nghiệp môi trường thực
hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn
Luật; Thông tư này hướng dẫn cụ thể
thêm một số nội dung sau:
a) Căn cứ lập dự
toán:
Căn cứ vào nhiệm vụ bảo vệ môi
trường đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, dự toán kinh phí thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường
được lập theo nguyên tắc sau:
- Đối với các nhiệm
vụ chi đã có định mức kinh tế - kỹ
thuật: Dự toán kinh phí được xác định
trên cơ sở khối lượng công việc nhân (x)
đơn giá hiện hành. Định mức kinh tế -
kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan.
- Đối với nhiệm
vụ chi chưa có định mức kinh tế - kỹ
thuật: Dự toán kinh phí được lập căn
cứ vào khối lượng công việc cụ thể,
chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà
nước và được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Dự toán kinh
phí để thực hiện nhiệm vụ về bảo
vệ môi trường, bao gồm: chi phí trực tiếp:
chi phí nhân công (tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, các khoản đóng góp theo lương),
chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị
(nếu có), chi phí khác liên quan trực tiếp đến
nhiệm vụ bảo vệ môi trường; chi phí gián
tiếp.
Trường
hợp đơn vị thực hiện đã
được bố trí kinh phí hoạt động
thường xuyên, dự toán kinh phí để thực
hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi
trường phải trừ kinh phí hoạt động thường
xuyên ngân sách đã bố trí cho số biên chế thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (bao
gồm tiền lương, phụ cấp lương, các
khoản đóng góp theo lương, các khoản chi
thường xuyên).
b) Quy trình lập, phân bổ
dự toán:
Hàng năm căn cứ Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm sau, Thông tư hướng dẫn
xây dựng dự toán ngân sách năm sau của Bộ Tài
chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm
vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi
trường cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, làm
căn cứ xây dựng dự toán chi sự nghiệp môi
trường.
- Ở trung ương:
Các Bộ,
cơ quan trung ương chịu trách nhiệm hướng
dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt
động bảo vệ môi trường cho các đơn
vị trực thuộc.
Bộ Tài chính thống nhất
với Bộ Tài nguyên và Môi trường để thông báo
số kiểm tra chi sự nghiệp môi trường
năm sau cho từng Bộ, cơ quan Trung ương.
Các Bộ, cơ quan Trung
ương lập dự toán chi sự nghiệp môi
trường gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường,
đồng thời tổng hợp vào dự toán năm sau
để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm tổng hợp dự
toán chi sự nghiệp môi trường của các Bộ,
cơ quan Trung ương gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng
hợp chung vào dự toán chi Ngân sách Trung ương
để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét,
quyết định.
- Ở địa phương:
Sở Tài
nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm
vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi
trường của địa phương.
Cơ quan Tài chính địa
phương thống nhất với cơ quan Tài nguyên và
Môi trường cùng cấp về dự kiến số
kiểm tra sự nghiệp môi trường để trình
Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo cho từng cơ quan,
đơn vị trực thuộc.
Các cơ quan, đơn vị
ở địa phương lập dự toán chi sự
nghiệp môi trường gửi cơ quan Tài nguyên và Môi
trường, đồng thời tổng hợp vào dự
toán năm sau để gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch
và Đầu tư cùng cấp theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài
chính báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp xác định tổng mức chi sự
nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách
địa phương đảm bảo không thấp
hơn chỉ tiêu hướng dẫn chi sự nghiệp
môi trường do Bộ Tài chính thông báo.
Cơ quan Tài nguyên và môi
trường địa phương chịu trách nhiệm
tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi
trường của các cơ quan, đơn vị gửi
cơ quan Tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp chung vào
dự toán chi ngân sách cùng cấp để báo cáo Uỷ ban
nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,
quyết định.
c) Về chấp hành dự toán,
hạch toán kế toán và quyết toán:
Việc chấp hành dự toán,
hạch toán kế toán và quyết toán thực hiện theo
quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà
nước, các văn bản hướng dẫn Luật
và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Kinh phí chi sự nghiệp môi
trường theo quy định tại Thông tư này
được phản ánh và quyết toán vào Loại
21"Hoạt động bảo vệ môi trường"
với các Khoản tương ứng, theo Chương
tương ứng của các Bộ, ngành, địa
phương và chi tiết theo Mục lục ngân sách Nhà
nước.
4. Thanh tra, kiểm tra:
Các cơ quan chủ quản
ở Trung ương và địa phương có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan
Tài nguyên và Môi trường cùng cấp kiểm tra
định kỳ, đột xuất các đơn vị
trực thuộc về tình hình thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường, việc quản lý sử
dụng, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp môi
trường, nhằm bảo đảm sử dụng kinh
phí đúng mục đích, có hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Thông tư Liên tịch số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/2/2005
của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị các
đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tài
nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỨ
TRƯỞNG Phạm
Khôi Nguyên |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH THỨ
TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh
Tuấn |
MỘT SỐ MỨC
CHI SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG
(Phụ lục kèm theo
Thông tư Liên tịch số 114
/2006 /TTLT-BTC-BTNMT
ngày 29 tháng12 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
Số TT |
Nội dung chi |
Đơn
vị tính |
Khung mức chi (1.000 đ) |
Ghi chú |
1 |
Xây dựng đề cương dự án,
đề án, nhiệm vụ. |
Đề cương |
500-1.000 |
Tuỳ theo quy mô,
tính chất và nhiệm vụ của từng
đề án, dự án |
2 |
Xét duyệt đề cương dự án,
đề án, nhiệm vụ. |
Buổi họp |
|
|
a |
Chủ tịch hội đồng |
người/buổi |
200 |
|
b |
Thành viên hội đồng, thư ký |
người/buổi |
150 |
|
c |
Đại biểu được mời tham
dự |
người/buổi |
50 |
|
d |
Nhận xét của phản biện Hội
đồng xét duyệt đề cương |
Bài viết |
100 |
|
đ |
Bài nhận xét của ủy viên Hội
đồng |
Bài viết |
50 |
|
3 |
Lấy ý kiến thẩm định đề
án, dự án, nhiệm vụ bằng văn bản của
chuyên gia và nhà quản lý |
Bài viết |
100 - 200 |
Trường hợp không thành lập Hội
đồng |
4 |
Điều tra, khảo sát |
|
|
|
a |
Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng
30 chỉ tiêu) |
Phiếu
mẫu được duyệt |
200 |
|
b |
Chi cho đối
tượng cung cấp thông tin |
|
|
|
|
- Cá nhân |
Phiếu |
20 |
|
|
- Tổ chức, doanh nghiệp, xã,
phường... |
Phiếu |
50 |
|
c |
Chi cho điều tra viên (thuê ngoài) |
Người/ngày
công |
30 |
|
d |
Chi cho người phiên dịch tiếng dân
tộc |
Người/ngày |
40 |
Chỉ áp dụng
cho điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có
người địa phương dẫn đường
và người phiên dịch cho điều tra viên. |
đ |
Chi cho người dẫn đường |
Người/ngày |
25 |
|
e |
Công khảo sát, lấy mẫu ( thuê ngoài) |
Công |
30 |
Thời gian 01
công khoảng 8 giờ và tuỳ theo tính chất của mẫu |
5 |
Báo cáo phân tích, đánh giá theo chuyên đề |
Báo cáo
kết quả chuyên đề |
3.000-5.000 |
Tuỳ theo tính chất, quy mô của đề
án, dự án, nhiệm vụ |
6 |
Báo cáo tổng kết dự án, đề án, nhiệm
vụ (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). |
Báo cáo |
5.000-12.000 |
|
7 |
Hội thảo, tổng kết nghiệm thu: Theo mức chi quy
định tại Thông tư liên tịch số
45/2001/BTC-BKHCNMT ngày18/6/2001của Liên Bộ Tài chính-Bộ
Khoa học công nghệ và môi trường hướng
dẫn một số chế độ chi tiêu đối
với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. |
|
|
|