Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 153/2016/TT-BTC sửa hướng dẫn xử phạt VPHC trong quản lý giá
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 153/2016/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 153/2016/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 20/10/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Vi phạm hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
Ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/03/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Theo đó, từ ngày 05/12/2016, hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý bao gồm hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã hoặc phải kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP bao gồm: Hành vi không hửi văn bản thông báo mức giá kê khai đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá; Hành vi không lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi Biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không gửi văn bản giải trình đăng ký giá theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận (nếu có) trước khi định giá, điều chỉnh giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2016.
Xem chi tiết Thông tư 153/2016/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 153/2016/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 153/2016/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 31/2014/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2014/TT-BTC).
“đ) Việc trích lập, sử dụng, kết chuyển số dư hoặc hạch toán quỹ bình ổn giá (đối với các loại hàng hóa được lập quỹ bình ổn giá);”
“2. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá để bình ổn giá được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Thông tư này.”
“3. Khoản lãi tính trên số dư quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được tính theo mức lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi quỹ bình ổn giá trong cùng thời kỳ.”
“Điều 4. Hướng dẫn khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP
Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định hoặc Thông báo; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quy định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.
“Điều 6. Hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP
1. Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP là hành vi không gửi văn bản thông báo mức giá kê khai đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá theo quy định.
2. Hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP là hành vi không lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi Biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không gửi văn bản giải trình đăng ký giá theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận (nếu có) trước khi định giá, điều chỉnh giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá theo quy định.”
“Điều 11. Hành vi vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Các hành vi vi phạm được xác định căn cứ trên báo cáo của đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá hoặc kết quả kiểm tra đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 60 (sáu mươi) ngày đối với các hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đỉnh chỉ là: 30 (ba mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 (chín mươi) ngày.
b) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 135 (một trăm ba mươi lăm) ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 (chín mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 180 (một trăm tám mươi) ngày.
c) Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá có thời hạn 225 (hai trăm hai mươi lăm) ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 180 (một trăm tám mươi) ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 270 (hai trăm bảy mươi) ngày.
d) Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2016.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |