Quyết định 56/1999/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế lập dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 56/1999/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 56/1999/QĐ-BCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Giã Tấn Dĩnh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/08/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 56/1999/QĐ-BCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 56/1999/QĐ-BCN
NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LẬP
DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA
CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
- Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 204/1998/QĐ -TTg ngày19 tháng 10 năm 1998 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và Thông tư liên tịch số 36/1999/TTLT-BTC-BCN ngày 02 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Quyết định 204/ 1998/QĐ-TTg;
-Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Tài Chính Kế toán và Cục Trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về lập dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 trong việc lập dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế cho các đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các nhiệm vụ liên quan được Bộ Công nghiệp giao trong kế hoạch hàng năm. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ Trưởng, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Thủ trưởng các đơn vị có sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế cho công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ CÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc |
QUY CHẾ
LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI
ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56 ngày 21 tháng 8 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (sau đây gọi tắt là dự toán đề án địa chất) là tổng số tiền cần thiết để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ địa chất của đề án (bao gồm các khâu lập đề án, thi công, tổng kết và nộp báo cáo vào lưu trữ địa chất) được tính toán cụ thể khi lập đề án.
Điều 2. Quy chế này được áp dụng trong việc lập dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế cho các đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các nhiệm vụ liên quan được Bộ Công nghiệp giao trong kế hoạch hàng năm (sau đây gọi chung là đề án địa chất).
Điều 3. Các căn cứ lập dự toán đề án địa chất gồm:
1. Quy chế tạm thời về lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản ban hành theo Quyết định số 204/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 36/1999/TTLB-BTC-BCN ngày 02 tháng 4 năm 1999 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 204 /1998/QĐ-TTg.
2. Các căn cứ kỹ thuật:
+ Đối với các đề án điều tra địa chất-khoáng sản là mục tiêu nhiệm vụ, cơ sở địa chất , các phương pháp kỹ thuật và khối lượng các dạng công việc được xây dựng trong đề án theo quy chế lập đề án-báo cáo địa chất do Bộ Công nghiệp ban hành tại quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày 17 tháng 3 năm 1999 và quy định của các chuyên ngành khác được cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Đối với các đề án nghiên cứu địa chất là phương pháp và các khối lượng công việc cần thiết được xác định trong đề cương nghiên cứu.
+ Đối với các nhiệm vụ liên quan là nội dung , khối lượng công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao .
3. Các định mức kinh tế - kĩ thuật, đơn giá và hệ số điều chỉnh giá, các chế độ chính sách về tài chính do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực sử dụng.
Đối với những công việc chưa có định mức và đơn giá được dự toán trực tiếp theo các khoản mục chi phí phù hợp chế độ, chính sách kinh tế tài chính hiện hành.
Điều 4. Dự toán đề án địa chất được lập theo các mục chi của mục lục Ngân sách Nhà nước và danh mục các công việc sau:
A- ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT:
I- Mục 119 " Chi phí điều tra cơ bản địa chất".
Chi phí điều tra cơ bản địa chất: Là những chi phí cho các dạng công việc liên quan trực tiếp đến thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ địa chất , gồm:
I-1 Lập đề án địa chất .
I-2 Thi công đề án:
- Công tác địa chất
- Công tác địa chất thuỷ văn-địa chất công trình-địa chất môi trường.
- Công tác địa vật lý.
- Công tác trắc địa.
- Công tác khoan.
- Công tác khai đào.
- Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu.
- Công tác nghiên cứu chuyên đề (nếu có).
I-3 Lập báo cáo, trong đó:
- Lập báo cáo thông tin giai đoạn (khi có nhu cầu, được cấp có thẩm quyền duyệt)
- Lập báo cáo tổng kết đề án.
I-4 Can in, nộp lưu trữ báo cáo địa chất
II- Mục chi 134 "Chi phí khác":
Chi phí khác là những chi phí cần thiết để tạo điều kiện thực hiện và nâng cao chất lượng đề án . Chi phí khác bao gồm:
- Chi phí làm nhà tạm , thuê nhà .
- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, xét duyệt đề án-báo cáo.
- Trích lập 3 quỹ: Khen thưởng, phúc lợi và phát triển công nghệ địa chất.
- Chi phí làm đường, nền khoan, làm cầu, làm ngầm...
- Chi phí lấp công trình.
- Chi phí đền bù và bảo vệ môi trường.
- Chi phí nước ngọt cho vùng thiếu nước sinh hoạt.
- Chi phí phòng chống sốt rét.
- Chi phí thuê thiết bị, phương tiện, chuyển giao công nghệ.
- Chi phí hợp tác khoa học , thuê chuyên gia nước ngoài.
- Mua các loại tài liệu , bản đồ, tư liệu viễn thám...
- Chi phí vận chuyển ngoài vùng đối với người, thiết bị , thu dọn thực địa.
- Các khoản khác: Nhà lưu mẫu, bảo quản xử lý mẫu...
B- ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT:
I- Mục 119 " Chi phí điều tra cơ bản địa chất".
Chi phí điều tra cơ bản địa chất, bao gồm:
I-1 Lập đề án
I-2 Công tác nghiên cứu (bao gồm chi phí cho thời gian nghiên cứu trong phòng, khảo sát thực địa, tổng hợp, xử lý tài liệu, lập các loại báo cáo và báo cáo tổng kết đề án)
I-3 Chi phí khảo sát thực địa (chỉ bao gồm các khoản chi phí phát sinh thêm ngoài chi phí thường xuyên đã dự toán ở mục I-2 nói trên)
I-4 Các dạng công tác địa chất có đơn giá quy định (không bao gồm khối lượng công tác địa chất tập thể tác giả phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu và đi thực địa).
I-5 Chi phí đánh máy, can in báo cáo, nộp lưu trữ.
II- Mục 134 "Chi phí khác"
Chi phí khác bao gồm:
- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, xét duyệt đề án-báo cáo
- Trích lập 3 quỹ: Khen thưởng, phúc lợi và phát triển công nghệ địa chất .
- Chi phí hợp tác khoa học với nước ngoài (chỉ thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
- Chi phí cộng tác viên trong nước.
- Chi phí hội thảo khoa học.
- Thu thập , mua các loại tài liệu , bản đồ , tư liệu viễn thám ...
- Thuê thiết bị, phương tiện, chuyển giao công nghệ.
- Chi phí vận chuyển ngoài vùng đối với người, thiết bị.
- Chi phí đền bù và bảo vệ môi trường.
- Phòng chống sốt rét
- Chi phí nước ngọt cho vùng thiếu nước sinh hoạt
- Các khoản khác.
C. Đối với các nhiệm vụ liên quan được giao trong kế hoạch năm như công tác thông tin, lưu trữ, xuất bản, bảo tàng, tin học ... Dự toán được lập theo đề cương hoặc danh mục công việc cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ đó .
Điều 5. Dự toán đề án địa chất được xây dựng phải đảm bảo đúng định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành và phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Đối với các công việc ở thời điểm lập dự toán chưa có đủ các căn cứ quy định tại điều 3, được ghi khái toán kèm theo giải trình cụ thể về nội dung và khối lượng công việc, và chỉ thực hiện khi có đủ căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt.
Điều 6. Đối với các đề án địa chất có khối lượng lớn, phức tạp hoặc phải thi công trong thời gian dài, được chia ra các bước để đưa vào kế hoạch hàng năm.
Điều 7. Việc mua sắm tài sản cố định cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế địa chất (Mục 145) được đảm bảo bằng nguồn kinh phí mua sắm thiết bị, công nghệ phục vụ công tác điều tra địa chất, thực hiện trên cơ sở đề án mua sắm thiết bị hoặc kế hoạch mua sắm thiết bị được Bộ Công nghiệp phê duyệt.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT
Điều 8. Phương pháp chủ yếu lập dự toán cho các danh mục công việc và chi phí của đề án địa chất, gồm:
1- Đối với những dạng công việc có mức và giá, dự toán được tính theo công thức
Z= K x G {1+ S (Hi-1)}
Trong đó:
- Z: Dự toán chi phí của loại công việc .
- K: Khối lượng công việc ( theo đơn vị tính quy định trong định mức) .
- G: Đơn giá công việc.
- Hi: Các hệ số điều chỉnh đơn giá.
- i : Số thứ tự của hệ số điều chỉnh ( i= 1á n )
- n: Số lượng các hệ số điều chỉnh.
a/ Khối lượng công việc K được thiết kế thi công trong đề án, và phải được phân loại theo các điều kiện thi công nêu trong bộ giá hiện hành, gồm mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, loại địa hình, điều kiện giao thông, kích thước công trình, độ sâu ...
b/ Đơn giá công việc G được tính theo bộ giá các công trình địa chất do Bộ Công nghiệp ban hành, ứng với điều kiện thi công của loại công việc thiết kế trong đề án. Trường hợp công việc có các điều kiện thi công khác nhau, G sẽ là giá bình quân gia quyền theo khối lượng.
Đối với các công việc mà Bộ Công nghiệp chưa ban hành đơn giá dự toán , khi lập dự toán được sử dụng giá tương ứng do các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành.
c/ Các hệ số điều chỉnh đơn giá (Hi ) gồm:
- Hệ số điều chỉnh đơn giá theo khu vực (vùng) .
-Hệ số điều chỉnh đơn giá do thay đổi điều kiện thi công so với điều kiện "chuẩn" của mức giá ban hành.
- Hệ số điều chỉnh đơn giá, liên quan đến thay đổi lương , giá vật tư... theo từng thời kỳ , do Bộ Công nghiệp ban hành.
2- Đối với những dạng công việc chưa có định mức và giá, dự toán được tính trực tiếp theo các khoản mục chi phí sau:
a- Chi phí trực tiếp, gồm:
- Lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trong đó:
+ Lương cơ bản.
+ Phụ cấp lương.
- Lương phụ.
- BHXH, công đoàn, y tế.
- Vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ.
- Chi phí phục vụ.
b- Chi phí gián tiếp.
Trong đó:
+ Lương và các khoản phụ cấp lương được tính trên cơ sở số tháng cần thiết theo yêu cầu công việc, lương cấp bậc bình quân của các loại lao động và chế độ tài chính hiện hành.
+ Lương phụ của cán bộ kỹ thuật tính bằng 15,5% lương cơ bản và phụ cấp lương, lương phụ của công nhân tính bằng 12,2% lương cơ bản và phụ cấp lương.
+ Chi phí BHXH , công đoàn, y tế tính bằng 19% lương và các khoản phụ cấp lương
+ Chi phí vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ tính cụ thể theo nhu cầu số lượng từng chủng loại , giá cả tại thời điểm lập dự toán và mức tiêu hao cho công việc.
+ Chi phí phục vụ, gián tiếp tính theo các tỷ lệ do Bộ Công nghiệp ban hành tại quyết định số 29/1999/QĐ-BCN ngày 02 tháng 6 năm 1999.
3- Đối với một số các dạng công tác và chi phí khác, dự toán tính theo tỷ lệ % do cơ quan có thẩm quyền quy định .
Điều 9. Quy định lập dự toán cho các đề án điều tra địa chất - khoáng sản
Dự toán đề án địa chất được lập trên cơ sở dự toán các hạng mục công việc nêu tại Điều 4, gồm:
A- CHI PHÍ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT:
I- CÔNG TÁC LẬP ĐỀ ÁN:
Thành phần công việc gồm: Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất , kinh tế liên quan, xây dựng đề án trình duyệt.
- Đối với các đề án địa chất đã có mức và giá cho công tác lập đề án như đo vẽ bản đồ địa chất và đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 - 1/10.000 ; các đề án trắc địa... dự toán chi phí lập đề án tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
- Đối với các đề án địa chất khác: Dự toán cho công tác lập đề án được tính trực tiếp theo các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2, Điều 8 Quy chế này, trong đó:
+ Chi phí phục vụ tính theo hệ số 0,66 so với lương cơ bản.
+ Chi phí gián tiếp tính bằng 20,49% chi phí trực tiếp .
Trường hợp khi lập đề án cần tiến hành khảo sát, phân tích sơ bộ tư liệu viễn thám hoặc thi công một số khối lượng công trình (sau khi được cấp có thẩm quyền duyệt ), dự toán chi phí các hạng mục này được lập theo các quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế này và tổng hợp chung trong dự toán công tác lập đề án . Khi lập dự toán cho công tác khảo sát thực địa được áp dụng hệ số chi phí phục vụ là 0,66 lương cơ bản và chi phí gián tiếp bằng 20,49% chi phí trực tiếp.
II- ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI CÔNG ĐỀ ÁN:
1- Các danh mục công việc sau đây được lập dự toán theo đơn giá hiện hành do Bộ Công nghiệp ban hành:
+ Phân tích tư liệu ảnh viễn thám.
+ Đo vẽ địa chất theo các tỷ lệ .
+ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình , gồm đo vẽ lập bản đồ theo các tỷ lệ , thí nghiệm địa chất thuỷ văn- địa chất công trình, quan trắc ...
+ Địa vật lý theo các phương pháp điện, từ, xạ, trọng lực, karota ...
+ Khai đào (theo các loại công trình).
+ Khoan (theo các loại máy và chiều sâu).
+ Lấy , gia công và phân tích các loại mẫu.
+ Trắc địa địa hình và trắc địa công trình.
Dự toán các dạng công việc trên được tính theo quy định tại Khoản1Điều 8 Quy chế này.
2- Dự toán công tác nghiên cứu chuyên đề:
Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ, khối lượng công việc nêu trong đề cương chuyên đề , lập dự toán theo các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy chế này, trong đó chi phí phục vụ tính bằng 0,56 lương cơ bản , chi phí gián tiếp tính bằng 20,49% chi phí trực tiếp.
Trường hợp trong công tác nghiên cứu chuyên đề cần thiết phải thi công bổ sung một số khối lượng công trình, dự toán chi phí cho các khối lượng này tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
III- CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO:
Thành phần công việc gồm: Thu thập tài liệu bổ sung, chỉnh lý tài liệu trong phòng lập báo cáo trình duyệt.
1- Dự toán chi phí cho công tác lập báo cáo tổng kết được tính như sau:
1.1- Đối với các loại đề án địa chất đã có mức và giá cho công tác lập báo cáo tổng kết như đề án đo vẽ bản đồ địa chất và đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1/50.000- 1/10.000 ; Đo vẽ bản đồ địa chất thuỷ văn- địa chất công trình theo các tỷ lệ ; Đề án trắc địa ...dự toán chi phí cho công tác lập báo cáo tổng kết được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 .
1.2- Đối với các đề án điều tra địa chất- khoáng sản khác:
1.2.1- Những dạng công việc đã có mức giá cho công tác tổng kết, chi phí tổng kết được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
1.2.2- Các dạng công việc chưa có mức giá tổng kết , chi phí tổng kết tính theo tỷ lệ % so với tổng giá trị dự toán của các công việc đó theo mức quy định dưới đây:
Giá trị dự toán của các dạng công việc |
Tỷ lệ chi phí tổng kết (%) so với giá trị dự toán của các dạng công việc |
1 |
2 |
Dưới 200 triệu đ |
8% |
Từ 200 triệu đến 500 triệu đ |
8% cho 200 triệu đầu |
|
4% cho số còn lại |
Từ 501 triệu đến 1000 triệu đ |
6% cho 501 triệu đầu |
|
3% cho số còn lại |
Từ 1001 triệu đến 1500 triệu đ |
4% cho 1001 triệu đầu |
|
2% cho số còn lại |
Từ 1501 triệu trở lên |
3% cho 1501 triệu đầu |
|
1,5% cho số còn lại |
Chi phí cho công tác tổng kết đề án được tính bằng số tổng của Khoản 1.2.1 và 1.2.2.
2- Đối với công tác lập báo cáo thông tin giai đoạn:
Dự toán được tính trực tiếp theo các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 8, trong đó chi phí phục vụ tính bằng 0,39 lương cơ bản, chi phí gián tiếp bằng 20,49% chi phí trực tiếp và không được vượt quá 15% chi phí lập báo cáo tổng kết của đề án địa chất tương ứng.
IV- CÔNG TÁC CAN IN, NỘP LƯU TRỮ BÁO CÁO:
Dự toán công tác can in, nộp lưu trữ báo cáo được xác định cụ thể trên cơ sở khối lượng các loại tài liệu , bản đồ của báo cáo cần can in , đánh máy nộp vào lưu trữ theo quy định và đơn giá can in hiện hành . Một số loại chi phí như mua hòm, ống đựng tài liệu, đóng quyển , vận chuyển tài liệu, lựa chọn giao nộp mẫu vật ...được tính toán trực tiếp trong dự toán.
B- CÁC CHI PHÍ KHÁC:
1- Chi phí làm nhà tạm, làm nhà lưu động, trả tiền thuê nhà tính bằng 2% giá trị dự toán của đề án (mục 119).
2- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, xét duyệt đề án- báo cáo tính bằng 1,5% giá trị dự toán của đề án( mục 119).
3- Trích lập 3 qũy bao gồm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển công nghệ địa chất và các chi phí hợp pháp khác tính bằng 6,5% giá trị dự toán đề án (mục 119).
4- Chi phí đền bù hoa mầu và bảo vệ môi trường được tính trên cơ sở dự kiến thiệt hại do sử dụng đất đai trong công tác điều tra địa chất và giá đền bù theo quy định của chính quyền địa phương.
5- Đối với các công tác như lấp công trình, làm đường, làm cầu, ngầm tạm, nền khoan... dự toán chi phí được tính trên cơ sở định mức, đơn giá xây dựng của từng địa phương và khối lượng cụ thể của từng loại công trình theo thiết kế kỹ thuật được duyệt theo quy định của Nhà nước.
6- Dự toán chi phí nước ngọt cho những vùng thiếu nước sinh hoạt
Căn cứ vào số lượng người làm việc tại vùng công tác , khối lượng nước phải sử dụng, cự ly vận chuyển và đơn gía 1 m3 nước tại địa phương để lập dự toán cho phù hợp.
7- Chi phí thuê thiết bị, phương tiện được tính cụ thể theo số thời gian thuê (ngày, giờ-máy) và giá thuê thiết bị, phương tiện Nhà nước quy định ; trường hợp không có giá Nhà nước quy định thì phải tính theo giá hợp lý và được thể hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết theo quy định.
8- Dự toán chi phí hợp tác khoa học, thuê chuyên gia nước ngoài:
Chi phí hợp tác khoa học và thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành
9- Chi phí vận chuyển ngoài vùng đối với người , thiết bị:
Thành phần công việc: Vận chuyển người, thiết bị từ trụ sở của đơn vị đến vùng công tác của đề án và trở lại .
Chi phí cho các công việc trên được tính theo số ca-xe vận chuyển nhân với đơn giá 1 ca -xe và chi phí tiền lương, chế độ công tác phí của cán bộ công nhân trong thời gian vận chuyển người và thiết bị .
Trường hợp vận chuyển bằng phương tiện tầu xe công cộng , chi phí hạng mục này được tính gồm lương, chế độ công tác phí của cán bộ công nhân và giá vé tầu xe theo quy định .
Điều 10. Quy định lập dự toán đề án nghiên cứu địa chất .
Dự toán chi phí đề án nghiên cứu địa chất được lập căn cứ vào các danh mục công việc quy định tại Khoản B Điều 4 Quy chế này.
I- CHI PHÍ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT:
1- Đối với các dạng công việc có mức và giá như khai đào; địa vật lý ; địa chất thuỷ văn, địa chất công trình; lấy, gia công, phân tích mẫu...dự toán chi phí tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8.
2-Dự toán chi phí các hạng mục công việc chưa có mức và giá tính trực tiếp theo các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 8, trong đó chi phí phục vụ tính 0,56 lương cơ bản, chi phí gián tiếp: 11,52% chi phí trực tiếp.
3- Chi phí khảo sát thực địa:
Bao gồm: Chi phí phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ ở trong thời gian đi thực địa theo mức khoán tối đa 60.000 đ/ngày-người. Thời gian đi thực địa đã hưởng chế độ này thì không được hưởng chế độ phụ cấp lương.
4- Chi phí cộng tác viên trong nước, gồm chi phí tiền lương kiêm nhiệm của cộng tác viên trong thời gian hợp tác nghiên cứu đề tài. Tổng quỹ thời gian dự toán cho cộng tác viên không được vượt quá 15% quỹ thời gian của tập thể tác giả. Cần xác định cụ thể danh sách, cấp bậc lương thực tế, số tháng công, lĩnh vực tham gia của từng cộng tác viên. Tổng thời gian kiêm nhiệm của một cộng tác viên trong các đề án không vượt quá 3 tháng trong năm.
II- CHI PHÍ KHÁC:
Dự toán mục chi 134 "Chi phí khác " thực hiện theo các danh mục công việc quy định tại Khoản B-II Điều 4. Phương pháp lập dự toán áp dụng quy định tương tự tại Khoản B Điều 9 Quy chế này.
Điều 11 . Dự toán chi phí cho các nhiệm vụ liên quan được giao thực hiện trong kế hoạch năm lập theo các mục chi:
1- Mục 119: Dự toán chi phí của mục chi này được xác định trên cơ sở nội dung, khối lượng cụ thể của các dạng công việc , trong đó:
- Đối với những khối lượng công việc có đơn giá , dự toán lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 8.
- Đối với những khối lượng công việc chưa có mức và giá , dự toán trực tiếp theo các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 8 .
Tuỳ từng công việc , khi lập dự toán được lấy các hệ số chi phí phục vụ , chi phí gián tiếp theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BCN ngày 02 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp.
2- Mục 134: Danh mục các công việc trong mục chi này phải phù hợp với tính chất của nhiệm vụ được giao , nội dung dự toán chi phí tính theo quy định tương ứng tại Khoản B Điều 9 Quy chế này.
Điều 12. Dự toán đề án địa chất được lập theo các mẫu biểu sau:
- Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị dự toán đề án:
+ Đối với đề án điều tra địa chất- khoáng sản: mẫu số 01/DT
+ Đối với đề án nghiên cứu địa chất: mẫu số 03/DT
Mẫu dự toán tài chính cho những dạng công việc không có mức và giá: mẫu số 02/DT.
- Dự toán bước địa chất trong năm kế hoạch được lập theo biểu mẫu số 04/DT.
CHƯƠNG III.
TRÌNH TỰ LẬP, ĐIỀU CHỈNH VÀ PHÊ DUYỆT
DỰ TOÁN ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT
Điều 13. Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề án , căn cứ vào các quy định và các mẫu biểu nêu trong quy chế này lập dự toán đề án địa chất. Dự toán đề án, sau khi được thông qua Hội đồng nghiệm thu cơ sở và sửa chữa hoàn chỉnh, trình Hội đồng xét duyệt đề án-báo cáo được thành lập theo quyết định của Bộ Công nghiệp.
Điều 14. Trước khi đưa ra Hội đồng xét duyệt , cơ quan thẩm định giúp việc cho Hội đồng phải kiểm tra hồ sơ, các số liệu, các phương pháp tính toán và lập dự toán theo quy chế này để các tài liệu, số liệu đưa ra Hội đồng đảm bảo tính đúng đắn, đầy đủ, không chồng chéo và đúng chế độ tài chính quy định.
Đơn vị được giao nhiệm vụ và chủ nhiệm đề án phải chịu trách nhiệm về số liệu trình bầy trong đề án, cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm về các số liệu đã kiểm tra trình ra Hội đồng xét duyệt.
Hội đồng xét duyệt đề án-báo cáo, căn cứ vào các văn bản thẩm định, tổ chức xét duyệt dự toán-đề án và trình Bộ Công nghiệp hoặc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (nếu được Bộ Công nghiệp uỷ quyền) phê duyệt.
Dự toán bước địa chất trong năm kế hoạch và dự toán các nhiệm vụ liên quan giao trong kế hoạch do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục.
Điều 15. Dự toán đề án, bước địa chất được điều chỉnh khi có các điều kiện sau: Do biến động khách quan hoặc yếu tố rủi do về điều kiện địa chất dẫn đến phải điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp, khối lượng, tiến độ của đề án; đơn giá hoặc cơ chế chính sách Nhà nước thay đổi .
1- Nếu việc điều chỉnh dự toán không làm thay đổi mục lục dự toán Ngân sách và tổng mức Ngân sách của đơn vị thụ hưởng, thì việc phê duyệt dự toán điều chỉnh do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán đề án và bước địa chất thực hiện .
Trường hợp đề án có giá trị dự toán điều chỉnh không vượt quá 10% so với dự toán được duyệt ban đầu thì Bộ Công nghiệp uỷ quyền cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục.
2- Trường hợp điều chỉnh dự toán làm thay đổi mục lục dự toán Ngân sách Nhà nước và tổng mức Ngân sách của đơn vị thụ hưởng thì phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3- Khi Nhà nước ban hành các chế độ chính sách mới liên quan đến dự toán mà đề án chưa kịp điều chỉnh, thì phần "chênh lệch" phát sinh được đưa thành một mục chi trong dự toán bước của năm kế hoạch (mục chi 119).
4- Trình tự điều chỉnh dự toán:
4.1 Đơn vị có yêu cầu điều chỉnh dự toán có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự toán gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh dự toán( cần nêu rõ đối tượng, lý do và mức dự toán đề nghị điều chỉnh).
- Dự toán chi tiết đề nghị điều chỉnh( có so sánh với dự toán được duyệt ban đầu).
- Các tài liệu liên quan đến việc giải trình dự toán đề nghị điều chỉnh.
4.2 Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm tra xem xét và phê duyệt dự toán điều chỉnh theo thẩm quyền được giao hoặc có văn bản đề nghị Bộ Công nghiệp phê duyệt( nếu vượt thẩm quyền được giao).
4.3 Trên cơ sở đề nghị điều chỉnh dự toán của đơn vị (nêu tại điểm 4.1, 4.2 trên đây) Bộ Công nghiệp xem xét và phê duyệt dự toán điều chỉnh cho đơn vị. Trường hợp việc điều chỉnh dự toán làm thay đổi tổng mức ngân sách và mục lục Ngân sách Nhà nước năm kế hoạch của đơn vị, Bộ Công nghiệp sẽ lấy ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính trước khi phê duyệt.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16.
1- Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
2- Quy chế này thay thế cho các quy định về lập dự toán công tác nghiên cứu, điều tra thăm dò địa chất ban hành theo các quyết định số 86/CNNg-TCKT ngày 23 tháng 02 năm 1993 và số 1829/QĐ-KHĐT ngày 04 tháng 7 năm 1996 của Bộ Công nghiệp Nặng (nay là Bộ Công nghiệp) . Trong quá trình thực hiện , nếu có gì vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh về Bộ Công nghiệp để sửa đổi cho phù hợp.