Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2223/TCHQ-TXNK năm 2200 về thuế giá trị gia tăng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2223/TCHQ-TXNK
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2223/TCHQ-TXNK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lưu Mạnh Tưởng |
Ngày ban hành: | 07/04/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 2223/TCHQ-TXNK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 2223/TCHQ-TXNK | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty TNHH Thiết bị y tế Huỳnh Ngọc.
(7A/70 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 8823/VPCP-ĐMDN ngày 30/09/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Công ty TNHH Thiết bị y tế Huỳnh Ngọc phản ánh vướng mắc về thuế suất thuế giá trị gia tăng của mặt hàng máy trợ thính. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 thì: “Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định “Khuyết tật nghe, nói” là một dạng tật.
Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì: “Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1325/BYT-TB-CT ngày 17/03/2020 thì: “Máy trợ thính (thiết bị khuếch đại âm thanh cho người bị mất thính lực và không nghe được âm thanh đối thoại hay tiếng động thông thường) là dụng cụ chuyên dùng cho người bị khuyết tật nghe và không sử dụng vào mục đích khác”.
Căn cứ các quy định và ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1325/BYT-TB-CT nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Thiết bị y tế Huỳnh Ngọc nhập khẩu mặt hàng máy trợ thính thì máy trợ thính là dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật, thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH Thiết bị y tế Huỳnh Ngọc được biết.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
|