Chỉ thị 13/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 13/2002/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2002/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/06/2002 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 13/2002/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 13/2002/CT-TTG NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÍ VÀ
LỆ PHÍ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/2002/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÍ
VÀ LỆ PHÍ
Thực hiện Pháp lệnh
phí và lệ phí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày
03 tháng 6 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí
và lệ phí.
Việc triển khai thực
hiện Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về phí và lệ phí có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc góp phần lập lại trật tự, kỷ cương về quản lý thu phí, lệ
phí. Trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải thay đổi, cải tiến một số thủ tục,
khắc phục những tồn tại để bảo đảm cho các hoạt động có thu phí, lệ phí được
thuận tiện, thông suốt, đặc biệt là phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà.
Để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay việc rà soát lại các khoản phí, lệ phí đang thu tại ngành, địa phương mình, đối chiếu với Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP để phân loại xử lý như sau:
- Loại phí, lệ phí nào không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí thì không được phép thu. Cơ quan, đơn vị nào ban hành loại phí, lệ phí này phải ra ngay văn bản quy định bãi bỏ. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện thu các loại phí, lệ phí này phải chấm dứt ngay việc thu và thực hiện kê khai quyết toán toàn bộ số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
- Loại phí, lệ phí nào mới có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa được phép thu;
- Loại phí, lệ phí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí, đã có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.
Bộ Tài chính có kế hoạch cụ thể cùng với các Bộ, ngành và địa phương rà soát các loại phí, lệ phí đang áp dụng về mức thu, tỷ lệ để lại, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng; xác định rõ phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhà nước.
2. Việc miễn, giảm phí, lệ phí chỉ được thực hiện đối với những trường hợp đã quy định tại Điều 14 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP. Ở những nơi chưa giải quyết được ùn tắc giao thông thì tạm thời chưa thu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. Bộ Tài chính quy định cụ thể các loại vé sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà và chế độ quản lý, sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là đối với hoạt động an ninh, quốc phòng, hoạt động công vụ; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể những nơi tạm thời chưa thu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể thời hạn bãi bỏ việc cấp thẻ miễn phí và thời gian hết hiệu lực của những thẻ miễn phí đã cấp. Trước mắt, trong khi chờ ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn, việc miễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
Các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân thực hiện thu phí, lệ phí phải tăng cường phối hợp, tích cực sắp xếp lại quy trình thủ tục bán vé, kiểm soát thu phí, lệ phí để ngăn chặn tiêu cực, bảo đảm thuận tiện, thông thoáng, đặc biệt là đối với việc thu phí sử dụng cầu, đường bộ.
3. Việc triển khai thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp trong năm 2002. Để giúp Chính phủ nắm bắt, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện cho các ngành, các cấp thực hiện được đúng Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP, Bộ Tài chính thành lập Tổ thường trực chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bộ phận thường trực triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ở các cơ sở;
- Kịp thời phản ánh những vướng mắc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí;
- Định kỳ báo cáo tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí.
4. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan tuyên truyền thuộc các ngành, các cấp cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ về phí và lệ phí. Kịp thời biểu dương những việc làm, những đơn vị thực hiện tốt; phát hiện và đưa ra công luận những hiện tượng, trường hợp vi phạm Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ về phí, lệ phí.
5. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết, thông báo công khai tại địa điểm thu những quy định về thu phí, lệ phí như: tên phí, lệ phí; đối tượng áp dụng; đối tượng miễn, giảm; mức thu; thời gian áp dụng thu (nếu có); quy trình, thủ tục thu, nộp; thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí,... để thuận tiện trong thực hiện và làm cơ sở cho hoạt động giám sát của các tổ chức quần chúng và nhân dân.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các đơn vị thu phí, lệ phí có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này, định kỳ hàng quý báo cáo về Bộ Tài chính (qua Tổ thường trực chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.