Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 11975:2017 Mã văn bản tiêu chuẩn quốc tế (ISTC)
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11975:2017
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11975:2017 ISO 21047:2009 Thông tin và tư liệu-Mã văn bản tiêu chuẩn quốc tế (ISTC)
Số hiệu: | TCVN 11975:2017 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2017 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11975:2017
ISO 21047:2009
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - MÃ VĂN BẢN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISTC)
Information and documentation - International Standard Text Code (ISTC)
Lời nói đầu
TCVN 11975:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 21047: 2009
TCVN 11975:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của tiêu chuẩn mã văn bản tiêu chuẩn quốc tế (ISTC) là cho phép xác định có hiệu quả các tác phẩm văn bản. ISTC cung cấp một phương tiện xác định duy nhất và liên tục các tác phẩm văn bản trong các hệ thống thông tin và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về tác phẩm văn bản giữa các tác giả, các đại lý, các nhà xuất bản, các nhà bán lẻ, các thư viện, các nhà quản lý bản quyền và các bên quan tâm khác ở cấp độ quốc tế.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - MÃ VĂN BẢN TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISTC)
Information and Documentation-International Standard Text Code (ISTC)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định cụ thể mã văn bản tiêu chuẩn quốc tế (ISTC) áp dụng đối với bất kỳ tác phẩm văn bản nào, bất cứ khi nào có dự định xuất bản một tác phẩm văn bản dưới hình thức một hoặc nhiều biểu thị. Tiêu chuẩn cung cấp một phần tử dữ liệu nhận dạng cho các ứng dụng ghi lại và trao đổi thông tin về các tác phẩm văn bản và các biểu thị liên quan. Ví dụ, ISTC có thể được sử dụng cho các mục đích sắp xếp các biểu thị tiếp theo của cùng một tác phẩm văn bản hoặc các tài liệu phái sinh từ cùng một tác phẩm văn bản trong các ứng dụng liên quan đến quản lý các quyền điện tử hoặc tìm tin.
ISTC không áp dụng cho những biểu thị của một tác phẩm văn bản, bao gồm bất kỳ sản phẩm vật lý nào (ví dụ: một bài báo in) hoặc các định dạng điện tử (ví dụ: một cuốn sách điện tử). Các biểu thị của tác phẩm văn bản là đối tượng của các hệ thống nhận dạng riêng biệt.
Việc cấp một ISTC cho một tác phẩm văn bản không có ý nghĩa hay giá trị như là bằng chứng pháp lý liên quan đến tình trạng bản quyền, hoặc bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào đối với tác phẩm văn bản này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 639-2, Codes for the representation of names of languages - Part 2: Alpha-3 code (Mã thể hiện tên các ngôn ngữ- Phần 2: Mã Alpha-3)
ISO/IEC 7064, Information technology - Security techniques - Check character systems (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Hệ thống ký tự kiểm tra).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Siêu dữ liệu quản trị (administrative metadata)
dữ liệu được thu thập cho việc quản lý quá trình đăng ký ISTC [bao gồm dữ liệu về người đăng ký (3.10)]
3.2
Tác giả (author)
người sáng tạo (3.5) có trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần về nội dung trí tuệ của một tác phẩm văn bản (3.12)
3.3
Số kiểm tra (check digit)
chữ số bổ sung có thể được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một chỉ số tiêu chuẩn thông qua một mối quan hệ toán học với các số có trong số đó
3.4
Người đóng góp (contributor)
người hoặc tổ chức góp phần vào việc tạo ra toàn bộ hoặc một phần của một tác phẩm văn bản (3.12)
3.5
Người sáng tạo (creator)
người đóng góp (3.4) chịu trách nhiệm về sự hình thành nội dung trong một tác phẩm văn bản (3.12)
3.6
Tài liệu phái sinh (derivation)
tác phẩm văn bản phân biệt (3.12) được viết chủ yếu bằng tài liệu từ một hoặc nhiều tác phẩm văn bản khác (3.12)
3.7
Siêu dữ liệu ISTC (ISTC metadata)
dữ liệu mô tả được khai báo và ghi lại như là một phần của quá trình đăng ký ISTC cho phép xác định một tác phẩm văn bản (3.12) bằng một ISTC được phân biệt với bất kỳ tác phẩm văn bản khác (3.12) xác định với một ISTC
3.8
Biểu thị văn bản (textual manifestation)
sự ấn định hữu hình hay vô hình một tác phẩm văn bản (3.12) trong một hoặc nhiều bản
VÍ DỤ:một bản thảo, một ấn phẩm, một tệp văn bản điện tử, một bản ghi âm lời nói.
3.9
Sổ đăng ký (register)
hồ sơ có cấu trúc của ISTC đã đăng ký và siêu dữ liệu liên quan của chúng
3.10
Người đăng ký (registrant)
người hoặc tổ chức đã yêu cầu và nhận được một ISTC cho một tác phẩm văn bản (3.12) từ một cơ quan đăng ký ISTC được chỉ định (3.11) trong hệ thống ISTC
3.11
Cơ quan đăng ký ISTC (ISTC Registration Authority)
tổ chức được ISO chỉ định với mục đích quản trị hệ thống ISTC và triển khai hệ thống đó.
3.12
Tác phẩm văn bản (textual work)
sự sáng tạo trừu tượng, khác biệt của nội dung trí tuệ hoặc nghệ thuật, phần lớn là kết hợp các từ, sự tồn tại của chúng được bộc lộ hoặc có ý định được bộc lộ thông qua một hoặc nhiều biểu thị văn bản (3.8)
CHÚ THÍCH Với mục đích đăng ký ISTC, thuật ngữ tác phẩm văn bản (3.12) cũng bao gồm các hình thức biểu đạt nội dung tri thức hoặc nghệ thuật khác nhau dưới dạng văn bản (Ví dụ, một tiểu thuyết, một vở kịch, một bản dịch). Nhưng không bao gồm bất kỳ khía cạnh hình thức vật lý nào (ví dụ, in, điện tử) mà trên đó nội dung biểu đạt được thể hiện. Xem Biểu thị văn bản (3.8)
3.13
Nhan đề (title)
từ, cụm từ, ký tự hoặc nhóm ký tự thường xuất hiện trên các biểu thị văn bản (3.8) của một tác phẩm văn bản, đặt tên cho tác phẩm văn bản (3.12) và thường khác với các tác phẩm văn bản khác
CHÚ THÍCH Phù hợp với tiêu chuẩn ISO 690-2:1997, định nghĩa 3.17 và ISO 5127:2001, định nghĩa 4.2.1.4.01
4 Cấu trúc và cú pháp của ISTC
4.1 Cấu trúc và cú pháp cơ bản
Một ISTC cần bao gồm 16 chữ số thập lục phân sử dụng các số từ 0 đến 9 và các chữ từ A đến F. Nó phải bao gồm các phần sau đây:
- Yếu tố đăng ký;
- Yếu tố năm;
- Yếu tố tác phẩm văn bản;
- Số kiểm tra.
Khi một ISTC hiển thị dưới dạng viết hoặc in, các chữ ISTC sẽ đứng trước. Để giúp cho việc sao chép lại ISTC chính xác, tất cả các phần cần cách nhau bởi dấu gạch ngang hoặc khoảng cách như được chỉ ra trong ví dụ dưới đây.
VÍ DỤ
ISTC 0A9 2002 12B4A105 7
ISTC 0A9-2002-12B4A105-7
4.2 Yếu tố đăng ký
Phần đầu tiên của ISTC phải là yếu tố đăng ký. Yếu tố đăng ký cần bao gồm ba chữ số thập lục phân. Yếu tố đăng ký phải được cấp bởi Cơ quan đăng ký ISTC với mục đích nhận dạng nội bộ.
4.3 Yếu tố năm
Phần thứ hai của ISTC sẽ là yếu tố năm. Yếu tố năm bao gồm bốn chữ số thể hiện năm ISTC được cấp.
4.4 Yếu tố tác phẩm văn bản
Phần thứ ba của ISTC phải là yếu tố tác phẩm văn bản. Yếu tố tác phẩm văn bản bao gồm tám chữ số thập lục phân.
Yếu tố tác phẩm văn bản phải được cấp đăng ký ISTC cho tác phẩm văn bản.
4.5 Chữ số kiểm tra
Phần thứ tư và là phần cuối cùng của một ISTC phải là chữ số kiểm tra. Chữ số kiểm tra được tính theo hệ thống MOD 16-3 được xác định phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 7064. Để biết chi tiết xem Phụ lục A.
5 Cấp lSTC
Các nguyên tắc cấp và sử dụng ISTC xem Phụ lục B.
6 Quản lý hệ thống ISTC
Hệ thống ISTC được quản lý bởi Cơ quan đăng ký ISTC cho tiêu chuẩn này (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký ISTC).
Các nhiệm vụ chính của Cơ quan đăng ký ISTC được khái quát trong Phụ lục C.
7 Kết hợp một ISTC với siêu dữ liệu ISTC
Một ISTC phải được kết hợp với siêu dữ liệu ISTC (xem Phụ lục D) về tác phẩm văn bản nó được xác định bởi danh mục đăng ký. Cơ quan đăng ký ISTC cần duy trì Danh mục đăng ký này.
8 Mối quan hệ với các dấu ký hiệu nhận dạng khác
Các ví dụ về mối quan hệ giữa ISTC với các hệ thống ký hiệu nhận dạng ISO khác, như Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN) và Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) được trình bày trong Phụ lục E.
Phụ lục A
(Quy định)
Phương pháp tính chữ số kiểm tra cho một ISTC
Thuật toán để tính chữ số kiểm tra cho một ISTC phải dựa vào ISO/IEC 7064 nhưng sử dụng MOD 16-3 để xử lý ký tự thập lục phân của ISTC, như được nêu trong Bảng A.1
Bảng A.1 - Thủ tục chữ số kiểm tra thập lục phân cho ISTC
Tham số |
Các thành tố của ISTC |
|||||||||||||||
|
Yếu tố đăng ký |
Yếu tố năm |
Yếu tố tác phẩm văn bản |
Chữ số kiểm tra |
||||||||||||
n=giá trị nhập vào ISTC |
0 |
A |
9 |
2 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
2 |
3 |
F |
3 |
3 |
2 |
0 |
i=chỉ mục vị trí |
16 |
15 |
14 |
13 |
12 |
11 |
10 |
9 |
8 |
7 |
6 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
Wi=trọng số MOD 16-3 bằng cách sử dụng trọng số của hệ thống thuần nhất |
11 |
9 |
3 |
1 |
11 |
9 |
3 |
1 |
11 |
9 |
3 |
1 |
11 |
9 |
3 |
1 |
h=chuyển đổi lục thập phân Hex của n |
0 |
10 |
9 |
2 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
2 |
3 |
15 |
3 |
3 |
2 |
0 |
P=kết quả (h x Wi) |
0 |
90 |
27 |
2 |
0 |
0 |
6 |
1 |
22 |
18 |
9 |
15 |
33 |
27 |
6 |
|
s=tổng các kết quả |
256 |
|
||||||||||||||
Cd=chữ số kiểm tra thập phân |
0 |
|||||||||||||||
c=chữ số kiểm tra ISTC dựa vào thập lục phân của Cd |
0 |
Phụ lục B
(Quy định)
Các nguyên tắc về việc cấp và sử dụng ISTC
B.1 Cấp ISTC
B.1.1 Cơ quan đăng ký ISTC sẽ cấp một ISTC cho tác phẩm văn bản theo yêu cầu từ một tác giả hoặc một cá nhân hay tổ chức khác chịu trách nhiệm sáng tạo ra tác phẩm văn bản (“Người sáng tạo”), hoặc từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào được ủy quyền đại diện cho người sáng tạo. Khi nghiên cứu hợp lý không hoặc không thể xác định được người sáng tạo hoặc đại diện được ủy quyền của người sáng tạo, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể yêu cầu cấp số ISTC.
B.1.2 Mỗi ISTC chỉ được cấp cho một tác phẩm văn bản.
B.1.3 Mỗi tác phẩm văn bản chỉ được cấp một ISTC.
B.1.4 Những người đăng ký sẽ cung cấp siêu dữ liệu về tác phẩm văn bản được đăng ký phù hợp với điều khoản được thiết lập bởi Cơ quan đăng ký ISTC. Xem mục B.2 và Phụ lục D.
B.1.5 Các tác phẩm văn bản đủ điều kiện cấp ISTC bao gồm bất kỳ thực thể lý thuyết phân biệt, tạo thành chủ yếu bằng các từ, có thể được mô tả đáp ứng các yêu cầu siêu dữ liệu ISTC.
B.1.6 Để được cấp ISTC, siêu dữ liệu khai báo cho tác phẩm văn bản tại thời điểm đăng ký cần chứa ít nhất một yếu tố liên quan đến chính tác phẩm để phân biệt nó với tác phẩm văn bản khác đã được cấp ISTC. Nếu hai thực thể chia sẻ siêu dữ liệu ISTC giống hệt nhau, chúng sẽ được xử lý như cùng một tác phẩm văn bản và sẽ có chung một ISTC
B.1.7 ISTC có thể được cấp cho một tác phẩm văn bản bất cứ lúc nào; việc này bao gồm cấp hồi cố một ISTC cho tác phẩm văn bản đã tồn tại trước khi thực hiện tiêu chuẩn này.
B.1.8 Bất kỳ tài liệu phái sinh của một tác phẩm văn bản có thể được cấp một ISTC miễn là nó được phân biệt với, và tham chiếu tới, tác phẩm văn bản nguồn phái sinh ra nó thông qua siêu dữ liệu ISTC.
B.1.9 Khi đã cấp, một ISTC sẽ không bao giờ được tái sử dụng cho một tác phẩm văn bản khác ngay cả khi phát hiện là đã cấp sai.
B. 2 Siêu dữ liệu ISTC
Các yếu tố của siêu dữ liệu cần thiết cho mỗi đăng ký ISTC ở mức tối thiểu sẽ bao gồm sau đây:
a) ít nhất một nhan đề cho tác phẩm văn bản với loại nhan đề thích hợp đã nêu (xem D.2);
b) tên của ít nhất một tác giả hoặc người sáng tạo khác của tác phẩm văn bản nếu được ghi nhận. Nếu không, tên của ít nhất một người đóng góp khác cho tác phẩm văn bản cùng với vai trò tương ứng của họ được chỉ ra (xem D.3);
c) có hay không việc tác phẩm văn bản được phái sinh từ tác phẩm văn bản khác, và nếu có, loại tài liệu phái sinh (xem d.4.1);
d) trong trường hợp tác phẩm văn bản phái sinh, ISTC của một hoặc nhiều tác phẩm văn bản nguồn hoặc, nếu không có ISTC cho các tác phẩm văn bản nguồn hiện hành, (các) nhan đề và (các) tác giả hoặc (các người sáng tạo khác) của tác phẩm văn bản nguồn (xem D.4.2);
e) ngôn ngữ của các tác phẩm văn bản (xem D.5):
f) người đăng ký ISTC, vai trò của người đăng ký và ngày đăng ký (xem D.6);
g) ISTC được cấp cho các tác phẩm văn bản bởi Cơ quan đăng ký ISTC.
B.3 Siêu dữ liệu quản trị
Cơ quan đăng ký ISTC có trách nhiệm ghi lại siêu dữ liệu quản trị được xem là cần thiết cho việc quản lý hiệu quả quá trình đăng ký.
Phụ lục C
(Quy định)
Quản lý hệ thống ISTC
C.1 Tổng quát
Hệ thống ISTC là một hệ thống nhận dạng cho các tác phẩm văn bản. Hệ thống ISTC sẽ được quản lý bởi Cơ quan đăng ký ISTC phù hợp với các điều khoản nêu trong C.2.
Ban điều hành kỹ thuật của ISO sẽ chỉ định một đầu mối1) là Cơ quan đăng ký ISTC để thực hiện tiêu chuẩn này.
C.2 Cơ quan đăng ký ISTC
Cơ quan đăng ký ISTC có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ sau.
a) Đẩy mạnh, phối hợp và giám sát hệ thống ISTC phù hợp với các điều khoản của tiêu chuẩn này.
b) Phân bổ các yếu tố đăng ký ISTC duy nhất để sử dụng trong việc cấp ISTC và duy trì bản đăng ký chính xác gồm các yếu tố đăng ký ISTC đã được cấp.
c) Duy trì sổ đăng ký các số ISTC và siêu dữ liệu ISTC cùng siêu dữ liệu quản trị liên quan của chúng.
d) Xây dựng, thực hiện, giám sát và thực thi các chính sách và thủ tục quản lý hoạt động và quá trình đăng ký ISTC.
e) Xây dựng, thực hiện, giám sát và thực thi các chính sách và thủ tục liên quan đến việc truy cập vào các đăng ký ISTC mà cơ quan đăng ký đang duy trì. Thực hiện mọi nỗ lực để duy trì tính bảo mật của dữ liệu quản trị.
f) Tạo thuận lợi cho việc xem xét và giải quyết các đơn xin cấp hoặc đăng ký trùng các tác phẩm văn bản.
g) Xem xét và quyết định về khiếu nại các quyết định trong các vấn đề như:
1) từ chối đơn xin cấp ISTC;
2) tranh chấp liên quan đến tính chính xác của các siêu dữ liệu ISTC cho một tác phẩm văn bản.
h) Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng hệ thống ISTC.
i) Xử lý đơn xin cấp ISTC.
j) Gửi thông báo về việc cấp ISTC cho người đăng ký tác phẩm văn bản.
k) Gửi thông báo về đơn xin cấp và việc cấp ISTC cho một tác phẩm văn bản được phái sinh từ một tác phẩm văn bản đã được cấp ISTC.
1) cho người đăng ký tác phẩm văn bản mà từ đó các tác phẩm văn bản mới được phái sinh;
2) theo quyết định của Cơ quan đăng ký ISTC, cho bất kỳ người hay tổ chức nào khác có yêu cầu thông báo đó.
l) Chỉnh sửa siêu dữ liệu ISTC không chính xác nếu có bằng chứng thích hợp về sự không chính xác này.
m) Nhập vào sổ đăng ký thông tin chi tiết của từng ISTC được cấp và siêu dữ liệu ISTC và siêu dữ liệu quản trị liên quan của nó.
n) Quản lý và duy trì số đăng ký ISTC, siêu dữ liệu ISTC và siêu dữ liệu quản trị một cách an toàn và phù hợp với các quy định của Cơ quan đăng ký ISTC.
o) Cung cấp ISTC và siêu dữ liệu ISTC liên quan của chúng cho người dùng hệ thống ISTC phù hợp với các chính sách do Cơ quan đăng ký ISTC đề ra.
p) Biên soạn và duy trì dữ liệu thống kê về hoạt động liên quan đến ISTC.
q) Đẩy mạnh, giáo dục và đào tạo những người khác trong việc sử dụng hệ thống ISTC phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này.
Phụ lục D
(Quy định)
Siêu dữ liệu ISTC cho việc đăng ký các tác phẩm văn bản
D.1 Tổng quan
Cơ quan đăng ký ISTC có trách nhiệm ghi lại siêu dữ liệu ISTC được xem là cần thiết cho việc xác định tác phẩm văn bản trước khi cấp ISTC cho tác phẩm văn bản này theo quy định tại B.2.
Bảng các yếu tố siêu dữ liệu có thể thay đổi tùy theo quyết định của Cơ quan đăng ký ISTC. Đặc biệt, ISTC Cơ quan đăng ký có thể thiết lập các quy tắc cho việc đăng ký các loại tác phẩm văn bản khác nhau và các phần tử dữ liệu cụ thể sẽ được đăng ký trước khi cấp ISTC cho một tác phẩm văn bản thuộc loại này.
Thông tin chi tiết về siêu dữ liệu ISTC cho việc đăng ký các tác phẩm văn bản có sẵn trong tài liệu hướng dẫn của các cơ quan đăng ký ISTC.
D.2 Thông tin nhan đề
Siêu dữ liệu ISTC được xem là cần thiết phải xác định ít nhất một nhan đề cho mỗi tác phẩm văn bản và khi thích hợp, có thể xác định nhiều hơn một nhan đề. Loại nhan đề sẽ được chỉ ra theo các loại và đặc tả mã hóa liên quan do Cơ quan đăng ký ISTC thiết lập. Bảng D.1 chỉ ra các loại được xác định bởi Cơ quan đăng ký ISTC tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này.
Bảng D.1 - Các loại nhan đề
Loại nhan đề |
Mô tả |
Lưu ý |
Nhan đề gốc |
Nhan đề do người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sáng tạo đặt cho tác phẩm văn bản |
|
Nhan đề phân biệt của biểu thị |
Nhan đề được đưa vào một biểu thị, bao gồm bất kỳ nhan đề bộ hoặc nhan đề từng thư nào và số thứ tự trong bộ cần thiết để phân biệt nó. |
Phần tử dữ liệu này không liên quan đến chính tác phẩm văn bản. Nó được bao gồm, nếu có, như thông tin hữu ích. |
Nhan đề song song |
Nhan đề của tác phẩm văn bản bằng một ngôn ngữ hoặc chữ viết khác, như được cung cấp bởi cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sáng tạo nó (đặc biệt là trong các tác phẩm văn bản song ngữ hoặc trong các tác phẩm văn bản có bài tóm tắt bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của nội dung văn bản) |
|
Nhan đề thống nhất |
Hình thức nhất quán của nhan đề (của một tác phẩm văn bản), được sử dụng trong thực hành thư viện để tập hợp, phân biệt và nhận dạng. |
|
Những từ đầu tiên của văn bản |
Tới 10 từ đầu tiên của văn bản. |
Được lấy từ chính văn bản, bỏ qua bất kỳ tài liệu mở đầu như lời tựa. |
Nhan đề không xác định |
Nhan đề, loại không xác định |
|
Bất kỳ nhan đề nào có thể được bổ sung với một phần tử đánh số tùy chọn, sẽ được xác định bởi một kiểu đánh số. Bảng D.2 quy định cụ thể các kiểu đánh số áp dụng cho yếu tố này.
Bảng D.2 - Các kiểu đánh số
Các kiểu đánh số |
Mô tả |
Lưu ý |
Ngày tháng danh nghĩa |
Ngày tháng danh nghĩa của tác phẩm văn bản (khi đó một ngày tháng, kết hợp với nhan đề phân biệt giữa các tác phẩm văn bản kế tiếp có cùng nhan đề hoặc các bản sửa đổi kế tiếp của một tác phẩm văn bản). |
|
Ngày tháng xuất bản |
Ngày tháng xuất bản của biểu thị xuất bản lần đầu tiên của tác phẩm văn bản |
Phần tử dữ liệu này không liên quan đến chính tác phẩm văn bản. Nó được bao gồm, nếu có, như thông tin hữu ích |
Lần xuất bản hoặc ký hiệu nhận dạng phiên bản |
Định danh số lượng, hoặc định danh khác lấy từ một hệ thống (không liên quan đến ngày tháng) được sử dụng để phân biệt giữa những bản sửa đổi kế tiếp của một tác phẩm văn bản. |
|
D.3 Thông tin về người đóng góp
Siêu dữ liệu ISTC cần thiết phải xác định ít nhất một tác giả hoặc người sáng tạo khác của tác phẩm văn bản nếu được ghi nhận và, càng nhiều càng tốt, tất cả những người đóng góp cho một tác phẩm văn bản (nếu có thể sử dụng một ký hiệu nhận dạng duy nhất). Nếu tên của tác giả hoặc người sáng tạo khác của tác phẩm văn bản không được ghi nhận, phải đưa vào ít nhất một người đóng góp khác cho tác phẩm văn bản. Vai trò của mỗi người đóng góp sẽ được chỉ ra theo các loại được liệt kê và phù hợp với quy định mã hóa của Cơ quan đăng ký ISTC. Bảng D.3 đưa ra các loại áp dụng bởi Cơ quan đăng ký ISTC tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này.
Bảng D.3 - Vai trò của người đóng góp
Vai trò của người đóng góp |
Mô tả |
Lưu ý |
Tác giả |
Người sáng tạo có trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần với nội dung tri thức của một tác phẩm văn bản |
|
Người sáng tạo văn bản bổ sung |
Người sáng tạo nội dung văn bản bổ sung (ví dụ chú giải, bình luận). |
|
Người sáng tạo nội dung khác |
Người tạo nội dung không phải là văn bản bổ sung (ví dụ minh họa) bao gồm trong một tác phẩm văn bản. |
|
Người biên tập |
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm chỉnh sửa hay mở rộng trong việc thực hiện một sửa đổi, hoặc trong việc sửa soạn một tác phẩm văn bản từ bản thảo chưa xuất bản |
|
Người dịch |
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về việc dịch một tác phẩm văn bản sang ngôn ngữ khác |
|
Người biên soạn |
Người hoặc tổ chức lựa chọn và sắp xếp trình tự, và có thể tóm tắt hoặc tạo văn bản liên kết cho, biên soạn các tác phẩm văn bản có sẵn (hoặc các phần của tác phẩm văn bản có từ trước) nhưng không phải là sửa đổi nội dung của tác phẩm văn bản có sẵn |
|
Người trích dẫn/trích đoạn |
Người hoặc tổ chức trích, nhưng không phải là sửa đổi, một tác phẩm văn bản có sẵn. |
|
Nhà xuất bản |
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về việc sản xuất và phát hành một hoặc nhiều biểu thị của một tác phẩm văn bản để phân phối và/hoặc bán. |
Phần tử dữ liệu này không liên quan đến chính tác phẩm văn bản. Phần tử dữ liệu được bao gồm, nếu có, như là thông tin hữu ích, đặc biệt là trong trường hợp không xác định được tác giả hoặc người đóng góp khác cho một tác phẩm văn bản. |
Không xác định |
Người đóng góp không rõ vai trò |
|
D.4 Thông tin nguồn gốc của tác phẩm văn bản
D.4.1 Loại tác phẩm văn bản
Các siêu dữ liệu ISTC sẽ phải xác định liệu tác phẩm văn bản có tạo thành từ một tác phẩm văn bản khác hay không. Loại hình phái sinh tác phẩm văn bản được chỉ định theo các loại và các quy định mã hóa đi kèm do Cơ quan đăng ký ISTC thiết lập. Bảng D.4 đưa ra các loại, áp dụng bởi Cơ quan đăng ký ISTC tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này.
Bảng D.4 - Các loại hình tác phẩm văn bản
Loại hình tác phẩm văn bản |
Mô tả |
Gốc, Nguyên bản |
Hình thức thiết lập đầu tiên của một tác phẩm văn bản |
Tóm lược |
Nội dung của một tác phẩm văn bản có từ trước đã được rút ngắn. |
Có chú giải |
Nội dung của một tác phẩm văn bản có từ trước đã được bổ sung bằng việc thêm các ghi chú |
Bình luận/Phê bình |
Nội dung của một tác phẩm văn bản có từ trước, có thêm bình luận phê phán vào văn bản. |
Cắt bỏ |
Nội dung bị cho là xúc phạm hoặc nếu không thì không thể chấp nhận được đã bị cắt bỏ từ một tác phẩm văn bản có từ trước |
Nội dung không phải là văn bản bổ sung |
Nội dung của một tác phẩm văn bản có từ trước đã được bổ sung bởi các yếu tố quan trọng không phải là văn bản. |
Dịch |
Tác phẩm văn bản là một bản dịch của một tác phẩm văn bản có sẵn từ trước bằng một ngôn ngữ khác. |
Sửa đổi |
Nội dung của một tác phẩm văn bản có từ trước đã được sửa đổi, điều chỉnh và/hoặc mở rộng |
Tập hợp |
Tác phẩm văn bản bao gồm hai hoặc nhiều tác phẩm văn bản có sẵn từ trước. |
Trích đoạn |
Tác phẩm văn bản là một đoạn trích từ một tác phẩm văn bản có sẵn từ trước |
Không xác định không xác định |
Tình trạng nguyên bản của tác phẩm văn bản không xác định |
Sửa đổi không xác định |
Các nội dung đã được thay đổi không xác định được. |
Một tác phẩm văn bản có thể có nhiều hơn một giá trị loại tác phẩm (ví dụ, nó có thể vừa là tác phẩm tóm tắt và một bản sửa đổi), nhưng các giá trị này không được mâu thuẫn với nhau (ví dụ, một tác phẩm văn bản không được phép đồng thời là một bản gốc và bản phái sinh). Tương tự như vậy, tính hợp lệ của các giá trị vai trò của người đóng góp phụ thuộc vào loại giá trị tác phẩm văn bản gán cho tác phẩm văn bản này.
D.4.2 Thông tin về các tác phẩm văn bản nguồn
Trong trường hợp một tác phẩm văn bản được phái sinh, ISTC của tác phẩm văn bản nguồn sẽ được ghi lại trong siêu dữ liệu IST cần thiết. Trường hợp không có ISTC tồn tại cho các tác phẩm văn bản nguồn, nhan đề của tác phẩm văn bản nguồn, tác giả của nó hoặc các người tạo lập khác và, trong chừng mực có thể, tất cả các yếu tố khác quy định tại mục D.2 và D.3 được ghi lại để hỗ trợ xác định rõ ràng tác phẩm văn bản gốc.
D.5 Ngôn ngữ của các tác phẩm văn bản
Siêu dữ liệu ISTC cần thiết sẽ xác định ngôn ngữ của các tác phẩm văn bản, sử dụng mã ngôn ngữ theo tiêu chuẩn ISO 639-2/B. Một tác phẩm văn bản đa ngôn ngữ có thể có nhiều giá trị ngôn ngữ.
D.6 Thông tin về người đăng ký
Các siêu dữ liệu ISTC cần thiết phải xác định duy nhất người đăng ký ISTC, vai trò của người đăng ký và ngày đăng ký. Vai trò của người đăng ký liên quan đến tác phẩm văn bản được chỉ định theo các loại và phù hợp với quy định mã hóa do Cơ quan đăng ký ISTC thiết lập. Bảng D.5 đưa ra loại được áp dụng bởi Cơ quan đăng ký ISTC tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này.
Bảng D.5 - Loại người đăng ký ISTC
Loại người đăng ký |
Mô tả |
Lưu ý |
Tác giả |
Người tạo lập có trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần về nội dung trí tuệ của một tác phẩm văn bản. |
|
Người tạo lập tác phẩm văn bản phái sinh |
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện một tác phẩm văn bản mới (hoặc một phần tác phẩm văn bản), chủ yếu bằng tài liệu từ một hoặc nhiều tác phẩm có từ trước (ví dụ: người dịch, người biên soạn). |
|
Người đại diện |
Người hoặc tổ chức được ủy quyền bởi người đóng góp thay mặt cho người đóng góp trong các vấn đề liên quan đến các tác phẩm văn bản của họ |
Loại này không bao gồm các tổ chức và các nhà xuất bản có quyền tập thể, vì hai loại đăng ký này đã được phân loại riêng |
Tổ chức có quyền tập thể |
Một tổ chức đại diện cho tác giả hoặc nhà xuất bản quản lý quyền tập thể |
|
Nhà xuất bản |
Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về việc sản xuất và phát hành một hoặc nhiều biểu thị của một tác phẩm văn bản để phân phối và/hoặc bán |
|
Thư viện |
Tổ chức, trong đó các bộ sưu tập tài liệu văn bản được tổ chức, được lựa chọn và sở hữu để các đối tượng mục tiêu xác định trước sử dụng, được xây dựng, duy trì và phục vụ bởi các dịch vụ của nhân viên |
|
Các người khác |
Người đăng ký không được bao gồm bởi bất kỳ loại nào xác định ở trên |
|
Phụ lục E
(Tham khảo)
Mối quan hệ giữa ISTC và các ký hiệu nhận dạng xuất bản phẩm khác của ISO
E.1 Tổng quan
Các Hình E.1 đến E.13 minh họa cách mà ISTC và các ký hiệu nhận dạng tiêu chuẩn quốc tế khác liên kết với nhau. Người đọc nên nhớ rằng đây là những ví dụ; Mục đích của chúng để tham khảo, không phải là quy định và chúng không nhằm nêu đầy đủ. Những minh họa này có ý chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, có thể lựa chọn giữa hai cấu trúc thay thế lẫn nhau. Ví dụ, cùng một tác phẩm văn bản có thể được đưa ra một ISTC theo một trong hai Hình E.5 hoặc Hình E.7, tùy thuộc vào việc người đăng ký muốn nhấn mạnh quyền tự chủ trí tuệ của các tác phẩm văn bản đôi khi được tập hợp trong một biểu thị hoặc cấu trúc toàn bộ/một phần kết hợp chúng.
E.2 Mối quan hệ giữa ISTC và các ký hiệu nhận dạng của xuất bản phẩm
E.2.1 Tác phẩm văn bản chuyên khảo (ISTC liên kết với ISBN)
Hình E.1 minh họa mối quan hệ giữa ISTC và ISBN cho một chuyên khảo được xuất bản chỉ một lần và chỉ trong một định dạng, không phải là phái sinh từ một tác phẩm văn bản khác và cũng không phải là nguồn cho bất kỳ tài liệu phái sinh nào.
Hình E.1 - Chuyên khảo được xuất bản một lần trong một định dạng duy nhất
Hình E.2 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và các ISBN khác nhau cho một chuyên khảo được xuất bản (đồng thời hoặc tại thời điểm khác nhau) trong hai định dạng in (bìa mềm, bìa cứng) và hai định dạng số (HTML, PDF).
Hình E.2 - Chuyên khảo được xuất bản vài lần trong các định dạng khác nhau
E.2.2 Bài báo trong các nguồn tiếp tục (ISTC liên kết với ISSN và SICI)
Hình E.3 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và ISSN và SICI cho một bài báo được xuất bản chỉ một lần trong một nguồn tin tiếp tục như một tạp chí hay các xuất bản phẩm nhiều kỳ khác.
CHÚ THÍCH: SICI (ký hiệu nhận dạng bài viết và số của xuất bản phẩm tiếp tục) xác định duy nhất một số của tài liệu nhiều kỳ hoặc một đóng góp cụ thể (ví dụ như một bài báo) chứa trong một xuất bản phẩm nhiều kỳ, bất kể phương tiện phổ biến.
Hình E.3 - Bài báo được xuất bản một lần trong một định dạng duy nhất
Hình E.4 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và một số ISBN và SICI cho một bài báo được xuất bản (đồng thời hoặc tại thời điểm khác nhau) trong một nguồn tin tiếp tục dưới định dạng giấy và một tập tin điện tử dạng PDF, và cũng được tái bản trong một nguồn tin tiếp tục khác trong định dạng giấy và dạng HTML trực tuyến.
Hình E.4 - Một bài báo được xuất bản nhiều lần và trong các định dạng khác nhau
E.2.3 Một vài ISTC liên quan đến một ký hiệu nhận dạng xuất bản phẩm
Hình E.5 minh họa mối quan hệ giữa một vài ISTC và một ISBN trong tình huống ba tác phẩm văn bản đã được xuất bản chung như một ấn bản duy nhất của một cuốn sách.
CHÚ THÍCH: Tình huống tương tự cũng được chỉ ra trong Hình E.7 nơi nó có cấu trúc luân phiên để hiển thị mối quan hệ toàn bộ/một phần giữa các các tác phẩm văn bản liên quan.
Hình E.5 - Một số tác phẩm văn bản được xuất bản chung trong một định dạng
E.3 Mối quan hệ toàn bộ/một phần giữa các tác phẩm văn bản
Hình E.6 minh họa mối quan hệ giữa một vài ISTC trong trường hợp một tác phẩm văn bản bao gồm một số tác phẩm văn bản khác (ví dụ: một sưu tập tác phẩm), một trong số đó cũng bao gồm các tác phẩm văn bản khác,..
Hình E.6 - Một tác phẩm văn bản bao gồm một số tác phẩm văn bản
Hình E.7 minh họa mối toàn bộ/một phần quan hệ giữa nhiều ISTC và ISBN trong tình huống một số tác phẩm văn bản được tập hợp lại như một tác phẩm văn bản mới (ví dụ một sưu tập được xuất bản trong một xuất bản phẩm duy nhất.
CHÚ THÍCH: Tình huống tương tự này cũng được thể hiện trong Hình E.5 mà không có mối quan hệ toàn bộ/một phần giữa các tác phẩm văn bản.
Hình E.7 - Một số tác phẩm văn bản được kết hợp thành một số tác phẩm văn bản mới được xuất bản trong một định dạng
E.4 Mối quan hệ sửa đổi giữa các tác phẩm văn bản
Hình E.8 minh họa mối quan hệ giữa một tác phẩm văn bản và một số tác phẩm văn bản được phái sinh từ nó, tức là một phiên bản sửa đổi, một bản dịch, một bài phê bình và một bản chuyển thể.
Hình E.8 - Tác phẩm văn bản và một số tác phẩm văn bản phái sinh từ nó
E.5 Mối quan hệ giữa ISTC và các loại ký hiệu nhận dạng khác
E.5.1 Các bản ghi âm, nhạc phẩm và các biểu thị liên quan
Hình E.9 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và ký hiệu nhận dạng cho một bản ghi âm và các biểu thị liên quan trong trường hợp một tác phẩm văn bản cung cấp và ghi lại bằng miệng, trong đó có bản ghi âm được phát hành như một băng ghi âm, một đĩa compact và một tập tin MP3.
CHÚ THÍCH 1: ISRC (mã tài liệu ghi âm tiêu chuẩn quốc tế) là ký hiệu nhận dạng quốc tế duy nhất cho một bản ghi âm cụ thể, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11271 (ISO 3901).
Hình E.9 - Tác phẩm văn bản trong mối quan hệ với tư liệu ghi âm và các biểu thị liên quan
Hình E.10 - Tác phẩm văn bản trong mối quan hệ với nhạc phẩm, tư liệu ghi âm và các biểu thị liên quan
Hình E.10 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và các ký hiệu nhận dạng cho một nhạc phẩm, tư liệu ghi âm và các biểu thị liên quan trong trường hợp của một tác phẩm văn bản được chuyển thành âm nhạc, tạo thành một nhạc phẩm, lần lượt được in, trình diễn và ghi lại; sau đó bản ghi âm được phát hành (có phiên bản tác phẩm văn bản gốc là tài liệu kèm theo).
CHÚ THÍCH 2: ISWC (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho nhạc phẩm) là ký hiệu nhận dạng quốc tế duy nhất cho một nhạc phẩm cụ thể, phù hợp với tiêu chuẩn ISO 15707.
CHÚ THÍCH 3: ISMN (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho bản nhạc) là ký hiệu nhận dạng quốc tế duy nhất cho một bản nhạc in, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11272 (ISO 10957).
E.5.2 Tác phẩm nghe nhìn và các biểu thị liên quan
Hình E.11 minh họa mối quan hệ giữa một ISTC và các ký hiệu nhận dạng cho một tác phẩm nghe nhìn và các biểu thị liên quan trong trường hợp các tác phẩm văn bản làm cơ sở cho một tác phẩm nghe nhìn.
CHÚ THÍCH: ISAN (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho tư liệu nghe nhìn) là ký hiệu nhận dạng quốc tế duy nhất cho tác phẩm nghe nhìn cụ thể, phù hợp với tiêu chuẩn ISO 15706-1 hoặc ISO 15706-2.
Hình E.11 - Một tác phẩm văn bản liên quan đến tác phẩm nghe nhìn và các biểu thị liên quan
E.5.3 Tác phẩm đồ họa và các loại hình tác phẩm không có hệ thống ký hiệu nhận dạng2
Hình E.12 và E.13 minh họa sự kết hợp của một tác phẩm văn bản đã được gán một ISTC với một tác phẩm đồ họa (ví dụ một bức ảnh hoặc hình minh họa khác) mà không có hệ thống ký hiệu nhận dạng tiêu chuẩn. Tác phẩm kết hợp tạo thành có thể hoặc không thể được coi là một tác phẩm văn bản riêng biệt và được gán một ISTC mới.
Hình E.12 minh họa các mối quan hệ khi tác phẩm kết hợp tạo thành từ một tác phẩm văn bản và một tác phẩm đồ họa không được xử lý như một tác phẩm hoàn toàn mới và không được cấp một ISTC mới.
Hình E.12 - Tác phẩm kết hợp của một tác phẩm văn bản và một tác phẩm đồ họa không gán một ISTC mới
Hình E.13 minh họa các mối quan hệ khi tác phẩm kết hợp tạo thành từ một tác phẩm văn bản và một tác phẩm đồ họa được cấp một ISTC riêng của nó
Hình E.13 - Tác phẩm kết hợp của một tác phẩm văn bản và một tác phẩm đồ họa được cấp ISTC riêng của nó
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 690-2:1997, Information and documentation - Bibliographic references - Part 2: Electronic documents or parts thereof (Thông tin và Tư liệu - Tham chiếu thư mục- Phần 2: Tài liệu điện tử hoặc thành phần của chúng)
[2] TCVN 6380 (ISO 2108), Thông tin và Tư liệu- Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN))
[3] TCVN 6381 (ISO 3297), Thông tin và Tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISBN))
[4] TCVN 11271 (ISO 3901), Thông tin và Tư liệu - Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho tài liệu ghi âm (ISRC)
[5] TCVN 5453:2007 (ISO 5127:2001), Thông tin và Tư liệu - Từ vựng
[6] TCVN 11272 (ISO 10957 Thông tin-Tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho bản nhạc (ISMN))
[7] ISO 15706-1, Information and documentation - International Standard Audiovisual Number (ISAN) - Part 1: Audiovisual work identifier (Thông tin và Tư liệu - Chỉ số tư liệu nghe nhìn tiêu chuẩn quốc tế (ISAN) - Phần 1: ký hiệu nhận dạng tác phẩm nghe nhìn)
[8] ISO 15706-2, Information and documentation - International Standard Audiovisual Number (ISAN) - Part 2: Version identifier (Thông tin và Tư liệu - Chỉ số tư liệu nghe nhìn tiêu chuẩn quốc tế (ISAN) - Phần 2: Ký hiệu nhận dạng phiên bản)
[9] ISO 15707, Information and documentation - International Standard Musical Work Code (ISWC) (Thông tin và Tư liệu - Mã số nhạc phẩm tiêu chuẩn Quốc tế (ISWC))
[10] ISO/TR 21449, Content delivery and rights management: functional requirements for identifiers and descriptors for use in the music, film, video, sound recording, and publishing industries (Cung cấp nội dung và quản lý bản quyền: yêu cầu chức năng cho chỉ số nhận dạng và từ mô tả để sử dụng trong các ngành công nghiệp âm nhạc, phim ảnh, video, ghi âm và xuất bản)
[11] ANSI/NISO Z39.56-1996, Serial Item and Contribution Identifier (SICI). Bethesda, USA, National Information Standards Organization, 1996. ISBN 1-880124-28-9 (Ký hiệu nhận dạng số xuất bản phẩm nhiều kỳ và bài viết (SICI))
[12] ONIX product information: guidelines <product> record. Release 2.0. EDItEUR, July 2001. Available at: http://www.editeur.ora/onix.html (Thông tin sản phẩm ONIX: hướng dẫn <sản phẩm> bản ghi. Bản 2.0)
[13] The <indecs> metadata framework: principles, model and data dictionary. WP1a-006-2.0. <indecs> (Khung siêu dữ liệu<indecs>: các nguyên tắc, mô hình và từ điển dữ liệu. WP1a-006-2,0. <lndecs> Framework Ltd., June 2000. Available online at:
http://www.doi.ora/topics/indecs/indecs framework 2000.pdf
Functional requirements for bibliographic records: final report/IFLA study Group on the Functional Requirements for Bibliographic Records. 1998. viii, 136 p., (UBCIM publications; N.S., Vol. 19) ISBN 3-598-11382-X. Also available online at: http://www.ifla.orqVII/s13/fri3r/frbr. htm (Yêu cầu chức năng cho biểu ghi thư mục: Báo cáo cuối cùng/Nhóm Nghiên cứu IFLA về các y.
1 Tại thời điểm công bố tiêu chuẩn này, Cơ quan đăng ký ISTC được tổ chức bởi:
International ISTC Agency Limited
c/o 19 Cavendish Square London W1A 2AW, United Kingdom (Cơ quan ISTC Quốc tế 19 Quảng trường Cavendish, London W1A 2AW, Vương Quốc Anh)
ISO duy trì một cơ sở dữ liệu trên mạng các Cơ quan Bảo trì và Cơ quan đăng ký có liên quan đến các tiêu chuẩn của họ tại http://www.iso.Org/rama#21047. Người dùng được khuyến khích tra cứu cơ sở dữ liệu này để có thông tin mới nhất có liên quan đến các Cơ quan Bảo trì và Cơ quan đăng ký.
2 Kể từ lần xuất bản đầu tiên tiêu chuẩn này
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.