Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-254:2006 Công trình ngoại vi viễn thông - Quy định kỹ thuật
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-254:2006
Số hiệu: | TCN 68-254:2006 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Cơ quan ban hành: | Bộ Bưu chính Viễn thông | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 25/12/2006 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn ngành TCN 68-254:2006
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TCN 68 - 254: 2006
CÔNG TRÌNH NGOẠI VI VIỄN THÔNG
QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 254: 2006 “Công trình ngoại vi viễn thông - Quy định kỹ thuật" quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với công trình ngoại vi viễn thông, nhằm bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng công trình và người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực công trình. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định kỹ thuật để quản lý mạng ngoại vi của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, mỹ quan công trình và đô thị.
Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 254: 2006 được Vụ Khoa học - Công nghệ biên soạn trên cơ sở kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 49-05-KHKT-TC do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện chủ trì, có tham khảo ý kiến góp ý của đông đảo các cơ quan, doanh nghiệp và một số chuyên gia trong Ngành.
Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 254: 2006 được ban hành theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
CÔNG TRÌNH NGOẠI VI VIỄN THÔNG
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với công trình ngoại vi viễn thông, nhằm bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng công trình và người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực công trình. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định kỹ thuật để quản lý mạng ngoại vi của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, mỹ quan công trình và đô thị.
Tiêu chuẩn này được áp dụng thống nhất đối với các công trình ngoại vi viễn thông của các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với công trình ngoại vi viễn thông sử dụng cáp quang, cáp đồng thả biển hoặc đi ven thềm lục địa và công trình cáp truyền hình.
Việc treo cáp viễn thông trên cột điện lực phải được sự đồng ý của chủ sở hữu cột điện lực và phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này.
1.2. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
Công trình ngoại vi - A. Outside Plant
Công trình ngoại vi là bộ phận của mạng lưới viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài nhà trạm viễn thông, bao gồm tất cả các loại công trình cáp viễn thông sợi đồng, sợi quang được treo nổi, chôn trực tiếp, đi trong cống bể, đi trong các đường hầm và các trang thiết bị phụ trợ.
Cáp viễn thông - A. Telecommunication Cable
Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp đồng và cáp quang được dùng để truyền thông tin trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Cáp quang - A. Optical fiber cable
Cáp quang là cáp viễn thông dùng các sợi dẫn quang làm môi trường truyền dẫn tín hiệu.
Cáp đồng - A. Copper cable
Cáp đồng là cáp viễn thông dùng các sợi đồng làm môi trường truyền dẫn.
Công trình cáp treo - A. Aerial cable plant
Công trình cáp treo là tên gọi chung chỉ các công trình cáp viễn thông và dây kim loại treo trên cột hoặc các cấu trúc đỡ khác.
Công trình cáp trong cống bể - A. Underground cable plant
Công trình cáp trong cống bể là tên gọi chung chỉ các công trình cáp viễn thông và dây kim loại đi trong hệ thống cống bể.
Công trình cáp chôn trực tiếp - A. Buried cable plant
Công trình cáp chôn trực tiếp là tên gọi chung chỉ các công trình cáp viễn thông được chôn trực tiếp ở trong đất.
Cáp nhập trạm - A. Tip cable (connector stub)
Cáp nhập trạm là đoạn cáp viễn thông nối từ bể nhập trạm hoặc phòng hầm cáp vào đến giá đấu dây MDF.
Cáp chính - A. Main (Primary/Feeder) cable
Cáp chính là đoạn cáp viễn thông từ giá đấu dây (MDF) tới tủ cáp, hộp cáp, măng sông rẽ nhánh đầu tiên. Cáp chính còn gọi là cáp gốc, cáp sơ cấp hay cáp phi đơ.
Cáp phối - A. Distribution Cable
Cáp phối là cáp viễn thông nối giữa các tủ cáp hoặc cáp nối từ tủ cáp tới các hộp cáp. Cáp phối còn gọi là cáp ngọn hay cáp thứ cấp.
Cáp treo - A. Aerial Cable
Cáp treo là cáp viễn thông được chế tạo để lắp đặt trên hệ thống đường cột và các cấu trúc đỡ khác.
Cáp cống - A. Duct Cable/Conduit Cable
Cáp cống là cáp viễn thông được chế tạo để lắp đặt trong các hệ thống ống hoặc cống bể.
Cáp chôn trực tiếp - A. Buried Cable
Cáp chôn trực tiếp là cáp viễn thông được chế tạo để chôn trực tiếp trong đất.
Cáp thuê bao - A. Lead-In cable
Cáp thuê bao là đoạn cáp viễn thông từ hộp cáp, hố cáp đến tường nhà thuê bao. Cáp thuê bao còn gọi là cáp vào nhà thuê bao hay dây thuê bao.
Thành phần kim loại - A. Metallic member
Thành phần kim loại là bộ phận bằng kim loại của cáp không dùng để truyền dẫn tín hiệu, như vỏ bảo vệ, dây tiếp đất dọc cáp, màng ngăn ẩm hoặc thành phần gia cường cho cáp.
Cột treo cáp - A. Pole
Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.
Cột góc - A. Angle pole
Cột góc là cột mà tại vị trí đó hướng tuyến cáp treo trên cột bị thay đổi.
Phòng hầm cáp - A. Cable Vault
Phòng hầm cáp là một khoang ngầm hoặc nổi, nơi kết nối cáp bên ngoài và cáp nhập trạm.
Đường hầm - A. Tunnel
Đường hầm là một kết cấu có các dạng và kích thước khác nhau, đủ lớn được đặt dưới mặt đất dùng để lắp đặt các công trình ngoại vi viễn thông và cả các trang thiết bị của nhiều ngành khác (điện lực, cấp thoát nước...), nhân viên có thể đi lại trong đường hầm để lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị được lắp đặt.
Bể cáp - A. Jointing Chamber (MH/HH)
Bể cáp là tên gọi chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.
Hầm cáp - A. Manhole (MH)
Hầm cáp là bể cáp có kích thước đủ lớn, thường có trần hầm, nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng.
Hố cáp - A. Handhole (HH)
Hố cáp là bể cáp có kích thước nhỏ, không có trần hầm, thường xây dựng trên tuyến nhánh để dẫn cáp cống tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.
Cống cáp - A. Conduit/Duct
Cống cáp là những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc để nổi để bảo vệ và dẫn cáp.
Khoảng bể - A. Span of Manhole
Khoảng bể là khoảng cách giữa hai tâm của hai bể cáp liền kề nhau.
Trần hầm - A. Manhole top
Trần hầm là phần bên trên hầm bao gồm vai (thành), cổ và nắp hầm.
Nắp bể - A. Chamber cover
Nắp bể là phần có thể đậy hoặc mở ra để thi công cáp.
Rãnh cáp - A. Trench
Rãnh cáp là rãnh đào dùng để lắp đặt cống cáp hoặc đặt cáp chôn trực tiếp.
Tủ cáp - A. Cross connection cabinet (CCC)
Tủ cáp là một kết cấu dạng khung hộp, đủ lớn bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây với tổng dung lượng lớn hơn 50 đôi, dùng để nối cáp chính với cáp phối hoặc nối giữa các cáp phối. Tủ cáp được đặt lên bệ xây ngay trên bề mặt đất hoặc treo trên cột, gắn trên tường.
Hộp cáp - A. Distribution Point (DP)
Hộp cáp là kết cấu dạng hộp, nhỏ bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây với tổng dung lượng từ 10 đôi đến 50 đôi, dùng để nối cáp phối với cáp thuê bao. Hộp cáp được treo trên cột hoặc gắn trên tường.
Măng sông cáp - A. Closure/Joint Closure
Măng sông cáp là phụ kiện dùng để nối liền cáp, bảo đảm kín nước. Măng sông cáp có nhiều hình dạng khác nhau, có hai hoặc nhiều đầu nối.
2. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp treo
2.1. Điều kiện sử dụng cáp treo
2.1.1. Việc sử dụng cáp treo phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.
2.1.2. Các trường hợp sau đây được sử dụng cáp treo:
a) Những nơi địa chất không phù hợp với công trình chôn ngầm, như đường dốc hơn 30o, trên bờ vực, vùng đất đá, đầm lầy, vùng đất thường xuyên bị xói lở.
b) Những nơi chưa có quy hoạch đô thị, dân cư, chưa có đường giao thông hoặc kế hoạch mở đường giao thông.
c) Chỉ sử dụng 1 đến 2 sợi cáp quang hoặc cáp đồng dung lượng không quá 50 đôi.
d) Cung cấp các dịch vụ tạm thời trong khi chờ sửa chữa mạng cáp bị hư hỏng hoặc để chuyển hướng cáp ở những vị trí cáp chuyển hướng gấp.
2.1.3. Các trường hợp sau đây không được sử dụng cáp treo:
a) Tổng dung lượng của các cáp đồng treo lớn hơn 400 đôi.
b) Cáp vượt qua đường cao tốc, đường giao thông có độ rộng lớn hơn 100 m và các đường trọng điểm theo quy định của địa phương.
2.2. Yêu cầu đối với cáp treo
2.2.1. Cáp đồng và cáp quang treo trên cột là loại có kèm sẵn dây treo (cáp hình số 8).
2.2.2. Dung lượng tối đa của một cáp đồng treo trên cột tuỳ thuộc vào đường kính dây và được quy định tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Dung lượng tối đa của một cáp đồng treo trên cột
Đường kính dây, d (mm) | Số đôi dây cho phép lớn nhất |
0,4 | 400 |
0,5 | 300 |
0,65 | 150 |
0,9 | 100 |
2.3. Yêu cầu đối với cột treo cáp
2.3.1. Yêu cầu chung
Cột treo cáp viễn thông bằng bê tông cốt thép hoặc thép hình, phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.
Các cột góc và cột chịu lực (cột nối cao, cột vượt đường) phải được thiết kế củng cố cột. Thiết kế củng cố cột có thể bằng dây co, chân chống, xây ụ quầy, đổ bờ lốc cột hoặc làm cột ghép.
2.3.2. Yêu cầu về độ chôn sâu của cột treo cáp
Độ chôn sâu của cột treo cáp phụ thuộc vào cấp đất tại nơi chôn cột và chiều dài cột, được quy định tại bảng 2.2.
Bảng 2.2: Độ chôn sâu của cột phụ thuộc vào chiều dài cột và cấp đất
Chiều dài cột (m) | Độ chôn sâu của cột (m) đối với đất cấp I, II, III | Độ chôn sâu của cột (m) đối với đất cấp IV |
6 | 1,4 | 0,9 |
7 | 1,6 | 1,0 |
8 | 1,8 | 1,0 |
10 | 1,8 | 1,2 |
Ghi chú: 1. Cấp đất được xác định theo Quy định của Bộ Xây dựng. 2. Đối với đất cấp IV phải thực hiện đổ bờ lốc cột hoặc xây ụ quầy quanh chân cột sao cho phần chân cột nằm trong đất và ụ quầy như quy định đối với đất cấp I, II, III. 3. Khi nối cao thêm cột thì phải củng cố cột bằng dây co. |
2.3.3. Yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp và độ chùng tối thiểu của cáp treo
a) Khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp trên cùng một tuyến là 70 m.
b) Độ chùng tối thiểu của cáp treo quy định tại Phụ lục A.
2.3.4. Yêu cầu về cột treo cáp dưới đường dây điện lực
a) Cột treo cáp viễn thông dưới đường dây điện lực tại chỗ giao chéo phải đảm bảo khoảng cách từ đỉnh cột đến dây điện lực thấp nhất không nhỏ hơn:
· 5 m đối với đường dây điện lực có điện áp đến 10 kV;
· 6 m đối với đường dây điện lực có điện áp đến 35 kV;
· 7 m đối với đường dây điện lực có điện áp đến 110 kV;
· 8 m đối với đường dây điện lực có điện áp đến 220 kV.
b) Không bố trí cột treo cáp viễn thông dưới dây dẫn của đường dây 500 kV.
c) Cột treo cáp viễn thông dựng cạnh đường dây 500 kV phải đảm bảo:
· Khoảng cách từ đỉnh cột treo cáp viễn thông đến dây dẫn thấp nhất của đường dây 500 kV không nhỏ hơn 20 m.
· Khoảng cách từ cột treo cáp viễn thông đến hình chiếu lên mặt đất của dây dẫn gần nhất của đường dây 500 kV không nhỏ hơn 15 m.
2.4. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo
2.4.1. Yêu cầu chung
Tuyến cáp treo phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Tuyến cáp treo phải thẳng, ít vòng góc.
b) Tuyến cáp phải đi ngoài phạm vi giới hạn an toàn của các công trình khác như đường sắt, đường ô tô, đê điều, nhà máy, hầm mỏ, khu vực quân sự, sân bay (trừ trường hợp được quy định hoặc cho phép).
c) Tuyến cáp không giao chéo qua đường sắt, đường ô tô, trường hợp bất khả kháng cho phép giao chéo theo phương án thuận lợi nhất cho thi công và quản lý, bảo dưỡng sau này.
d) Không được cho tuyến cáp treo vượt trên đường dây điện cao thế mà phải đi xuống dưới. Không được cho tuyến cáp treo vượt đường cao tốc mà phải đi ngầm dưới đất.
e) Không được bố trí 2 cột góc liên tiếp không cùng hướng (góc chữ Z). Trường hợp vì địa hình bắt buộc thì phải bố trí giữa 2 cột góc ít nhất 1 cột trung gian.
f) Không được bố trí cột góc làm cột vượt qua đường giao thông, cột lắp tủ hoặc hộp cáp.
g) Không được bố trí cột góc quá nặng mà chia làm nhiều góc liên tiếp có giác thâm bằng nhau, trừ trường hợp bất khả kháng do địa hình không cho phép (hình 2.1).
Hình 2.1: Xác định giác thâm
2.4.2. Yêu cầu về khoảng cách thẳng đứng giữa cáp treo và các công trình khác
a) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép giữa cáp treo đến các công trình kiến trúc khác, tính ở điểm treo cáp thấp nhất theo quy định tại bảng 2.3.
b) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép từ cáp viễn thông cao nhất đến dây điện lực thấp nhất tại điểm giao chéo theo quy định tại bảng 2.4.
c) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cáp viễn thông, phụ kiện treo cáp viễn thông và dây điện lực khi dùng chung cột theo quy định tại bảng 2.5.
Bảng 2.3: Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép từ cáp treo đến mặt đất và các phương tiện giao thông
Vị trí | Khoảng cách (m) | Ghi chú |
Vượt qua đường ô tô khi: + Không có xe cần trục đi qua + Có xe cần trục đi qua |
4,5 5,5 |
|
Vượt qua đường sắt: + Trong ga đường sắt + Ngoài ga đường sắt |
7,5 6,5 | Tính đến mặt đường ray |
Vượt qua đường tàu điện, xe điện hoặc xe buýt điện | 8 |
|
Vượt qua đường thuỷ có tàu bè đi lại ở bên dưới | 1 | Tính đến điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường thuỷ tại thời điểm nước cao nhất |
Vượt qua ngõ, hẻm không có xe ô tô đi lại bên dưới | 4 |
|
Dọc theo đường ô tô | 3,5 |
|
Các công trình cố định | 1 | Tính đến điểm gần nhất của công trình |
Bảng 2.4: Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép từ cáp viễn thông cao nhất đến dây điện lực thấp nhất tại điểm giao chéo
Điện áp của đường dây điện lực (kV) | Khoảng cách thẳng đứng cho phép (m) khi: | |
Đường dây điện lực có trang bị dây chống sét | Đường dây điện lực không có trang bị dây chống sét | |
Đến 10 | 2 | 4 |
Đến 35 | 3 | 4 |
Đến 110 | 3 | 5 |
Đến 220 | 4 | 6 |
Đến 500 | 5 | - |
Ghi chú: 1. Khi cáp viễn thông giao chéo với đường dây điện lực có điện áp từ 1 kV trở xuống, khoảng cách nhỏ nhất ở chỗ giao chéo là 0,6 m. 2. Cho phép cáp viễn thông giao chéo đi trên đường dây điện lực có điện áp không quá 380 V, nhưng cáp viễn thông phải bảo đảm các quy định sau: a) Cáp phải có hệ số an toàn cơ học lớn hơn 1,5. b) Vỏ bọc cáp phải bảo đảm chịu được điện áp lớn hơn 2 lần điện áp của dây điện lực. c) Khoảng cột thông tin vượt chéo phải rút ngắn, cột ở 2 đầu khoảng vượt chéo phải chôn vững chắc và có gia cố. |
Bảng 2.5: Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cáp viễn thông, phụ kiện treo cáp viễn thông và dây điện lực khi dùng chung cột
Điện áp của đường dây điện lực (kV) | Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Đến 1 | 1,25 |
Đến 22 | 3 |
Trên 22 | Không được treo cáp viễn thông |
2.4.3. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp treo và công trình kiến trúc khác
Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác theo quy định tại bảng 2.6.
Bảng 2.6: Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác
Loại kiến trúc | Khoảng cách (m) |
Đường cột treo cáp tới đường ray tàu hoả | 4/3 chiều cao cột |
Đường cột treo cáp tới nhà cửa và các vật kiến trúc khác (*) | 3,5 |
Đường cột treo cáp tới mép vỉa hè, mép đường bộ (*) | 0,5 |
Từ cáp tới các cành cây gần nhất (*) | 0,5 |
Ghi chú: (*) Không bắt buộc nếu điều kiện địa hình, không gian không cho phép. |
2.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp treo
2.5.1. Các tuyến cáp đồng và cáp quang có thành phần kim loại phải tuân theo các quy định về tần suất thiệt hại do sét tại Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 135: 2001 “Chống sét cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”.
2.5.2. Cáp treo là cáp đồng và cáp quang có vỏ bọc kim loại được bọc ngoài một lớp cách điện phải thực hiện tiếp đất như sau:
a) Tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp bằng kim loại, khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Trị số điện trở tiếp đất theo quy định tại bảng 2.7.
b) Tiếp đất vỏ kim loại cáp tại các hộp cáp. Trị số điện trở tiếp đất theo quy định tại bảng 2.7.
Bảng 2.7: Trị số điện trở tiếp đất cho dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp
Điện trở suất của đất (W.m) | < 50 | 51 ÷ 100 | 101 ÷ 300 | 301 ÷ 500 | > 500 |
Điện trở tiếp đất (W) không lớn hơn | 5 | 6 | 7 | 10 | 12 |
2.5.3. Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại tiêu chuẩn này, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
a) Duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (dây treo, màng chắn từ...) trên toàn tuyến cáp.
b) Lắp đặt các thiết bị bảo vệ trên các đôi dây kim loại tại giao diện đường dây và thiết bị.
c) Lựa chọn loại cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn.
3. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong cống bể
3.1. Điều kiện sử dụng cáp trong cống bể
3.1.1. Việc sử dụng cáp trong cống bể phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.
3.1.2. Công trình cáp trong cống bể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tuyến cáp có dung lượng lớn.
b) Trong khu vực đô thị cần phải đảm bảo mỹ quan.
c) Các tuyến cáp quan trọng cần đảm bảo độ ổn định tránh các tác động bên ngoài.
3.2. Yêu cầu đối với cáp trong cống bể
Cáp đồng và cáp quang đi trong cống bể phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hoá, điện, có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.
3.3. Yêu cầu đối với hầm cáp, hố cáp (bể cáp)
3.3.1. Vị trí hầm cáp, hố cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông và người đi lại. Không xây dựng hầm cáp, hố cáp tại các vị trí đường giao nhau và những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở, cơ quan, điểm chờ xe buýt,...
3.3.2. Nắp bể cáp phải ngang bằng so với mặt đường, mặt hè phố, không bập bênh, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại và phải ngăn được chất thải rắn lọt xuống hầm cáp, hố cáp.
3.3.3. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt bể cáp, nắp bể cáp phải chịu được tải trọng như quy định ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Khả năng chịu tải trọng của nắp bể cáp
Khả năng chịu tải trọng của nắp bể cáp (kN) | Vị trí lắp đặt bể cáp |
Không nhỏ hơn 15 | Trên vỉa hè hoặc những nơi ô tô không thể vào được |
Không nhỏ hơn 125 | Trên vỉa hè hoặc bãi đỗ xe khách |
Không nhỏ hơn 250 | Dưới lòng đường ít xe tải đi qua |
Không nhỏ hơn 400 | Dưới đường cao tốc, đường xe tải |
Không nhỏ hơn 600 | Khu vực bến cảng, sân bay |
3.4. Yêu cầu đối với tuyến cống bể
3.4.1. Yêu cầu chung
Tuyến cống bể phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Tuyến cống bể phải thẳng, ít góc và ngắn nhất.
b) Góc đổi hướng tuyến cống bể không lớn hơn 900. Giữa hai hầm hoặc hố cáp liền kề nhau chỉ cho phép có một góc đổi hướng bằng 900.
Hình 3.1: Góc đổi hướng tuyến cống bể
c) Hệ thống cống bể cáp của mạng ngoại vi phải được qui hoạch đáp ứng với sự phát triển thuê bao trong khoảng từ 10 đến 15 năm.
d) Tuyến cống bể phải được chọn theo thứ tự ưu tiên như sau:
· Tuyến cống bể đi dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.
· Tuyến cống bể dưới lòng đường, đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.
· Tuyến cống bể không cắt ngang qua đường sắt. Trường hợp bắt buộc phải cắt ngang đường sắt phải chọn vị trí thích hợp cách xa chỗ có mật độ các phương tiện giao thông lớn.
e) Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm, hố, cống cáp tại các thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện ngầm hoá tới tận nhà thuê bao; tại các khu vực trung tâm tỉnh, thành phố, những nơi đường phố đã được nâng cấp mở rộng, xây dựng mới có cảnh quan đô thị hiện đại phải thay nắp bể cáp bằng kim loại; Các nắp bể cáp bằng kim loại đưa vào sử dụng trên mạng phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật.
3.4.2. Yêu cầu về độ sâu lắp đặt cống cáp
Độ sâu lắp đặt cống cáp tính từ đỉnh của lớp cống cáp trên cùng đến mặt đất phải đảm bảo quy định sau:
a) Dưới lòng đường tối thiểu là 0,7 m.
b) Dưới vỉa hè hoặc dải đất phân cách đường một chiều tối thiểu là 0,5 m.
3.4.3. Yêu cầu về khoảng cách giữa đường cống cáp với các công trình khác
a) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các đường ống cấp nước, cống, nước thải, đường điện lực ngầm như quy định trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với các công trình ngầm khác
Trạng thái đi gần của đường cống cáp | Khoảng cách nhỏ nhất đến các công trình ngầm khác (m) | |||||
Đường ống nước, cỡ ống F (mm) | Cống nước thải | Các ống dẫn khí, xăng dầu | Cáp điện lực | |||
< 300 | 300 ÷ 400 | > 400 | ||||
Song song | 1 | 1,5 | 2 | 1 | 0,6 | 0,6 |
Giao chéo | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,3 | 0,5 |
Ghi chú: 1. Trong mọi trường hợp tuyến cống cáp khi đi gần các công trình ngầm khác phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn của công trình ngầm này. 2. Cáp viễn thông ngầm khi vượt qua cáp điện lực phải đi bên trên cáp điện lực ngầm. Trường hợp một trong hai cáp có vỏ bọc bằng kim loại hoặc được đặt trong ống kim loại thì khoảng cách tại chỗ giao chéo có thể giảm xuống 0,25 m. 3. Trong trường hợp đặc biệt không thể đạt được khoảng cách song song với cáp điện lực như quy định trong bảng này, cho phép giảm khoảng cách đó xuống đến 0,25 m đối với cáp điện lực có điện áp đến 10 kV. Đối với cáp điện lực có điện áp lớn hơn 10 kV thì cho phép khoảng cách đó giảm xuống 0,25 m nhưng một trong hai cáp đó phải đặt trong ống kim loại. |
b) Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với đường sắt và xe điện như quy định trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với đường sắt và đường xe điện
Trạng thái đi gần của đường cống cáp | Khoảng cách nhỏ nhất đến các công trình khác (m) | |
Đường sắt | Đường xe điện | |
Song song | 1 | 2 |
Giao chéo | 1,2 | 1,1 |
Ghi chú: 1. Khoảng cách song song của đường cống cáp với đường sắt được tính từ tuyến cáp chôn tới chân taluy đường sắt gần nhất. 2. Cáp đồng và cáp quang đi ngầm qua đường sắt và đường xe điện, phải đặt trong ống thép hoặc ống nhựa bọc bê tông dài ra về hai phía so với đường ray ngoài cùng mỗi bên tối thiểu là 3 m. 3. Phải tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn của các công trình lân cận đường cống cáp. |
c) Khoảng cách giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác như quy định trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường cống cáp với một số kiến trúc khác
Loại kiến trúc | Khoảng cách nhỏ nhất (m) khi cống cáp đi | |
Song song | Giao chéo | |
Cột điện, cột treo cáp viễn thông | 0,5 | - |
Mép vỉa hè | 1,0 | - |
Móng cầu vượt, đường hầm | 0,6 | - |
Móng tường, hàng rào | 1,0 | - |
3.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp trong cống bể
3.5.1. Cáp đồng và cáp quang có thành phần kim loại trong cống bể phải tuân thủ các quy định về tần suất thiệt hại do sét tại Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 135: 2001 “Chống sét cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”.
3.5.2. Đối với cáp đồng, phải nối đất vỏ bọc kim loại và đai sắt dọc theo tuyến cáp tại các vị trí hầm cáp. Khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất gần nhau nhất không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất được quy định trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp đồng
Điện trở suất của đất (W.m) | ≤ 100 | 101 ÷ 300 | 301 ÷ 500 | > 500 |
Điện trở tiếp đất (W) không lớn hơn | 20 | 30 | 35 | 45 |
3.5.3. Đối với cáp quang có thành phần kim loại, phải thực hiện tiếp đất thành phần kim loại dọc theo tuyến cáp như đối với cáp đồng.
3.5.4. Nếu chuyển tiếp cáp (cáp đồng và cáp quang) đi trong cống bể sang cáp treo, thì tại chỗ nối giữa cáp treo và cáp đi trong cống bể phải tiếp đất các thành phần kim loại (màng chắn từ, dây tiếp đất dọc cáp, dây gia cường và dây treo cáp bằng kim loại).
3.5.5. Để hạn chế rủi ro thiệt hại do sét, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
a) Đảm bảo và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, thành phần gia cường...) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc tuyến.
b) ở nơi có hoạt động dông sét cao phải sử dụng loại cáp có lớp vỏ nhôm hoặc vỏ nhôm - thép có bọc ngoài bằng Polyethylene (PE).
c) Sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp ở các vị trí phù hợp.
d) Sử dụng dây chống sét: Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (h). Việc xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.
4. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp chôn trực tiếp
4.1. Điều kiện sử dụng cáp chôn trực tiếp
4.1.1. Việc sử dụng cáp chôn trực tiếp phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.
4.1.2. Cáp chôn trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tuyến cáp có dung lượng lớn, ít có nhu cầu điều chỉnh.
b) Tuyến cáp có yêu cầu chi phí xây lắp thấp và thời gian lắp đặt ngắn.
c) Trong vùng hoặc khu vực đã hoặc tương đối ổn định về các công trình xây dựng.
d) Các tuyến cáp cần đảm bảo độ ổn định tránh các tác động bên ngoài.
4.2. Yêu cầu đối với cáp chôn trực tiếp
Cáp viễn thông chôn trực tiếp là loại cáp có vỏ bằng kim loại hoặc chất dẻo đặt trực tiếp trong đất. Cáp đồng và cáp quang chôn trực tiếp phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hoá,
điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.
4.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp chôn trực tiếp
4.3.1. Yêu cầu chung
Tuyến cáp chôn trực tiếp phải bảo đảm:
a) Tuyến cáp ổn định, lâu dài.
b) Tuyến cáp phải ngắn nhất, ít vòng góc.
c) Đảm bảo khoảng cách an toàn từ cáp đến các công trình ngầm khác như đường ống cấp nước, cống nước thải, cáp điện lực đi trong cống ngầm theo quy định tại bảng 3.2.
d) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với đường sắt và xe điện theo quy định tại bảng 3.3.
e) Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với một số kiến trúc khác theo quy định tại bảng 3.4.
f) Tuyến cáp phải đảm bảo ít gây thiệt hại nhất về hoa màu, cây cối và phải có sự thoả thuận của cơ quan hữu quan và người sở hữu.
g) Trường hợp bắt buộc phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.
Hình 4.1: Đặt dải băng báo hiệu trên tuyến cáp chôn trực tiếp
h) Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên như sau:
· Địa hình bằng phẳng.
· Nếu chôn cáp trong các đô thị, thì tốt nhất là đi dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.
· Nếu phải đi dưới lòng đường thì đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.
4.3.2. Yêu cầu đối với rãnh cáp
a) Chỉ được phép lắp đặt tối đa 4 cáp trong một rãnh.
b) Độ sâu của rãnh cáp phụ thuộc vào cấp đất như quy định tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Độ sâu của rãnh cáp
Loại cáp | Độ sâu của rãnh cáp (m) ứng với cấp đất | ||
Cấp I, II | Cấp III | Cấp IV | |
Cáp đồng | 0,9 | 0,5 | 0,3 |
Cáp quang | 1,2 | 0,7 | 0,5 |
Ghi chú: 1. Nếu cáp đồng và cáp quang chôn chung một rãnh phải áp dụng độ sâu của rãnh cáp quang. Các cáp cùng loại phải được bố trí về một phía của rãnh. 2. Nếu không thể đạt được độ sâu rãnh cáp như quy định (do có đá ngầm, địa hình núi đá...) hoặc lắp đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hỏng do đào bới, xói lở thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp. |
4.3.3. Yêu cầu về khoảng cách an toàn giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống điện lực
a) Khoảng cách cho phép giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống tiếp đất điện lực
Để tránh ảnh hưởng tăng điện thế đất do dòng điện sự cố chảy qua các hệ thống tiếp đất điện lực, cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất phải cách xa tiếp đất của điện lực. Nếu điều kiện của vùng không thể cách xa, phải sử dụng cáp viễn thông có vỏ bọc chịu điện áp cao hoặc đặt cáp trong ống nhựa cách ly với đất. ở những khu vực có độ tăng điện thế đất quá lớn, cần thay cáp đồng bằng cáp quang hoặc sử dụng hệ thống vi ba để thay thế. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế được quy định tại bảng 4.2.
Bảng 4.2: Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế (m)
Điện trở suất của đất (W.m) | Loại mạng điện | Khu vực lắp đặt | |
Có trung tính cách ly với đất hoặc nối đất qua cuộn triệt hồ quang | Có trung tính nối đất trực tiếp | ||
Nhỏ hơn 50 | 2 5 | 5 10 | Thành thị Nông thôn |
50 - 500 | 5 10 | 10 20 | Thành thị Nông thôn |
500 - 5000 | 10 20 | 50 100 | Thành thị Nông thôn |
Lớn hơn 5000 | 10 20 | 50 100 - 200 (*) | Thành thị Nông thôn |
Ghi chú: (*) Khoảng cách 200 m trong khu vực có điện trở suất của đất lớn hơn 10.000 W.m. |
b) Khoảng cách ngang giữa cáp viễn thông và cáp điện cao thế cùng chôn trực tiếp trong đất theo quy định trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Khoảng cách giữa cáp viễn thông và cáp điện cao thế cùng chôn trực tiếp trong đất (m)
Loại đất | |
Đất ổn định | Đất không ổn định |
1,0 | 1,5 |
c) Để phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa cáp điện lực và cáp viễn thông chôn trực tiếp khi giao chéo phải cho cáp viễn thông vào ống PVC cứng và đặt giao chéo trên cáp điện cao thế, khoảng cách theo quy định tại bảng 3.2.
4.4. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp chôn trực tiếp
4.4.1. Tiếp đất và chống sét cho cáp chôn trực tiếp theo quy định tại mục 3.5.
4.4.2. Quy cách sử dụng dây chống sét ngầm như sau:
a) Không cần dùng dây chống sét, khi: | r < 100 W.m; |
b) Dùng một dây chống sét ngầm, khi: | r = 100 W.m ÷ 1000 W.m; |
c) Dùng hai dây chống sét ngầm, khi: | r = 1000 W.m ÷ 3000 W.m; |
d) Đặt cáp trong ống thép, khi: | r > 3000 W.m. |
Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (h). Xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.
5. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong đường hầm
5.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm
5.1.1. Việc sử dụng cáp trong đường hầm phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.
5.1.2. Ưu tiên chọn đường hầm đã có sẵn và được đơn vị chủ quản đường hầm cho phép dùng chung để lắp đặt cáp viễn thông.
5.1.3. Sử dụng cáp trong đường hầm tại những khu vực có nhiều cáp mà dung lượng ống tại cống bể không đáp ứng được, đặc biệt là các khu vực nhập đài, khi dung lượng trên 10.000 đôi sợi, đường hầm cáp được thiết kế từ phòng hầm cáp đến hầm cáp đầu tiên.
5.2. Yêu cầu đối với cáp lắp đặt trong đường hầm
Cáp viễn thông đi trong đường hầm phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hoá, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.
5.3. Yêu cầu kỹ thuật của đường hầm
5.3.1. Đường hầm phải được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa. Các thành phần kim loại bên trong đường hầm như ke đỡ cáp, các chi tiết cố định, định vị,... phải làm bằng thép mạ kẽm.
5.3.2. Đường hầm phải có lối đi thuận tiện cho việc lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng. Chiều cao lối đi trong đường hầm tối thiểu phải bằng 1,9 m và chiều rộng tối thiểu phải bằng 0,7 m. Độ sâu của đường hầm tính từ trần hầm tới mặt đất phải tính toán sao cho không ảnh hưởng đến các công trình ngầm bên trên.
5.3.3. Đường hầm cáp phải được trang bị một hệ thống chiếu sáng thích hợp bằng nguồn điện đảm bảo cho công việc lắp đặt, hàn nối, bảo dưỡng và sửa chữa.
5.3.4. Đường hầm phải được trang bị hệ thống thông hơi, thông gió đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm, chống cháy nổ, chống ăn mòn, ngăn khói xâm nhập, giảm bớt các khí độc do hàn nối.
5.3.5. Bên trong đường hầm phải có biển báo chỉ rõ các lối ra vào đường hầm và các cửa thoát hiểm (nếu có).
5.3.6. Phải đảm bảo điều kiện môi trường trong đường hầm không gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người trong khi làm việc hoặc kiểm tra.
5.3.7. Đường hầm dùng chung cho nhiều ngành khác nhau như viễn thông, điện lực, cấp nước, thoát nước... phải có sự thống nhất về vị trí, không gian lắp đặt các thiết bị trong đường hầm (cáp điện lực, đường ống cấp và thoát nước…) và phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho cáp viễn thông.
5.4 Yêu cầu lắp đặt cáp trong đường hầm
5.4.1. Phải có không gian dự phòng để lắp đặt cáp sau này.
5.4.2. Phải có khoảng hở giữa thành đường hầm và các đường ống, giữa các đường ống với nhau để thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.
5.4.3. Không lắp đặt cáp quang trực tiếp vào ống có đường kính lớn hoặc ống có sẵn cáp đồng. Phải sử dụng ống phụ trong các ống có đường kính lớn để lắp đặt cáp quang.
5.4.4. Khoảng cách giữa ống dẫn cáp thông tin với cáp điện lực tối thiểu là 0,3 m.
5.4.5. Phải có các biện pháp thích hợp để chống côn trùng gặm nhấm và chống ăn mòn điện hoá cho cáp.
5.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp trong đường hầm
Tiếp đất và chống sét cho cáp trong đường hầm theo quy định tại mục 3.5.
6. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp qua sông
6.1. Điều kiện sử dụng cáp qua sông
6.1.1. Việc sử dụng cáp qua sông phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.
6.1.2. Cáp qua sông được sử dụng trong các trường hợp sau:
Khi tuyến cáp vượt qua các đoạn sông, hồ lớn... mà các phương pháp lắp đặt cáp khác không thể thực hiện được.
Cáp qua sông có thể được thiết kế đặt trên cầu, treo qua sông hoặc thả qua sông.
6.2. Yêu cầu đối với cáp qua sông
6.2.1. Cáp thả qua sông phải được chọn có độ gia cường phù hợp với tốc độ dòng chảy và độ sâu của lòng sông.
6.2.2. Cáp đặt trên cầu phải chịu được rung, hoặc có biện pháp chống rung.
6.2.3. Cáp treo qua sông phải tính toán dây treo bảo đảm độ chùng, lực căng, chịu được tải trọng của bản thân cáp và tác động của gió bão cho khoảng vượt lớn.
6.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp qua sông
6.3.1. Yêu cầu đối với tuyến cáp đặt trên cầu
a) Vị trí và kỹ thuật lắp đặt ống dẫn cáp trên cầu phải được sự thoả thuận giữa đơn vị quản lý cầu và các đơn vị quản lý công trình cáp.
b) Các ống dẫn cáp phải được lắp đặt chắc chắn trên cầu và không làm ảnh hưởng đến kết cấu và độ vững chắc của cầu.
c) Phải bố trí hầm hoặc hố cáp tại hai đầu đoạn cáp qua cầu và dự trữ lượng cáp dư tối thiểu là 5 m đối với cáp đồng và tối thiểu là 15 m đối với cáp quang.
d) Phải đánh dấu vị trí cáp qua cầu.
6.3.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo qua sông
a) Chiều cao của cột vượt sông phải đảm bảo tuyến cáp vượt sông có khoảng cách an toàn cho các loại phương tiện giao thông đi lại bên dưới và các yêu cầu khác có liên quan của ngành giao thông.
b) Các cột treo cáp qua sông phải được gia cố móng, củng cố bằng dây co, đảm bảo chịu được các tải trọng tác động.
c) Không được bố trí cột góc làm cột vượt sông.
d) Lực căng của cáp không được vượt quá giới hạn lực căng cho phép của cáp.
6.3.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thả qua sông
a) Vị trí lắp đặt cáp thả qua sông phải cách xa khu vực tàu thuyền neo đậu tối thiểu 100 m.
b) Khoảng cách từ cáp viễn thông đến cáp điện lực cùng đặt trong nước, nơi không có tàu thuyền neo đậu không nhỏ hơn 20 m.
c) Chiều sâu rãnh cáp tối thiểu là 1,5 m và chiều rộng rãnh cáp tối thiểu là 1 m.
d) Cáp thả sông phải được đặt trong ống thép mạ kẽm, đường kính của ống được lựa chọn phù hợp với kích thước cáp lắp đặt bên trong.
e) Đoạn ống qua sông phải được đặt vào chính giữa rãnh cáp, sau khi được đặt cố định vào rãnh cáp phải đậy các tấm panen bê tông có kích thước 1000 x 500 x 300 (mm) lên trên ống.
f) Phải lấp đầy rãnh cáp đến mặt đáy sông.
g) Hai đầu của đoạn cáp qua sông phải bố trí hầm cáp hoặc hố cáp.
h) Phải có lượng cáp dư ở hai bên bờ cho việc sửa chữa sau này. Lượng cáp dư đối với cáp đồng tối thiểu là 5 m và lượng cáp dư đối với cáp quang tối thiểu là 15 m.
i) Phải đánh dấu đoạn cáp qua sông ở hai bên bờ.
6.4. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp qua sông
Tiếp đất và chống sét cho cáp qua sông theo quy định tại mục 3.5.
7. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao
7.1. Điều kiện sử dụng cáp thuê bao
7.1.1. Cáp thuê bao được sử dụng khi nối thiết bị đầu cuối nhà thuê bao với điểm đấu cáp của tủ cáp, hộp cáp, hố cáp gần nhất.
7.1.2. Cáp thuê bao được lắp đặt theo một trong hai phương thức: treo nổi hoặc đi ngầm.
7.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao treo nổi
7.2.1. Yêu cầu chung
a) Tuyến cáp thuê bao không dài quá 300 m trong các khu vực đô thị.
b) Tại vùng ngoại thành và nông thôn, tuyến cáp thuê bao có thể dài hơn 300 m nhưng phải đảm bảo suy hao đường dây nằm trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.
c) Không được kéo cáp thuê bao ngang qua đường, phố; trên các dải phân cách giữa hai làn đường.
d) Khi lắp đặt quá 5 cáp thuê bao loại một đôi trên cùng một tuyến, phải thay các sợi cáp này bằng cáp dung lượng lớn hơn (nhiều đôi).
e) Cáp thuê bao đi trên tường phải được ghim chặt vào tường ở các vị trí cách đều nhau không quá 1 m. Khi có nhiều cáp thuê bao đi trên tường thì phải cho cáp đi trong ống nhựa và ghim chặt vào tường.
7.2.2. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình kiến trúc
a) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình giao thông, tính từ điểm thấp nhất của cáp được nêu tại bảng 7.1.
Bảng 7.1: Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình giao thông
Vị trí | Khoảng cách (m) | Ghi chú |
Vượt qua ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao | 4 | Tính đến mặt ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao |
Dọc theo ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao | 3,5 | Tính đến mặt ngõ, hẻm, đường vào nhà thuê bao |
Vượt qua đường thuỷ tàu bè đi lại bên dưới | 1 | Tính đến điểm cao nhất của phương tiện đi lại bên dưới ở thời điểm nước cao nhất. |
b) Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình kiến trúc khác được nêu tại bảng 7.2.
Bảng 7.2: Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp thuê bao treo nổi với các công trình kiến trúc khác
Công trình kiến trúc khác | Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
Đường dây điện một pha 220 V hoặc ba pha 380 V, kể cả các dây dẫn đất và dây trung tính + Trần + Trong ống |
0,05 |
Kim thu sét và dây dẫn sét | 1,8 |
Tất cả các dây đất, trừ dây dẫn tiếp đất của kim thu sét | 0,05 |
Các đường ống kim loại (ống nước, nước thải) và kết cấu kim loại của toà nhà | 0,05 |
Các đường ống dẫn khí đốt | 0,15 |
Ghi chú: 1. Khoảng cách trong bảng áp dụng với cả các chỗ giao chéo và đi song song. 2. Nếu không thể đạt được khoảng cách tối thiểu như trong bảng, cáp thuê bao phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC. |
7.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao đi ngầm
7.3.1. Yêu cầu chung
a) Cáp thuê bao đi ngầm tới nhà thuê bao được lắp đặt dưới vỉa hè, lòng đường, phố, ngõ hoặc đường vào nhà thuê bao bằng cách đi trong ống hoặc chôn trực tiếp.
b) Độ chôn sâu tối thiểu đối với ống dẫn cáp thuê bao, hoặc cáp thuê bao chôn trực tiếp như sau:
· 0,5 m khi đặt dưới vỉa hè, lòng đường, phố;
· 0,3 m trong khu vực ngõ, đường vào nhà thuê bao.
c) Ở những vị trí không thể lắp đặt cáp ở độ sâu trên phải lắp đặt cáp theo một trong các phương pháp sau:
· Cáp đi trong ống thép đặt trong rãnh cáp hoặc trên mặt đất nhưng phải đảm bảo an toàn, mỹ quan và không gây cản trở cho người và phương tiện qua lại.
· Cáp đi trong ống nhựa PVC đặt trong rãnh cáp và đậy tấm đan bê tông dày tối thiểu 50 mm bên trên.
d) Cáp chôn trực tiếp hoặc đi trong ống khi vào nhà phải đặt trong ống nhựa PVC uốn cong hoặc ống thép. ống được đi ngầm trong móng bê tông hoặc uốn cong phía ngoài nhà với bán kính uốn cong tối thiểu 300 mm.
e) Cáp thuê bao ngầm từ dưới đất hoặc hố cáp đi lên tường nhà hoặc cột treo cáp phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC và được ghim chắc chắn vào mặt tường, mặt cột treo cáp bằng các đai ốp hoặc đai thép quấn quanh cột ở các vị trí cách đều nhau không quá 1 m.
7.3.2. Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp thuê bao đi ngầm với các công trình kiến trúc
Khoảng cách nhỏ nhất trong đất giữa cáp thuê bao với cáp điện (cáp điện lưới nhà thuê bao) chôn cùng rãnh hoặc giao chéo quy định trong bảng 7.3.
Bảng 7.3: Khoảng cách nhỏ nhất trong đất giữa cáp thuê bao với cáp điện chôn cùng rãnh hoặc giao chéo
Vị trí | Khoảng cách nhỏ nhất trong đất (m) | ||
Có ống bảo vệ | Có che chắn bảo vệ khác | Không có che chắn bảo vệ | |
Chôn dưới vỉa hè, lòng đường, phố | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
Chôn trong khu vực ngõ, đường vào nhà thuê bao | Xem chú ý 1 | 0,1 | 0,1 |
Chú ý 1: 1. Không cần phân cách nếu cả cáp thuê bao và cáp điện được lắp đặt trong ống bảo vệ. 2. Cáp thuê bao lắp đặt chung rãnh với cáp điện phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC cứng. 3. Cáp thuê bao được lắp đặt về một phía của rãnh và ở phía trên cáp điện dọc toàn bộ chiều dài cáp. Tại vị trí giao chéo cáp thuê bao phải ở phía trên cáp điện lực. 4. Khi lắp đặt chung rãnh với cáp điện cần phải xem cáp điện có che chắn bằng tấm đan bê tông, gạch hoặc ống PVC cứng hay không để áp dụng các khoảng cách như quy định trong bảng này. |
7.4. Tiếp đất và chống sét cho cáp thuê bao
7.4.1. Cáp thuê bao là cáp treo hoặc cáp chôn phải thực hiện tiếp đất dây treo và vỏ kim loại của cáp. Giá trị điện trở tiếp đất được quy định tại bảng 7.4.
7.4.2. Nếu có thiết bị bảo vệ đường dây thuê bao thì điện trở tiếp đất các thiết bị bảo vệ này phải đảm bảo giá trị quy định tại bảng 7.4.
Bảng 7.4: Trị số điện trở tiếp đất cho cáp thuê bao
Điện trở suất của đất (W.m) | ≤ 100 | 101 ÷ 300 | 301 ÷ 500 | > 500 |
Điện trở tiếp đất (W) không lớn hơn | 30 | 45 | 55 | 75 |
8. Các quy định khác
8.1. Quy định lắp đặt tủ, hộp cáp
8.1.1. Yêu cầu chung
a) Lắp đặt các tủ cáp, hộp cáp trên công trình công cộng phải tuân thủ các quy định hiện hành của cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu lắp đặt trên công trình của chủ sở hữu nào phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình đó.
b) Lắp đặt tủ cáp, hộp cáp phải đảm bảo chắc chắn, an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho bảo dưỡng, xử lý và cung cấp dịch vụ.
c) Màng chắn từ của cáp được nối đất tương tự như đối với cáp treo.
8.1.2. Yêu cầu lắp đặt tủ cáp
a) Tủ cáp được lắp đặt trên cột hoặc trên bệ xây. Tủ cáp cũng có thể được lắp trong đường hầm.
b) Không được lắp đặt tủ cáp tại các cột nằm ngay vị trí giao nhau của đường giao thông.
c) Không được lắp đặt tủ cáp trên cột điện lực có treo trạm biến áp. Tủ cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải là tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.
d) Cột lắp đặt tủ cáp phải cách vạch kẻ phần đường dành cho người đi bộ qua đường về phía ngoài khu vực đường giao nhau không nhỏ hơn 5 m.
e) Khoảng cách từ mép vỉa hè đến điểm gần nhất của giá đỡ tủ cáp, bệ tủ cáp không nhỏ hơn 30 cm.
f) Tủ cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải là tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.
g) Tủ cáp treo trên cột được lắp đặt ở độ cao so với mặt đất là 0,3 m đến 1,5 m ở những khu vực không bị ngập lụt và trên 1,5 m ở những khu vực có ngập lụt. Ghế cáp (nếu có) phải lắp đặt ở vị trí cách đáy tủ cáp 1,2 m.
h) Tủ cáp lắp đặt trên bệ phải có độ cao đảm bảo tủ cáp không bị ngập nước khi xảy ra ngập lụt.
i) Cáp ngầm đi từ hệ thống cống bể hoặc chôn trực tiếp vào tủ cáp hoặc đi ra khỏi tủ cáp phải được đặt trong ống dẫn cáp bằng nhựa. ống dẫn có thể dùng loại ống PVC cứng, thanh dẫn cáp hoặc ống sun mền; ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp được đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không gỉ, khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.
8.1.3. Yêu cầu lắp đặt hộp cáp
a) Hộp cáp được lắp trên cột hoặc trên tường nhà.
b) Hộp cáp lắp đặt trên tường phải có khoảng cách đến mặt đất không nhỏ hơn 2 m. Cáp đi vào và dây thuê bao đi ra khỏi hộp cáp phải được đặt trong ống nhựa lắp trên tường nhà hoặc được ghim vào tường bằng ghim kẹp; khoảng cách giữa các đai hoặc ghim kẹp không lớn hơn 50 cm.
c) Hộp cáp được lắp trên cột phải có khoảng cách đến mặt đất không nhỏ hơn 2,5 m. Cáp đi vào và dây thuê bao đi ra trên bề mặt cột phải được đặt trong ống nhựa hoặc thanh dẫn cáp. Ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp phải đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không gỉ. Khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.
8.1.4. Tiếp đất cho tủ cáp, hộp cáp
a) Dây nối đất tủ cáp, hộp cáp phải là dây đồng bọc, tiết diện dây không nhỏ hơn 25 mm2 và được đặt trong ống nhựa.
b) Trị số điện trở tiếp đất cho tủ cáp, hộp cáp và các thiết bị bảo vệ tại tủ cáp, hộp cáp như quy định tại bảng 2.8.
8.2. Quy định ghi thông tin quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp và cáp treo
8.2.1.Trên cửa tủ cáp, nắp hộp cáp, nắp bể cáp và cột treo cáp phải ghi thông tin quản lý, bao gồm:
a) Thông tin bắt buộc: Tên đơn vị quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp. Tên đơn vị quản lý là tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên của doanh nghiệp, được thể hiện rõ ràng, bền vững theo thời gian.
b) Thông tin tùy chọn:
· Ký hiệu trạm viễn thông quản lý trực tiếp tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp;
· Số của tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp;
· Các thông tin khác.
8.2.2. Trên các cáp viễn thông treo nổi, phải gắn thẻ ghi thông tin sở hữu cáp tại các khoảng cách tối đa 300 m. Thẻ ghi thông tin sở hữu cáp được làm bằng vật liệu bền vững, chịu được điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, được gắn chắc chắn vào cáp bằng dây buộc. Trên thẻ có ghi các thông tin sau:
a) Thông tin bắt buộc: Tên đơn vị quản lý cáp. Tên đơn vị quản lý là tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên của doanh nghiệp, được thể hiện rõ ràng, bền vững theo thời gian.
b) Thông tin tùy chọn:
· Ký hiệu trạm viễn thông quản lý trực tiếp cáp;
· Số của tuyến cáp;
· Các thông tin khác.
8.2.3. Trên các cáp viễn thông treo nổi qua các khu vực giao thông theo quy định của cơ quan quản lý ở địa phương, phải treo biển báo độ cao trên sợi cáp thấp nhất và tại vị trí thấp nhất. Biển báo độ cao ghi các thông tin bắt buộc sau:
· Tên đơn vị quản lý cáp: Tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên của doanh nghiệp;
· Chỉ số độ cao: khoảng cách thẳng đứng ngắn nhất của cáp treo so với mặt đường giao thông.
· Thông tin trên biển báo độ cao phải được thể hiện rõ ràng, bền vững theo thời gian.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
Độ chùng tối thiểu của cáp treo
A.1. Độ chùng tối thiểu của cáp treo (S)
· Độ chùng tối thiểu của cáp treo S được tính theo công thức:
S = ; (1)
S là độ chùng tối thiểu, tính bằng mm;
f là ứng suất lớn nhất có thể chấp nhận được đối với dây treo khi không có gió, tính bằng kPa;
L là chiều dài khoảng cột, tính bằng m;
QS là hệ số tải tĩnh khi không có gió:
Qs = (2)
Với
Wt là tổng trọng lượng của cáp, dây treo và chất cách điện, tính bằng kg/km;
Wb là trọng lượng chỉ của dây treo, tính bằng kg/km.
· Mối quan hệ giữa độ chùng tối thiểu S và độ căng tối đa T:
T = (3)
Trong đó:
d là đường kính hoặc đường kính tương đương của dây treo, tính bằng mm.
A.2. Bảng tính sẵn độ chùng tối thiểu và độ căng tối đa của cáp treo theo nhiệt độ và chiều dài khoảng cột cho các loại cáp đồng và dây treo cáp khác nhau
Xem các bảng A.1 ÷ A.18.
Bảng A.1: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1120 | 130 | 1110 | 180 | 1110 | 240 | 1070 | 310 | 1030 | 400 | 990 | 500 | 950 | 620 | 920 | 750 | 890 | 900 |
10 | 1050 | 140 | 1050 | 190 | 1050 | 250 | 1010 | 330 | 970 | 420 | 940 | 530 | 910 | 650 | 880 | 780 | 860 | 940 |
15 | 990 | 150 | 990 | 200 | 990 | 270 | 960 | 350 | 930 | 440 | 900 | 550 | 870 | 680 | 850 | 820 | 830 | 970 |
20 | 930 | 160 | 930 | 220 | 930 | 280 | 910 | 370 | 880 | 470 | 860 | 580 | 840 | 710 | 820 | 850 | 800 | 1000 |
25 | 870 | 170 | 870 | 230 | 880 | 300 | 860 | 390 | 840 | 490 | 820 | 610 | 800 | 740 | 790 | 880 | 780 | 1040 |
30 | 810 | 180 | 820 | 250 | 830 | 320 | 810 | 410 | 800 | 520 | 780 | 640 | 770 | 770 | 760 | 910 | 750 | 1070 |
35 | 750 | 200 | 770 | 260 | 780 | 340 | 770 | 430 | 760 | 540 | 750 | 660 | 740 | 800 | 730 | 950 | 730 | 1110 |
40 | 700 | 210 | 720 | 280 | 740 | 360 | 730 | 460 | 720 | 570 | 720 | 690 | 710 | 830 | 710 | 980 | 710 | 1140 |
50 | 610 | 240 | 630 | 320 | 660 | 400 | 660 | 510 | 660 | 620 | 660 | 750 | 660 | 890 | 660 | 1040 | 670 | 1210 |
Bảng A.2: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1110 | 180 | 1100 | 250 | 1070 | 340 | 1030 | 440 | 1000 | 570 | 960 | 710 | 940 | 870 | 910 | 1040 | 900 | 1230 |
10 | 1050 | 190 | 1040 | 260 | 1020 | 350 | 990 | 460 | 960 | 590 | 930 | 730 | 910 | 890 | 890 | 1070 | 870 | 1260 |
15 | 990 | 200 | 990 | 280 | 970 | 370 | 940 | 480 | 920 | 610 | 900 | 760 | 880 | 920 | 870 | 1100 | 850 | 1300 |
20 | 940 | 220 | 940 | 290 | 930 | 390 | 900 | 500 | 890 | 640 | 870 | 790 | 860 | 950 | 840 | 1130 | 830 | 1330 |
25 | 880 | 230 | 890 | 310 | 880 | 410 | 870 | 530 | 850 | 660 | 840 | 810 | 830 | 980 | 820 | 1160 | 810 | 1360 |
30 | 830 | 240 | 850 | 330 | 840 | 430 | 830 | 550 | 820 | 690 | 810 | 840 | 810 | 1010 | 800 | 1190 | 800 | 1390 |
35 | 790 | 260 | 800 | 340 | 810 | 450 | 800 | 570 | 790 | 710 | 790 | 860 | 790 | 1030 | 780 | 1220 | 780 | 1420 |
40 | 740 | 270 | 760 | 360 | 770 | 470 | 770 | 590 | 770 | 730 | 770 | 890 | 760 | 1060 | 760 | 1250 | 760 | 1450 |
50 | 660 | 310 | 690 | 400 | 710 | 510 | 710 | 640 | 720 | 780 | 720 | 940 | 730 | 1120 | 730 | 1300 | 730 | 1510 |
Bảng A.3: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1100 | 210 | 1060 | 300 | 1010 | 410 | 970 | 550 | 940 | 700 | 910 | 870 | 890 | 1060 | 870 | 1280 | 850 | 1510 |
10 | 1040 | 230 | 1010 | 320 | 970 | 430 | 940 | 570 | 910 | 720 | 890 | 900 | 870 | 7090 | 850 | 1300 | 840 | 1530 |
15 | 990 | 240 | 960 | 330 | 930 | 450 | 900 | 590 | 880 | 750 | 860 | 920 | 850 | 1120 | 830 | 1330 | 820 | 1560 |
20 | 940 | 250 | 920 | 350 | 890 | 470 | 870 | 610 | 850 | 770 | 840 | 950 | 830 | 1140 | 820 | 1360 | 810 | 1590 |
25 | 890 | 260 | 880 | 370 | 860 | 490 | 840 | 630 | 830 | 790 | 820 | 970 | 810 | 1170 | 800 | 1380 | 790 | 1620 |
30 | 850 | 280 | 840 | 380 | 820 | 510 | 810 | 650 | 800 | 820 | 800 | 1000 | 790 | 1200 | 790 | 1410 | 780 | 1650 |
35 | 800 | 290 | 800 | 400 | 790 | 530 | 790 | 680 | 780 | 840 | 780 | 1020 | 770 | 1220 | 770 | 1440 | 770 | 1670 |
40 | 760 | 310 | 770 | 420 | 760 | 550 | 760 | 700 | 760 | 860 | 760 | 1050 | 760 | 1250 | 760 | 1470 | 760 | 1700 |
50 | 690 | 340 | 700 | 460 | 710 | 590 | 720 | 740 | 720 | 720 | 720 | 110 | 730 | 1300 | 730 | 7520 | 730 | 1750 |
Bảng A.4: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1080 | 300 | 1050 | 420 | 1020 | 570 | 990 | 740 | 970 | 930 | 950 | 1150 | 930 | 1390 | 920 | 1650 | 910 | 1930 |
10 | 1030 | 310 | 1010 | 440 | 990 | 590 | 960 | 760 | 940 | 950 | 930 | 1170 | 920 | 1410 | 910 | 1670 | 900 | 1960 |
15 | 990 | 330 | 980 | 450 | 960 | 600 | 940 | 780 | 920 | 970 | 910 | 1190 | 900 | 1430 | 900 | 1700 | 890 | 1980 |
20 | 950 | 340 | 940 | 470 | 930 | 620 | 910 | 800 | 900 | 1000 | 900 | 1220 | 890 | 1460 | 880 | 1720 | 880 | 2010 |
25 | 910 | 360 | 910 | 480 | 900 | 640 | 890 | 820 | 890 | 1020 | 880 | 1240 | 880 | 1480 | 870 | 1740 | 870 | 2030 |
30 | 880 | 370 | 880 | 500 | 880 | 660 | 870 | 840 | 870 | 1040 | 870 | 1260 | 860 | 1500 | 860 | 1770 | 860 | 2050 |
35 | 840 | 380 | 850 | 520 | 850 | 680 | 850 | 860 | 850 | 1060 | 850 | 1280 | 850 | 1520 | 850 | 1790 | 850 | 2080 |
40 | 810 | 400 | 830 | 530 | 830 | 690 | 830 | 880 | 840 | 1080 | 840 | 1300 | 840 | 1550 | 840 | 1810 | 840 | 2100 |
50 | 760 | 430 | 780 | 570 | 790 | 730 | 800 | 910 | 800 | 1120 | 810 | 1340 | 820 | 1590 | 820 | 1860 | 820 | 2140 |
Bảng A.5: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 2560 | 180 | 2550 | 250 | 2550 | 330 | 2540 | 420 | 2530 | 520 | 2520 | 630 | 2510 | 750 | 2500 | 880 | 2490 | 1020 |
10 | 2470 | 190 | 2470 | 260 | 2460 | 340 | 2460 | 430 | 2450 | 530 | 2450 | 640 | 2440 | 770 | 2440 | 900 | 2430 | 1050 |
15 | 2380 | 200 | 2380 | 270 | 2380 | 350 | 2380 | 440 | 2380 | 550 | 2380 | 660 | 2380 | 790 | 2380 | 920 | 2380 | 1070 |
20 | 2290 | 200 | 2290 | 280 | 2300 | 360 | 2300 | 460 | 2310 | 560 | 2310 | 680 | 2320 | 810 | 2320 | 950 | 2320 | 1100 |
25 | 2200 | 210 | 2210 | 290 | 2220 | 380 | 2230 | 470 | 2240 | 580 | 2250 | 700 | 2260 | 830 | 2260 | 970 | 2270 | 1120 |
30 | 2110 | 220 | 2130 | 300 | 2140 | 390 | 2160 | 490 | 2170 | 600 | 2190 | 720 | 2200 | 850 | 2210 | 1000 | 2220 | 1150 |
35 | 2030 | 230 | 2050 | 310 | 2070 | 400 | 2090 | 500 | 2110 | 620 | 2130 | 740 | 2140 | 870 | 2160 | 1020 | 2170 | 1170 |
40 | 1950 | 240 | 1970 | 320 | 2000 | 420 | 2020 | 520 | 2050 | 640 | 2070 | 760 | 2090 | 900 | 2110 | 1040 | 2130 | 1200 |
50 | 1790 | 260 | 1830 | 350 | 1860 | 450 | 1900 | 560 | 1930 | 670 | 1960 | 800 | 1990 | 940 | 2010 | 1090 | 2040 | 1250 |
Bảng A.6: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,4 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 2550 | 230 | 2540 | 310 | 2530 | 410 | 2520 | 520 | 2510 | 640 | 2500 | 780 | 2490 | 930 | 2480 | 1090 | 2470 | 1270 |
10 | 2460 | 230 | 2460 | 320 | 2450 | 420 | 2450 | 530 | 2440 | 660 | 2440 | 800 | 2430 | 950 | 2430 | 1120 | 2420 | 1300 |
15 | 2380 | 240 | 2380 | 330 | 2380 | 430 | 2380 | 550 | 2380 | 670 | 2380 | 820 | 2380 | 970 | 2380 | 1140 | 2380 | 1320 |
20 | 2300 | 250 | 2300 | 340 | 2310 | 450 | 2310 | 560 | 2320 | 690 | 2320 | 840 | 2330 | 990 | 2330 | 1150 | 2340 | 1350 |
25 | 2210 | 260 | 2230 | 350 | 2240 | 460 | 2250 | 580 | 2260 | 710 | 2270 | 860 | 2280 | 1010 | 2290 | 1190 | 2290 | 1370 |
30 | 2130 | 270 | 2150 | 370 | 2170 | 470 | 2190 | 590 | 2200 | 730 | 2220 | 880 | 2230 | 1040 | 2240 | 1210 | 2250 | 1400 |
35 | 2060 | 280 | 2080 | 380 | 2110 | 490 | 2130 | 610 | 2150 | 750 | 2170 | 900 | 2180 | 1060 | 2200 | 1230 | 2210 | 1420 |
40 | 1980 | 290 | 2010 | 390 | 2040 | 500 | 2070 | 630 | 2100 | 770 | 2120 | 920 | 2140 | 1080 | 2160 | 1260 | 2180 | 1450 |
50 | 1840 | 310 | 1880 | 420 | 1930 | 530 | 1960 | 660 | 2000 | 800 | 2030 | 960 | 2060 | 1120 | 2080 | 1300 | 2100 | 1500 |
Bảng A.7: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (0C) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1110 | 190 | 1090 | 260 | 1050 | 350 | 1010 | 470 | 970 | 600 | 940 | 740 | 910 | 910 | 890 | 1100 | 870 | 1300 |
10 | 1050 | 200 | 1040 | 270 | 1000 | 370 | 970 | 490 | 940 | 620 | 910 | 770 | 890 | 940 | 870 | 1130 | 850 | 1330 |
15 | 990 | 210 | 990 | 290 | 950 | 390 | 930 | 510 | 900 | 640 | 880 | 800 | 860 | 970 | 850 | 1160 | 830 | 1360 |
20 | 940 | 220 | 940 | 300 | 910 | 410 | 890 | 530 | 870 | 670 | 850 | 820 | 840 | 1000 | 830 | 1190 | 820 | 1390 |
25 | 880 | 240 | 890 | 320 | 870 | 430 | 850 | 550 | 840 | 690 | 830 | 850 | 810 | 1020 | 810 | 1210 | 800 | 1420 |
30 | 840 | 250 | 850 | 340 | 830 | 450 | 820 | 570 | 810 | 720 | 800 | 880 | 790 | 1050 | 790 | 1240 | 780 | 1450 |
35 | 790 | 260 | 800 | 350 | 800 | 470 | 790 | 600 | 780 | 740 | 780 | 900 | 770 | 1080 | 770 | 1270 | 770 | 1480 |
40 | 750 | 280 | 760 | 370 | 760 | 490 | 760 | 620 | 760 | 760 | 760 | 930 | 750 | 1110 | 750 | 1300 | 750 | 1510 |
50 | 670 | 310 | 690 | 410 | 700 | 530 | 710 | 660 | 710 | 810 | 720 | 980 | 720 | 1160 | 720 | 1360 | 720 | 1570 |
Bảng A.8: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1080 | 300 | 1040 | 420 | 1010 | 560 | 980 | 730 | 950 | 930 | 930 | 1150 | 920 | 1390 | 910 | 1650 | 900 | 1930 |
10 | 1030 | 310 | 1000 | 430 | 970 | 580 | 950 | 750 | 930 | 950 | 920 | 1170 | 900 | 1410 | 890 | 1670 | 890 | 1960 |
15 | 990 | 320 | 970 | 450 | 940 | 600 | 930 | 770 | 910 | 970 | 900 | 1190 | 890 | 1430 | 880 | 1700 | 880 | 1980 |
20 | 950 | 340 | 930 | 460 | 920 | 620 | 900 | 790 | 890 | 990 | 880 | 1210 | 880 | 1460 | 870 | 1720 | 870 | 2010 |
25 | 910 | 350 | 900 | 480 | 890 | 640 | 880 | 810 | 870 | 1010 | 870 | 1240 | 860 | 1480 | 860 | 1740 | 860 | 2030 |
30 | 880 | 360 | 870 | 500 | 860 | 660 | 860 | 830 | 860 | 1030 | 850 | 1260 | 850 | 1500 | 850 | 1770 | 850 | 2050 |
35 | 840 | 380 | 840 | 510 | 840 | 670 | 840 | 850 | 840 | 1060 | 840 | 1280 | 840 | 1520 | 840 | 1790 | 840 | 2080 |
40 | 810 | 390 | 820 | 530 | 820 | 690 | 820 | 870 | 820 | 1080 | 820 | 1300 | 830 | 1540 | 830 | 1810 | 830 | 2100 |
50 | 750 | 420 | 770 | 570 | 780 | 730 | 790 | 910 | 790 | 1120 | 800 | 1340 | 800 | 1590 | 810 | 1860 | 810 | 2140 |
Bảng A.9: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 2560 | 190 | 2550 | 260 | 2540 | 340 | 2530 | 430 | 2520 | 530 | 2530 | 640 | 2510 | 770 | 2500 | 900 | 2490 | 1050 |
10 | 2470 | 190 | 2460 | 260 | 2460 | 350 | 2460 | 440 | 2450 | 540 | 2450 | 660 | 2440 | 790 | 2440 | 920 | 2430 | 1070 |
15 | 2380 | 200 | 2380 | 270 | 2380 | 360 | 2380 | 450 | 2380 | 560 | 2380 | 680 | 2380 | 810 | 2380 | 950 | 2380 | 1100 |
20 | 2290 | 210 | 2290 | 280 | 2300 | 370 | 2300 | 470 | 2310 | 580 | 2310 | 700 | 2320 | 830 | 2320 | 970 | 2330 | 1120 |
25 | 2200 | 220 | 2210 | 300 | 2220 | 380 | 2230 | 480 | 2240 | 590 | 2250 | 720 | 2260 | 850 | 2270 | 990 | 2270 | 1150 |
30 | 2120 | 230 | 2130 | 310 | 2150 | 400 | 2160 | 500 | 2180 | 610 | 2190 | 740 | 2200 | 870 | 2210 | 1020 | 2230 | 1170 |
35 | 2030 | 240 | 2050 | 320 | 2070 | 410 | 2090 | 520 | 2110 | 630 | 2130 | 760 | 2150 | 890 | 2160 | 1040 | 2180 | 1200 |
40 | 1950 | 250 | 1980 | 330 | 2000 | 430 | 2030 | 530 | 2050 | 650 | 2070 | 780 | 2090 | 920 | 2110 | 1070 | 2130 | 1230 |
50 | 1800 | 270 | 1830 | 360 | 1870 | 460 | 1900 | 570 | 1940 | 690 | 1970 | 820 | 2000 | 960 | 2020 | 1110 | 2050 | 1280 |
Bảng A.10: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 2540 | 260 | 2530 | 360 | 2510 | 470 | 2500 | 590 | 2490 | 740 | 2480 | 900 | 2470 | 1070 | 2460 | 1260 | 2460 | 1470 |
10 | 2460 | 270 | 2490 | 370 | 2450 | 480 | 2440 | 610 | 2430 | 760 | 2430 | 920 | 2420 | 1090 | 2420 | 1280 | 2420 | 1490 |
15 | 2380 | 280 | 2380 | 380 | 2380 | 490 | 2380 | 630 | 2380 | 770 | 2380 | 930 | 2380 | 1110 | 2380 | 1310 | 2380 | 1510 |
20 | 2300 | 290 | 2310 | 390 | 2310 | 510 | 2320 | 640 | 2320 | 790 | 2330 | 950 | 2330 | 1130 | 2340 | 1330 | 2340 | 1540 |
25 | 2220 | 300 | 2240 | 400 | 2250 | 520 | 2260 | 660 | 2270 | 810 | 2280 | 970 | 2290 | 1150 | 2300 | 1350 | 2310 | 1560 |
30 | 2150 | 310 | 2170 | 410 | 2190 | 540 | 2210 | 670 | 2220 | 830 | 2240 | 990 | 2250 | 1180 | 2260 | 1370 | 2270 | 1590 |
35 | 2080 | 320 | 2110 | 430 | 2130 | 550 | 2150 | 690 | 2170 | 850 | 2190 | 1010 | 2210 | 1200 | 2230 | 1400 | 2240 | 1610 |
40 | 2010 | 330 | 2040 | 440 | 2070 | 570 | 2100 | 710 | 2130 | 860 | 2150 | 1030 | 2170 | 1220 | 2190 | 1420 | 2210 | 1630 |
50 | 1880 | 350 | 1930 | 470 | 1970 | 600 | 2010 | 740 | 2040 | 900 | 2070 | 1070 | 2100 | 1260 | 2120 | 1460 | 2140 | 1680 |
Bảng A.11: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 4190 | 220 | 4180 | 300 | 4160 | 390 | 4140 | 500 | 4120 | 610 | 4110 | 750 | 4090 | 890 | 4080 | 1050 | 4060 | 1220 |
10 | 4050 | 230 | 4040 | 310 | 4030 | 400 | 4020 | 510 | 4010 | 630 | 4010 | 770 | 4000 | 910 | 3990 | 1070 | 3980 | 1250 |
15 | 3910 | 230 | 3910 | 320 | 3910 | 410 | 3910 | 530 | 3910 | 650 | 3910 | 780 | 3910 | 930 | 3910 | 1100 | 3910 | 1270 |
20 | 3770 | 240 | 2780 | 330 | 3790 | 430 | 3800 | 540 | 3800 | 670 | 3810 | 800 | 3820 | 950 | 3830 | 1120 | 3830 | 1300 |
25 | 3630 | 250 | 3650 | 340 | 3670 | 440 | 3690 | 560 | 3710 | 680 | 3720 | 820 | 3740 | 980 | 3750 | 1140 | 3760 | 1320 |
30 | 3500 | 260 | 3530 | 350 | 3560 | 460 | 3580 | 570 | 3610 | 700 | 3630 | 840 | 3650 | 1000 | 3670 | 1170 | 3690 | 1340 |
35 | 3370 | 270 | 3410 | 360 | 3450 | 470 | 3480 | 590 | 3520 | 720 | 3550 | 860 | 3580 | 1020 | 3600 | 1190 | 3620 | 1370 |
40 | 3250 | 280 | 3300 | 380 | 3340 | 490 | 3390 | 610 | 3430 | 740 | 3460 | 880 | 3500 | 1040 | 3530 | 1210 | 3560 | 1390 |
50 | 3010 | 300 | 3080 | 400 | 3140 | 520 | 3200 | 640 | 3260 | 780 | 3310 | 930 | 3360 | 1090 | 3400 | 1260 | 3440 | 1440 |
Bảng A.12: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,64 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 4160 | 290 | 4130 | 400 | 4110 | 530 | 4090 | 670 | 4070 | 840 | 4050 | 1010 | 4040 | 1210 | 4030 | 1430 | 4010 | 1660 |
10 | 4030 | 300 | 4020 | 410 | 4010 | 540 | 4000 | 690 | 3990 | 850 | 3980 | 1030 | 3970 | 1230 | 3970 | 1450 | 2960 | 1680 |
15 | 3910 | 310 | 3910 | 430 | 3910 | 560 | 3910 | 700 | 3910 | 870 | 3910 | 1050 | 3910 | 1250 | 3910 | 1470 | 3910 | 1710 |
20 | 3790 | 320 | 3800 | 440 | 3810 | 570 | 3820 | 720 | 3830 | 890 | 3840 | 1070 | 3840 | 1270 | 3850 | 1490 | 3860 | 1730 |
25 | 3670 | 330 | 3700 | 450 | 3720 | 590 | 3740 | 740 | 3750 | 910 | 3770 | 1090 | 3780 | 1290 | 3800 | 1510 | 3810 | 1750 |
30 | 3560 | 340 | 3590 | 460 | 3630 | 600 | 3660 | 750 | 3680 | 920 | 3700 | 1110 | 3720 | 1310 | 3750 | 1560 | 3760 | 1770 |
35 | 3450 | 350 | 3500 | 480 | 3540 | 610 | 3580 | 770 | 3610 | 940 | 3640 | 1130 | 3670 | 1330 | 3690 | 1560 | 3710 | 1800 |
40 | 3340 | 370 | 3400 | 490 | 3460 | 630 | 3500 | 790 | 3540 | 960 | 3580 | 1150 | 3610 | 1360 | 3640 | 1580 | 3670 | 1820 |
50 | 3150 | 390 | 3230 | 520 | 3300 | 660 | 3360 | 820 | 3410 | 1000 | 3460 | 1190 | 3510 | 1400 | 3540 | 1620 | 3580 | 1860 |
Bảng A.13: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 10 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 1/2,75 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 1080 | 290 | 1050 | 410 | 1020 | 550 | 990 | 720 | 970 | 910 | 950 | 1120 | 930 | 1360 | 920 | 1620 | 910 | 1890 |
10 | 1030 | 310 | 1010 | 430 | 980 | 570 | 960 | 740 | 940 | 930 | 930 | 1150 | 920 | 1380 | 910 | 1640 | 900 | 1920 |
15 | 990 | 320 | 980 | 440 | 950 | 590 | 940 | 760 | 920 | 950 | 910 | 1170 | 900 | 1410 | 890 | 1660 | 890 | 1940 |
20 | 950 | 330 | 940 | 460 | 930 | 610 | 910 | 780 | 900 | 980 | 890 | 1190 | 890 | 1430 | 880 | 1690 | 880 | 1970 |
25 | 910 | 350 | 910 | 470 | 900 | 630 | 890 | 800 | 880 | 1000 | 880 | 1210 | 870 | 1450 | 870 | 1710 | 870 | 1990 |
30 | 870 | 360 | 880 | 490 | 870 | 640 | 870 | 820 | 860 | 1020 | 860 | 1240 | 860 | 1470 | 860 | 1730 | 860 | 2010 |
35 | 840 | 380 | 850 | 510 | 850 | 660 | 850 | 840 | 850 | 1040 | 850 | 1260 | 850 | 1500 | 850 | 1760 | 850 | 2040 |
40 | 810 | 390 | 820 | 520 | 830 | 680 | 830 | 860 | 830 | 1060 | 830 | 1280 | 830 | 1520 | 830 | 1780 | 840 | 2060 |
50 | 750 | 420 | 770 | 560 | 780 | 720 | 790 | 900 | 800 | 1100 | 810 | 1320 | 810 | 1560 | 810 | 1830 | 820 | 2110 |
Bảng A.14: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 20 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) |
| |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 |
| ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | ||
5 | 2550 | 220 | 2540 | 300 | 2530 | 390 | 2520 | 490 | 2510 | 610 | 2500 | 740 | 2490 | 890 | 2480 | 1050 | 2470 | 1220 | |
10 | 2470 | 220 | 2460 | 310 | 2450 | 400 | 2450 | 510 | 2440 | 630 | 2440 | 760 | 2430 | 910 | 2430 | 1070 | 2430 | 1230 | |
15 | 2380 | 230 | 2380 | 320 | 2380 | 410 | 2380 | 520 | 2380 | 650 | 2380 | 780 | 2380 | 930 | 2380 | 1090 | 2380 | 1270 | |
20 | 2290 | 240 | 2300 | 330 | 2310 | 430 | 2310 | 540 | 2320 | 660 | 2320 | 800 | 2330 | 950 | 2330 | 1120 | 2330 | 1290 | |
25 | 2210 | 250 | 2220 | 340 | 2230 | 440 | 2240 | 550 | 2260 | 680 | 2260 | 820 | 2270 | 970 | 2280 | 1140 | 2290 | 1320 | |
30 | 2130 | 260 | 2150 | 350 | 2160 | 450 | 2180 | 570 | 2200 | 700 | 2210 | 840 | 2220 | 1000 | 2240 | 1160 | 2250 | 1340 | |
35 | 2050 | 270 | 2080 | 360 | 2100 | 470 | 2120 | 590 | 2140 | 720 | 2160 | 860 | 2180 | 1020 | 2190 | 1190 | 2210 | 1370 | |
40 | 1980 | 280 | 2010 | 380 | 2030 | 480 | 2060 | 600 | 2090 | 740 | 2110 | 880 | 2130 | 1040 | 2150 | 1210 | 2170 | 1390 | |
50 | 1830 | 300 | 1870 | 400 | 1910 | 510 | 1950 | 640 | 1980 | 780 | 2010 | 920 | 2040 | 1080 | 2070 | 1260 | 2090 | 1440 | |
Bảng A.15: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 30 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 7/1,25 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 2530 | 300 | 210 | 420 | 2500 | 550 | 2490 | 690 | 2480 | 860 | 2460 | 1050 | 2460 | 1250 | 2450 | 1470 | 2440 | 1710 |
10 | 2450 | 310 | 2440 | 430 | 2440 | 560 | 2430 | 710 | 2430 | 880 | 2420 | 1060 | 2420 | 1270 | 2410 | 1490 | 2410 | 1730 |
15 | 2380 | 320 | 2380 | 440 | 2380 | 570 | 2380 | 720 | 2380 | 900 | 2380 | 1080 | 2380 | 1290 | 2380 | 1510 | 2380 | 1750 |
20 | 2310 | 330 | 2310 | 450 | 2320 | 590 | 2330 | 740 | 2330 | 910 | 2340 | 1100 | 2340 | 1310 | 2350 | 1530 | 2350 | 1780 |
25 | 2240 | 340 | 2250 | 460 | 2270 | 600 | 2280 | 760 | 2290 | 930 | 2300 | 1120 | 2310 | 1330 | 2310 | 1560 | 2320 | 1800 |
30 | 2170 | 350 | 2190 | 480 | 2210 | 620 | 2230 | 770 | 2250 | 950 | 2260 | 1140 | 2270 | 1350 | 2280 | 1580 | 2290 | 1820 |
35 | 2100 | 360 | 2130 | 490 | 2160 | 630 | 2180 | 790 | 2200 | 970 | 2220 | 1160 | 2240 | 1370 | 2250 | 1600 | 2260 | 1840 |
40 | 2040 | 380 | 2080 | 500 | 2110 | 650 | 2140 | 810 | 2160 | 980 | 2190 | 1180 | 2200 | 1390 | 2220 | 1620 | 2240 | 1870 |
50 | 1920 | 400 | 1670 | 530 | 2020 | 680 | 2050 | 840 | 2090 | 1020 | 2120 | 1220 | 2140 | 1430 | 2160 | 1660 | 2180 | 1910 |
Bảng A.16: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 50 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 7/1,6 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 4160 | 290 | 4130 | 400 | 4110 | 530 | 4090 | 670 | 4070 | 840 | 4050 | 1020 | 4040 | 1210 | 4030 | 1430 | 4010 | 1660 |
10 | 4030 | 300 | 4020 | 420 | 4010 | 540 | 4000 | 690 | 3990 | 850 | 3980 | 1040 | 3970 | 1230 | 3970 | 1450 | 3960 | 1690 |
15 | 3910 | 310 | 3910 | 430 | 3910 | 560 | 3910 | 710 | 3910 | 870 | 3910 | 1050 | 3910 | 1260 | 3910 | 1470 | 3910 | 1710 |
20 | 3790 | 320 | 3800 | 440 | 3810 | 570 | 3820 | 720 | 3830 | 890 | 3840 | 1070 | 3840 | 1280 | 3850 | 1490 | 3860 | 1730 |
25 | 3670 | 330 | 3700 | 450 | 3720 | 590 | 3740 | 740 | 3750 | 910 | 3770 | 1090 | 3780 | 1300 | 3800 | 1520 | 3810 | 1750 |
30 | 3560 | 340 | 3590 | 460 | 3630 | 600 | 3660 | 750 | 3680 | 930 | 3710 | 1110 | 3730 | 1320 | 3740 | 1540 | 3760 | 1780 |
35 | 3450 | 360 | 3500 | 480 | 3540 | 620 | 3580 | 770 | 3610 | 940 | 3640 | 1130 | 3670 | 1340 | 3690 | 1560 | 3710 | 1800 |
40 | 3350 | 370 | 3400 | 490 | 3460 | 630 | 3500 | 790 | 3540 | 960 | 3580 | 1150 | 3610 | 1360 | 3640 | 1580 | 3670 | 1820 |
50 | 3150 | 390 | 3230 | 520 | 3300 | 660 | 3360 | 820 | 3420 | 1000 | 3460 | 1190 | 3510 | 1400 | 3540 | 1620 | 3580 | 1870 |
Bảng A.17: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 70 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 7/2,0 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 6530 | 260 | 6490 | 360 | 6460 | 470 | 6430 | 600 | 6400 | 740 | 6370 | 900 | 6350 | 1080 | 6330 | 1270 | 6310 | 1480 |
10 | 6320 | 270 | 6300 | 370 | 6280 | 480 | 6270 | 620 | 6250 | 760 | 6240 | 920 | 6230 | 1100 | 6220 | 1290 | 6210 | 1500 |
15 | 6110 | 280 | 6110 | 380 | 6110 | 500 | 6110 | 630 | 6110 | 780 | 6110 | 940 | 6110 | 1120 | 6110 | 1320 | 6110 | 1530 |
20 | 5910 | 290 | 5930 | 390 | 5950 | 510 | 5960 | 650 | 5970 | 800 | 5990 | 960 | 6000 | 1140 | 6010 | 1340 | 6020 | 1550 |
25 | 5720 | 300 | 5750 | 410 | 5780 | 530 | 5810 | 660 | 5840 | 810 | 5870 | 980 | 5890 | 1160 | 5910 | 1360 | 5930 | 1570 |
30 | 5530 | 310 | 5580 | 420 | 5630 | 540 | 5670 | 680 | 5720 | 830 | 5750 | 1000 | 5780 | 1180 | 5810 | 1380 | 5840 | 1600 |
35 | 5350 | 320 | 5410 | 430 | 5480 | 560 | 5540 | 700 | 5590 | 850 | 5640 | 1020 | 5680 | 1210 | 5720 | 1410 | 5760 | 1620 |
40 | 5170 | 330 | 5260 | 440 | 5340 | 570 | 5410 | 710 | 5470 | 870 | 5530 | 1040 | 5580 | 1230 | 5630 | 1430 | 5670 | 1640 |
50 | 4830 | 350 | 4950 | 470 | 5060 | 600 | 5160 | 750 | 5250 | 910 | 5330 | 1080 | 5400 | 1270 | 5460 | 1470 | 5520 | 1690 |
Bảng A.18: Độ căng tối đa T (N) và độ chùng tối thiểu S (mm) của cáp 100 đôi, cỡ sợi 0,9 mm, dây treo loại 7/2,0 mm
Nhiệt độ (oC) | Chiều dài khoảng cột (m) | |||||||||||||||||
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | 70 | ||||||||||
T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | T | S | |
5 | 6450 | 370 | 6410 | 510 | 6370 | 670 | 6340 | 850 | 6310 | 1050 | 6280 | 1280 | 6260 | 1530 | 6250 | 1800 | 6230 | 2090 |
10 | 6280 | 380 | 6260 | 520 | 6240 | 680 | 6220 | 860 | 6210 | 1070 | 6200 | 1300 | 6190 | 1550 | 6180 | 1820 | 6170 | 2110 |
15 | 6110 | 390 | 6110 | 530 | 6110 | 700 | 6110 | 880 | 6110 | 1090 | 6110 | 1300 | 6190 | 1550 | 6180 | 1820 | 6170 | 2110 |
20 | 5950 | 400 | 5970 | 540 | 5990 | 710 | 6000 | 900 | 6020 | 1100 | 6030 | 1330 | 6040 | 1580 | 6050 | 1860 | 6050 | 2150 |
25 | 5800 | 410 | 5840 | 560 | 5870 | 720 | 5900 | 910 | 5930 | 1120 | 5950 | 1350 | 5970 | 1600 | 5980 | 1880 | 6000 | 2170 |
30 | 5650 | 420 | 5710 | 570 | 5760 | 740 | 5800 | 930 | 5840 | 1140 | 5870 | 1370 | 5900 | 1620 | 5920 | 1890 | 5940 | 2190 |
35 | 5500 | 430 | 5580 | 580 | 5650 | 750 | 5700 | 940 | 5750 | 1150 | 5800 | 1390 | 5830 | 1640 | 5860 | 1910 | 5890 | 2210 |
40 | 5360 | 450 | 5460 | 600 | 5540 | 770 | 5610 | 960 | 5670 | 1170 | 5720 | 1400 | 5770 | 1660 | 5800 | 1930 | 5840 | 2230 |
50 | 5100 | 470 | 5230 | 620 | 5340 | 800 | 5430 | 990 | 5510 | 1200 | 5580 | 1440 | 5640 | 1700 | 5690 | 1970 | 5730 | 2270 |
PHỤ LỤC B
(Quy định)
Xác định hệ số che chắn của dây chống sét
Xác định hệ số che chắn cho các trường hợp khác nhau như trình bày trên hình B.1.
Hình B.1: Sắp xếp các dây chống sét ngầm bao bọc xung quanh cáp viễn thông
B.1. Trường hợp dùng một dây chống sét
Hệ số che chắn h được xác định bằng công thức:
Trong đó:
x: là khoảng cách giữa các trục cáp và dây chống sét;
z: là bán kính của dây chống sét;
r: là bán kính của vỏ cáp.
Trong bảng B.1 là giá trị tính sẵn hệ số che chắn cho trường hợp r = 10 mm và bảng B.2
cho trường hợp r = 20 mm với các giá trị khác nhau của s và x.
Bảng B.1: Hệ số che chắn khi r = 10 mm
x (m) | s = 2 mm | s = 3 mm | s = 5 mm | s = 8 mm | s = 12 mm |
0,15 | 0,61 | 0,59 | 0,56 | 0,52 | 0,48 |
0,25 | 0,60 | 0,58 | 0,55 | 0,52 | 0,49 |
0,50 | 0,59 | 0,57 | 0,54 | 0,51 | 0,49 |
1,00 | 0,57 | 0,56 | 0,53 | 0,51 | 0,49 |
Bảng B.2: Hệ số che chắn khi r = 20 mm
x (m) | s = 2 mm | s = 3 mm | s = 5 mm | s = 8 mm | s = 12 mm |
0,15 | 0,68 | 0,65 | 0,62 | 0,59 | 0,55 |
0,25 | 0,65 | 0,63 | 0,60 | 0,57 | 0,54 |
0,50 | 0,63 | 0,61 | 0,59 | 0,56 | 0,54 |
1,00 | 0,61 | 0,60 | 0,58 | 0,55 | 0,53 |
B.2. Trường hợp dùng hai dây chống sét
Hệ số che chắn h được xác định bằng công thức:
Trong đó:
r’12 : là khoảng cách giữa trục cáp và một trong các dây chống sét;
r’11 =
r’22 =
Với:
r11: là bán kính trung bình của vỏ;
r22: là bán kính của dây chống sét ngầm;
h: là độ chôn sâu của cáp;
h’: là độ chôn sâu của dây chống sét;
b: là khoảng cách giữa các dây chống sét;
b’: là khoảng cách giữa một dây chống sét với ảnh ảo của dây chống sét khác qua giao diện “không khí - đất”:
b’ =
Bảng B.3 trình bày hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng hai dây chống sét, với r = 10 mm, s = 5 mm và các góc g tạo bởi dây chống sét với trục thẳng đứng có giá trị khác nhau.
Bảng B.3: Hệ số che chắn của hai dây chống sét, khi r = 10 mm, s = 5 mm
x (m) | g = 30o | g = 45o | g = 60o | g = 90o |
0,15 | 0,38 | 0,36 | 0,34 | 0,33 |
0,25 | 0,38 | 0,35 | 0,34 | 0,33 |
0,50 | 0,37 | 0,35 | 0,34 | 0,33 |
1,00 | 0,37 | 0,35 | 0,34 | 0,33 |
B.3. Trường hợp dùng nhiều hơn hai dây chống sét
Bảng B.4 và bảng B.5 trình bày hệ số che chắn tính sẵn tương ứng cho trường hợp dùng ba dây chống sét và n dây chống sét, được bố trí thành một vòng tròn xung quanh cáp, với r = 10 mm, s = 5 mm, x = 0,25 m và các góc g tạo bởi dây chống sét với trục thẳng đứng có giá trị khác nhau.
Bảng B.4: Hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng ba dây chống sét
g = 30o | g = 60o | g = 90o | g = 120o |
0,33 | 0,26 | 0,23 | 0,22 |
Bảng B.5: Hệ số che chắn tính sẵn cho trường hợp dùng n dây chống sét
n = 4 | n = 6 | n = 8 |
0,16 | 0,09 | 0,06 |
PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
MỘT SỐ QUY CÁCH ĐẤU NỐI CÁP
C.1. Quy cách kết cuối cáp treo
a) Kết cuối cáp treo phổ biến là dùng bu lông đầu vòng như trình bày trên hình C.1.
b) Có thể kết cuối cáp treo bằng các đai thép.
c) Kết cuối cáp treo ở nơi cáp vào và ra tủ cáp như trình bày trên hình C.2.
d) Trường hợp cáp có kèm dây treo, khi kết cuối cáp treo cần tách dây treo ra khỏi cáp.
Hình C.1: Kết cuối dây treo cáp bằng bu lông đầu vòng
Hình C.2: Kết cuối dây treo cáp ở nơi cáp vào và ra tủ cáp
C.2. Kết cuối cáp tại hộp cáp
a) Cáp đi vào và dây thuê bao đi ra tại hộp cáp trên bề mặt cột được đặt trong ống nhựa hoặc thanh dẫn cáp. Ống ghen luồn dẫn cáp cần được đặt thẳng dọc thân cột và buộc chắc chắn vào cột bằng các dây thép mạ kẽm 3,0 mm hoặc Côliê bằng thép không rỉ. Khoảng cách giữa các dây buộc (Côliê) không lớn hơn 50 cm.
b) Dây nối đất hộp cáp bằng đồng có tiết diện không nhỏ hơn 25 mm2 được đặt trong ống hoặc máng ốp bằng nhựa. ống hoặc máng ốp bằng nhựa bảo vệ dây nối đất hộp cáp được đặt dọc thân cột và được buộc chắc chắn vào cột bằng dây thép mạ kẽm 3,0 mm hoặc Côliê bằng thép không rỉ. Khoảng cách giữa các dây buộc (Côliê) không lớn hơn 50 cm.
c) Màng chắn từ của cáp tại các hộp cáp được nối đất. Việc tiếp đất cho hộp cáp tuân thủ các quy định nêu tại mục 8.1.4.
C.3. Kết cuối cáp tại tủ cáp
a) Cáp ngầm đi từ hệ thống cống bể hoặc chôn trực tiếp vào tủ cáp hoặc đi ra khỏi tủ cáp phải được đặt trong ống dẫn cáp bằng nhựa. Ống dẫn có thể dùng loại ống PVC cứng, thanh dẫn cáp hoặc ống sun mền; ống dẫn cáp, thanh dẫn cáp được đặt thẳng dọc thân cột và cố định chắc chắn vào cột bằng các đai thép không gỉ, khoảng cách giữa các đai không lớn hơn 50 cm.
b) Ống dẫn cáp lên tủ dùng loại ống PVC cứng hoặc ống cao su mềm. Đường kính ống được lựa chọn phù hợp với kích thước cáp đi bên trong ống.
c) Dây nối đất tủ cáp là dây đồng bọc, tiết diện dây không nhỏ hơn 25 mm2 và được đặt trong ống nhựa (xem hình C.3). Trị số điện trở tiếp đất của tủ cáp phải bảo đảm trị số đúng theo quy định.
Hình C.3: Tiếp đất tủ cáp
C.4. Hàn nối cáp đồng treo
C.4.1. Nối cáp đồng tại các tủ, hộp cáp
a) Cáp đồng sau khi bóc vỏ bọc bên ngoài một đoạn khoảng 700 mm được luồn qua lỗ phía dưới dẫn vào các tủ hoặc hộp cáp. Cáp được bắt chặt vào thân tủ hoặc hộp cáp, sau đó sợi dây đồng trần nằm bên dưới màng chắn kim loại và từng đôi dây của cáp được tách ra. Lần lượt bóc lớp cách điện ở đầu của từng sợi dây đồng một đoạn khoảng 25 mm rồi đem nối vào phiến đấu dây.
b) Màng chắn kim loại của cáp được nối đất thông qua sợi dây đồng trần nằm sát ngay bên dưới lớp màng kim loại. Sợi dây đồng này sẽ được bắt chặt bằng ê cu vào một con vít đã lắp sẵn bên trong tủ hoặc hộp cáp. Dây nối đất của tủ hoặc hộp cáp bằng đồng có tiết diện không nhỏ hơn 25 mm2, bố trí dọc cột dẫn xuống tổ tiếp đất và được bảo vệ bằng máng hoặc ống PVC.
C.4.2. Nối cáp đồng tại các măng sông
a) Trước hết cần bóc dây treo cáp ra. Các đôi dây của cáp này sẽ được nối lần lượt với các đôi dây của cáp kia bằng con rệp, sau đó tiến hành nối màn chắn kim loại của hai cáp và sau đó ta dùng măng sông bọc toàn bộ cáp đã nối lại. Cuối cùng là nối dây treo cáp bằng kẹp 3 lỗ hai rãnh (xem hình C.4). Măng sông cáp đồng nên bố trí tại cột treo cáp.
b) Có hai loại măng sông chính là măng sông nối thẳng và măng sông rẽ nhánh. Măng sông nối thẳng để nối hai cáp cùng loại. Măng sông rẽ nhánh để nối các loại cáp khác nhau hoặc thay thế tủ cáp.
c) Măng sông dùng để nối liền các vỏ bọc ngoài của cáp, sử dụng phổ biến là loại có thể co ngót nhờ nhiệt.
d) Do cáp treo ngoài trời nên măng sông phải bảo vệ mối nối, bảo vệ sợi đồng và cáp khỏi bị ngấm nước và một số tác động của môi trường.
Hình C.4: Măng sông cáp treo
C.5. Nối cáp sợi quang
C.5.1. Nối sợi quang
a) Nối sợi quang thực hiện bằng thiết bị hàn nối sợi quang theo phương pháp hàn hồ quang hoặc hàn cơ khí.
b) Sau khi hàn nối sợi quang xong phải cẩn thận đưa mối hàn vào trong khay hàn. Bán kính cong của sợi quang phải bảo đảm lớn hơn 20 lần đường kính cáp.
c) Sau khi tất cả các sợi quang đã được hàn, cần giữ cho cho các sợi chắc chắn bằng các ống hoặc các bọc đệm đặt trên khay (xem hình C.5). Các sợi riêng lẻ được cuộn quanh khay hàn (xem hình C.6). Ống bao sợi và đệm sợi phải được xếp vòng quanh giá đỡ. Cáp và dây gia cường được giữ chặt nhờ các kẹp và vít.
Khi các mối hàn thoả mãn yêu cầu ta đóng măng sông lại.
Hình C.5: Ống bao sợi và đệm sợi
Hình C.6: Cuộn các sợi riêng lẻ quanh khay hàn
C.5.2. Lắp đặt măng sông cáp quang
a) Măng sông cáp quang treo được bố trí tại các cột. Cáp quang tại cột có treo măng sông cần để mỗi đầu dôi ra tối thiểu là 12 m. Các mẫu cáp quang dôi ra này sẽ được quấn tròn và treo gọn ngay trên cột. Mục đích của các mẫu cáp quang dôi ra này là phục vụ cho việc hàn nối sửa chữa sau này.
b) Hộp măng sông phải cần được kiểm tra theo tài liệu kỹ thuật trước khi lắp đặt. Măng sông được lựa chọn tuỳ thuộc vào loại cáp quang sử dụng.
c) Cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp phù hợp với loại măng sông đã lựa chọn.
d) Lắp kẹp cáp không để cáp gập quá bán kính uốn cong cho phép.
e) Sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, cần vít chặt dây gia cường vào vít định vị hoặc/và tiếp đất dây gia cường.
f) Việc hàn nối các sợi quang theo các trình tự đã nêu ở trên. g) Bôi mỡ lên thành của vỏ trong măng sông.
h) Bôi mỡ vào mặt trong các cổng của gioăng nhựa.
i) Đặt gioăng nhựa rồi ấn chặt nó lên thành vỏ trong măng sông.
j) Bôi mỡ lên mặt trên của gioăng nhựa.
k) Bọc vỏ trong măng sông bằng lưới đệm. l) Đóng nắp măng sông và vít chặt.
m) Treo măng sông lên cột (xem hình C.7).
Hình C.7: Lắp đặt măng sông cáp quang trên cột
C.5.3. Lắp cáp quang tại giá ODF (Optical Distributions Frame)`
a) Sau khi kiểm tra hộp giá ODF theo tài liệu kỹ thuật bảo đảm yêu cầu, thực hiện gắn hộp giá ODF lên khung giá. Làm vệ sinh cáp. Bóc tuốt vỏ cáp quang rồi quần băng dính vào điểm lắp kẹp cáp. Khi cuốn cần lắp thêm một ống đệm để tránh kẹp trực tiếp vào vỏ cáp.
Chuẩn bị đầu cáp xem hình C.8.
b) Lắp kẹp cáp phải bảo đảm khi đưa cáp vào không bị gập quá bán kính uốn cong cho phép, xiết chặt kẹp vào cáp, vít chặt dây gia cường vào thanh định vị hoặc/và tiếp đất dây gia cường. Định vị ống lõng vào khe quy định, đậy nắp ngăn ống sợi không để kẹp vào ống sợi. Lắp đặt kẹp cáp xem hình C.9.
c) Phân nhóm sợi quang đặt trong ống nhựa theo từng nhóm. Lắp khay chứa sợi quang vào giá. Định vị dây nối quang vào khay chứa sợi quang, đánh dấu các dây nối.
d) Phân nhóm dây nối quang.
e) Đưa sợi quang đã hàn đạt chất lượng vào khay đựng sợi quang tuyệt đối không để sợi quang cong quá bán kính uốn cong cho phép.
f) Đặt ống co nhiệt mối hàn đúng vị trí theo thứ tự trong gá ống bảo vệ.
g) Lắp bộ nối quang trên bảng tiếp hợp. Đánh dấu tên cho từng vị trí bộ nối quang.
h) Định vị cáp trên đầu giá cáp ODF.
Hình C.8: Chuẩn bị đầu cáp
Hình C.9: Lắp đặt kẹp cáp
C.6. Nối đất dây treo cáp
a) Các bộ phận cấu thành hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp gồm có: bộ nối đất; dây nối đất; máng hoặc ống bảo vệ dây nối đất; điện cực tiếp đất.
b) Trường hợp không có bộ nối đất, có thể nối bằng phương pháp hàn chảy dây nối đất với dây thép bện treo cáp. Mối hàn cần được sơn chống rỉ đề phòng ăn mòn.
c) Dây nối đất là loại thép bện, gồm có 4 sợi thép mạ kẽm, đường kính mỗi sợi 1,9 mm. Dây nối đất phải được đặt trong ống hoặc máng nhựa bảo vệ PVC.
d) Tuỳ thuộc vào điện trở tiếp đất yêu cầu có thể dùng một hoặc nhiều điện cực tiếp đất. Điện cực tiếp đất được chôn ngay tại chân cột treo cáp. Nếu dùng nhiều điện cực tiếp đất thì nên bố trí dãy các điện cực tiếp đất vuông góc với hướng tuyến cáp. Hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp được trình bày trên hình C.10.
Hình C.10: Hệ thống nối đất dây thép bện treo cáp
C.7. Tiếp đất màng chắn từ của cáp
Thực hiện tiếp đất màng chắn từ của cáp viễn thông như sau:
C.7.1. Đối với cáp có sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ:
Hình C.11: Nối đất sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ
a) Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài. Khi thao tác cắt lớp vỏ nhựa và phôi nhôm lưu ý không làm đứt hoặc hỏng dây dẫn và sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ.
b) Gỡ màng nhôm chắn từ quấn quanh ruột cáp.
c) Cắt bỏ phôi nhôm đến điểm cắt lớp vỏ nhựa.
d) Kẹp hoặc hàn dây tiếp đất với sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ (xem hình C.11).
C.7.2. Đối với cáp không có sợi dây đồng nằm bên dưới màng chắn từ.
a) Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài.
b) Gỡ màng nhôm chắn từ quấn quanh ruột cáp.
c) Cắt bớt phối nhôm chỉ để lại đủ để quấn 3 vòng quanh lõi cáp.
d) Làm sạch bề mặt phôi nhôm.
e) Quấn phôi nhôm 3 vòng quanh ruột cáp ở sát chỗ cắt lớp vỏ nhựa bọc cáp rồi dùng kẹp kẹp chặt lại.
f) Nối dây đồng có đường kính 2 mm với tấm kẹp và nối dây này với dây đất. Khi tiếp đất ở những chỗ cần nối màng nhôm chắn từ phải thực hiện nối màng chắn từ trước rồi mới thực hiện tiếp đất màng chắn từ (xem hình C.12).
Hình C.12: Nối đất màng chắn từ đối với cáp không có sợi dây đồng bên dưới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quy phạm cấp cơ sở “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi”, mã số 68QP-01:04-VNPT của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông - Việt Nam.
[2] Quy phạm ngành QPN 01-76 “Xây dựng đường dây trần thông tin đường dài”
[3] Quy phạm ngành QPN 07-72 “Xây dựng đường dây điện thoại nội thị” (phần thiết kế)
[4] Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy phạm xây dựng công trình ngoại vi”, mã số 49-05-KHKT-TC, chủ trì: TS. Nguyễn Văn Dũng, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi áp dụng
1.2. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
2. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp treo
2.1. Điều kiện sử dụng cáp treo
2.2. Yêu cầu đối với cáp treo
2.3. Yêu cầu đối với cột treo cáp
2.4. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo
2.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp treo
3. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong cống bể
3.1. Điều kiện sử dụng cáp trong cống bể
3.2. Yêu cầu đối với cáp trong cống bể
3.3. Yêu cầu đối với hầm cáp, hố cáp (bể cáp
3.4. Yêu cầu đối với tuyến cống bể
3.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp trong cống bể
4. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp chôn trực tiếp
4.1. Điều kiện sử dụng cáp chôn trực tiếp
4.2. Yêu cầu đối với cáp chôn trực tiếp
4.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp chôn trực tiếp
4.4. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp chôn trực tiếp
5. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong đường hầm
5.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm
5.2. Yêu cầu đối với cáp lắp đặt trong đường hầm
5.3. Yêu cầu kỹ thuật của đường hầm
5.4. Yêu cầu lắp đặt cáp trong đường hầm
5.5. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp trong đường hầm
6. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp qua sông
6.1. Điều kiện sử dụng cáp qua sông
6.2. Yêu cầu đối với cáp qua sông
6.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp qua sông
6.4. Tiếp đất và chống sét cho công trình cáp qua sông
7. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao
7.1. Điều kiện sử dụng cáp thuê bao
7.2. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao treo nổi
7.3. Yêu cầu đối với tuyến cáp thuê bao đi ngầm
7.4. Tiếp đất và chống sét cho cáp thuê bao
8. Các quy định khác
8.1. Quy định lắp đặt tủ, hộp cáp
8.2. Quy định ghi thông tin quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp và cáp treo
Phụ lục A (Quy định): Độ chùng tối thiểu của cáp treo
Phụ lục B (Quy định): Xác định hệ số che chắn của dây chống sét
Phụ lục C (Tham khảo): Một số quy cách đấu nối cáp
Tài liệu tham khảo