Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, số 09/2022/QH15
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi năm 2022
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2022/QH15 | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/11/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/7/2023, nhiều trường hợp được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch
Cụ thể, một số trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch bao gồm sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế.
Đồng thời, Quốc hội bổ sung quy định về điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm: Có đủ điều kiện được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông sử dụng băng tần, kênh tần số tương ứng với băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển theo quy định của pháp luật về viễn thông; Có cam kết triển khai mạng viễn thông…
Trong đó, cam kết triển khai mạng viễn thông gồm có các nội dung: Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới hoặc số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai; Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc theo khu vực địa lý; Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông tính từ thời điểm cấp phép; Chất lượng dịch vụ viễn thông; Chuyển vùng dịch vụ viễn thông.
Đáng chú ý, tổ chức vi phạm nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông bị đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần đã được cấp mà không được hoàn trả phí, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với phần tần số vô tuyến điện bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem chi tiết Luật 09/2022/QH15 tại đây
tải Luật 09/2022/QH15
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUỐC HỘI __________ Luật số: 09/2022/QH15 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________
|
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12.
“c) Cấp, cấp lại, cấp đổi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;”;
“h) Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ vô tuyến điện; quản lý việc đào tạo và việc cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên;”.
Đối với băng tần được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng thì việc phân bổ phải bao gồm giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong băng tần được quy hoạch hoặc trong nhóm băng tần xác định;
“3. Việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam và việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện phải phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11a của Luật này.”.
“Điều 11a. Trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch
“2. Phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện, trừ trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11a của Luật này.”.
a) Cấp giấy phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ đấu giá theo các tiêu chí về năng lực đầu tư, kỹ thuật nghiệp vụ, kinh doanh bảo đảm thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông và mức tiền trả giá khi tham gia đấu giá của tổ chức;
b) Cấp giấy phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ thi tuyển theo các tiêu chí về năng lực đầu tư, kỹ thuật nghiệp vụ, kinh doanh bảo đảm thực hiện cam kết triển khai mạng viễn thông của tổ chức;
c) Cấp giấy phép trực tiếp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo nguyên tắc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định trước được xét cấp trước.
2. Phương thức cấp giấy phép thông qua đấu giá áp dụng đối với băng tần, kênh tần số sau đây:
a) Băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất;
b) Băng tần, kênh tần số để thiết lập mạng viễn thông công cộng mặt đất khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường viễn thông trong nước và thông lệ quốc tế về cấp phép loại băng tần, kênh tần số này.
3. Phương thức cấp giấy phép thông qua thi tuyển áp dụng đối với băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 Điều này khi cần phủ sóng công nghệ mới trên diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi cần có tổ chức mới tham gia thị trường để thúc đẩy cạnh tranh cho hoạt động viễn thông.
Thủ tướng Chính phủ quyết định băng tần, kênh tần số được cấp phép thông qua thi tuyển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 Điều này khi sử dụng cho mục đích thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 11a của Luật này;
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.
Trước khi giấy phép hết thời hạn 03 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép.
d) Có cam kết triển khai mạng viễn thông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
a) Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới hoặc số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai;
b) Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc theo khu vực địa lý;
c) Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông tính từ thời điểm cấp phép;
d) Chất lượng dịch vụ viễn thông;
đ) Chuyển vùng dịch vụ viễn thông.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này được cấp giấy phép trực tiếp phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này.
Trường hợp cấp giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 của Luật này phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này và phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
Trường hợp cấp lại giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 20a của Luật này.
1. Cấp lại giấy phép sử dụng băng tần là việc cho phép tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần tiếp tục sử dụng tần số vô tuyến điện đối với toàn bộ khối băng tần đã cấp trước đó khi giấy phép sử dụng băng tần đã cấp hết hiệu lực.
2. Băng tần được cấp lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong trường hợp tất cả các khối băng tần đã cấp phù hợp với việc phân chia các khối băng tần của quy hoạch băng tần được áp dụng tại thời điểm giấy phép sử dụng băng tần hết hiệu lực.
3. Chậm nhất là 03 năm trước ngày giấy phép sử dụng băng tần hết hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo cho tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần về quy hoạch băng tần được áp dụng tại thời điểm giấy phép sử dụng băng tần hết hiệu lực.
4. Điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần bao gồm:
a) Có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều 19 của Luật này;
b) Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về viễn thông, tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật đối với băng tần, kênh tần số đã cấp trước đó được đề nghị cấp lại;
c) Nộp đủ, đúng thời hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần, kênh tần số được đề nghị cấp lại theo quy định của pháp luật;
d) Có cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18a của Luật này.
5. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép sử dụng băng tần còn hiệu lực 06 tháng, tổ chức có nhu cầu được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần phải gửi Bộ Thông tin và Truyền thông hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp lại giấy phép sử dụng băng tần cho tổ chức chậm nhất là 30 ngày trước ngày giấy phép đã cấp hết hiệu lực; trường hợp không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Giấy phép sử dụng băng tần được cấp lại khi hết thời hạn ghi trong giấy phép thì được xem xét gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
7. Không cấp lại giấy phép sử dụng băng tần đối với băng tần, kênh tần số được cấp cho mục đích thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, được cấp trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật và được cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 11a, điểm d khoản 4 Điều 18 của Luật này.”.
“Điều 22. Gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Việc gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải căn cứ vào nguyên tắc cấp giấy phép quy định tại Điều 17 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép tương ứng;
b) Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, 60 ngày đối với giấy phép sử dụng băng tần, 90 ngày đối với giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;
c) Thời hạn hiệu lực của giấy phép được gia hạn không vượt quá thời hạn của giấy phép viễn thông, giấy phép hoạt động báo chí hoặc phù hợp với quyền phát sóng phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
d) Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp thời hạn cấp giấy phép lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì không được gia hạn;
đ) Có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp được cấp theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 của Luật này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải căn cứ vào nguyên tắc cấp giấy phép quy định tại Điều 17 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép tương ứng;
c) Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép phải phù hợp với quy định tại các điều 19, 20, 20a và 21 của Luật này đối với từng loại giấy phép tương ứng.
3. Việc cấp đổi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng.
4. Việc ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phải có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Đối với giấy phép được cấp không gắn với cam kết triển khai mạng viễn thông thì tổ chức, cá nhân ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện được hoàn trả phí sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp cho thời gian còn lại của giấy phép (làm tròn theo tháng) theo quy định của pháp luật nếu giấy phép còn hiệu lực ít nhất 30 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân;
c) Đối với giấy phép được cấp có gắn với cam kết triển khai mạng viễn thông thì tổ chức, cá nhân ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện không được hoàn trả phí sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp.
5. Trường hợp ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 12 của Luật này thì tổ chức, cá nhân được hoàn trả phí sử dụng tần số vô tuyến điện, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp cho thời gian còn lại của giấy phép (làm tròn theo tháng) theo quy định của pháp luật kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thu hồi.”.
“Điều 24. Chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua thi tuyển hoặc cấp trực tiếp không được chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
4. Các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
“Điều 31. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, bình đẳng trên cơ sở mục đích sử dụng; mức độ chiếm dụng phổ tần số vô tuyến điện; phạm vi phủ sóng; mức độ sử dụng tần số trong băng tần và địa bàn sử dụng tần số vô tuyến điện.
Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần đối với băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2, khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 18 của Luật này phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 của Luật này có nghĩa vụ nộp phí, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với lượng tần số vô tuyến điện được sử dụng cho phát triển kinh tế bảo đảm nguyên tắc công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với doanh nghiệp viễn thông khác được cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trên cùng băng tần.
4. Tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được nộp vào ngân sách nhà nước. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, phương thức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.”.
“e) Kiểm tra, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả kiểm tra các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố có khả năng ảnh hưởng đến vệ tinh đã được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.”.
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quyền quyết định việc sử dụng thiết bị vô tuyến điện và việc sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài các tần số vô tuyến điện đã được phân bổ cho mục đích quốc phòng, an ninh và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Nếu có khả năng gây nhiễu có hại cho tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho tổ chức, cá nhân phải ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đến khi kết thúc tình huống quy định tại khoản này.”.
“a) Quy định việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện;”;
“e) Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp phép theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 về việc thực hiện đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy định khác của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
“Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên”.
_______________________________________________________________________________________________
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 09 tháng 11 năm 2022.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ |