Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đáp ứng các điều kiện cụ thể và thực hiện theo quy trình được quy định. Dưới đây là thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông

1.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng

Căn cứ Điều 35 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng bao gồm:

(i) Đơn đề nghị: Mẫu số 04 tại Phụ lục.

(ii) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc

  • Bản sao có chứng thực hoặc

  • Bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền in từ các văn bản điện tử từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc

  • Bản sao đối chiếu với bản chính.

(iii) Bản sao Điều lệ đang có hiệu lực của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.

(iv) Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép: Mẫu số 07 tại Phụ lục.

(v) Kế hoạch kỹ thuật trong 05 năm đầu tiên: Mẫu số 08 tại Phụ lục.

(vi)  Tài liệu chứng minh việc góp đủ vốn điều lệ quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

(vii) Văn bản cam kết thực hiện điều kiện về triển khai mạng viễn thông: Mẫu số 10 tại Phụ lục.

1.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, đối với dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, doanh nghiệp cũng chuẩn bị tương tự bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng.

Tuy nhiên, sẽ không bao gồm 02 giấy tờ sau:

  • Tài liệu chứng minh việc góp đủ vốn điều lệ quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

  • Văn bản cam kết thực hiện điều kiện về triển khai mạng viễn thông: Mẫu số 10 tại Phụ lục.

1.3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cho doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp băng tần.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng cho doanh nghiệp trên bao gồm:

(i) Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu số 04 tại Phụ lục.

(ii) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc

  • Bản sao có chứng thực hoặc

  • Bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền in từ các văn bản điện tử từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc

  • Bản sao đối chiếu với bản chính.

(iii) Bản sao có chứng thực quyết định của cấp có thẩm quyền về sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thôngCăn cứ Điều 35 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

- Cơ quan nhận hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông)

- Số lượng: 01 bộ

Bước 2. Xử lý hồ sơ và trả kết quả

Trong 05 ngày, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) xét tính hợp lệ của hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 05 ngày, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp theo thẩm quyền.

  • Trường hợp từ chối cấp phép, trong thời hạn 15 ngày, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết.

Lưu ý:

Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Bước 3. Công khai thông tin

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm công khai nội dung giấy phép, bao gồm các thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, tên viết tắt; địa điểm trụ sở chính; thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

  • Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;

  • Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông;

  • Loại hình dịch vụ viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông được phép kinh doanh;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chính thức khai thác mạng viễn thông, doanh nghiệp được cấp giấy thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) theo Mẫu số 45.

Trên đây là thông tin về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025, Bộ Chính trị đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 198 năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025, đặt ra nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Nghị quyết 68 NQ TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt ra nhiều giải pháp đột phá nhằm cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao vai trò doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin toàn văn và các nội dung nổi bật được nêu rõ trong nghị quyết này.