Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4968/BTTTT-VP 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4968/BTTTT-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4968/BTTTT-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 29/09/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Công văn 4968/BTTTT-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4968/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 907/BDN ngày 01/8/2023, nội dung kiến nghị như sau:
Câu 1: Đề nghị Bộ TTTT quan tâm chỉ đạo, có giải pháp, chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng viễn thông, công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động tại những khu vực chưa có hạ tầng điện lưới như đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để cung cấp cho các trạm phát sóng ở những khu vực chưa có hạ tầng điện lưới để tạo điều kiện cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, nâng cao dân trí, nhất là trong bối cảnh phát triển xã hội số, chuyển đổi số hiện nay.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TTTT có ý kiến trả lời như sau:
Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2269/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, trong đó Điểm c, Khoản 2 Mục I Điều 1 “Mục cụ thể: Đạt 100% thôn, bản, làng, ấp, phum, sóc, buôn, bon, đảo có hộ dân sinh sống (gọi chung là thôn) đã có điện thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất”. Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 Quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ TTTT khẩn trương phối hợp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất ở khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông theo quy định hiện hành để đạt mục tiêu trên.
Đến nay, qua rà soát các thôn lõm sóng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về cơ bản đã được giải quyết, không còn thôn bị lõm sóng.
Câu 2: Đề nghị quan tâm xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng số quốc gia đảm bảo đồng bộ, hiện đại, liên thông để thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 03/6/2020, Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó đã xác định: Phát triển hạ tầng số là một trong sáu nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số. Trong đó, giao Bộ TTTT “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông để phát triển hạ tầng số”. Đồng thời, giao các doanh nghiệp viễn thông “Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng”.
Ngoài ra, Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định “Phát triển hạ tầng số” là một trong các nhiệm vụ trọng tâm quốc gia và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Trên cơ sở đó, Bộ TTTT đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp viễn thông triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng số hiện đại với các công nghệ tiên tiến như 3G, 4G, 5G.., đa dạng hóa dịch vụ phù hợp xu thế hội tụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với một số kết quả cụ thể như sau:
- Hơn 1 triệu km cáp quang được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường trên cả nước: 100% xã và 93,1% thôn/bản (91.669/98.455) có hạ tầng băng rộng cáp quang; 100% xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng di động 4G, đạt cao hơn mức trung bình thế giới (87,7TB/100 dân); ngang các nước phát triển (99,4%). Sóng di động 4G đã phủ tới 99,8% dân số tại tất cả các vùng miền của tổ quốc và 100% các xã, phường trên cả nước. Mạng 5G đã được thử nghiệm tại 59 tỉnh, thành.
- Tính tới tháng 8/2023, cả nước hiện có khoảng 129 triệu thuê bao điện thoại di động (tính đến tháng 7/2023), trong đó có khoảng 86,5 triệu thuê bao di động băng rộng, đạt tỷ lệ 88,67 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,35%, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 78%, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,66 Mbps, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 48,29 Mbps, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Các kết quả triển khai hạ tầng số, hạ tầng viễn thông băng rộng nêu trên đã góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xoá khoảng cách số giữa các vùng miền, đặc biệt đối với một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai các giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng số quốc gia bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông để thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, bao gồm:
- Nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập, vướng mắc để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý nhà nước thời gian qua, tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hiện tại, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đang hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2023).
- Tăng cường đầu tư vào hạ tầng số thông qua các giải pháp: Thúc đẩy xây dựng và sử dụng chung hạ tầng, đầu tư vào hạ tầng số mới; cung cấp các dịch vụ số phổ cập hướng tới mục tiêu mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông triển khai ứng dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang tốc độ siêu cao, dung lượng lớn (thông qua hoạt động cấp phép và ban hành quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ).
- Nghiên cứu quy hoạch các vị trí phù hợp để triển khai xây dựng Trạm cập bờ cáp quang biển, ưu tiên bố trí không gian, đất xây dựng Trạm cập bờ cáp quang biển và các công trình phụ trợ có liên quan.
- Nghiên cứu chính sách thúc đẩy sử dụng điện toán đám mây theo hướng ưu tiên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây (Cloud First, Cloud Smart) trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước; Xây dựng, ban hành tiêu chí dịch vụ điện toán đám mây an toàn, nền tảng công nghệ mới an toàn và tổ chức đánh giá, công nhận, công bố dịch vụ điện toán đám mây an toàn, nền tảng công nghệ mới an toàn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.
- Xây dựng và thống nhất các tiêu chuẩn IoT ứng dụng trong các lĩnh vực, tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh cho IoT để các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng IoT có những chuẩn mực đánh giá, kiểm soát hoạt động của ứng dụng.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G và thế hệ tiếp theo) trên phạm vi toàn quốc; nghiên cứu, thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G).
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TTTT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn để trả lời cử tri./
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |