Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 90/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khắc phục hậu quả nắng hạn, thiên tai những tháng đầu năm 1998
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 90/1998/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 90/1998/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/05/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 90/1998/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 90/1998/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1998 VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ NẮNG HẠN, THIÊN TAI NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 1998
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và đề nghị của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Để khắc phục tình hình thiệt hại nghiêm trọng do nắng hạn, thiên tai gây ra trong những tháng cuối năm 1997, đầu năm 1998, sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển sản xuất,
QUYẾT ĐỊNH:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp bảo đảm không được để dân đói trên địa bàn của mình.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc cụ thể với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, theo dõi sát diễn biến thời tiết và nguồn nước ở các địa phương để chỉ đạo việc phục hồi và phát triển sản xuất, với các biện pháp tích cực nhất như: điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, sử dụng giống lúa ngắn ngày hoặc cực ngắn ngày, bảo vệ và phát triển cây công nghiệp, đàn gia súc... ở những nơi có điều kiện của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần xem xét để phát triển sản xuất lúa vụ ba.
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp chống hạn có hiệu quả, bảo vệ nguồn nước, nạo vét kênh mương, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho dân, nước tưới cho các cây trồng chính của từng địa phương, đảm bảo nước ngọt, phòng chống mặn xâm nhập ở các vùng ven biển.
- Tập trung cao độ để đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi, trước hết là những công trình phải hoàn thành năm 1998 nhằm kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải rà soát, sắp xếp lại các loại công trình trên địa bàn của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu vốn, ưu tiên dành vốn cho các công trình thuỷ lợi thiết yếu.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều chỉnh kế hoạch và tìm thêm nguồn vốn để bổ sung cho các công trình thuỷ lợi trong 6 tháng cuối năm 1998.
Để khắc phục hiện tượng tôm bị chết ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giao cho Bộ Thuỷ sản làm việc với các tỉnh: Trà Vinh, Long An, Tiền Giang và Cà Mau để xác định rõ nguyên nhân (bệnh, giống hay môi trường...). Trước mắt, khi chưa xác định được nguyên nhân đầy đủ, Bộ Thuỷ sản xây dựng phương án xử lý cơ bản, lâu dài theo hướng đầu tư ít rủi ro nhất, phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh rà soát, bố trí lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch chung.
Về đê bao ngăn mặn ở tỉnh Trà Vinh: Giao Bộ Thuỷ sản làm việc với tỉnh lập dự án đầu tư, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 1998.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện việc trợ cấp này.
ở các tình bị hạn nặng (Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu) cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng 140 tỷ đồng trong nguồn vốn 2.000 tỷ đồng theo Điều 6 của Quyết định số 985/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ để cho các hộ nông dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 80% trở lên và hoàn cảnh quá khó khăn không có vốn để phục hồi sản xuất: được vay ngắn hạn đối với cây trồng ngắn ngày, cho vay trung hạn đối với các cây trồng dài ngày (cà phê, hồ tiêu, mía, điều...). Các đối tượng được vay này cũng được hưởng lãi suất ưu đãi như đối tượng được vay theo Quyết định số 958/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1997.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương và chỉ đạo các Ngân hàng thương mại thực hiện các thủ tục cho vay nhanh, thuận tiện, đúng đối tượng và theo dõi thường xuyên việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, thu được nợ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tìm thêm nguồn để bổ sung vốn cho các nhu cầu vay trên.