Quyết định 985/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơ bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 985/TTg

Quyết định 985/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơ bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam bộ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:985/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:20/11/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 985/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 985/TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CƠN BÃO SỐ 5, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra và kiến nghị của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nhằm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 5.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 5 tổ chức ngay các đoàn kiểm tra gồm các ngành chức năng, trong đó có tài chính, Ngân hàng, tiến hành điều tra, thống kê tình hình thiệt hại của từng hộ gia đình. Số liệu thống kê phải rất cụ thể về từng khoản thiệt hại như tàu thuyền, ngự cụ (hỏng nhẹ, hỏng nặng, mất. ..), nhà cửa, ruộng vườn v.v. Đồng thời phải đánh giá được khả năng về lao động, vốn liếng, công cụ sản xuất còn lại của từng hộ, kiến nghị mức hỗ trợ cần thiết để các hộ sớm ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất (kể cả trợ cấp thường xuyên đối với những gia đình mất hết lao động chính, bị trắng tay sau cơn bão).
Việc điều tra phải được hoàn thành trong tháng 11 năm 1997; kết quả điều tra được các thành viên đoàn kiểm tra và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xác nhận sẽ làm cơ sở quyết định mức miễn giảm thuế, hỗ trợ về vốn (xoá, khoanh nợ, cho vay thêm) và các hình thức trợ giúp khác, làm căn cứ thay cho thế chấp đối với các khoản vay).
Điều 2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
- Tiếp tục khẩn trương tìm kiếm người, tàu thuyền chưa có tin tức kể cả nhờ các nước láng giềng giúp đỡ.
- Huy động tất cả lực lượng trục vớt, cứu hộ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản, Hải quân vùng 5, Quân khu 9, các lực lượng tầu thuyền của địa phương tìm kiếm trục vớt tàu thuyền bị đắm:
+ Hướng dẫn nhân dân có tàu thuyền đang đánh bắt trên biển tiếp tục tham gia tìm kiếm, phát hiện các tàu, thuyền bị đắm, báo cho chính quyền địa phương hoặc các lực lượng trục vớt.
+ ở ven bờ, tại bến đỗ: Các tỉnh huy động tất cả các phương tiện trục kéo, cẩu, kê kích... kéo các tàu thuyền bị đắm lên bãi để sửa chữa tại chỗ hoặc kéo về các cơ sở sửa chữa. Nếu tỉnh không đủ phương tiện thì báo rõ địa điểm cho lực lượng cứu hộ của ngành Trung ương đang ở gần nhất tới hỗ trợ.
+ ở vùng nước sâu: Lực lượng trục vớt Bộ Giao thông vận tải, Hải quân vùng 5, quân khu 9 tổ chức trục vớt.
- Tất cả các địa phương, các lực lượng trục vớt thấy tàu, thuyền chìm, bất kể của ai, phải tổ chức trục vớt, đưa về các bến sửa chữa. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc trục vớt các tầu bị đắm. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Điều 3. Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh trực tiếp chịu ảnh hưởng của cơn bão, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tại địa phương động viên mọi người, mọi nhà không bị thiệt hại cùng san sẻ, giúp công, giúp của, giúp đỡ về nhiều mặt cho các gia đình bị thiệt hại nặng, gặp nhiều khó khăn. Phải xác định đây là trách nhiệm trước hết của địa phương; sự trợ giúp của Trung ương, các địa phương bạn, của các tổ chức quốc tế, các nước khác chỉ góp phần khắc phục hậu quả được nhanh hơn.
- Từng xã, từng huyện khẩn trương tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa, cất mới nhà ở, trường học, bệnh xá để nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, học hành của học sinh. Nơi có điều kiện thì cố gắng sửa chữa, cất mới cho cao ráo, vững chắc hơn nhà cũ trước khi bị bão. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch thường xuyên xảy ra sau bão.
Điều 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão chỉ đạo các ngành địa phương dưới sự hướng dẫn của các Bộ, ngành của Trung ương liên quan, kiểm tra, xác định các công việc, hạng mục liên quan tới tiêu úng cứu lúa, rửa mặn, ngăn mặn và khôi phục các vùng đầm, ao nuôi trồng thuỷ sản, vườn cây ăn trái, rừng phòng hộ, đê bao, hạ tầng cơ sở. Tổ chức thực hiện dứt điểm ngay những công việc, hạng mục cấp bách của năm 1997, và đưa vào kế hoạch 1998 và kế hoạch những năm sau các hạng mục còn lại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương một mặt khôi phục lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven bờ đồng thời có bước điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả: Chuyển nuôi trồng thuỷ sản quảng canh, tự phát sang thâm canh và bán thâm canh, có tổ chức. Bố trí cân đối, ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản với diện tích lúa và các cây trồng khác. Không để tình trạng nuôi trồng thuỷ sản tràn lan, gây thiệt hại cho rừng phòng hộ và môi trường.
Điều 5. Ngân sách Trung ương dành 100 tỷ đồng để giúp các tỉnh giải quyết những vấn đề cấp bách, trong đó:
1. Dành 50 tỷ đồng để cứu trợ xã hội: mai táng cho những người chết; trợ cấp cho người bị thương nặng; cứu đói; hỗ trợ các hộ có nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ tiền tầu xe cho người gặp nạn trở về quê v. v... và được phân bổ cho các địa phương sau:
- Cà Mau:                                                                       15 tỷ
- Kiên Giang:                                                                 12 tỷ
- Bạc Liêu:                                                                       5 tỷ
- Bà Rịa - Vũng Tầu:                                                       4 tỷ
- Sóc Trăng:                                                                     3 tỷ
- Huyện Cần Giờ (thành  phố Hồ Chí Minh):                 1 tỷ
- Bến Tre:                                                                         2 tỷ
- Tiền Giang:                                                                    2 tỷ
- Trà Vinh:                                                                       2 tỷ
- Bình Thuận:                                                                   1 tỷ
- Bình Định:                                                                     3 tỷ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng khoản kinh phí này.
2. Dành 44 tỷ đồng cho việc sửa chữa trường học, trạm y tế bị sập, hư hỏng; 6 tỷ đồng để sửa chữa các cơ quan làm việc. Bộ Tài chính căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) phân bổ cho từng địa phương số kinh phí này.
3. Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc sử dụng khoản kinh phí nói trên đúng mục đích. Tuyệt đối không được chi dùng vào việc khác.
Điều 6. Nhà nước dành 2000 tỷ đồng cho dân vay để sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ.

Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng đối với vốn vay ngắn hạn (thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng), và 0,6%/tháng đối với vốn vay trung hạn (thời hạn hoàn trả dưới 5 năm).
Căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt danh sách các đối tượng và mức cho vay cụ thể đối với từng tổ hợp tác và cá nhân có tầu, thuyền bị chìm, hư hỏng có nhu cầu vay vốn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, ngân hàng địa phương thực hiện việc cho vay và theo dõi thường xuyên việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước kiểm tra việc thực hiện.
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng tại địa phương căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) và ý kiến xét duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (như quy định tại mục 2, Điều 6 của Quyết định này) làm thủ tục cho vay nhanh, thuận tiện, nếu cần thế chấp thì coi chính tàu thuyền là tài sản thế chấp để chủ tàu có vốn sửa chữa, khôi phục, nâng cấp ngay những tàu thuyền bị hỏng nhẹ, sửa chữa tàu, thuyền bị hỏng nặng và đóng mới ngay từ đầu tháng 12 năm 1997.
Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giới thiệu các mẫu thiết kế, các thông số an toàn cho tầu và hướng dẫn các cơ sở đóng tầu cho dân trên địa bàn để dân tự lựa chọn cơ sở đóng tầu và ký hợp đồng. Hướng dẫn và khuyến khích ngư dân đóng mới loại tầu từ 90 CV trở lên để đánh bắt xa bờ.
Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cho ngư dân lựa chọn mua loại máy tầu thích hợp, nhất là các loại máy có công suất lớn; phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn các doanh nghiệp nhập khẩu máy đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời với tiến độ đóng tầu.
Điều 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tìm kiếm và ưu tiên phân bổ các nguồn tài trợ, vốn vay của các nước và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để có thêm nguồn vốn đầu tư phục hồi và phát triển sản xuất cho các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp do cơn bão gây ra.
Điều 8. Nguồn gỗ để sữa chữa và đóng mới tầu thuyền:
1. Căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ 44 nghìn m3 gỗ hiện giữ tại các kho, bãi cho các tỉnh có tàu thuyền bị đắm, hỏng để phân phối lại cho các cơ sở sửa chữa tàu thuyền.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch khai thác gỗ ở những địa phương có điều kiện thuận lợi để cung cấp thêm gỗ tròn cho các tỉnh phục vụ cho chương trình sửa chữa và đóng mới tầu thuyền đánh cá.
3. Khẩn trương nhập thêm từ 100.000 đến 150.000 m3 gỗ đóng tàu, thuyền. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên hệ ngay với các cơ quan có thẩm quyền của Cămpuchia và Lào, làm các thủ tục cần thiết cho việc nhập khẩu và chỉ định các doanh nghiệp Nhà nước được nhập khẩu số gỗ này.
- Các doanh nghiệp được giao nhập khẩu số gỗ này sớm thúc đẩy thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký kết.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau chỉ định 1 doanh nghiệp của tỉnh đứng ra nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia để phục vụ cho nhu cầu sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, bàn ghế học sinh, trường học, bệnh xá của tỉnh.
Việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu gỗ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ. Không đưa người và phương tiện sang lãnh thổ Cămpuchia khai thác và vận chuyển gỗ.
- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu vay vốn lưu động, đảm bảo đủ vốn để nhập khẩu số gỗ này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Hải quan các cửa khẩu giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm nguyên tắc nhưng không được gây phiền hà, sách nhiễu.
- Các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển số gỗ nhập khẩu từ Cămpuchia, Lào về các địa phương có cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chủ trương này làm ăn phi pháp.
Điều 9. Đối với tàu thuyền đã đóng bảo hiểm mà bị hư hỏng hoặc bị chìm, Bộ Tài chính chỉ đạo:
- Cơ quan bảo hiểm chi trả ngay, đầy đủ bảo hiểm trực tiếp cho chủ tàu để sửa chữa hoặc đóng tàu mới.
- Ngân hàng khoanh nợ cho các chủ tàu này.
- Nếu các chủ tầu còn thiếu vốn thì Ngân hàng tiếp tục cho vay đủ để sửa chữa hoàn chỉnh hoặc đóng mới phương tiện.
Điều 10. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể để các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện khoanh nợ đối với các hộ vay vốn Quỹ tín dụng nhân dân nhưng chưa có khả năng trả nợ do thiệt hại của cơn bão.
Điều 11. Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển nông lâm thuỷ sản ở vùng bãi bồi ven biển theo hướng vừa phát triển có hiệu quả các cây trồng, thuỷ sản, vừa gìn giữ, phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các địa phương có phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do cơn bão gây ra, nhất là ở các bến đỗ, vùng biển có nhiều tàu, thuyền bị đắm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với địa phương tổ chức điều tra hậu quả cơn bão đối với rừng nguyên sinh ở Côn Đảo, có phương án xử lý cây bị bão làm ngã, gãy và cùng Bộ Nội vụ có biện pháp khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy rừng Côn Đảo.
Điều 12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư phát triển căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) về thiệt hại đối với các dàng đáy hàng khơi, các ao, đầm nuôi tôm bị hư hỏng, thiệt hại để khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới với lãi suất cho vay 0,5%/tháng, thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng.
Đối với ruộng lúa, mía, hoa màu bị hư hỏng, thiệt hại thì khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới theo chính sách hiện hành để khôi phục và phát triển sản xuất.
Đối với các hộ bị thiệt hại mà không có khả năng trả nợ, căn cứ đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 13. Trên cơ sở khối lượng và số liệu thiệt hại thực tế về đê ngăn mặn, giữ ngọt của các tỉnh, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm thủ tục tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của kế hoạch năm 1998 cho các địa phương, nếu chưa có kế hoạch thì bổ sung kế hoạch để có đủ vốn sửa chữa đê điều trong tháng 11, tháng 12 năm 1997.
Điều 14. Bộ Tài chính xử lý đủ 100% hụt thu so với kế hoạch đã duyệt cho các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra.
Điều 15. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
- Xem xét, quyết định việc miễn giảm thuế nông nghiệp đối với nhân dân vùng bị bão theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ nâng giá các mặt hàng thiết yếu: gạo, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng... Cần quản lý và khống chế giá gỗ, ngư cụ, tiền công sửa chữa tàu thuyền, không cao hơn giá trước ngày 02 tháng 11 năm 1997.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tiếp nhận cứu trợ từ các nguồn (trong và ngoài nước), báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo công khai việc sử dụng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát (cả về đối tượng, mức trợ giúp, tổng số tiền, vật chất...); Sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát, tiêu cực.
Điều 16. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức hệ thống thông tin dự báo, thông báo bão, nhất là đối với các phương tiện hoạt động trên biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống cơn bão số 5, tổ chức kiểm điểm sâu sắc việc thực hiện các quy định hiện hành về phương tiện phòng hộ và tổ chức cứu hộ để có những biện pháp cụ thể cho thời gian tới. Ngay bây giờ Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có quy định, kiểm tra phao phòng hộ cho các tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi.
Điều 17. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 985/TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CƠN BàO SỐ 5, KHÔI PHỤC
VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH VEN BIỂN
NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra và kiến nghị của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nhằm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 5.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 5 tổ chức ngay các đoàn kiểm tra gồm các ngành chức năng, trong đó có tài chính, Ngân hàng, tiến hành điều tra, thống kê tình hình thiệt hại của từng hộ gia đình. Số liệu thống kê phải rất cụ thể về từng khoản thiệt hại như tàu thuyền, ngự cụ (hỏng nhẹ, hỏng nặng, mất. ..), nhà cửa, ruộng vườn v.v. Đồng thời phải đánh giá được khả năng về lao động, vốn liếng, công cụ sản xuất còn lại của từng hộ, kiến nghị mức hỗ trợ cần thiết để các hộ sớm ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất (kể cả trợ cấp thường xuyên đối với những gia đình mất hết lao động chính, bị trắng tay sau cơn bão).

Việc điều tra phải được hoàn thành trong tháng 11 năm 1997; kết quả điều tra được các thành viên đoàn kiểm tra và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xác nhận sẽ làm cơ sở quyết định mức miễn giảm thuế, hỗ trợ về vốn (xoá, khoanh nợ, cho vay thêm) và các hình thức trợ giúp khác, làm căn cứ thay cho thế chấp đối với các khoản vay).

 

Điều 2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:

- Tiếp tục khẩn trương tìm kiếm người, tàu thuyền chưa có tin tức kể cả nhờ các nước láng giềng giúp đỡ.

- Huy động tất cả lực lượng trục vớt, cứu hộ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản, Hải quân vùng 5, Quân khu 9, các lực lượng tầu thuyền của địa phương tìm kiếm trục vớt tàu thuyền bị đắm:

+ Hướng dẫn nhân dân có tàu thuyền đang đánh bắt trên biển tiếp tục tham gia tìm kiếm, phát hiện các tàu, thuyền bị đắm, báo cho chính quyền địa phương hoặc các lực lượng trục vớt.

+ ven bờ, tại bến đỗ: Các tỉnh huy động tất cả các phương tiện trục kéo, cẩu, kê kích... kéo các tàu thuyền bị đắm lên bãi để sửa chữa tại chỗ hoặc kéo về các cơ sở sửa chữa. Nếu tỉnh không đủ phương tiện thì báo rõ địa điểm cho lực lượng cứu hộ của ngành Trung ương đang ở gần nhất tới hỗ trợ.

+ vùng nước sâu: Lực lượng trục vớt Bộ Giao thông vận tải, Hải quân vùng 5, quân khu 9 tổ chức trục vớt.

- Tất cả các địa phương, các lực lượng trục vớt thấy tàu, thuyền chìm, bất kể của ai, phải tổ chức trục vớt, đưa về các bến sửa chữa. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc trục vớt các tầu bị đắm. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

 

Điều 3. Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh trực tiếp chịu ảnh hưởng của cơn bão, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tại địa phương động viên mọi người, mọi nhà không bị thiệt hại cùng san sẻ, giúp công, giúp của, giúp đỡ về nhiều mặt cho các gia đình bị thiệt hại nặng, gặp nhiều khó khăn. Phải xác định đây là trách nhiệm trước hết của địa phương; sự trợ giúp của Trung ương, các địa phương bạn, của các tổ chức quốc tế, các nước khác chỉ góp phần khắc phục hậu quả được nhanh hơn.

- Từng xã, từng huyện khẩn trương tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa, cất mới nhà ở, trường học, bệnh xá để nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, học hành của học sinh. Nơi có điều kiện thì cố gắng sửa chữa, cất mới cho cao ráo, vững chắc hơn nhà cũ trước khi bị bão. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch thường xuyên xảy ra sau bão.

 

Điều 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão chỉ đạo các ngành địa phương dưới sự hướng dẫn của các Bộ, ngành của Trung ương liên quan, kiểm tra, xác định các công việc, hạng mục liên quan tới tiêu úng cứu lúa, rửa mặn, ngăn mặn và khôi phục các vùng đầm, ao nuôi trồng thuỷ sản, vườn cây ăn trái, rừng phòng hộ, đê bao, hạ tầng cơ sở. Tổ chức thực hiện dứt điểm ngay những công việc, hạng mục cấp bách của năm 1997, và đưa vào kế hoạch 1998 và kế hoạch những năm sau các hạng mục còn lại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương một mặt khôi phục lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven bờ đồng thời có bước điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả: Chuyển nuôi trồng thuỷ sản quảng canh, tự phát sang thâm canh và bán thâm canh, có tổ chức. Bố trí cân đối, ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản với diện tích lúa và các cây trồng khác. Không để tình trạng nuôi trồng thuỷ sản tràn lan, gây thiệt hại cho rừng phòng hộ và môi trường.

 

Điều 5. Ngân sách Trung ương dành 100 tỷ đồng để giúp các tỉnh giải quyết những vấn đề cấp bách, trong đó:

1. Dành 50 tỷ đồng để cứu trợ xã hội: mai táng cho những người chết; trợ cấp cho người bị thương nặng; cứu đói; hỗ trợ các hộ có nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ tiền tầu xe cho người gặp nạn trở về quê v. v... và được phân bổ cho các địa phương sau:

- Cà Mau: 15 tỷ

- Kiên Giang: 12 tỷ

- Bạc Liêu: 5 tỷ

- Bà Rịa - Vũng Tầu: 4 tỷ

- Sóc Trăng: 3 tỷ

- Huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh): 1 tỷ

- Bến Tre: 2 tỷ

- Tiền Giang: 2 tỷ

- Trà Vinh: 2 tỷ

- Bình Thuận: 1 tỷ

- Bình Định: 3 tỷ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng khoản kinh phí này.

2. Dành 44 tỷ đồng cho việc sửa chữa trường học, trạm y tế bị sập, hư hỏng; 6 tỷ đồng để sửa chữa các cơ quan làm việc. Bộ Tài chính căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) phân bổ cho từng địa phương số kinh phí này.

3. Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc sử dụng khoản kinh phí nói trên đúng mục đích. Tuyệt đối không được chi dùng vào việc khác.

 

Điều 6. Nhà nước dành 2000 tỷ đồng cho dân vay để sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ.

Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng đối với vốn vay ngắn hạn (thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng), và 0,6%/tháng đối với vốn vay trung hạn (thời hạn hoàn trả dưới 5 năm).

Căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt danh sách các đối tượng và mức cho vay cụ thể đối với từng tổ hợp tác và cá nhân có tầu, thuyền bị chìm, hư hỏng có nhu cầu vay vốn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, ngân hàng địa phương thực hiện việc cho vay và theo dõi thường xuyên việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước kiểm tra việc thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng tại địa phương căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) và ý kiến xét duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (như quy định tại mục 2, Điều 6 của Quyết định này) làm thủ tục cho vay nhanh, thuận tiện, nếu cần thế chấp thì coi chính tàu thuyền là tài sản thế chấp để chủ tàu có vốn sửa chữa, khôi phục, nâng cấp ngay những tàu thuyền bị hỏng nhẹ, sửa chữa tàu, thuyền bị hỏng nặng và đóng mới ngay từ đầu tháng 12 năm 1997.

Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giới thiệu các mẫu thiết kế, các thông số an toàn cho tầu và hướng dẫn các cơ sở đóng tầu cho dân trên địa bàn để dân tự lựa chọn cơ sở đóng tầu và ký hợp đồng. Hướng dẫn và khuyến khích ngư dân đóng mới loại tầu từ 90 CV trở lên để đánh bắt xa bờ.

Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cho ngư dân lựa chọn mua loại máy tầu thích hợp, nhất là các loại máy có công suất lớn; phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn các doanh nghiệp nhập khẩu máy đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời với tiến độ đóng tầu.

 

Điều 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tìm kiếm và ưu tiên phân bổ các nguồn tài trợ, vốn vay của các nước và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để có thêm nguồn vốn đầu tư phục hồi và phát triển sản xuất cho các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp do cơn bão gây ra.

 

Điều 8. Nguồn gỗ để sữa chữa và đóng mới tầu thuyền:

1. Căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ 44 nghìn m3 gỗ hiện giữ tại các kho, bãi cho các tỉnh có tàu thuyền bị đắm, hỏng để phân phối lại cho các cơ sở sửa chữa tàu thuyền.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch khai thác gỗ ở những địa phương có điều kiện thuận lợi để cung cấp thêm gỗ tròn cho các tỉnh phục vụ cho chương trình sửa chữa và đóng mới tầu thuyền đánh cá.

3. Khẩn trương nhập thêm từ 100.000 đến 150.000 m3 gỗ đóng tàu, thuyền. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên hệ ngay với các cơ quan có thẩm quyền của Cămpuchia và Lào, làm các thủ tục cần thiết cho việc nhập khẩu và chỉ định các doanh nghiệp Nhà nước được nhập khẩu số gỗ này.

- Các doanh nghiệp được giao nhập khẩu số gỗ này sớm thúc đẩy thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký kết.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau chỉ định 1 doanh nghiệp của tỉnh đứng ra nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia để phục vụ cho nhu cầu sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, bàn ghế học sinh, trường học, bệnh xá của tỉnh.

Việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu gỗ phải tuyệt đối tuân thủ các quy định hiện hành của Chính phủ. Không đưa người và phương tiện sang lãnh thổ Cămpuchia khai thác và vận chuyển gỗ.

- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu vay vốn lưu động, đảm bảo đủ vốn để nhập khẩu số gỗ này.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Hải quan các cửa khẩu giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm nguyên tắc nhưng không được gây phiền hà, sách nhiễu.

- Các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển số gỗ nhập khẩu từ Cămpuchia, Lào về các địa phương có cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chủ trương này làm ăn phi pháp.

 

Điều 9. Đối với tàu thuyền đã đóng bảo hiểm mà bị hư hỏng hoặc bị chìm, Bộ Tài chính chỉ đạo:

- Cơ quan bảo hiểm chi trả ngay, đầy đủ bảo hiểm trực tiếp cho chủ tàu để sửa chữa hoặc đóng tàu mới.

- Ngân hàng khoanh nợ cho các chủ tàu này.

- Nếu các chủ tầu còn thiếu vốn thì Ngân hàng tiếp tục cho vay đủ để sửa chữa hoàn chỉnh hoặc đóng mới phương tiện.

 

Điều 10. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể để các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện khoanh nợ đối với các hộ vay vốn Quỹ tín dụng nhân dân nhưng chưa có khả năng trả nợ do thiệt hại của cơn bão.

 

Điều 11. Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển nông lâm thuỷ sản ở vùng bãi bồi ven biển theo hướng vừa phát triển có hiệu quả các cây trồng, thuỷ sản, vừa gìn giữ, phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các địa phương có phương án khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do cơn bão gây ra, nhất là ở các bến đỗ, vùng biển có nhiều tàu, thuyền bị đắm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với địa phương tổ chức điều tra hậu quả cơn bão đối với rừng nguyên sinh ở Côn Đảo, có phương án xử lý cây bị bão làm ngã, gãy và cùng Bộ Nội vụ có biện pháp khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy rừng Côn Đảo.

 

Điều 12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư phát triển căn cứ báo cáo điều tra của các tỉnh (như quy định tại Điều 1) về thiệt hại đối với các dàng đáy hàng khơi, các ao, đầm nuôi tôm bị hư hỏng, thiệt hại để khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới với lãi suất cho vay 0,5%/tháng, thời hạn hoàn trả dưới 12 tháng.

Đối với ruộng lúa, mía, hoa màu bị hư hỏng, thiệt hại thì khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới theo chính sách hiện hành để khôi phục và phát triển sản xuất.

Đối với các hộ bị thiệt hại mà không có khả năng trả nợ, căn cứ đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 13. Trên cơ sở khối lượng và số liệu thiệt hại thực tế về đê ngăn mặn, giữ ngọt của các tỉnh, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm thủ tục tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của kế hoạch năm 1998 cho các địa phương, nếu chưa có kế hoạch thì bổ sung kế hoạch để có đủ vốn sửa chữa đê điều trong tháng 11, tháng 12 năm 1997.

 

Điều 14. Bộ Tài chính xử lý đủ 100% hụt thu so với kế hoạch đã duyệt cho các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra.

 

Điều 15. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh:

- Xem xét, quyết định việc miễn giảm thuế nông nghiệp đối với nhân dân vùng bị bão theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ nâng giá các mặt hàng thiết yếu: gạo, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng... Cần quản lý và khống chế giá gỗ, ngư cụ, tiền công sửa chữa tàu thuyền, không cao hơn giá trước ngày 02 tháng 11 năm 1997.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tiếp nhận cứu trợ từ các nguồn (trong và ngoài nước), báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo công khai việc sử dụng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát (cả về đối tượng, mức trợ giúp, tổng số tiền, vật chất...); Sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát, tiêu cực.

 

Điều 16. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức hệ thống thông tin dự báo, thông báo bão, nhất là đối với các phương tiện hoạt động trên biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống cơn bão số 5, tổ chức kiểm điểm sâu sắc việc thực hiện các quy định hiện hành về phương tiện phòng hộ và tổ chức cứu hộ để có những biện pháp cụ thể cho thời gian tới. Ngay bây giờ Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có quy định, kiểm tra phao phòng hộ cho các tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi.

 

Điều 17. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi