Nghị định 63-CP của Chính phủ về việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 63-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 63-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/09/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 63-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHị địNH
CủA CHíNH PHủ Số 63-CP NGàY 24-9-1993
Về QUảN Lý NHà NướC đốI VớI HOạT độNG KINH DOANH VàNG
CHíNH PHủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 1990;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHị địNH:
Điều 1.- Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở Ngân hàng.
Điều 2.- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động gia công, chế tác, cầm đồ, mua bán, xuất nhập khẩu vàng; cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc quản lý thị trường vàng trong cả nước.
Điều 3.- Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh vàng phải thành lập doanh nghiệp, hoặc đăng ký kinh doanh.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Ngoài việc thực hiện các quy định về thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp còn phải có các điều kiện sau đây:
a) Có vốn pháp định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng loại doanh nghiệp và từng vùng;
b) Có thợ chuyên môn kỹ thuật;
c) Có trụ sở (cửa hàng), địa chỉ rõ ràng.
Đối với những cá nhân có kỹ thuật và tay nghề cao muốn hành nghề: gia công, chế tác (kim hoàn) thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép.
Điều 4.- Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua bán vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.
Điều 5.- Việc nhập khẩu vàng do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn xuất khẩu vàng phải có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh có mang theo tư trang bằng vàng phải thực hiện đúng quy định của Điều lệ Quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6.- Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vàng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chấp hành các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan, kể cả nộp thuế theo luật định.
Điều 7.- Chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng các cơ quan hữu quan có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 8.- Sau khi có hướng dẫn của các ngành, trong vòng 60 ngày các doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký lại theo quy định của Nghị định này. Mọi hoạt động kinh doanh vàng trái với Nghị định này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38-CP ngày 9-2-1979 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý vàng, bạc, bạch kim, kim cương đối với các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước; Quyết định số 39-CP ngày 9-2-1979 của Hội đồng Chính phủ về việc Nhà nước thống nhất quản lý vàng, bạc, bạch kim và kim cương và Quyết định số 139-CT ngày 24-5-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể, hộ kinh tế cá thể kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
Điều 10.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.