Thông tư liên tịch 62/TT-LT của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính về phân công trách nhiệm và quyền hạn giữa Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 62/TT-LT
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 62/TT-LT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Trọng Xuyên; Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/09/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 62/TT-LT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 62/TT-LT
NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 1997 VỀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
VÀ QUYỀN HẠN GIỮA BỘ TÀI CHÍNH VÀ BỘ QUỐC PHÒNG
TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
- Căn cứ vào Nghị định số 34/CP của Chính phủ ngày 27/5/1995 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Căn cứ Quyết định số 397/TTg ngày 7/7/1995 của Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Căn cứ Công văn số 144/KTTH ngày 9/01/1996 của Văn phòng Chính phủ về việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Bộ Quốc phòng.
- Căn cứ Quyết định số 189/QĐ-QP ngày 4/3/1997 của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Chi cục quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng.
- Căn cứ vào tính chất hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng quy định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi Bộ trong việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
1. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Tài chính
1.1. Thẩm định và thông báo dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các Tổng công ty và các doanh nghiệp hoạt động công ích.
1.2. Thẩm định số liệu, tổ chức giao vốn cho các Tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập (trừ doanh nghiệp công ích thuộc loại hình doanh nghiệp quốc phòng theo Quyết định số 955/QĐ-QP ngày 18/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - gọi tắt là doanh nghiệp công ích loại 1).
1.3. Tham gia ý kiến để Bộ Quốc phòng quyết định các phương án huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp công ích loại 1).
1.4. Tham gia ý kiến để Bộ Quốc phòng quyết định các phương án cho thuê, chuyển nhượng, thanh lý tài sản vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước (trừ doanh nghiệp công ích loại 1).
1.5. Quyết định phương án tăng, giảm mức trích khấu hao cơ bản tài sản cố định trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp công ích loại 1).
1.6. Trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo phân cấp đối với việc đầu tư vốn lần đầu, đầu tư vốn bổ sung, các khoản trợ cấp tài chính, trợ giá chính sách, vốn dữ trữ nhà nước tại doanh nghiệp, hạn mức kinh phí hành chính sự nghiệp (nếu có) đối với các doanh nghiệp.
1.7. Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ tài chính - kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách, báo cáo tài chính hàng năm của các Tổng công ty, các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp công ích loại 1).
1.8. Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp hoạt động công ích thuộc loại hình doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế (theo Quyết định số 955/QĐ-QP ngày 18/7/1997 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng - gọi tắt là doanh nghiệp công ích loại 2).
1.9. Thành lập Hội đồng thẩm tra giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng. Quyết định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá.
1.10. Được quyền yêu cầu các Tổng công ty, các doanh nghiệp độc lập (trừ doanh nghiệp công ích loại 1) gửi báo cáo tài chính, báo cáo đình kỳ, đột xuất tình hình quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, các tài liệu liên quan đến quản lý tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Quốc phòng.
2.1. Hướng dẫn xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các Tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập thuộc Bộ Quốc phòng trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Tài chính.
Phê duyệt dự toán thu chi ngân sách của các doanh nghiệp hoạt động công ích (kể cả doanh nghiệp công ích là thành viên của Tổng công ty).
- Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách của các doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và các Tổng công ty gửi về Bộ Tài chính.
- Phân bổ dự toán thu chi ngân sách cho doanh nghiệp công ích (trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được nhà nước phê duyệt) đồng thời gửi cho Bộ Tài chính.
- Tham gia với Bộ Tài chính trong việc thẩm định dự toán thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm của các Tổng công ty để Bộ Tài chính ra thông báo.
2.2. Thẩm định số liệu và tổ chức giao vốn cho doanh nghiệp công ích loại 1. Gửi hồ sơ giao vốn về Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giao vốn cho doanh nghiệp. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc thẩm định số liệu và giao vốn cho các Tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập (trừ doanh nghiệp công ích loại 1).
2.3. Quyết định các phương án huy động vốn, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của các doanh nghiệp và các Tổng công ty trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.
2.4. Quyết định các phương án cho thuê, chuyển nhượng, thanh lý tài sản trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của các doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.
2.5. Quyết định phương án tăng hay giảm mức trích khấu hao cơ bản tài sản cố định trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp công ích loại 1 và báo cáo về Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định.
- Tham gia để Bộ Tài chính quyết định phương án tăng, giảm mức trích khấu hao cơ bản tài sản cố định trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp công ích loại 2.
2.6. Trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo phân cấp việc đầu tư vốn lần đầu, đầu tư vốn bổ sung, các khoản trợ cấp tài chính, trợ giá chính sách, vốn dự trữ Nhà nước tại doanh nghiệp, kinh phí hành chính sự nghiệp (nếu có) đối với các doanh nghiệp.
2.7. Thực hiện việc đăng ký, quản lý định mức lao động, phê duyệt và giao đơn giá tiền lương, xét duyệt các phương án giá sản phẩm cho các doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ.
2.8. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ tài chính - kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách, báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp.
Thực hiện việc quản lý các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định của Nhà nước.
2.9. Tổ chức kiểm tra, phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp hoạt động công ích, thông báo kết quả về Bộ Tài chính.
2.10. Thành lập Hội đồng thẩm tra giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá số vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống, cử người tham gia Hội đồng thẩm tra giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá do Bộ Tài chính chủ trì đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng.
3. Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn của hai Bộ được quy định trong văn bản này, những nhiệm vụ và quyền hạn khác của từng Bộ liên quan đến quản lý tài chính - kế toán, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Pháp luật.
4. Giao Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo về nghiệp vụ đối với Chi cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Bộ Quốc phòng.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, hai Bộ sẽ quy định bổ sung cho phù hợp.