Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Trần Văn Hiếu; Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/02/2015 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 01/10/2018, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 77/2018/TT-BTC
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA HÀNG HÓA CÁC VỤ SẢN XUẤT TRONG NĂM
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa (sau đây gọi tắt là lúa) thực tế và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường, không có thiên tai, dịch bệnh.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất và kinh doanh lúa, gạo tại Việt Nam.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Việc chọn các vùng khảo sát trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất lúa, gồm: vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn kết hợp với tiêu chí về hệ thống sinh thái và hệ thống canh tác lúa.
So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành lúa.
Trường hợp chi phí vật chất, công lao động có giá thị trường thì lấy theo giá thị trường. Nếu không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.
- Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí hợp lý đã chi ra cho sản xuất lúa của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tổng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí chung tính cho mỗi hecta lúa.
- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng lúa của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam lúa.
- Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).
- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.
- Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).
- Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.
Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị, thời gian và địa điểm chi.
Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy về cho một hecta (đồng/ha).
Tính giá thành sản xuất lúa theo từng khoản mục cụ thể và thể hiện bằng tiền đồng (VNĐ) cho một kg lúa (đồng/kg).
Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp số liệu thực tế từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; có thể kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất lúa với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.
Đơn vị tính năng suất lúa thống nhất là: tấn/ha.
Công thức: TCtt = C + V - Pth - Pht
Trong đó: - TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế (đồng/ha).
- C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng).
- V là Chi phí lao động trên một ha (đồng).
- Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (đồng).
- Pht là các khoản được hỗ trợ (nếu có) (đồng).
Chi phí vật chất (C) là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất lúa bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí lãi vay ngân hàng và chi phí khác. Cách xác định như sau:
- Chi phí giống
Chi phí giống (đồng) = số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).
Xác định số lượng giống: Tùy theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, trong đó:
Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp “gieo sạ” đại trà trực tiếp bằng hạt giống thì tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.
Trường hợp diện tích lúa được sản xuất bằng phương pháp “cấy từ mạ”, phương pháp xác định số lượng giống áp dụng theo cách tính từ hạt giống như trên và tính thêm các chi phí làm mạ.
Xác định đơn giá giống: Tùy theo nguồn giống được sử dụng, đơn giá của từng loại giống được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua thực tế của hộ sản xuất; giá mua của hộ sản xuất khác; thông báo giá của các Công ty giống, vật tư đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn địa phương; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).
Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.
- Chi phí làm đất
Chi phí làm đất là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất lúa theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở) phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất.
- Chi phí phân bón
Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)
Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất lúa qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.
Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất lúa (nếu có).
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Cách tính khấu hao tài sản cố định áp dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao theo hướng dẫn của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng cho doanh nghiệp.
Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất lúa. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.
- Chi phí thuê đất
Chi phí thuê đất là toàn bộ chi phí thực tế hộ sản xuất lúa chi ra để thuê đất trong một vụ sản xuất lúa. Chi phí thuê đất được xác định thông qua hợp đồng hoặc thỏa ước giữa hộ sản xuất lúa đi thuê và tổ chức, cá nhân cho thuê.
Trường hợp hộ sản xuất lúa được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thì không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất lúa.
- Chi phí tưới, tiêu
Chi phí tưới tiêu là toàn bộ chi phí tưới, tiêu và chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có) thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất lúa đã chi ra để sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất lúa, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được miễn thủy lợi phí hoặc những nơi có hệ thống thủy lợi và được miễn thủy lợi phí nhưng vẫn phải chi trả chi phí bơm nước tưới tiêu, trong đó:
Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất lúa.
Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu hay chạy điện và xác định chi phí theo giá thuê máy chạy xăng hoặc máy chạy dầu hoặc máy chạy điện trên thị trường.
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ và thuốc khác) mà hộ sản xuất lúa đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ lúa, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.
- Thủy lợi phí: Áp dụng cho những nơi có hệ thống thủy lợi và có thu thủy lợi phí và tính theo mức thu thực tế (nếu có) hoặc theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về mức thu thủy lợi phí.
- Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng
Điều tra viên cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm điều tra và phân bổ cho 02 vụ sản xuất lúa trong năm.
- Chi phí lãi vay ngân hàng là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất lúa mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất.
Đối với trường hợp hộ sản xuất vay từ ngân hàng, tiền lãi vay tính căn cứ theo số tiền vay, lãi suất cho vay và thời gian vay tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa hộ sản xuất và Ngân hàng Thương mại tại địa phương mà hộ sản xuất vay vốn.
Đối với trường hợp hộ sản xuất vay vốn từ nguồn khác (vay cá nhân, đại lý vật tư bán nợ tính lãi, vay lãi, vay của hợp tác xã nông nghiệp), tiền lãi vay được tính tối đa theo lãi suất cho vay năm của Ngân hàng Thương mại tại địa phương và tại thời điểm mà hộ sản xuất vay vốn.
Trường hợp hộ sản xuất vay tiền ngân hàng để sử dụng vào mục đích khác, khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất lúa.
- Chi phí khác
Chi phí khác là các chi phí thực tế, hợp lý phát sinh liên quan đến sản xuất một vụ lúa ngoài các chi phí nêu trên tùy theo điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất.
VTC = Vn x | Tt |
TQ |
VTC = 1 x | 6 | = 0,75 ngày công |
8 |
VTC = 1 x | 12 | = 1,5 ngày công |
8 |
Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của lúa là rơm, rạ.
Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất lúa (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).
Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.
Trường hợp hộ sản xuất được hỗ trợ cho sản xuất lúa theo các quy định của Nhà nước thì phải trừ đi khoản chi phí này để tính giá thành sản xuất lúa.
Hộ sản xuất không được hỗ trợ thì không tính để loại trừ.
Ztt = | TCtt |
W |
Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất lúa thực tế của mỗi tỉnh, thành phố cùng vụ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự tính của cả nước của năm kế hoạch do Quốc hội công bố để làm cơ sở xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn vùng sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất đối với từng vụ sản xuất trong năm.
Công thức:
Zdk(i,k) = Ztt(i-1,k) x (1 + CPIdk(j))
Trong đó: - Zdk(i,k) là giá thành sản xuất lúa dự tính năm i vụ k;
- Ztt(i-1,k) là giá thành sản xuất lúa thực tế cùng vụ năm trước;
- CPIdk(j) là CPI dự tính của cả nước năm i do Quốc hội công bố.
Công thức:
Zbqdk(i,k) = Zbqtt(i-1,k) x (1 + CPIdk(j))
Trong đó: - Zbqdk(i,k) là giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính năm i vụ k;
- Zbqtt(i-1,k) là giá thành sản xuất lúa bình quân thực tế cùng vụ năm trước của toàn khu vực sản xuất được tính bằng tổng giá thành lúa thực tế của các tỉnh trong khu vực sản xuất chia cho tổng số tỉnh thực hiện điều tra, khảo sát;
- CPIdk(j) là CPI dự tính của cả nước năm i do Quốc hội công bố.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các nội dung quy định tại Thông tư này; tổng hợp giá lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất vào đầu mỗi vụ sản xuất lúa.
Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ về chi phí thực tế, năng suất thực tế trong sản xuất lúa khi được điều tra, phỏng vấn.
Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 23/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA
VỤ…………………………………..
I. THÔNG TIN CHUNG:
Họ và tên chủ hộ:
Thôn/Ấp:
Xã:
Huyện:
Tỉnh:
Số nhân khẩu trong gia đình: ……….người, trong đó lao động chính: …………
Tình trạng hộ gia đình:
£ Giàu £ Khá £ Cận nghèo £ Nghèo
Diện tích sản xuất lúa thực tế của hộ: ………….. hecta.
Thuộc vùng có điều kiện sản xuất:
£ Thuận lợi £ Trung bình £ Khó khăn
II. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA TÍNH TRÊN 1 HECTA
1. Chi phí vật chất
1.1. Chi phí giống:
Tên giống lúa |
Số lượng (kg) |
Đơn giá (đồng/kg) |
Thành tiền (đồng) |
1. |
|
|
|
2. |
|
|
|
……….. |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
……………………. |
1.2. Chi phí làm đất: các chi phí liên quan để cải tạo đất, nâng cao chất lượng của đất như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở ...).
1.3. Chi phí phân bón:
Loại phân |
Số lượng(kg hoặc lít) |
Đơn giá (đồng/kg, lít) |
Thành tiền (đồng) |
A. Phân bón nền |
|
|
|
Đạm urê |
|
|
|
Lân |
|
|
|
Kali |
|
|
|
NPK |
|
|
|
Phân khác |
|
|
|
B. Phân bón lá |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
………………………… |
1.4. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật:
Tên thuốc |
Loại thuốc |
Số lượng (chai, gói, bao, lít, kg) |
Đơn giá (đồng/chai, gói, bao, lít, kg |
Thành tiền (đồng) |
Thuốc trừ sâu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc trừ cỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc trừ bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
………….. |
1.5. Chi phí thuê đất (nếu có):
1.6. Chi phí tưới tiêu
Chi phí |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền (đồng) |
A. Chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có) |
|
|
|
B. Chi phí tự tưới |
|
|
|
1. Chi phí nhiên liệu |
(lít/kwh) |
(đồng/lít,kwh) |
|
Xăng |
|
|
|
Dầu |
|
|
|
Điện |
|
|
|
2. Chi phí thuê bơm (đồng) |
|
|
|
C. Chi phí thuê dịch vụ tưới (nếu thuê trọn gói) |
|
|
|
D. TỔNG CỘNG |
|
|
|
1.7. Chi phí khấu hao tài sản cố định:
1.8. Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng:
1.9. Thủy lợi phí (nếu có): áp dụng cho những nơi có hệ thống thủy lợi và không được miễn thủy lợi phí.
1.10. Chi phí lãi vay ngân hàng (nếu có):
Chi phí |
Mục đích vay |
Số tiền vay |
Kỳ hạn vay |
Lãi suất |
Tổng lãi |
1. Vay ngân hàng |
|
|
|
|
|
2. Vay từ nguồn khác (cụ thể là từ nguồn nào vay lãi, mua chịu có tính lãi, vay của hợp tác xã nông nghiệp ...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng cộng |
|
|
|
|
…………. |
1.11. Chi phí thu hoạch: (thuê máy gặt, vận chuyển, bao bì thu hoạch)
1.12. Chi phí khác (nếu có):
1.13. Tổng chi phí vật chất:
(1.1.+1.2+1.3+1.4+1.5+1.6+1.7+1.8+1.9+1.10+1.11+1.12) = …………..đồng
2. Chi phí lao động
Khoản mục |
Lao động gia đình (ngày công) |
Lao động thuê ngoài (ngày công) |
Đơn giá ngày công |
Thành tiền |
||||
Số ngày công thực tế |
Số giờ/ngày công thực tế |
Tổng số ngày công tiêu chuẩn |
Số ngày công thực tế |
Số giờ/ngày công thực tế |
Tổng số ngày công tiêu chuẩn |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 = |
- Làm đất - sửa bờ (trục, xới, cày, bừa....) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngâm ủ giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gieo sạ (hoặc cấy) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dặm lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Làm cỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bón phân |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bơm nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phun thuốc BVTV |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tuốt lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vận chuyển |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phơi lúa, sấy lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thăm đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng Chi phí lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Giá trị cột 4 bằng giá trị cột 2 nhân giá trị cột 3 và chia cho 8 giờ
- Giá trị cột 7 bằng giá trị cột 5 nhân giá trị cột 6 và chia cho 8 giờ
- Nếu đã tính chi phí thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta khi thu hoạch thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển lúa.
- Nếu đã tính chi phí thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ trong chi phí tưới tiêu thì không tính công lao động bơm nước.
- Trường hợp công gặt, tuốt lúa và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.
3. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (nếu có)
- Phụ thu rơm rạ:
- Phụ thu khác:
4. Giá trị các khoản được hỗ trợ (nếu có)
5. Tổng chi phí = 1+2-3-4 = ………………………đồng
III. TỔNG NĂNG SUẤT VÀ TỔNG THU:
Loại |
Năng suất (tấn/ha) |
Giá bán (đồng/kg) |
Tổng thu |
Lúa khô |
|
|
|
Lúa tươi |
|
|
|
3. Tổng cộng |
|
|
……………….. |
IV. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT:
Giá thành sản xuất = Tổng chi phí/Tổng năng suất = ………………………..đồng/kg
V. LỢI NHUẬN:
Lợi nhuận: = Tổng thu - Tổng chi phí = ………………………….đồng
XÁC NHẬN CỦA ĐỊA BÀN KHẢO SÁT |
CHỦ HỘ |
ĐIỀU TRA VIÊN |
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 23/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BIỂU MẪU BÁO CÁO CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA
VỤ…………..
Tỉnh:……………………………………
Tổng số mẫu điều tra: ……………………, trong đó: ………hộ, ………xã, ………huyện.
Diện tích xác định chi phí sản xuất, tính giá thành thống kê theo biểu mẫu dưới đây: ………hecta.
STT |
Khoản mục |
ĐVT |
Lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
Chi phí vật chất 1 ha |
đồng |
|
|
|
1 |
Giống |
kg |
|
|
|
2 |
Chi phí làm đất |
đồng |
|
|
|
3 |
Phân bón |
|
|
|
|
|
- Ure |
kg |
|
|
|
|
- DAP |
kg |
|
|
|
|
- Lân |
kg |
|
|
|
|
- Kali |
kg |
|
|
|
|
- NPK |
kg |
|
|
|
|
- Phân bón lá |
kg |
|
|
|
|
- Phân khác (hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, vi sinh,) |
Kg hoặc lít |
|
|
|
4 |
Chi phí khấu hao TSCĐ |
đồng |
|
|
|
5 |
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật |
đồng |
|
|
|
|
- Trừ sâu |
đồng |
|
|
|
|
- Trừ bệnh |
đồng |
|
|
|
|
- Diệt cỏ |
đồng |
|
|
|
|
- Khác |
đồng |
|
|
|
6 |
Chi phí thuê đất (nếu có) |
|
|
|
|
7 |
Chi phí tưới, tiêu |
|
|
|
|
|
- Xăng, dầu, điện (*) |
đồng |
|
|
|
|
- Thuê bơm (**) |
đồng |
|
|
|
|
- Sửa chữa kênh mương (nếu có) |
đồng |
|
|
|
8 |
Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng |
đồng |
|
|
|
9 |
Thủy lợi phí (nếu có) |
|
|
|
|
10 |
Chi phí lãi vay ngân hàng |
đồng |
|
|
|
11 |
Chi phí thu hoạch (thuê máy gặt, vận chuyển) (***) |
đồng |
|
|
|
12 |
Chi phí bao bì thu hoạch |
đồng |
|
|
|
13 |
Chi phí khác |
đồng |
|
|
|
II |
Chi phí lao động |
công |
|
|
|
|
- Làm đất-sửa bờ (cày, bừa, trục) |
công |
|
|
|
|
- Ngâm ủ giống |
công |
|
|
|
|
- Gieo sạ (hoặc cấy) |
công |
|
|
|
|
- Dặm lúa |
công |
|
|
|
|
- Làm cỏ |
công |
|
|
|
|
- Bón phân |
|
|
|
|
|
- Bơm nước |
công |
|
|
|
|
- Phun thuốc BVTV |
công |
|
|
|
|
- Gặt |
công |
|
|
|
|
- Tuốt lúa |
công |
|
|
|
|
- Vận chuyển |
công |
|
|
|
|
- Phơi lúa, sấy lúa |
công |
|
|
|
|
- Thăm đồng (nếu có) |
công |
|
|
|
|
- Công khác |
công |
|
|
|
III |
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (nếu có) |
đồng |
|
|
|
IV |
Các khoản được hỗ trợ (nếu có) |
đồng |
|
|
|
V |
Tổng chi phí sản xuất 1 ha (I+II-III-IV) |
đồng |
|
|
|
VI |
Năng suất 1 ha |
tấn |
|
|
|
VII |
Giá thành sản xuất (IV:V) |
đồng/kg |
|
|
|
VIII |
Giá bán lúa |
đồng/kg |
|
|
|
1 |
Lúa khô |
đồng/kg |
|
|
|
2 |
Lúa tươi |
đồng/kg |
|
|
|
IX |
Tổng doanh thu |
đồng |
|
|
|
X |
Lợi nhuận |
đồng |
|
|
|
1 |
Lợi nhuận so với chi phí sản xuất |
% |
|
|
|
2 |
Lợi nhuận so với tổng doanh thu |
% |
|
|
|
Ghi chú:
- (*) và (**): nếu thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ thì không tính công lao động bơm nước vào mục chi phí lao động.
- (***): Nếu thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển lúa trong mục chi phí lao động.
- Trường hợp công gặt, tuốt lúa và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.