Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Trương Chí Trung; Nguyễn Quân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/12/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số: 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án “Xây dựng các Phòng thí nghiệm trọng điểm”;
Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ tài chính áp dụng đối với Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán độc lập được áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ); Phòng thí nghiệm trọng điểm là đơn vị hạch toán phụ thuộc áp dụng theo cơ chế tài chính của cơ quan chủ trì; và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
- Kinh phí chi thường xuyên duy trì hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm cả kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm; chi hoạt động hợp tác quốc tế; bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng tài sản ngoài nguồn thu sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này). Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước được áp dụng theo quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (được bổ sung, sửa chữa tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ).
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có).
Các nội dung chi trên đây không áp dụng đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế.
- Chi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố thông qua hình thức tuyển chọn, đặt hàng, hoặc giao trực tiếp.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
- Hàng năm, Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
- Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và dự toán cho Phòng thí nghiệm trọng điểm theo một trong hai phương thức: giao chung trong kế hoạch và dự toán của cơ quan chủ trì, trên cơ sở đó cơ quan chủ trì giao tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm; hoặc giao trực tiếp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, tình hình thực hiện nhiệm vụ, thanh quyết toán kinh phí theo quy định và báo cáo cơ quan chủ trì để tổng hợp vào quyết toán hàng năm của cơ quan chủ trì.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc là tổ chức phụ thuộc cơ quan chủ trì, các hoạt động tài chính của Phòng thí nghiệm trọng điểm được hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
- Hàng năm Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung để trình cơ quan quản lý cấp trên.
- Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ và phân bổ dự toán cho cơ quan chủ trì, trong đó có nhiệm vụ và dự toán cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Cơ quan chủ trì ban hành Quy chế phân công nội bộ, trong đó ủy quyền Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm chủ động chi tiêu trong phạm vi dự toán được duyệt cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm; chủ động trong hoạt động sự nghiệp và hạch toán theo hình thức báo sổ với cơ quan chủ trì.
Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm:
- Tài sản được hình thành từ các nguồn đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản được mua sắm trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản được điều động từ các cơ quan, đơn vị khác cho Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản có nguồn gốc khác (được mua bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; mua bằng các nguồn kinh phí khác; được cho, biếu, tặng…).
- Đối với các nội dung đã có định mức do các cơ quan có thẩm quyền xây dựng: mức chi phí tối đa bằng mức quy định hiện hành.
- Đối với các nội dung chưa có định mức do cơ quan có thẩm quyền xây dựng: khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, công lao động của các nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, nhà quản lý … được xây dựng theo nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí.
- Ngoài ra, được tính một phần chi phí hao mòn tài sản, nhằm đảm bảo một phần chi phí duy tu, bảo dưỡng tài sản; đồng thời khuyến khích được các nhà khoa học trong việc sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
Phòng thí nghiệm trọng điểm áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp hạch toán độc lập) hoặc của cơ quan chủ trì (trong trường hợp hạch toán phụ thuộc).
Riêng định mức chi cho hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm (thành lập theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) được áp dụng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; cụ thể như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: tối đa 300.000 đồng/buổi họp;
- Thành viên, thư ký khoa học: tối đa 200.000 đồng/buổi họp;
- Thư ký hành chính: tối đa 150.000 đồng/buổi họp;
- Đại biểu được mời tham dự: tối đa 70.000 đồng/buổi họp.
Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại Thông tư này được cân đối từ nguồn ngân sách chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ hàng năm và được giao trong dự toán của cơ quan chủ quản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|