Thông tư 45/2018/TT-BTC quản lý, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức và tải sản cố định do Nhà nước giao DN quản lý

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 45/2018/TT-BTC

Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/2018/TT-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/05/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định trong cơ quan Nhà nước

Ngày 07/05/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thông tư quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định như sau: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải đồng thời thỏa mãn cả 02 tiêu chuẩn: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên; Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.  

Theo đó, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình, cụ thể: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh có thời gian sử dụng 15 năm với tỷ lệ hao mòn % năm là 6,67%.

Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đã được quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/07/2018.

Xem chi tiết Thông tư 45/2018/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 45/2018/TT-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 45/2018/TT-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 45/2018/TT-BTC PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------


Số: 45/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định
tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho
doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

_________________________

Căn cứ Luật Qun lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khu hao tài sn cđịnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tài sản cđịnh do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với:
a) Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Thông tư này để quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:
a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
4. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định về giá trị đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Điều 4. Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;
d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;
đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;
e) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
Điều 5. Tài sản cố định đặc thù
1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.
3. Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
Điều 6. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định
1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
3. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
4. Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
5. Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức:

Nguyên giá tài sản cố định do mua sắm

=

Giá trị ghi trên hóa đơn

-

Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:
a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) là các khoản được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá trị đề nghị quyết toán;
- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
- Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
b) Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
c) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không dự toán, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị dự toán, quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng tài sản, hạng mục).
3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển

=

Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định giao, điều chuyển theo đánh giá lại tại thời điểm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán). Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản (đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán) trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm bàn giao.

Giá trị còn lại của tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển

=

Tlệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm bàn giao

Trong đó: - Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tình trạng của tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản. - Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm bàn giao. - Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mi của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm bàn giao

x

Diện tích xây dựng của tài sản

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
(Ví dụ 1 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại

=

Giá trị của tài sản được tặng cho, khuyến mại

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:
a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định tại pháp luật về xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ.
c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
5. Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa

=

Giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:
a) Giá trị ghi trên Biên bản kiểm kê là giá trị còn lại của tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa theo đánh giá lại tại thời điểm kiểm kê. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản để ghi vào Biên bản kiểm kê và xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán. Việc đánh giá lại giá trị của tài sản căn cứ vào chất lượng còn lại của tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm kiểm kê.

Giá trị còn lại của tài sản cđịnh khi kim kê phát hiện thừa

=

Tlệ % chất lượng còn lại của tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới của tài sản (đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) tại thời điểm kim kê

Trong đó: - Tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại và thời gian đã sử dụng của tài sản. - Giá mua của tài sản là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm kiểm kê. - Giá xây dựng mới của tài sản được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương tại nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm kiểm kê

x

Diện tích xây dựng của tài sản

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung).
Điều 8. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).
3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó (trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).
Điều 9. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này không sử dụng trong trường hợp tổ chức bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Việc xác định giá trị tài sản cố định trong các trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Điều 10. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;
d) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
(Ví dụ 2 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục).
3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.
Điều 11. Quản lý tài sản cố định
1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TÍNH HAO MÒN, KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 12. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao
1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư này gồm:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
3. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:
a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước:
đ) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.
Điều 13. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định
1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;
b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;
d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
Điều 14. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với tài sản cố định giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định giao, điều chuyển để cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao, nhận điều chuyển tài sản làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tlệ tính hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n)

=

Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1)

+

Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n)

-

Số hao mòn tài sn cố định gim trong năm (n)

2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.
3. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
Điều 16. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định
1. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này và tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Đơn vị lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về tỷ lệ khấu hao, số khấu hao trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm.
2. Việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá dịch vụ sự nghiệp công mà đơn vị sự nghiệp cung cấp;
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo quy định tại khoản 1 Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định đảm bảo phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định và không thấp hơn tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này;
c) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.
3. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này (trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn trong năm của tài sản cố định theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành, đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định tại điểm a khoản này; lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao và số hao mòn tài sản trong năm (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để theo dõi, quản lý; thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm;
c) Đơn vị thực hiện phân bổ số khấu hao đã đăng ký để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chi phí kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn.
(Ví dụ 3 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì thực hiện như sau:
a) Việc xác định giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết;
b) Giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được phân bổ tương ứng với thời gian góp vốn liên doanh, liên kết theo đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ của thời hạn liên doanh, liên kết.
5. Quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao:
Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Riêng trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng để trả nợ gốc và lãi; số còn lại (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các tài sản cố định có tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này thay đổi so với tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thì từ năm tài chính 2018 xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này để ghi sổ kế toán.
(Ví dụ 4 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với các tài sản cố định đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tư
ng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Chính phủ; VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch Nước; VP T
ng Bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
- Sở Tài chính, KBNN các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục QLCS;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS
(410).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Huỳnh Quang Hải

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

 

STT

DANH MỤC TÀI SẢN

THỜI GIAN SỬ DỤNG
(năm)

TỶ LỆ HAO MÒN
(% năm)

Loại 1

Nhà, công trình xây dựng

 

 

 

- Biệt thự, công trình xây dựng cấp đặc biệt

80

1,25

 

- Cấp I

80

1,25

 

- Cấp II

50

2

 

- Cấp III

25

4

 

- Cấp IV

15

6,67

Loại 2

Vật kiến trúc

 

 

 

- Kho chứa, bchứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi

20

5

 

- Giếng khoan, giếng đào, tường rào

10

10

 

- Các vật kiến trúc khác

10

10

Loại 3

Xe ô tô

 

 

1

Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh

 

 

 

- Xe 4 đến 5 chỗ

15

6,67

 

- Xe 6 đến 8 chỗ

15

6,67

2

Xe ô tô phục vụ công tác chung

 

 

 

- Xe 4 đến 5 chỗ

15

6,67

 

- Xe 6 đến 8 ch

15

6,67

 

- Xe 9 đến 12 chỗ

15

6,67

 

- Xe 13 đến 16 chỗ

15

6,67

3

Xe ô tô chuyên dùng

 

 

 

- Xe cứu thương

15

6,67

 

- Xe cứu hỏa

15

6,67

 

- Xe chở phạm nhân

15

6,67

 

- Xe quét đường

15

6,67

 

- Xe phun nước

15

6,67

 

- Xe chở rác

15

6,67

 

- Xe ép rác

15

6,67

 

- Xe sửa chữa lưu động

15

6,67

 

- Xe trang bị phòng thí nghiệm

15

6,67

 

- Xe thu phát điện báo

15

6,67

 

- Xe sửa chữa điện

15

6,67

 

- Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn

15

6,67

 

- Xe cần cẩu

15

6,67

 

- Xe tập lái

15

6,67

 

- Xe thanh tra giao thông

15

6,67

 

- Xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh

15

6,67

 

- Xe phát thanh truyền hình lưu động

15

6,67

 

- Xe tải các loại

15

6,67

 

- Xe bán tải

15

6,67

 

- Xe trên 16 chỗ ngồi các loại

15

6,67

 

- Xe chuyên dùng khác

15

6,67

4

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước

15

6,67

5

Xe ô tô khác

15

6,67

Loại 4

Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô)

 

 

1

Phương tiện vn tải đường bộ

10

10

2

Phương tiện vận tải đường sắt

10

10

3

Phương tiện vận tải đường thủy

 

 

 

- Tàu biển ch hàng hóa

10

10

 

- Tàu biển chở khách

10

10

 

- Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy

10

10

 

- Tàu chở hàng đường thủy nội địa

10

10

 

- Tàu chkhách đường thủy nội địa

10

10

 

- Phà đường thủy các loại

10

10

 

- Ca nô, xuồng máy các loại

10

10

 

- Ghe, thuyền các loại

10

10

 

- Phương tiện vận tải đường thủy khác

10

10

4

Phương tiện vận tải hàng không

10

10

5

Phương tiện vận tải khác

10

10

Loại 5

Máy móc, thiết bị

 

 

1

Máy móc, thiết bị văn phòng phố biển

 

 

 

- Máy vi tính đ bàn

5

20

 

- Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương)

5

20

 

- Máy in

5

20

 

- Máy fax

5

20

 

- Tủ đựng tài liệu

5

20

 

- Máy scan

5

20

 

- Máy hủy tài liệu

5

20

 

- Máy photocopy

8

12,5

 

- Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh

8

12,5

 

- Bộ bàn ghế họp

8

12,5

 

- Bộ bàn ghế tiếp khách

8

12,5

 

- Máy điều hòa không khí

8

12,5

 

- Quạt

5

20

 

- Máy sưởi

5

20

 

- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác

5

20

2

Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

 

 

a

Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này

 

 

b

Máy móc, thiết bị khác phục vhoạt động chung của cơ quan, tchức, đơn vị

 

 

 

- Máy chiếu

5

20

 

- Thiết bị lọc nước

5

20

 

- Máy hút ẩm, hút bụi

5

20

 

- Ti vi, đu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác

5

20

 

- Máy ghi âm

5

20

 

- Máy ảnh

5

20

 

- Thiết bị âm thanh

5

20

 

- Tng đài điện thoại, máy bộ đàm

5

20

 

- Thiết bị thông tin liên lạc khác

5

20

 

- Tủ lạnh, máy làm mát

5

20

 

- Máy giặt

5

20

 

- Thiết bị mạng, truyền thông

5

20

 

- Thiết bị điện văn phòng

5

20

 

- Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu

5

20

 

- Thiết bị truyền dẫn

5

20

 

- Camera giám sát

8

12,5

 

- Thang máy

8

12,5

 

- Máy bơm nước

8

12,5

 

- Két st

8

12,5

 

- Bàn ghế hội trường

8

12,5

 

- Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật

8

12,5

 

- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác

8

12,5

3

Máy móc, thiết bị chuyên dùng

 

 

 

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo

10

10

 

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phbiến có yêu cu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng ph biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này

 

 

 

- Máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị

10

10

4

Máy móc, thiết bị khác

8

12,5

Loại 6

Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

 

 

1

Các loại súc vật

8

12,5

2

Cây lâu năm, vườn cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả,

25

4

3

Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh

8

12,5

Loại 7

Tài sản cđịnh hữu hình khác

8

12,5

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Mu số 01

Quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình

Mu số 02

Quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

Mu s 03

Quy định danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc thù

Mu số 04

Đăng ký số khu hao tài sản cố định

Bộ/Tỉnh……………….

Mẫu số 01

 

 

 

QUY ĐỊNH

THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

 

STT

DANH MỤC

THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm)

TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)

Loại 1

Quyền tác giả

 

 

 

- Tải sản A1

 

 

 

- Tài sản B1

 

 

 

……………………………

 

 

Loại 2

Quyền sở hữu công nghiệp

 

 

 

- Tài sản A2

 

 

 

- Tài sản B2

 

 

 

……………………………

 

 

Loại 3

Quyền đối vi giống cây trồng

 

 

 

- Tài sản A3

 

 

 

- Tài sản B3

 

 

 

……………………………

 

 

Loại 4

Phần mềm ứng dụng

 

 

 

- Cơ sở dữ liệu

 

 

 

- Phần mềm kế toán

 

 

 

- Phần mềm tin học văn phòng

 

 

 

- Phần mềm ứng dụng khác

 

 

Loại 5

Tài sản cố định vô hình khác

 

 

Bộ/Tỉnh……………….

Mẫu số 02

 

 

 

QUY ĐỊNH

DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

STT

DANH MỤC

THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm)

TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)

Loại 1

……………………………

 

 

 

- Tài sản A1

 

 

 

- Tài sản B1

 

 

 

- Tài sản C1

 

 

Loại 2

……………………………

 

 

 

- Tài sản A2

 

 

 

- Tài sản B2

 

 

 

- Tài sản C2

 

 

Loại 3

 

 

 

 

- Tài sản A3

 

 

 

- Tài sản B3

 

 

 

- Tài sản C3

 

 

…….

……………………………

 

 

 

Ghi chú: Danh mục tài sản cố định quy định tại Mu này áp dụng đi với tài sản cđịnh thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ/Tỉnh……………….

Mẫu số 03

 

 

QUY ĐỊNH

DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ

 

STT

DANH MỤC

Loại 1

……………………………

 

- Tài sản A1

 

- Tài sản B1

 

- Tài sản C1

Loại 2

……………………………

 

- Tài sản A2

 

- Tài sản B2

 

- Tài sản C2

Loại 3

……………………………

 

- Tài sản A3

 

- Tài sản B3

 

- Tài sản C3

 

……………………………

Tên đơn vị: ……………………………
Mã số thuế: ……………………………
Cơ quan quản lý cấp trên: ………………

Mẫu số 04

 

 

 

ĐĂNG KÝ SỐ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Năm ………………

 

Đơn vị tính: đng

STT

TÀI SẢN

NGUYÊN GIÁ

SỐ HAO MÒN/ KHẤU HAO (NĂM)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

S khu hao trong năm

Số hao mòn trong năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (6) + (7)

(6)

(7)

I

Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

 

 

 

 

 

1

- Tài sản A

 

 

 

 

 

2

- Tài sản B

 

 

 

 

 

…..

……………………..

 

 

 

 

 

II

Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ

 

 

 

 

 

1

- Tài sn A

 

 

 

 

 

2

- Tài sản B

 

 

 

 

 

….

……………………..

 

 

 

 

 

III

Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới

 

 

 

 

 

A

Nhóm tài sản cố định sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

 

 

 

 

 

1

- Tài sản A

 

 

 

 

 

2

- Tài sản B

 

 

 

 

 

…..

……………………..

 

 

 

 

 

B

Nhóm tài sản cđịnh vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; vừa s dng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị

 

 

 

 

 

1

- Tài sn A

 

 

 

 

 

2

- Tài sản B

 

 

 

 

 

…..

……………………..

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

………, ngày ……. tháng …… năm …...
THỦ TRUỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

PHỤ LỤC SỐ 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Bộ trưng Bộ Tài chính)

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Ví dụ 1: Tại đơn vị X, tài sản cố định A có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2012. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008, Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định A có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lhao mòn 10% năm. Tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là 600 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 04 năm, giá trị còn lại là 400 triệu đồng.

Trong năm 2018 thực hiện điều chuyển tài sản cố định A từ đơn vị X sang đơn vị Y. Trong quá trình điều chuyển phát sinh các chi phí liên quan là 100 triệu đồng.

* Cách xác định nguyên giá, số hao mòn tài sản cố định A cho các năm tiếp theo tại đơn vị Y như sau:

- Tài sản cố định A đã được theo dõi trên sổ sách kế toán của đơn vị X, do đó:

(i) Nguyên giá tài sản cố định A được điều chuyn đến đơn vị Y được xác định = 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 triệu đồng (chi phí điều chuyển) = 1.100 triệu đồng;

(ii) Giá trị hao mòn lũy kế tính đến 31/12/2017 = 600 triệu đồng.

- Từ năm 2018, tại đơn vị Y, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng x 10% = 110 triệu đồng.

- Tính đến ngày 31/12/2018, shao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 710 triệu đồng (600 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 390 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 710 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 820 triệu đồng (710 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 280 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 820 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 930 triệu đồng (820 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 170 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 930 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2021, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.040 triệu đồng (930 triệu đồng + 110 triệu đồng), giá trị còn lại là: 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2022, số hao mòn còn lại được tính trong năm 2022 của tài sản cố định A là 60 triệu đồng (1.100 triệu đồng - 1.040 triệu đồng), số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.100 triệu đồng, giá trị còn lại bằng 0 đồng.

- Từ năm 2023 trở đi, tài sản cố định A không phải tính hao mòn.

Như vậy, thời gian tính hao mòn của tài sản cố định A là 11 năm (gồm: 06 năm từ năm 2012 đến 2017 tại đơn vị X; 05 năm từ năm 2018 đến 2022 tại đơn vị Y).

Ví dụ 2: Tại đơn vị Z, tài sản cố định B có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2018, tỷ l hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 6,67% năm. Năm 2020, đơn vị Z thực hiện nâng cấp theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt với tổng mức đầu tư là 100 triệu đồng.

* Cách tính hao mòn tài sản cố định B tại đơn vị Z như sau:

a) Năm 2018 và năm 2019, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định B là: 1.000 triệu đồng x 6,67% = 66,7 triệu đồng.

- Tính đến ngày 31/12/2018, shao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 66,7 triệu đồng, giá trị còn lại là: 933,3 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 66,7 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tải sản cố định B là: 133,4 triệu đồng (66,7 triệu đồng + 66,7 triệu đồng), giá trị còn lại là: 866,6 triệu đồng (933,3 triệu đồng - 66,7 triệu đồng).

b) Năm 2020, sau khi nâng cấp, nguyên giá tài sản cố định B được xác định là 1.100 triệu đồng = 1.000 triệu đồng (nguyên giá cũ) + 100 triệu đồng (tổng mức đầu tư).

Từ năm 2020, mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định B là: 1.100 triệu đồng x 6,67% = 73,37 triệu đồng.

Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 206,77 triệu đồng (133,4 triệu đồng + 73,37 triệu đồng), giá trị còn lại là: 793,23 triệu đồng (866,6 triệu đồng - 73,37 triệu đồng).

Ví dụ 3: Đơn vị Q là đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Trong năm 2018, đơn vị Q sử dụng tài sn cố định C có nguyên giá 100 triệu đồng, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 6,67% năm và tài sản cố định D có nguyên giá 1.000 triệu đồng, tỷ lệ hao mòn theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 10% năm để liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, tài sản cố định C sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động liên doanh liên kết, tài sản cố định D vừa được sử dụng vào mục đích hoạt động của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

* Trong năm 2018 đơn vị Q thực hiện đăng ký số khu hao tài sản cố định như sau:

1- Tài sản cố định C thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

Ví dụ, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định C theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp là 10% năm.

2- Đối với tài sản cố định D:

- Đơn vị Q xác định tổng giá trị hao mòn tài sản cố định D trong năm là:

1.000 triệu đồng x 10% = 100 triệu đồng

- Căn cứ tình hình sử dụng, đơn vị Q phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định nêu trên. Ví dụ, đơn vị Q xác định phân b70% sử dụng vào mục đích hoạt động của đơn vị, 30% sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết; theo đó, đơn vị Q lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao, số hao mòn tài sản trong năm theo Mu số 04 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

Năm báo cáo: 2018

TT

TÀI SẢN

NGUYÊN GIÁ (triệu đồng)

SỐ HAO MÒN/ KHU HAO (NĂM)

Tỷ lệ (%)

Tổng số (triệu đồng)

Skhấu hao trong năm (triu đồng)

Số hao mòn trong năm (triu đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(6)+(7)

(6)

(7)

I

Tài sản cố định tại đơn vị Q

 

 

 

 

 

A

Nhóm tài sản cố định sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

 

 

 

 

 

1

- Tài sản C

100

10%

10

10

0

B

Nhóm tài sản cđịnh vừa sdụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị

 

 

 

 

 

1

- Tài sản D

1.000

10%

100

30

70

 

Tng cộng

1.100

 

110

40

70

 

Ví dụ 4: Tài sản cố định E có nguyên giá 1.000 triệu đồng, đưa vào sử dụng năm 2015. Theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định E có thời gian sử dụng 08 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 12,5% năm. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là 375 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 05 năm và giá trị còn lại là 625 triệu đồng.

Theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, từ năm tài chính 2018, thời gian sử dụng của tài sản cố định E quy định là 10 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 10% năm.

* Cách xác định shao mòn hàng năm của tài sản cố định E từ năm 2018 như sau:

- Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định E (tính từ năm tài chính 2018): 1.000 triệu đồng x 10% = 100 triệu đồng.

-Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 475 triệu đồng (375 triệu đồng + 100 triệu đồng); giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 525 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 475 triệu đồng).

-Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 575 triệu đồng (475 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 425 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 575 triệu đồng).

-Tính đến ngày 31/12/2020, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 675 triệu đồng (575 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 325 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 675 triệu đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2021, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 775 triệu đồng (675 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 225 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 775 triệu đồng).

-Tính đến ngày 31/12/2022, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 875 triệu đồng (775 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 125 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 875 triệu đồng).

-Tính đến ngày 31/12/2023, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E là: 975 triệu đồng (875 triệu đồng + 100 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 25 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 975 triệu đồng).

- Số hao mòn còn được tính trong năm 2024 của tài sản cố định E là: 25 triệu đồng (1.000 triệu đồng - 975 triệu đồng); số hao mòn lũy kế của tài sản cố định E tính đến ngày 31/12/2024 là: 1.000 triệu đồng (975 triệu đồng + 25 triệu đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định E là: 0 đồng (1.000 triệu đồng - 1.000 triệu đồng).

- Từ năm 2025 trở đi, tài sản cố định E không phải tính hao mòn./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/032022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 và Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/032022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

loading
×
×
×
Vui lòng đợi