Thông tư 38-TC/NSNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 38-TC/NSNN

Thông tư 38-TC/NSNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:38-TC/NSNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/07/1996
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 38-TC/NSNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 38-TC/NSNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 38 TC/NSNN NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

 

Thực hiện Chỉ thị số 442/TTg ngày 3/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 1997, Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 1996 và xây dựng, tổng hợp dự toán năm 1997 như sau:

 

A- TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996:

 

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1996, nhìn chung đạt kết quả khá: Sản xuất, lưu thông hàng hoá, xuất nhập khẩu duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và phát triển theo chiều hướng tích cực; lạm phát được kiểm chế; nhiều mặt xã hội có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, còn nổi lên một số khó khăn tồn tại là: Thu ngân sách tuy có tiền bộ nhưng nhiều khoản thu còn đạt thấp so với dự toán đầu năm như thu thuế xuất, nhập khẩu, thu cấp quyền sử dụng đất, thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh; tình hình thất thu, trốn thuế, buôn lậu chưa được ngăn chặn có hiệu quả; triển khai kế hoạch xây dựng cơ bản chậm; sản lượng sản xuất một số sản phẩm đạt thấp so với dự kiến, tồn đọng lớn đã ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng và thu ngân sách nhà nước.

Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách Nhà nước Quốc hội đã thông qua, các Bộ, địa phương căn cứ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước được giao đầu năm, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; tình hình sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và thu chi ngân sách cả năm 1996 thuộc Bộ, địa phương mình quản lý; đồng thời đề ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành trong 6 tháng cuối năm nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cả năm và làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 1997. Cụ thể:

I- Về thu

1- Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Phấn đầu khai thác tối đa năng lực sản xuất, tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ...; quản lý chặt chẽ giá thành và phí lưu thông, chỉ cho phép các doanh nghiệp tăng tỷ lệ trích khấu hao cơ bản với điều kiện đơn vị phải bảo đảm nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước không thấp hơn mức thực hiện năm 1995.

2- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các đơn vị, văn phòng đại diện hoạt động thương mại; Kiểm tra nắm chắc số lượng đơn vị, chú ý đưa vào diện quản lý thu thuế đối với những đơn vị đã hết thời hạn miễn, giảm thuế theo luật định; diện tích đất, vốn và tài sản được giao, trong đó vốn góp trong nước, thời điểm bắt đầu đi vào sản xuất - kinh doanh, sản lượng sản xuất, doanh số kinh doanh, đối tượng phải nộp thuế thu nhập... để tính thu theo đúng Luật định và theo quy định của giấp phép đầu tư.

3- Các địa phương phối hợp với ngành hải quản và thuế kiểm tra chặt chẽ khâu xuất, nhập khẩu (số lượng, giá trị, chủng loại mặt hàng) để tính thuế; tăng cường kiểm tra chống buôn lậu, trốn thuế, bao gồm cả hàng hoá nhập ngoại đã vào nội địa nhưng không chứng minh được đã nộp đủ thuế nhập khẩu; thực hiện các biện pháp bắt buộc các đơn vị nộp ngay vào ngân sách nhà nước số thuế còn nợ đã quá thời hạn phải nộp.

4- Đối với khu vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân: Tổ chức kiểm tra giấy phép kinh doanh, địa diểm, ngành nghề kinh doanh, số hộ kinh doanh thực tế và tình hình đăng ký nộp thuế... Thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những hộ kinh doanh không đúng ngành nghề theo giấy phép kinh doanh, những hộ không đăng ký kê khai nộp thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân; triển khai thực hiện tổng kiểm tra và điều chỉnh doanh thu để đưa hết số hộ thực tế có kinh doanh vào quản lý và thu thuế, điều chỉnh doanh thu tính thuế sát với giá cả thị trường và quy mô sản xuất - kinh doanh, trên cơ sở đó tính thu thuế theo đúng Luật định, đặc biệt các hộ kinh doanh lớn thuộc các ngành: thương nghiệp dịch vụ nhà hàng, khách sạn, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...

5- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Căn cứ sổ bộ thuế xác định số phải thu nộp ngân sách nhà nước trong năm để đôn đốc nộp kịp thời cho ngân sách nhà nước. Rà soát nắm lại diện tích đất nông nghiệp, diện tích đã quản lý thu thuế, diện tích đã hết hạn miễn giảm thuế, dự kiến diện tích tăng thêm để quản lý thu. Về giá thóc tính thuế: Các địa phương căn cứ giá cả thị trường và tham khảo giá thóc trong khu vực để xác định giá thóc tình thuế cho phù hợp và sát giá cả thị trường.

6- Đối với các khoản thu từ nhà và đất: Các địa phương tập trung chỉ đạo nắm chắc quỹ đất ở từng xã, phường, có quy hoạch, kế hoạch sử dụng, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, cấp quyền sử dụng đất đúng quy định, phấn đấu thu đạt và vượt mức Quốc hội thông qua để tạo nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng; tính và thu thuế nhà đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo đúng chế độ quy định.

7- Đối với các khoản thu khác của ngân sách nhà nước: Căn cứ phát sinh thực tế thu đầy đủ và thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, phân tích và thuyết minh rõ từng khoản thu có tính chất thường xuyên và không thường xuyên giữa các năm để tính dự toán năm 1997.

Qua đánh giá tình hình thực hiện thu nộp ngân sách 6 tháng đầu năm, ước thu ngân sách nhà nước cả năm trên cơ sở những biện pháp phấn đầu tăng thu 6 tháng cuối năm, truy thu hết những khoản thu tồn đọng theo quyết toán năm 1995, tồn đọng 6 tháng đầu năm; thu đầy đủ, kịp thời những khoản thu phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm. Phân tích kết quả thu nộp ngân sách cả năm, tìm ra những nguyên nhân tác động đến thu ngân sách nhà nước năm 1996 làm cơ sở tính dự toán năm 1997, như: Tình hình sản xuất kinh doanh; tốc độ tăng trưởng kinh tế; biến động cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm; tác động của giá cả; tác động của cơ chế, chính sách; tác động chủ quản của công tác quản lý thu, tình hình chấp hành chế độ thu nộp... Đánh giá kết quả thu ngân sách nhà nước cả năm trên địa bàn phải phân tích rõ kết quả số thu từng sắc thuế đối với từng khu vực kinh tế để làm căn cứ tính toán phân cấp quản lý ngân sách.

II- Về chi

Căn cứ nhiệm vụ cả năm được giao, tiến độ và tình hình thực hiện các nhiệm vụ, trên cơ sở đó ước thực hiện chi ngân sách đảm bảo chi đúng chế độ, đúng nhiệm vụ được giao, hạn chế các khoản chi mua sắm, sửa chữa chưa thật cần thiết, thực hành tiết kiệm để ưu tiên kinh phí cho những nhiệm vụ thiết thực, có hiệu quả. Đánh giá thực hiện phải phân tích kỹ những việc đã làm được, việc chưa làm được, những lĩnh vực còn lãng phí, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều hành thực hiện trong 6 tháng cuối năm và làm cơ sở tính toán dự toán 1997. Trong đó chú ý một số biện pháp:

1. Từ nay đến cuối năm, không giải quyết bổ sung chi ngân sách ngoài kế hoạch, trừ trường hợp thật sự bức bách như phòng chống và khắc phục thiên tại, lũ lụt. Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị phải thực hành tiết kiệm, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để bảo đảm cho nhu cầu chi cấp thiết mới phát sinh. Những nhu cầu chi đã có quyết định, nhưng chưa được bố trí kinh phí trong kế hoạch ngân sách đầu năm thì soát xét để dãn tiến độ và bố trí trong dự toán ngân sách năm 1997.

2- Về xây dựng cơ bản: Rà soát lại danh mục và vốn đã bố trí cho các công trình trong kế hoạch giao đầu năm, các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đã được giao, hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản để làm căn cứ cấp vốn. Đối với khối lượng XDCB năm 1995 đã hoàn thành những chưa được thanh toán, dùng nguồn của kế hoạch năm 1996 để thanh toán dứt điểm. Đối với kế hoạch năm 1996, trên cơ sở đánh giá khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm, số đã cấp phát thanh toán và khả năng cấp phát thanh toán trong 6 tháng cuối năm; từ đó xác định khối lương phải chuyển sang thanh toán trong năm 1997 cho từng công trình. Những công trình đến 31/12/1996 thực hiện vượt kế hoạch, phải bố trí trong kế hoạch năm 1997 để có nguồn thanh toán; những công trình không thực hiện hết kế hoạch, nếu cần tiếp tục thực hiện, phải bố trí vào kế hoạch năm 1997.

3- Đối với các chương trình quốc gia: Ưu tiên cấp phát kinh phí cho các chương trình quốc gia theo đúng kế hoạch và tiến độ thực hiện, trên cơ sở đó ước thực hiện cả năm, phân tích rõ từng nuồn kinh phí (nguồn NSNN, viện trợ, tín dụng, dân đóng góp...). Cơ quan chủ quản chương trình quốc gia tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả của từng chương trình: Mục tiêu cần đạt được; thời gian thực hiện; nội dụng thực hiện; kết quả đã thực hiện đến hết năm 1996..., từ đó có kiến nghị cụ thể về cơ chế quản lý, sắp xếp lại chương trình.

4- Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ kế hoạch được giao đầu năm, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và khả năng ngân sách để ước thực hiện cả năm cho sát tình hình thực tế của Bộ, địa phương và khả năng nguồn thu cho phép. Từng lĩnh vực chi phân tích vụ thể cơ cấu chi về tiền lương, phụ cấp tiền lương, các khoản chi bắt buộc tính trên cơ sở tiền lương, các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuất (như mua sắm, sửa chữa, cứu đói, khắc phục thiên tại, lũ lụt...) để làm cơ sở tính toán bố trí dự toán năm 1997.

5- Đối với các khoản chi đầu tư cơ sở hạ tầng của các địa phương từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, thu bán nhà ở, xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, các địa phương căn cứ tình hình thu để bố trí và cấp phát chi cho phù hợp. Trường hợp thu không đạt kế hoạch thì điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu để tránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.

III- Đối với các khoản thu ngân sách Nhà nước, theo chế độ đơn vị được để lại tự chi toàn bộ hay một phần; các khoản thu theo quyết định của Chính phủ được đầu tư trở lại cho các Bộ, địa phương, như thu phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông, thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu; các khoản phụ thu về tiền điện, bưu điện... để tăng đầu từ cho ngành điện, bưu điện: các Bộ, địa phương chỉ đạo đơn vị đánh giá kỹ tình hình thực hiện thu, chi theo đúng chế độ chung của Nhà nước, trên cơ sở đó phân tích việc chấp hành thu, nội dung chi một số năm gần đây để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế cho năm 1997 và các năm sau theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở ước thực hiện thu, chi ngân sách cả năm 1996, các Bộ, địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách từ năm 1991 dến năm 1996 của Bộ, địa phương mình, nêu lên những mặt làm được, chưa làm được, những tồn tại và phân tích các nguyên nhân cụ thể, chủ trọng kiểm điểm sâu sắc những ưu và nhược điểm trong việc bố trí và điều hành ngân sách. Từ đó đề ra nhiệm vụ và rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng và chỉ đạo điều hành dự toán ngân sách năm 1997 và các năm tiếp theo.

 

B- XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỢP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997:

 

I- Năm 1997, năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 1996-2000, là năm triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII và thực hiện Luật ngân sách nhà nước. Tình hình những năm qua và năm 1996 cho thấy một số thuận lợi cơ bản là:

Nền kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ khá; lạm phát được kiềm chế và có xu hưởng giảm. Cơ chế quản lý kinh tế mới đang phát huy kết quả tốt, hệ thống và văn bản pháp luật về thu NSNN và quản lý kinh tế - xã hội đã được ban hành tương đối hoàn chỉnh đang phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, bước vào năm 1997 cũng nổi nên một số khó khăn là:

- Thu ngân sách, nhất là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mấy năm nay không đạt kế hoạch, nên tồn nợ vay trong nước của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển chưa có nguồn thanh toán từ các năm trước dồn lại lớn.

- Yêu cầu chi đầu tư XDCB và chi giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh đều đòi hỏi lớn, để tạo điều kiện vừa phát triển sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững vừa cải thiện và phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội tốt hơn. Trong khi đó tổng sản phẩm quốc nội và nguồn tài chính còn hạn hẹp.

- Cơ cấu về chi lương, các khoản có tính chất lương, chi cho người về hưu, mất sức lao động và các đối tượng chính sách xã hội trong NSNN quá lớn do biên chế cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, đặc biệt là khối sự nghiệp hưởng kinh phí NSNN rất lớn và hậu quả của thời gian dài bao cấp về bảo hiểm xã hội đang là gánh nặng đối với NSNN. Quỹ lương lớn, nhưng mức tiền lương thực tế của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội bị giảm do trượt giá đang đòi hỏi phải giải quyết.

Căn cứ nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1996-2000 và những thuận lợi, khó khăn nêu trên, việc xây dựng dự toán NSNN năm 1997 phải đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu sau:

1- Ngân sách nhà nước năm 1997 phải bố trí nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra; thực hiện có hiệu quả 11 chương trình và lĩnh vực phát triển; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn liền với việc thực hiện chương trình ổn định vững chắc kinh tế - xã hội. Nghiên cứu ban hành cơ chế và thực hiện các biện pháp tiến hành xã hội hoá mạnh mẽ các lĩnh vực văn hoá - xã hội; đối với từng lĩnh vực phải chọn ra các mục tiêu để tập trung ưu tiên đầu tư tạo bước chuyển biến mới về văn hoá, văn nghệ, phát thanh, truyền hình, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và các mặt xã hội khác, đặc biệt phải tạo được bước phát triển mạnh mẽ về giáo dục đào tạo, thực hiện một bước mục tiêu nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Dự báo một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế năm 1997 so với năm 1996 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9-10%;

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,5-4,9%;

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14-15%;

- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 12-13%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 28%; - Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 23%.

2- ổn định và củng cố sức mua của đồng tiền; giữ lạm phát ở mức thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao hơn (dự kiến chỉ số tăng giá cả năm 1997 dưới 10%, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ ở mức 11.000 đ/USD).

3- Chính sách thuế đã sửa hạ thấp về mức thu; miễn giảm cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp của thương binh, người tàn tật... Vì vậy phải có biện pháp thu đầy đủ theo đúng Luật, và khai thác mọi nguồn thu, chống thất thu; đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên ở mức hợp lý và tiết kiệm, trả được nợ theo cam kết và ưu tiên cho đầu tư phát triển.

4- Mọi khoản thu, chi NSNN đều phải phản ánh hết vào dự toán NSNN và quản lý qua Kho bạc nhà nước, kể cả các khoản phí, lệ phí và các khoản thu trước đây theo chế độ đơn vị được để lại thu để chi; đưa toàn bộ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản viện trợ vào cân đối trong thu chi NSNN để quản lý và theo dõi trả nợ, kể cả những khoản Chính phủ vay về cho vay lại.

5- Ưu tiên cho đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, theo phương hướng chỉ đạo dành khoảng 70% thuế và phí cho chi thường xuyên, 30% cho đầu tư phát triển và trả nợ. Bố trí chi, trước hết đảm bảo ưu tiên cho giáo dục đào tạo và đảm bảo có trọng điểm cho các lĩnh vực khác; phấn đấu ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

6- Bố trí chi phải trên tinh thần tiết kiệm, hạn chế chi mua sắm trang thiết bị đắt tiền, việc xây dựng trụ sở phải tính toán kỹ cân đối trên từng địa bàn.

7- Bố trí nguồn tăng Quỹ dự trữ tài chính để chủ động trong điều hành ngân sách. Dự phòng ngân sách ở mức hợp lý theo quy định của Luật NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi cho chính sách mới, chi đột xuất. 8- Bội chi ngân sách nhà nước phải tương ứng với khả năng chắc chắn vay trong nước và vay ưu đãi nước ngoài. Không vay thương mại nước ngoài, không phát hành và vay trong nước thời hạn ngắn, lãi suất cao cho bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Mức bội chi NSNN (không kể vay nước ngoài về cho vay lại) phải thấp hơn 3% GDP.

II- Những nội dung chủ yếu trong tính toán các khoản thu ngân sách Nhà nước năm 1997

Các Bộ, địa phương, căn cứ tình hình thu nộp NSNN và kết quả sản xuất kinh doanh năm 1996, khả năng sản xuất - kinh doanh của các đơn vị cơ sở năm 1997; căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành về thu để tính dự toán thu NSNN năm 1997 trên cơ sở mức tăng trưởng kinh tế (9-10%); chỉ số tăng giá dưới 10%; tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng chống thất thu, yêu cầu đối với dự toán thu năm 1997 phải đạt mức tăng bình quân 20-22% so với thực hiện năm 1996. Trong quá trình tính toán dự toán, chú ý một số điểm sau đây:

1- Đối với khu vực kinh tế quốc doanh:

- Về thuế doanh thu: Tính theo Thông tư số 97 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu.

- Việc giảm thuế doanh thu năm 1996 cho các cở sở kinh doanh trên địa bàn miền núi: Đối tượng được giảm, mức giảm và thời gian giảm thuế doanh thu áp dụng theo Thông tư số 24 TC/TCT ngày 10/5/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc giảm thuế doanh thu năm 1996 đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn miền núi đối với ngân sách năm 1997 trong khi chờ chủ trường của Chính phủ đề nghị tạm tính toán số giảm thuế cụ thể cho từng trường hợp theo thông tư trên, thuyết minh đầy đủ việc giảm thuế năm 1996 và số dự kiến năm 1997.

- Tính toán tác động tăng, giảm thu do thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tính toán xác định cụ thể phần tăng thu do tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới; đầu tư mở rộng mới sản xuất kinh doanh.

- Về thuế tiêu thu đặc biệt: Tính theo Thông tư số 98 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Tính thu tại nơi sản xuất.

- Về thu sử dụng vốn ngân sách: Căn cứ tình hình vốn lưu động có đến cuối năm 1996; Tình hình tăng, giảm tài sản cố định, số KHCB thuộc nguồn vốn nhà nước để lại cho đơn vị tự đầu tư; tình hình bảo toàn vốn hàng năm... xác định lại nguồn vốn của ngân sách để tính thu theo chế độ. Đối với số vốn doanh nghiệp đã nhận nợ với Nhà nước trong xí nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài như: giá trị nhà xưởng, công trình xây dựng, tiền thuê mặt đất, mặt nước, TSCĐ vô hình... đều phải tính tiền thu sử dụng vốn ngân sách theo hướng dẫn tại Thông tư số 19-TC/TCĐN ngày 9/6/1992 của Bộ Tài chính, thuế suất là 3% năm.

- Về khấu hao cơ bản: Trên cơ sở xác định nguyên giá TSCĐ qua việc dự kiến tăng, giảm trong năm; Mức KHCB tính theo Quyết định số 507 TC/ĐTXD ngày 22/7/1986 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn bổ sung. Chỉ đạo cho phép các đơn vị tăng tỷ lệ trích KHCB so với mức trích cơ bản nếu đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 51/TTg ngày 21/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 36 TC/TCDN ngày 27/4/1995 và đơn vị phải bảo đảm nộp thuế lợi tức không thấp hơn mức thực hiện năm 1996.

- Về thuế lợi tức: Tính toán lợi tức chịu thuế trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất - kinh doanh theo chế độ. Riêng đối với các đơn vị có lãi lớn do khách quan còn phải nộp thuế lợi tức bổ sung theo Luật định. Khi xác định lợi tức chịu thuế năm 1997 chú ý các khoản lỗ năm trước được chuyển sang theo chế độ quy định; những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, không được trích khấu hao vào giá thành, phí lưu thông.

2- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Ngành thuế phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, với hệ thống quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và các ngành có liên quan nắm chắc số đơn vị đã được cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh, số đơn vị đã đi vào hoạt động, số đơn vị đã hết thời hạn miễn, giảm thuế, dự kiến số mới đi vào hoạt động trong năm 1997, tình hình và quy mô sản xuất - kinh doanh của từng doanh nghiệp để tính đúng, tính đủ các khoản thu theo Luật định và theo quy định của giấy phép đầu tư cấp cho từng doanh nghiệp. Trong việc tính toán thu, cần lưu ý:

- Đối với khoản thu hoàn vốn ngân sách: Các doanh nghiệp đã nhận nợ với Nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 19 TC/TCĐN ngày 09/06/1992 của Bộ Tài chính, Cục thuế phải lập kế hoạch thu hoàn vốn ngân sách đối với khoản vốn của nhà nước góp vào liên doanh.

- Đối với các trường hợp chuyển nhượng vốn góp của các chủ đầu tư các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tính thuế lợi tức theo Thông tư số 96 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính.

- Thuế đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài: Rà soát lại các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nắm chắc tổng vốn đầu tư, thời điểm khởi công xây dựng các công trình trên địa bàn quản lý để đưa vào tính kế hoạch thu thuế doanh thu và thuế lợi tức đối với các nhà thầu nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư số 37 TC/TCT ngày 10/5/1995 của Bộ Tài chính.

3- Đối với khu vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ tình hình thực hiện năm 1996 và trên cơ sở điều tra xác định số hộ thực tế có hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh số tính thuế để tính toán thu năm 1997. Dự kiến thu cần lưu ý:

- Đưa hết số hộ thực tế có hoạt động sản xuất - kinh doanh vào đăng ký và quản lý thu thuế.

- Trên cơ sở điều tra doanh số tính thuế xác định đúng doanh số tính thuế, căn cứ khả năng phát triển sản xuất - kinh doanh năm 1997 và tính hình giá cả để tính doanh số thu thuế bình quân năm 1997 làm cơ sở tính các loại thuế đối với khu vực này; chú ý chống thất thu đối với các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, nhất là đối với các đơn vị có quy mô lớn, khách sạn nhà hàng...

- Đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của các chủ đầu tư trong các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân tính thu thuế lợi tức theo hướng dẫn tại Thông tư số 96 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính.

- Thu lệ phí trước bạ: Tính toán thu theo tỷ lệ thu lệ phí trước bạ quy định tại Nghị định số 193-CP ngày 29/12/1994 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ. Trong đó chú ý đưa vào kế hoạch thu đối với các trường hợp bán xe máy, phương tiện trên sông, biển... nhưng chưa làm thủ tục pháp lý; Những trường hợp theo chế độ của Nhà nước cho phép hợp thức hoá quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất mà việc mua bán trước đây qua nhiều chủ không làm thủ tục đầy đủ. Đối với tài sản đã đăng ký chủ sở hữu mà mang đi góp vốn liên doanh thì phải nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn tại Thông tư số 93 TC/TCT ngày 21/12/1995 của Bộ Tài chính.

4- Thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật và Bộ thuế đã được lập để tính thu. Chú ý tính toán bổ sung đối với diện tích đến năm 1997 hết thời hạn miễn giảm, đưa vào thu thuế; Tính thu đầy đủ đối với đối tượng và diện tích phải chịu thuế vượt hạn điền.

Về giá thóc tính thu thuế sử dụng đất nông nghiệp: Căn cứ vào giá hiện nay trên thị trường và dự kiến chỉ số giá năm 1997 đối với từng nhóm hàng nông sản để xác định giá cho phù hợp, bảo đảm không thấp hơn 10% giá thị trường tại địa phương.

5- Đối với những khoản thu phí và lệ phí:

Dự tính cho năm 1997 sát với tính hình thực tế của từng Bộ, địa phương và đơn vị theo chế độ thu hiện hành. Trong tính toán, chú ý:

- Tính đầy đủ các khoản phí và lệ phí theo chế độ Nhà nước cho phép thu. Không tính thu và không được thu những khoản phí và lệ phí các Bộ, địa phương và đơn vị cơ sở tự đặt ra, trái với quy định chung của Nhà nước. Những khoản này phải xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Qua tình hình thực tế thực hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung về đối tượng thu, mức thu cho hợp lý.

- Thực hiện đúng Thông tư số 46 TC/TCT ngày 24/6/1993 tất cả các khoản phí và lệ phí phải phản ánh hết vào NSNN từ khâu kế hoạch và quản lý qua Kho bạc Nhà nước, kể cả những khoản phí và lệ phí theo chế độ đơn vị được để lại toàn bộ hay một phần để chi (Dự toán chi từ nguồn này cũng phải tính toán phản ánh đầy đủ trong dự toán chi của đơn vị).

- Các Bộ, địa phương và đơn vị phải tính toán, thuyết minh cụ thể từng khoản thu phí, lệ phí theo danh mục và số thu một số năm và dự kiến 1997; Tình hình sử dụng (nộp NSNN, để lại đơn vị chi tiêu). Tính toán cụ thể và báo cáo riêng danh mục và số thu phí, lệ phí phường, xã.

6- Đối với các khoản thu từ nhà và đất:

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất tính theo Thông tư số 78 TC/TCT ngày 30/9/1994 của Bộ Tài chính.

- Thu tiền cho thuế đất: Tính theo Nghị định số 18/CP ngày 13/2/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất và công văn số 1546 TC/TCT ngày 13/5/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thu tiền cho thuế đất, cụ thể là:

+ Diện tích tính tiền thuê đất: Đối với các đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất thì diện tích tính tiền thuê đất là diện tích đất ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền; đối với các đơn vị đang sử dụng đất vào sản xuất kinh doanh, hiện đang nộp thuế đất thì tạm thời lấy diện tích tính thuế nhà đất.

+ Giá cho thuê đất được tính theo quy định tại điều 2 và điều 6 bản quy định khung giá cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 1357 TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thu tiền bán nhà ở tính theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở và Nghị định số 21/CP ngày 16/4/1996 về sửa đổi bổ sung điều 5 và điều 7 của Nghị định số 61/CP.

7- Về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Dự kiến tính thu thuế XNK năm 1997 căn cứ vào kế hoạch kim ngạch XNK, cơ cấu khối lượng các mặt hàng XNK, thuế suất theo quy định hiện hành và giá tính thuế theo từng nhóm, mặt hàng sát với thị trường.

Tính toán tách riêng số thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu; thu lệ phí Hải quan; phụ thu của quỹ bình ổn giá.

8- Các khoản thu khác của NSNN:

Căn cứ tình hình thực hiện các năm trước, ước thực hiện năm 1996 để dự tính thu năm 1997 trên cơ sở phấn đấu tăng thu, tận thu, thu đúng, thu đủ theo chế độ cho NSNN.

9- Về vay nợ và viện trợ của nước ngoài:

Các Bộ, địa phương căn cứ vào các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các hiệp định đã ký kết với nước ngoài có khả năng thực hiện rút vốn trong năm 1997; Căn cứ tình hình thực hiện từng dự án đến cuối năm 1996 để tính toán xây dựng kế hoạch vay nợ, viện trợ năm 1997. Trong đó:

- Phân tích cụ thể theo từng dự án: Tổng mức vay và viên trợ, thời gian thực hiện, kim ngạch đã thực hiện đến cuối năm 1996, dự tính thực hiện và rút vốn trong năm 1997.

- Phân tích theo cơ cấu vốn từng dự án: Bằng tiền mặt, bằng hàng hoá, chuyển giao kỹ thuật, chuyên gia, đào tạo...

- Phân tích theo mục đích sử dụng: Sử dụng cho cấp phát đầu tư XDCB, cho chi thường xuyên về hành chính sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá...), cho vay.

- Dự tính kế hoạch 1997 chia làm hai danh mục: Những dự án và tổng số vốn chắc chắn thực hiện được trong năm 1997; Những dự án và tổng số vốn không có khả năng chắc chắn.

Dự toán thu NSNN trên địa bàn phải phân tích chi tiết: Theo từng sắc thuế đối với các thành phần kinh tế; các loại phí, lệ phí do trung ương quản lý, do cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện quản lý, do cấp xã, phường, thị trấn quản lý; các khoản thu theo chế độ được để lại một phần hay toàn bộ cho đơn vị chi; các khoản thu khác của từng cấp ngân sách... để làm căn cứ tính phân cấp quản lý ngân sách.

 

III- Những nội dung chủ yếu trong tính toán các khoản chi ngân sách nhà nước năm 1997.

1- Chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Xây dựng kế hoạch danh mục các công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo các nguồn vốn:

+ Nguồn NSNN cấp phát bao gồm cả nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung và nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, tiền thuê đất và cấp quyền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước...

+ Nguồn vay nợ hoặc viện trợ nước ngoài.

+ Nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

+ Tín dụng với lãi suất bình thường.

+ Nguồn liên doanh với các đơn vị trong nước.

+ Nguồn liên doanh với nước ngoài và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

+ Nguồn vốn tự có của đơn vị.

+ Nguồn vốn của Nhà nước để lại đơn vị tự đầu tư (kể cả đầu tư bằng nguồn KHCB, phần lợi nhuận sau khi nộp thuế được giữ lại theo chế độ quy định).

Vốn NSNN chủ yếu đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn; bố trí danh mục công trình đúng đối tượng, theo từng nguồn vốn, đúng mục đích và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chỉ đưa vào kế hoạch những công trình có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định; những công trình đưa vào kế hoạch phải có nguồn đảm bảo chắc chắn; Ưu tiên bố trí đủ nguồn để thanh toán khối lượng đầu tư XDCB đã hoàn thành từ năm 1996 trở về trước chưa được thanh toán, bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các công trình chuyển tiếp để sớm đưa vào sử dụng theo tiến độ được duyệt, không bố trí đầu tư tràn lan kém hiểu quả; Đối với các công trình mới khởi công cần cân nhắc kỹ, chỉ bố trí vốn cho các công trình thật sự quan trọng, cấp bách. Hạn chế đầu tư cho các công trình trụ sở.

Dự toán chi đầu tư XDCB năm 1997 lập chi tiết cho từng công trình theo từng nguồn vốn nêu trên và theo hai danh mục: Các công trình chuyển tiếp và các công trình mới khởi công. Từng công trình cần phân tích rõ:

- Khối lượng hoàn thành các năm trước chuyển sang năm 1997 thanh toán.

- Khối lượng thực hiện trong năm 1997.

- Khối lượng chuyển sang năm 1998 thanh toán.

Đối với các công trình đầu tư bằng các nguồn: Thu cấp quyền sử dụng đất, thu bán nhà ở, xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, phụ thu; một phần lợi nhuận phía Việt Nam được hưởng từ khai thác dầu thô để lại cho Tổng công ty dầu khí... cũng phải lập dự toán chi và chỉ được thực hiện khi có đủ các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phải căn cứ tiến độ thực hiện của các nguồn thu tương ứng.

2- Về cấp vốn lưu động:

Trong dự toán và điều hành ưu tiên cho những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động; những doanh nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng xuất khẩu... làm ăn có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thu nộp NSNN, kể cả nộp BHXH, bảo hiểm y tế theo quy định... Bố trí kế hoạch cấp vốn lưu động sau khi đã đề xuất các biện pháp xử lý điều hoà từ nơi thừa sang nơi thiếu.

3- Chi dự trữ:

Các Bộ, địa phương và đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ dự trữ những vật tư, hàng hoá cần thiết cho quốc gia và dự trữ lưu thông bình ổn giá phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại chất lượng, số lượng hiện có. Căn cứ tình hình thực tế, danh mục các mặt hàng dự trữ quốc gia quy định tại Quy chế quản lý dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ và yêu cầu về dự trữ trình Chính phủ về mặt hàng và số lượng cần phải dự trữ, kế hoạch đổi hàng hoặc bán những vật tư, hàng hoá không cần dự trữ, vượt lượng cần thiết, kế hoạch tăng dự trữ. NSNN bố trí dự toán chi để tăng dự trữ khi có quyết định của Chính phủ.

4- Chi trợ giá các mặt hàng chính sách:

- Đối với các mặt hàng chính sách đưa lên miền núi phục vụ đồng bào dân tộc: Về đối tượng, mặt hàng và cự ly vật chuyển được trợ giá áp dụng theo công văn số 1960/KTTH ngày 15/4/1994 của Chính phủ về một số chính sách đối với việc đưa hàng hoá lên miền núi phục vụ đồng bào dân tộc, công văn số 7464/KTTH ngày 30/12/1995 của Chính phủ về chính sách trợ giá cước vận chuyển hàng hoà lên miền núi và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan; về mức trợ giá tính toán theo quy định của Ban Vật giá Chính phủ.

Các Bộ, địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương và cơ chế trên, dự kiến nơi mua hàng để tính dự toán chi trợ giá năm 1997; dự toán chi phải thuyết minh rõ: Số đối tượng, lượng tiêu dùng, cự ly vận chuyển, mức trợ giá. Riêng mặt hàng muối Iốt tính chung trong chương trình quốc gia về phòng chống bướu cổ.

- Các khoản chi trợ giá giữ giống gốc, gia súc, gia cầm, trợ giá báo chí, nhà xuất bản... thực hiện theo chế độ hiện hành, các Bộ, địa phương tính toán kỹ, xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển..., mức trợ giá cụ thể cho từng mặt hàng, con giống, tờ báo, nhà xuất bản theo đúng chế độ.

5- Chi hành chính - sự nghiệp:

Dự kiến chi năm 1997 phải trên cơ sở phân tích kỹ tình hình thực hiện năm 1996, loại bỏ các khoản chi không đúng chính sách chế độ, những khoản chi đột xuất riêng của năm 1996; Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Ưu tiên bố trí kinh phí để trả lương và các khoản chi theo lương; Đối với các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên bố trí ở mức tối thiểu cần thiết; Các khoản chi khác như mua sắm, sửa chữa, chi đoàn ra, đón đoàn vào... bố trí theo khả năng cân đối ngân sách; Hạn chế tối đa việc mua sắm các tài sản đắt tiền chưa cấp bách; hạn chế hội họp, sơ kết, tổng kết...

Dự toán chi ngân sách lập cho từng đơn vị cơ sở và chi tiết theo các mục: Chi lương; Các khoản chi bắt buộc tính trên cơ sở tiền lương theo chế độ nhà nước (BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...); Chi nghiệp vụ thường xuyên; Chi đoàn ra và vào; Chi mua sắm sửa chữa (kê chi tiết từng mục và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đối với từng đơn vị trực thuộc); Chi bằng tiền Việt Nam và chi bằng ngoại tệ. Những khoản chi bằng ngoại tệ tính theo tỷ giá 11.000 đ/USD. Trong tính toán bố trí kế hoạch cần chú ý:

- Về mức chi hành chính sự nghiệp: Tính theo mức chi tại phụ lục số 1 kèm theo thông tư này.

- Về tiền lương: Tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm. Đối với các khoản tính bắt buộc theo lương: Bảo hiểm xã hội tính 15% quỹ lương (phần cơ quan sử dụng lao động đóng), bảo hiểm y tế tính 2% quỹ lương (phần cơ quan sử dụng lao động đóng), kinh phí công đoàn tạm tính bằng 2% quỹ lương.

- Những khoản Chính phủ đã quyết định, nhưng năm 1996 chưa thực hiện được hoặc phải thực hiện trong năm 1997, cần phải đưa vào dự toán để chủ động khi điều hành, tránh tình trạng bỏ sót khi thực hiện phải trình bổ sung ngoài dự toán.

- Không tính chi các khoản do ngành, địa phương tự quy định ngoài chế độ chung của Nhà nước; Các Bộ không được dự tính khoản chi hỗ trợ các địa phương, ngược lại các địa phương cũng không được tính khoản chi hỗ trợ cho các Bộ, ngành trung ương trái với phân cấp quản lý ngân sách và Luật NSNN.

- Bố trí chi phải trên tinh thần tiết kiệm triệt để, hạn chế chi mua sắm trang thiết bị đắt tiền như ô tô con, máy điều hoà nhiệt độ... - Các công trình xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa dùng vốn sự nghiệp hoặc kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia phải thực hiện theo đúng Quyết định số 92/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tư, xây dựng và chế độ hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Chỉ bố trí kế hoạch các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn đã có thủ tục được duyệt theo quy định.

- Chi sự nghiệp kinh tế: Bố trí tập trung ưu tiên các công việc phục vụ phát triển nông nghiệp, giao thông, chú ý vùng núi, vùng xa khó khăn. Phân tích rõ nội dung từng công việc phải thực hiện và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; nêu rõ các căn cứ tính toán, như: Khối lượng công việc phải thực hiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi và tổng số chi.

- Chi giáo dục - đào tạo: Bố trí kế hoạch kết hợp với việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp một cách hợp lý và chủ trương xã hội hoá giáo dục, đào tạo. Tính đủ thu học phí, huy động nhân dân đóng góp và các khoản thu khác để đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Nêu rõ các căn cứ tính toán, như: dân số theo vùng, số học sinh có mặt, số tuyển mới, số ra trường, số học sinh bình quân; mức chi và tổng số chi cho từng cấp học (giáo dục phổ thông; đại học, cao đẳng và trên đại học; đào tạo trung cấp; dạy nghề; đào tạo lại và bồi dưỡng).

- Chi sự nghiệp y tế: Bố trí chi trên cơ sở sắp xếp lại mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh, đẩy mạnh và mở rộng diện thực hiện bảo hiểm y tế, sử dụng có hiệu quả nguồn thu viện phí để bảo đảm yêu cầu chi; phân tích rõ chi phòng bệnh và chi chữa bệnh, các nguồn bảo đảm cho chi khám chữa bệnh (nguồn ngân sách cấp, thu viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ...).

- Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin: Các Bộ, địa phương phải rà soát lại nhiệm vụ, chương trình hoạt động bảo đảm thiết thực và có hiệu quả, nhưng phải trên cơ sở khai thác tích cực các nguồn thu. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện phủ sóng phát thanh và truyền hình trên phạm vi cả nước và từng bước nâng cao chất lượng các tiết mục nghệ thuật, chất lượng phát sóng phát thanh và truyền hình, các nhiệm vụ chi văn hoá thông tin cơ sở.

- Chi khoa học, công nghệ và môi trường:

Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, đề tài quốc gia của kế hoạch 5 năm 1996-2000.

Đối với đề tài cấp Bộ, ngành, địa phương: Chỉ bố trí cho các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học xã hội và chính trị. Các đề tài trực tiếp phục vụ sản xuất dùng nguồn từ quỹ phát triển khoa học của đơn vị hoặc thực hiện theo đặt hàng của doanh nghiệp.

Đối với các dự án sản xuất thử, thử nghiệm: Đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án; tổng số đầu tư cho các dự án từ năm 1991 đến nay, số phải thu hồi trong năm 1997 theo đúng chế độ. Trên cơ sở đó, năm 1997 dùng nguồn thu hồi của dự án cũ để đầu tư cho các dự án mới; từ năm 1997 không bố trí thêm kinh phí từ NSNN để hỗ trợ các dự án sản xuất thử, thử nghiệm.

Các khoản chi khác, như chi hoạt động bộ máy các cơ quan khoa học, chi hợp tác quốc tế... bố trí theo chế độ hiện hành.

- Chi về lương hưu và trợ cấp xã hội: Tính toán thuyết minh rõ số đối tượng (đối tượng cũ, đối tượng mới), mức chi theo chế độ hiện hành. Đối với chi lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, bệnh nghề nghiệp, NSNN bảo đảm chi cho những người nghỉ hưởng chế độ từ 31/12/1994 trở về trước; đối với những người nghỉ hưởng chế độ từ 1/1/1995 trở về sau do quỹ BHXH bảo đảm kinh phí chi trả.

- Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể: Căn cứ vào biên chế được duyệt và mức chi bình quân cho từng khu vực để tính toán. Đối với các địa phương khi tính kế hoạch tách riêng các khoản chi quản lý nhà nước; chi cho ngân sách Đảng; chi hỗ trợ cho các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng.

Đối với các khoản chi đặc thù riêng của từng ngành, như chi trang phục theo chế độ, chi cho công tác thi hành án, sản xuất huân, huy chương... phải thuyết minh chi tiết tình hình thực hiện năm 1996, dự kiến năm 1997 cho từng khoản chi.

- Đối với các khoản chi từ nguồn thu phí, lệ phí theo chế độ được để lại cho đơn vị chi, các đơn vị phải lập dự toán như các khoản chi khác, theo mức chi hướng dẫn tại thông tư này và phản ánh vào dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị.

6- Đối với các chương trình quốc gia:

- Cơ quan chủ quản chương trình quốc gia tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện đến hết năm 1996; rà soát lại nội dung của từng chương trình, thời gian thực hiện, kết quả đã thực hiện (cả về nhiệm vụ và kinh phí), tổng mức kinh phí đầu tư (chia ra các nguồn)... trên cơ sở đó sắp xếp lại từng mục tiêu trong từng chương trình theo hướng: Các mục tiêu có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mang tính liên ngành cả về phạm vi ảnh hưởng và tổ chức thực hiện thì bố trí cân đối ngân sách, chỉ đạo điều hành từ trung ương, nhưng phân bổ kế hoạch và giao cho địa phương thực hiện; các mục tiêu mang tính chi thường xuyên, như chống xuống cấp, mua sắm, sửa chữa, các mục tiêu mang tính chất của riêng ngành, địa phương thì cân đối trực tiếp vào chi thường xuyên của các Bộ, địa phương để các Bộ, địa phương chủ động thực hiện.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các chương trình theo kế hoạch tổng thể được duyệt. Không mở rông thêm chương trình.

Riêng đối với chương trình "Cho vay giải quyết việc làm", chương trình "Phủ xanh đồi núi trọc", chương trình "Đất trống vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển", cơ quan chủ quản chương trình rà soát lại tổng mức vốn đã đầu tư, trong đó tổng mức cho vay có thu hồi, kiến nghị tổng mức dự nợ cho vay của chương trình để có cơ sở bố trí kinh phí bổ sung trong năm 1997.

7- Đối với các khoản chi khác:

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng đơn vị, từng Bộ, địa phương để tính chi, đảm bảo chi đúng chế độ, tiết kiệm, thuyết minh chi tiết cụ thể ước thực hiện năm 1996, dự kiến năm 1997 và các căn cứ tính toán cho từng khoản chi.

 

IV- Về phân cấp quan lý ngân sách

Căn cứ tình hình thực hiện ngân sách năm 1995, năm 1996, dự toán thu NSNN trên địa bàn, chi NSĐP năm 1997 và dự kiến thu, chi ngân sách năm 1998, 1999, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và kiến nghị với Chính phủ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật NSNN, số bổ sung từ NSTW cho ngân sách cấp tỉnh để ổn định từ năm 1997 đến năm 1999. Đồng thời:

- Căn cứ điểm 2 Điều 31, điểm 2 Điều 33, điểm 2 Điều 35 của Luật NSNN; căn cứ trình độ quản lý chi đầu tư XCBD của các cấp chính quyền địa phương, nguồn thu ngân sách của từng cấp và điều kiện cụ thể của địa phương mình, quy định tạm thời về phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách năm 1997 trình Hội đồng nhân dân quyết định cùng với việc quyết định dự toán ngân sách năm 1997.

- Hướng dẫn cho các cấp chính quyền địa phương về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng phường, xã, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 30, các khoản 2, 3 Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật NSNN; số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để các cấp chính quyền địa phương làm căn cứ xây dựng dự toán ngân sách.

V- Tổ chức thực hiện:

1- Năm 1997 là năm đầu thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và tính toán để ổn định phân cấp quản lý ngân sách cho các năm sau, nên các cấp chính quyền chưa có đủ các căn cứ về phân cấp quản lý nguồn thu, các nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu và số bổ sung từ ngân sách cấp trên để quyết định dự toán ngân sách cấp mình trước khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước. Vì vậy, UBND các cấp căn cứ Chỉ thị số 442/TTg ngày 3/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn tại thông tư này và hướng dẫn của cấp trên, căn cứ vào số kiểm tra thu, chi ngân sách, lập dự toán ngân sách cấp mình gửi cấp trên để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước; khi Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ giao thu, chi ngân sách, tỷ lệ phân chia các nguồn thu và số bổ sung cho các địa phương, UBND các cấp trình HĐND quyết định dự toán và phân bổ ngân sách cấp mình phù hợp với kế hoạch cấp trên giao.

Trong quá trình lập và tổng hợp dự toán thu NSNN, cơ quan thuế các cấp, Cục Hải quan các tỉnh và cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc UBND để xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn sát đúng với thực tế của địa phương. Cơ quan thuế ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên, UBND và cơ quan tài chính cùng cấp; Cục hải quan các tỉnh lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và các khoản thu khác liên quan đến xuất nhập khẩu gửi Tổng cục hải quan, UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính - Vật giá.

Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp quản lý lập dự toán thu, chi đối với từng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, tổng hợp báo cáo cơ quan cấp trên, Uỷ ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp.

2- Tiến độ xây dựng và tổng hợp dự toán NSNN năm 1997:

- Chậm nhất đến ngày 10/8/1996 các Bộ, địa phương xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi NSNN thuộc Bộ, địa phương mình quản lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.

- Bộ Tài chính sẽ thảo luận về dự toán thu, chi ngân sách 1997 với các Bộ, địa phương và các Tổng công ty lớn (Điện, than, thép, dầu khí, xi măng, hàng hải, hàng không dân dụng, bưu chính viễn thông, cao su, cà phê, lương thực, dệt may, giấy, thuốc lá...) trong thời gian từ ngày 10/8/1996 đến 20/9/1996. Lịch làm việc cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thông báo sau.

- Từ giữa tháng 9/1995 Bộ Tài chính tổng hợp, hoàn chỉnh dự toán NSNN và thuyết minh chi tiết về dự toán thu, chi của từng Bộ, địa phương trình Chính phủ, các Uỷ ban của Quốc hội để trình Quốc hội khoá IX, kỳ hợp thứ 10.

3- Về biểu mẫu báo cáo dự toán NSNN năm 1997:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ xây dựng, tổng hợp và lập dự toán NSNN 1997 theo hệ thống biểu mẫu quy định theo phụ lục số 2 đính kèm; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, tổng hợp và lập dự toán NSNN năm 1997 theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 3 đính kèm thông tư này. Đối với các Bộ, địa phương có khoản chi đặc thù riêng cần lập các biểu số liệu tính toán cho phù hợp.

Yêu cầu các Bộ, địa phương bảo đảm đầy đủ các nội dung cần báo cáo, kèm theo thuyết minh chi tiết căn cứ xây dựng dự toán từng khoản thu, chi NSNN năm 1997.

4- Tổng cục Thuế, Tổng cục Đầu tư và phát triển, Tổng cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, Kho bạc nhà nước trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Thông tư này để thực hiện trong hệ thống và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi NSNN thuộc lĩnh vực được giao.

5- Các Bộ, địa phương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc điều hành, đánh giá việc thực hiện thu, chi NSNN năm 1996 và xây dựng dự toán NSNN năm 1997. Trong quá trính xây dựng dự toán NSNN năm 1997, nếu có chính sách chế độ mới, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn bổ sung. Khi triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vưỡng mắc, đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để xử lý kịp thời.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

MỨC CHI HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NĂM 1997

(Kèm theo thông tư số: 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 của Bộ Tài chính)

1. Mức chi ngân sách về giáo dục, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, y tế (áp dụng phân bổ ngân sách cho các địa phương)

Đơn vị: Đồng/1 người/năm

S

 

Lĩnh vực

 

Giáo

 

Văn hóa

 

Thể dục

 

Phát thanh

 

Y tế

 

TT

 

 

Khu vực

 

dục

 

thông tin

 

thể thao

 

truyền hình

 

Phòng bệnh

 

Chữa bệnh

 

1

 

Thành phố

 

65.000

 

4.200

 

3.100

 

2.700

 

5.200

 

14.500

 

2

 

Đồng bằng

 

46.000

 

2.600

 

1.800

 

1.700

 

3.800

 

10.400

 

3

 

Trung du

 

57.000

 

2.700

 

1.700

 

1.700

 

4.100

 

11.400

 

4

 

Vùng sâu, núi thấp

 

62.000

 

3.200

 

1.300

 

1.800

 

4.800

 

13.100

 

5

 

Núi cao, hải đảo

 

82.000

 

3.800

 

1.300

 

2.200

 

6.000

 

16.600

 

 

Ghi chú: Riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tính thêm:

- 20% so mức chi chung của giáo dục

- 50% so mức chi chung của Văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình và y tế.

2. Mức chi ngân sách về chi y tế:

(áp dụng cho các cơ sở y tế do trung ương quản lý)

Đơn vị: Triệu đồng/ giường bệnh/năm

Số TT

 

Loại hình

Lĩnh vực

 

Bệnh

viện

 

Điều

dưỡng

 

Phòng

khám

 

1

 

Bộ Y tế

 

19,0

 

4,7

 

4

 

2

 

Ngành Lao động-TBX

 

5.3

 

1,7

 

 

 

3

 

Các ngành khác

 

10,5

 

4,7

 

4

 

 

3. Mức chi ngân sách về đào tạo:

(áp dụng cho các trường do trung ương và địa phương quản lý)

Đơn vị: Triệu đồng/1 học sinh/năm

Cấp đào tạo

Loại hình đào tạo

 

Đại học

 

Trung học

 

Dạy nghề

 

1. Khối nghệ thuật TDTT

 

8,00

 

6,50

 

 

 

2. Khối tổng hợp, sư phạm

 

6,30

 

4,00

 

 

 

3. Khối thăm dò địa chất, thủy văn, kỹ thuật mỏ

 

6,50

 

4,10

 

5,40

 

4. Khối hằng hải

 

6,40

 

4,00

 

4,70

 

5. Khối nông, lâm, thủy sản

 

5,90

 

3,54

 

 

 

6. Khối Y tế, dược

 

6,00

 

3,60

 

4,50

 

7. Khối công nghệ, lương thực và thực phẩm

 

5,60

 

3,40

 

4,20

 

8. Khối cơ khí, luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

 

5,90

 

3,50

 

4,30

 

9. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hóa

 

5,50

 

3,00

 

4,10

 

10. Khối kỹ thuật điện tử và bưu chính viễn thông

 

5,30

 

3,20

 

3,90

 

11.. Khối văn hóa thông tin, du lịch

 

5,40

 

3,20

 

4,00

 

12. Khối nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh cơ sở, hành chính pháp lý

 

5,20

 

3,10

 

 

 

13. Đào tạo lại bình quân 3,0 Tr.đ/suất (10 tháng học/người tính bằng một suất)

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Mức chi ngân sách về quản lý hành chính

a. áp dụng cho các cấp ở địa phương

Đơn vị: Triệu đồng/1 biên chế/năm

Khu vực

 

 

 

 

 

Cấp hành chính

 

Thành phố trực thuộc trung ương

 

Các tỉnh, (huyện thuộc vùng đồng bằng

 

Các tỉnh (huyện) thuộc vùng trung du và duyên hải

 

Các tỉnh (huyện) thuộc vùng núi thấp, vùng sâu

 

Các tỉnh (huyện) thuộc vùng núi cao, hải đảo

 

1. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

11,4

 

10,0

 

11,4

 

17,0

 

18,0

 

2. Cấp thành phố thuộc tỉnh, cấp quận

 

8,5

 

8,5

 

9,8

 

15,5

 

17,3

 

3. Cấp huyện và tương đương

 

8,0

 

8,0

 

8,7

 

14,0

 

16,3

 

 

Ghi chú: Riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tính thêm 20% so với mức chi chung.

b. áp dụng cho cấp trung ương:

14,0 triệu đồng/1 biên chế/năm.

Các cơ quan thuộc trung ương quản lý cấp nào sẽ tính theo mức chi của cấp tương đương.

PHỤ LỤC SỐ 2

HỆ THỐNG BIỂU MẪU

BÁO CÁO DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997 ÁP DỤNG CHO CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

(Kèm theo Thông tư số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 của Bộ Tài chính)

Của: các Tổng công ty:..............................

(Lập cho từng tổng công ty thành lập theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg)

BIỂU SỐ: 01/KHTW

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Đơn vị: Triệu đồng

Số

 

Chỉ tiêu

 

Quyết toán

 

Năm 1996

 

Dự toán

 

Dự kiến một số năm tiếp theo

 

TT

 

 

 

năm 1995

 

Dự toán

 

ước TH

 

năm 1997

 

1998

 

1999

 

2000

 

 

 

Tổng số thu nộp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Thuế TTĐB hàng SX trong nước

- Thuế TTĐB hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Thuế xuất, nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Thuế doanh thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Thuế lợi tức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Thuế thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

Thuế nhà, đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

Thu tiền cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

Thu các loại phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

Thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Chi tiết từng khoản thu khác)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày     tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

BIỂU SỐ: 02/KHTW

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGĂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Của: các Tổng công ty:..............................

(Lập cho từng tổng công ty thành lập theo quyết định  số 90/TTg và  91/TTg)

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Các đơn vị

thuộc

 

 

Tổng

 

 

Thu sử dụng

 

Thuế

 

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

Thuế xuất

 

 

Thuế sử dụng

 



 

Thuế

 

 

 

Thu tiền

 

 

 

Thu tiền

 

 



Thuế

 



 

Thuế

 

 

 

tổng Công ty

 

số

 

vốn ngân sách

 

doanh thu

 

đối với hàng SX trong nước

 

đối với hàng nhập khẩu

 

nhập khẩu

 

đất nông nghiệp

 

môn bài

 

bán nhà ở

 

cho thuê đất

 

tài nguyên

 

thu nhập

 

Thu khác

 

1.Đơn vị A:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quyết toán năm 1995

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự toán năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-ước thực hiện năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự toán năm 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 1999

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Đơn vị B:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Quyết toán năm 1995

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự toán năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-ước thực hiện năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự toán năm 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 1999

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dự kiến năm 2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC KÈM THEO BIỂU SỐ: 02/KH

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Của: (ghi tên đơn vị)...........................

Thuộc Bộ:................................

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Quyết

 

Năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Nội dung

 

toán năm 1995

 

Dự toán được giao

 

Ước thực hiện

 

Số đơn vị lập

 

Số Bộ chủ quản đề nghị

 

I. Các chỉ tiêu tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phần thu (Chi tiết từng khoản thu phí, lệ phí, thu khác và ghi theo từng mục chi)

- Trong đó:

+ Nộp ngân sách

+ Để lại đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Chi từ nguồn thu để lại

(Chi tiết từng nội dung chi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Chi từ nguồn ngân sách cấp

1- Cấp phát về xây lắp

2- Cấp phát về thiết bị

3- Cấp phát XDCB khác

4- Cấp phát chuẩn bị thiết bị đầu tư XDCB

5- Chi bảo hiểm y tế

6- Lương cấp bậc chức vụ

7- Phục cấp lương

8- Học bổng học sinh, sinh viên

9- Sinh hoạt phí cán bộ đi học

10- Chi BHXH

11- Các loại tiền thưởng

12- Chi y tế vệ sinh

13- Công tác phí

14- Hội nghị phí

15- Công vụ phí

16- Chi nghiệp vụ phí

17- Chi tiền tầu xe đi phép năm

18- Trích 2% kinh phí công đoàn

19- Đoàn ra

20- Đoàn vào

21- Mua sắm TSCĐ và cho như TSCĐ

22- SCL và XD các công trình phụ

23- Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Phục lục này lập cho văn phòng Bộ, cơ quan và các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan mỗi đơn vị một bảng riêng.

- Các chỉ tiêu tổng hợp (Mục I) ghi rõ các chỉ tiêu làm căn cứ tính toán dự toán, như: Số biên chế, số học sinh (số có mặt, số tuyển mới, số ra trường, số học sinh bình quân, học sinh đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước), giường bệnh, giường điều dưỡng; các nhiệm vụ chính phải thực hiện, như: số Km sửa chữa cầu đường, số mét khoan thăm dò địa chất, số giờ làm chương trình, giờ phát sóng phát thanh truyền hình...

- Thuyết minh rõ chi đoàn ra, đoàn vào, chi mua sắm TSCĐ và coi như TSCĐ, chi sửa chữa lớn và xây dựng các công trình phụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU SỐ: 03/KHTW

DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ NĂM 1997

Của:..........                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Đơn vị: Triệu đồng

 

 

S

 

 

 

Tên

 

 

Thời

 

 

Tổng dự toán dự toán được duyệt

 

 

Giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến 31/12/96

 

 

GT thanh toán từ khởi công đến 31/12/96

 

 

Dự toán năm 1997

 

TT

 

công trình,

 

gian

 

 

Tổng

 

 

Trong đó

 

 

Tổng

 

 

Trong đó

 

 

Tổng

 

 

Trong đó

 

 

Tổng

 

Trong đó thanh toán KL các

 

Chia theo cơ cấu

đầu tư

 

Chia theo nguồn vốn

 

 

 

dự án

 

KC-HT

 

số

 

Xây lắp

 

Thiết bị

 

số

 

Xây lắp

 

Thiết bị

 

số

 

Xây lắp

 

Thiết bị

 

số

 

năm trước chuyển sang 1997

 

Xây lắp

 

Thiết bị

 

XDCB khác

 

Vốn trong nước

 

Vốn vay, viện trợ nước ngoài

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

1

2

3

 

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

1

2

3

 

Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU SỐ: 04/KHTW

DỰ TOÁN CHI BỔ SUNG DỰ TRỮ QUỐC GIA NĂM 1997

Của:

Mặt hàng dự trữ

 

Đơn vị tính

 

Mức dự trữ Chính

 

Mức dự trữ ước đến 31/12/96

 

Dự toán năm 1997

 

 

 

 

 

phủ duyệt

 

Lương

 

Thành tiền (Tr.đ)

 

Lương

 

Thành tiền (Tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

BIỂU SỐ: 05/KHTW

DỰ TOÁN CHI VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 1997

Của:....

Đơn vị: Triệu đồng

S

 

Tên

 

Ngày, tháng

 

Định

 

Đề nghị ngân

 

Dự kiến năm 1997

 

TT

 

đơn vị

 

bắt đầu sản xuất

 

mức vốn lưu động

 

sách cấp vốn lưu động

 

Doanh thu

 

Nộp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

BIỂU SỐ: 06/KHTW

DỰ TOÁN THU, CHI TỪ QUỸ NGOẠI TỆ TẬP TRUNG CỦA NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Của:

 

 

 

 

Năm 1996

(Ước thực hiện)

 

Dự toán

năm 1997

 

S TT

 

Nội dung

 

Ngoại tệ (1000 USD)

 

Quy tiền VN (Triệu đồng)

 

Ngoại tệ (1000 USD)

 

Quy tiền VN (Triệu đồng)

 

 

 

A - Tổng số thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Thu bán dầu thô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Các loại thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Các loại phí, lệ phí:

- Lệ phí bay qua bầu trời

- Hoa hồng chữ ký dầu khí

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Thu hồi tạm ứng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Thu khác:

- Thu dịch vụ ở cơ quan đại diện VN ở nước ngoài

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B - Tổng số chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Chi cho đoàn ra nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Chi đóng niên liễm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Kinh phí cơ quan đại diện:

- Các Đại sứ quán

- Thương vụ

- Phân xã VN ở nước ngoài

- Tuy viên quân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Chi đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Chi nhập sách báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Thuê chuyên gia nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Thuyết minh chi tiết từng khoản thu, chi

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

BIỂU SỐ: 07/KHTW

DỰ TOÁN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 1997

(Do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập)

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

 

Ước thực hiện

năm 1996

 

Dự toán

năm 1997

 

S TT

 

Tỉnh, thành phố

 

Số đối tượng nội

 

Số tiền

 

Số đối tượng nội

 

Số tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

BIỂU SỐ 08/KH-TW

DỰ TOÁN CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 1997

(Do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập)

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung chi

 

Đơn vị tính

 

Quyết toán

 

Năm 1996

 

Dự toán 1997

 

 

 

 

 

1995

 

KH

 

TH

 

 

 

Tổng số chi

A. Chi trả cho các đối tượng từ 31/12/1994 trở về trước

1. Hưu quân đội:

- Số đối tượng

- Mức trả bình quân

- Thành tiền

2. Hưu CNVC

- Số đối tượng

-Mức trả bình quân

- Thành tiền

3. Mất sức lao động:

- Số đối tượng

-Mức trả bình quân

- Thành tiền

4. TNLĐ, BNN:

- Số đối tượng

-Mức trả bình quân

- Thành tiền

5. Người phục vụ TNLĐ:

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

6. Tuất CNVC hưởng ĐXCB

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

7. Tuất CNVC hưởng ĐXCB:

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

8. Mai táng phí:

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

9. Tuần một lần

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

10. Công nhân cao su

- Số đối tượng

-Mức trả

- Thành tiền

11. Chi khác

- Lệ phí chi trả

- Bảo hiểm y tế

- Khác (nếu có)

B. Chi trả cho các đối tượng từ 1/1/1995 trở về sau

(Nội dung như mục A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

BIỂU SỐ 09/KH-TW

DỰ TOÁN CHI CHỢ CẤP XÃ HỘI NĂM 1997

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung chi

 

Đơn vị tính

 

Quyết toán

 

Năm 1996

 

Dự toán 1997

 

 

 

 

 

1995

 

KH

 

TH

 

 

 

Tổng số chi

1. Trợ cấp thương binh

- Số đối tượng

- Mức trả bình quân

- Thành tiền

2. Trợ cấp bệnh binh

- Số đối tượng

- Mức trả bình quân

- Thành tiền

3. Người phục vụ thương bệnh binh

- Số đối tượng

- Mức trả bình quân

- Thành tiền

4. Tuất liệt sĩ (ĐSCB)

- Số đối tượng

- Mức trả

- Thành tiền

5. Tuất liệt sĩ (ĐSCD)

- Số đối tượng

- Mức trả

- Thành tiền

6. Anh hùng lực lượng vũ trang

- Số đối tượng

- Mức trả

- Thành tiền

7. Người có công với cách mạng

- Số đối tượng

+ Trợ cấp cơ bản

+ Trợ cấp nuôi dưỡng

- Mức trả bình quân

+ Trợ cấp cơ bản

+ Trợ cấp nuôi dưỡng

- Thành tiền

8. Cán bộ lão thành cách mạng

- Số người

+ Hưởng lương

+ Hưởng SHP

- Thành tiền

9. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩ vụ quốc tế

- Số đối tượng

- Thâm niên bình quân

- Thành tiền

10. Hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa

- Số đối tượng

- Mức trả

- Thành tiền

11. Phục cấp khu vực

- Số đối tượng

- Mức trả

- Thành tiền

12. Trợ cấp một lần

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

+ Số đối tượng

+ Thâm niên bình quân

+ Thành tiền

- Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ không còn thân nhân

+ Số đối tượng

+ Thành tiền

- Mai táng phí

+ Số đối tượng

+ Thành tiền

13. Chi khác

- Lệ phí chi trả

- Bảo hiểm y tế

- Điều trị, điều dưỡng

- Dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc

- Chi quy tập xây vỏ mộ

- Tu sửa nghĩa trang liệt sỹ

- Các khoản chi khác:

+...

+...

+...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU SỐ: 10/KHTW

DỰ TOÁN CHI TÀI TRỢ CHO CÁC NHÀ XUẤT BẢN NĂM 1997

Của:......

 

 

 

Tên sản

 

Đơn

 

Quyết toán năm 1995

 

ưỡc thực hiện năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Số TT

 

phẩm được tài trợ

 

vị tính

 

Số lượng được duyệt

 

Gía bán bình quân/ Đơn vị

 

Giá thành bình quân/ Đơn vị

 

Mức tài trợ bình quân/đơn vị

 

Số lượng được duyệt

 

Giá bán bình quân/ Đơn vị

 

Giá thành bình quân/ Đơn vị

 

Mức tài trợ bình quân/đơn vị

 

Số lượng được duyệt

 

Giá bán bình quân/ Đơn vị

 

Giá thành bình quân/ Đơn vị

 

Mức tài trợ bình quân/đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

BIỂU SỐ: 11/KHTW

DỰ TOÁN CHI TRỢ GIÁ GIỮ ĐÀN GIỐNG GỐC NĂM 1997

Của:....................................

 

 

Tên con

 

Đơn

 

Quyết toán năm 1995

 

ưỡc thực hiện năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Số TT

 

giống gốc được cấp bù

 

vị tính

 

Số lượng con giống gốc đượcc cấp bù

 

Mức cấp bù cho một con giống gốc

 

Số tiền cấp bù (Triệu đồng)

 

Số lượng con giống gốc đượcc cấp bù

 

Mức cấp bù cho một con giống gốc

 

Số tiền cấp bù (Triệu đồng)

 

Số lượng con giống gốc đượcc cấp bù

 

Mức cấp bù cho một con giống gốc

 

Số tiền cấp bù (Triệu đồng)

 

1

2

3

...

 

Trâu

 

Con

Con

Con

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng    năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: Mức cấp bù cho một con gia súc, gia cầm tính như công thức quy định tại thông tư liên Bộ số 03/TTLB ngày 8/7/1991 và công văn số 2409/TCDN ngày 14/9/1995.

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU SỐ: 12/KHTW

DỰ TOÁN CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Tên

chương trình, mục tiêu

 

 

Ước thực hiện 1996

 

Lũy kế từ khi thực hiện đến cuối năm 1996

 

Dự kiến khối lượng còn lại của chương trình

 

 

Dự kiến thời hạn kết thúc

 

 

Kế hoạch năm 1997

 

1. Chương trình A

-

-                      (Chi tiết các nhiệm vụ

-                                    chủ yếu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chương trình B

-

-                      (Chi tiết các nhiệm vụ

-                                    chủ yếu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....................

....................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các Bộ đánh giá và lập dự toán phần chương trình mục tiêu gia cho bộ quản lý thực hiện. Riêng đối với cơ quan chủ quản CTMT, ngoài việc đánh giá và lập dự toán phần cơ quan trực tiếp quản lý, còn phải đánh giá, lập dự toán tổng thể cho toàn bộ chương trình mục tiêu và đánh giá hiệu quả của chương trình mục tiêu.

 

Ngày         tháng      năm 1996

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 3

CÁC BIỂU BÁO CÁO DỰ TOÁN NĂM 1997

(Khối địa phương)

 

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu cơ bản của địa phương năm 1997

Biểu số 2: Dự toán thu NSNN năm 1997

Biểu số 3: Dự toán chi NSĐP năm 1997

Biểu số 4: Dự toán đầu tư XDCB năm 1997

Biểu số 5: Dự toán chi VLĐ năm 1997

Biểu số 6: Dự toán chi trợ giá năm 1997

Biểu số 7: Dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 1997

Biểu số 8: Dự toán chi sự nghiệp đào tạo năm 1997

Biểu số 9: Dự toán chi sự nghiệp Y tế năm 1997

Biểu số 10: Dự toán chi quản lý hành chính năm 1997

Biểu số 11: Tổng hợp dự toán các khoản phí, lệ phí năm 1997

Biểu số 12: Dự toán quỹ lương năm 1997

Biểu số 13: Dự toán chi hỗ trợ đồng bào Chăm, Khơme và đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn năm 1997

Biểu số 14: Dự toán trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách miền núi năm 1997

Biểu số 15: Tổng hợp dự toán chi chương trình mục tiêu Quốc gia do NSTW cấp ủy quyền cho địa phương năm 1996.

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN NĂM 1997

Của tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 1 KH/ĐP (1)

 

Tiêu thức

 

Đơn vị tính

 

Thực hiện năm 1996

 

Kế hoạch năm 1997

 

I. Các chỉ tiêu tổng hợp:

 

 

 

 

 

 

 

1. Dân số

Gồm:

- Thành phố

- Đồng bằng

- Trung du, duyên hải

- Núi thấp, vùng sâu

- Núi cao, hải đảo

 

Người

 

 

 

 

 

2- Đơn vị hành chính

- Số huyện và tương đương

Trong đó:

+ Thị xã

+ Thành phố thuộc tỉnh

+ Quận

- Số xã tương đương

Trong đó:

Trong đó:

+ Thị trấn

+ Phường

 

Đơn vị

 

 

 

 

 

II. Các chỉ tiêu khác

 

 

 

 

 

 

 

1. Quản lý hành chính

a. Biên chế cấp tỉnh và tương đương

- Biên chế quản lý nhà nước

- Biên chế Đảng

- Biên chế đoàn thể

b. Biên chế cấp huyện và tương đương

- Biên chế quản lý nhà nước

- Biên chế Đảng

- Biên chế đoàn thể

 

Người

 

 

 

 

 

2. Số giường bệnh

- Giường bệnh cấp tỉnh

- Giường bệnh cấp huyện

- Giường, phòng khám KV

- Giường y tế cơ sở

 

Giường

 

 

 

 

 

3. Số học sinh phổ thông

- Nhà trẻ

- Mẫu giáo

- Tiểu học (Cấp I)

- Phổ thông cơ sở (Cấp II)

- Phổ thông trung học (Cấp III)

- Trường năng khiếu

+ Trường năng khiếu cấp I

+ Trường năng khiếu cấp II

+ Trường năng khiếu cấp III

- Trung tâm giáo dục KT thực hành

- Trung tâm giáo dục thường xuyên

- Trường dân tộc nội trú

+ Trường cấp I + II

+ Trường cấp III

 

Học sinh

 

 

 

 

 

4. Số học sinh đào tạo

- Nghệ thuật, thể dục thể thao

- Tổng hợp, sư phạm

- Thăm dò địa chất, thủy văn, khí tượng

- Hàng hải

- Nông, lâm, thủy sản

- Y tế

-  Công nghệ lương thực, thực phẩm

- Cơ khí luyện kim, điện, xây dựng

- Bảo quản vật tư, hàng hóa

- Điện tử và bưu chính viễn thông

- Văn hóa, thông tin, du lịch

- Quản lý kinh tế, hành chính, pháp lý

- Đào tạo lại

- Nghiên cứu sinh

- Cao học

 

Học sinh

 

 

 

 

 

Ngày    tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

 

DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 2 KH/ĐP

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

 

Kế hoạch năm 1996

 

Ước thi 1996

 

Dự toán 1997

 

Tổng thu NSNN trên địa bàn

1. Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB do Hải quan thu

2. Thu từ các XNQD TW (không kể XN Đảng)

- Thuế doanh thu

- Thuế lợi tức

Trong đó: Lợi tức các đơn vị hạch toán toàn ngành

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

- Thu hoàn vốn và thu khác

3. Thu từ các XNQD ĐP (không kể XN Đảng)

- Thuế doanh thu

- Thuế lợi tức

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

- Thu hoàn vốn và thu khác

4. Thu từ các XN Đảng

- Thuế doanh thu

- Thuế lợi tức

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

- Thu hoàn vốn và thu khác

5. Thu từ các XN có vốn đầu tư nước ngoài

- Thuế doanh thu

- Thuế lợi tức

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế tài nguyên

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

- Thu về thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí

- Thuế môn bài

- Thu hoàn vốn và thu khác

6. Thuế ngoài quốc doanh

- Thuế doanh thu

- Thuế lợi tức

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

- Thuế sát sinh

- Thu khác ngoài quốc doanh

7. Lệ phí trước bạ

8. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trong đó: Thuế SD đất Nhà nước trồng lúa nước

9. Thuế nhà đất

10. Thu tiền thuê đất (theo NĐ 18/Chính phủ)

11. Thuế thu nhập

12. Thu xổ số kiến thiết

13. Thu phí giao thông

14. Thu phí và lệ phí

- Phí và lệ phí trung ương

- Phí và lệ phí tỉnh

- Phí và lệ phí huyện

- Phí và lệ phí xã

15. Thu sự nghiệp

- Thu hoạt động SN do TW quản lý

- Thu hoạt động SN do tỉnh quản lý

- Thu hoạt động SN do huyện quản lý

- Thu hoạt động SN do xã quản lý

16. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

17. Tiền sử dụng đất

18. Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi cộng sản khác ở xã

19. Thu tiền bán nhà ở thuộc SHNN

20. Thu tiền thuê nhà ở thuộc SHNN (1)

- Đơn vị thuộc trung ương nộp

- Đơn vị thuộc địa phương nộp

21. Thu đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng

- Thu cho ngân sách tỉnh

- Thu cho ngân sách huyện

- Thu cho ngân sách xã

22. Thu đóng góp không có mục tiêu

- Ngân sách tỉnh

- Ngân sách huyện

- Ngân sách xã

23. Thu khác ngân sách

Trong đó:

- Thu phạt an toàn giao thông theo NĐ 26/Chính phủ

- Thu từ hoạt động chống buôn lậu, KD trái pháp luật

- Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Phản ánh số thu tiền thuê nhà ở thuộc SHNN đang do các đơn vị HCSH quản lý

Ngày     tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

DỰ TOÁN CHI NSĐP NĂM 1997

Của tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 03 KH/ĐP

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

 

Ước TH 1996

 

Dự toán 1997

 

Nội dung các khoản chi

 

KH 1996

 

T.Số

 

Gồm

 

T.

Số

 

Gồm

 

 

 

 

 

 

 

NS cấp tỉnh

 

NS cấp huyện

 

NS cấp xã

 

 

 

NS cấp tỉnh

 

NS cấp huyện

 

NS cấp xã

 

Tổng chi NSĐP

1. Chi xây dựng cơ bản tập trung

a. Vốn trong nước

b. Vốn thiết bị ngoài nước (1)

2. Chi từ các nguồn thu được để lại theo Nghị quyết Quốc hội

Gồm:

- Từ nguồn thu tiền sử dụng đất

- Từ nguồn thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

- Từ nguồn thu xổ số kiến thiết

- Từ nguồn thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước

3. Chi xây dựng CSHT bằng nguồn thu đóng góp

4. Chi trợ giá các mặt hàng chính sách (2)

5. Chi sự nghiệp kinh tế

Trong đó:

- Chi điều tra cơ bản và môi trường

- Chi bổ sung cho Thành phố loại II

- Chi khắc phục hậu quả lũ lụt

- Chi tạo nguồn bù tiền điện tiêu úng vượt định mức

6. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Trong đó: Đào tạo lại cán bộ khu vực Nhà nước

7. Chi sự nghiệp y tế

Trong đó: Hỗ trợ chương trình chống sốt rét

8. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

9. Chi hoạt động bảo vệ môi trường

10. Chi sự nghiệp văn hóa-thông tin

11. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

12. Chi sự nghiệp Thể dục-Thể thao

13. Chi đảm bảo xã hội

14. Chi quản lý hành chính

15. Chi an ninh quốc phòng địa phương

- Chi giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội

- Chi quốc phòng địa phương

16. Chi khác ngân sách

17. Dự bị phí

18. Chi thực hiện các chương trình mục tiêu cân đối trong NSĐP

a. Giáo dục

- Phổ cập cấp I và xóa mù

- Chính sách giáo dục miền núi, dân tộc

- Tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục

- Chương trình bồi dưỡng giáo viên

b. Y tế

- Nâng cấp các bệnh viện

c. Văn hóa thông tin

- Phủ sóng phát thanh

- Trùng tu di tích lịch sử

- Phát triển điện ảnh

- Đưa văn hóa thông tin về cơ sở

d. Phòng chống ma túy

e. Chống tệ nạn mại dâm

g. Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Vốn thiết bị ngoài nước ghi thu, ghi chi

(2) Chi trợ giá bao gồm: trợ giá văn hóa phẩm, giống gốc, chiếu bóng, trợ giá cước vận chuyển các mặt hàng miền núi theo thông báo 7464 (trừ muối Iốt do Trung ương chi)

Ngày    tháng   năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 


DỰ TOÁN ĐẦU TƯ XDCB NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

(Nguồn vốn NSNN)

BIỂU SỐ: 4 KH/ĐP

Đơn vị: triệu đồng

STT

 

Tên công trình

 

Nguồn

 

Thời gian

 

Tổng mức vốn đầu tư

 

Giá trị khối lượng ước TH năm 1996

 

Giá trị khối lượng được

 

Dự kiến dự toán kế

 

 

 

 

 

vốn (1)

 

hoàn thành

 

được duyệt

 

Tổng số

 

Trong đó năm 95 chuyển sang

 

thanh toán năm 1996

 

hoạch đầu tư năm 1997

 

 

 

Tổng số

A. Do NS cấp tỉnh chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

...............................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

...............................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Công trỉnh khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

...............................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

...............................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Do NS cấp huyện chi

(Các chỉ tiêu như mức A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Do NS cấp xã chi

( Các chỉ tiêu như mức A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Nguồn vốn ghi rõ:

- Vốn tập trung trong nước (A)

- Vốn tập trung ngoài nước (B)

- Từ các nguồn thu được để lại theo Nghị quyết Quốc hội (C)

- Từ nguồn đóng góp (D)                                                                                                                                      Ngày     tháng     năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá

 

 

DỰ TOÁN CHI VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 1997

BIỂU SỐ: 5 KH/ĐP

Tỉnh, thành phố:

DỰ TOÁN CHI TRỢ GIÁ NĂM 1997

Đơn vị: triệu đồng

 

 

 

 

Ngày

 

Định mức

 

VLĐ đã

 

Đề nghị

 

Dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả

 

STT

 

Tên đơn vị

 

được thành lập (1)

 

VLĐ tại thời điểm được thành lập lại (2)

 

được NS cấp và vốn tự có đến 31/12/96

 

bổ sung VLĐ năm 1997

 

Doanh số năm 1997

 

Tổng số nộp NSNN năm 1997

 

Doanh số tăng so TH 1996

 

Tổng số nộp NSNN tăng so TH 1996

 

 

 

I. Doanh nghiệp công ích đã được thành lập lại theo NĐ 388/HĐBT

-

-

-

II. Doanh nghiệp công ích đã vào hoạt động năm 1997

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Đối với xí nghiệp mới ghi ngày bắt đầu đưa vào hoạt động SXKD

(2) Đối với xí nghiệp mới ghi định mức  VLĐ năm 1997

 

Ngày   tháng   năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

DỰ TOÁN CHI TRỢ GIÁ NĂM 1997

BIỂU SỐ: 6 KH/ĐP (1)

Tỉnh, thành phố:

A CHI TRỢ GIÁ GIỮ ĐÀN GIỐNG GỐC

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Tên con giống gốc

 

 

 

Ưỡc thức hiện 1996

 

Dự toán 1997

 

STT

 

được cấp bù theo QĐ của UBNN Tỉnh

 

Đơn vị tính

 

Số lượng con giống được cấp bù

 

Mức cấp bù cho một con gia súc, gia cầm (1)

 

Số tiền cấp bù (Tr. đồng)

 

Số lượng con giống được cấp bù

 

Mức cấp bù cho một con gia súc, gia cầm (1)

 

Số tiền cấp bù (Tr. đồng)

 

1

 

Trâu

 

Con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

Con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

.............

 

Con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Mức cấp bù cho một con gia súc, gia cầm tính như công thức quy định trong Thông tư Liên bộ Tài chính-Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 03 TT/LB ngày 8/7/1991

Ngày    tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

B. DỰ TOÁN CHI TÀI TRỢ CHO CÁC XUẤT BẢN PHẨM NĂM 1997

BIỂU SỐ: 6 KH/ĐP (2)

 

 

Tên xuất

 

 

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự toán năm 1997

 

S

TT

 

bản phẩm được tài trợ

 

Đơn vị tính

 

Số lượng được duyệt

 

Giá thành bình quân/ đơn vị

 

Giá bán bình quân/ đơn vị

 

Giá tài trợ bình quân/ đơn vị

 

Số tiền tài trợ

 

Số lượng được duyệt

 

Giá thành bình quân/ đơn vị

 

Giá bán bình quân/ đơn vị

 

Giá tài trợ bình quân/ đơn vị

 

Số tiền tài trợ

 

1

2

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày    tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá


DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 7 KH/ĐP

 

 

 

Đơn vị tính

 

Ước TH năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Tổng số chi

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

Trong đó: Chi lương và các khoản có tính chất lương

 

 

 

 

 

 

1. Chi giáo dục mầm non

 

 

 

 

 

 

a. Nhà trẻ quốc lập

 

 

 

 

 

 

- Học sinh

 

cháu

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/học sinh

 

đồng

 

 

 

 

 

b. Mẫu giáo

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

- Học sinh

 

cháu

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/học sinh

 

đồng

 

 

 

 

 

2. Giáo dục phổ thông:

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

a. Giáo dục tiểu học (từ lớp 1-5)

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

- Số trường

 

trường

 

 

 

 

 

- Số lớp

 

lớp

 

 

 

 

 

- Học sinh

 

h.sinh

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/học sinh

 

đồng

 

 

 

 

 

b. Giáo dục trung học cơ sở (từ lớp 6-9)

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

- Số trường

 

trường

 

 

 

 

 

- Số lớp

 

lớp

 

 

 

 

 

- Học sinh

 

h.sinh

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/học sinh

 

đồng

 

 

 

 

 

c. Giáo dục trung học phổ thông (lớp 10-12)

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

- Số trường

 

trường

 

 

 

 

 

- Số lớp

 

lớp

 

 

 

 

 

- Học sinh

 

h.sinh

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/học sinh

 

đồng

 

 

 

 

 

3. Dân tộc nội trú

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

(Các chỉ tiêu như mục 2)

 

 

 

 

 

 

 

4. Giáo dục khác (Nếu có)

 

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

Ngày     tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 8 KH/ĐP

 

 

 

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự toán năm 1997

 

STT

 

 

 

Số

 

Mức chi bình quân

 

Tổng chi

 

Số

 

Mức chi bình quân

 

Tổng chi

 

 

 

 

 

 

học sinh

 

cho một học sinh

 

Tổng số (Triệu đồng)

 

Trong đó lương phụ cấp

 

học sinh

 

cho một học sinh

 

Tổng số (Triệu đồng)

 

Trong đó lương phụ cấp

 

 

1

 

Đại học, Cao đẳng

- Khối sư phạm

- Khối kỷ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Trung học chuyên nghiệp (như trên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Đào tạo nghề (như trên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Đào tạo Đảng, Đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Đào tạo lại công chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Đào tạo khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày     tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 


DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP Y TẾ NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 9 KH/ĐP

 

 

 

 

Đơn vị

 

Ước TH năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Tổng số chi:

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

Trong đó lương và các khoản có tính chất lương

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

1. Chi khám chữa bệnh

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

a. Tuyến tỉnh

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

- Cơ sở khám chữa bệnh

 

Bệnh viện

 

 

 

 

 

- Số giường bệnh

 

Giường

 

 

 

 

 

- Số y, bác sỹ và nhân viên y tế khác

 

Người

 

 

 

 

 

- Mức chi bình quân/ giường bệnh

 

1.000 đ

 

 

 

 

 

b. Tuyến huyện

(Các chỉ tiêu như mục a.)

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

c. Tuyến xã

(Các chỉ tiêu như mục a.)

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

2. Chi phòng bệnh

 

 

 

 

 

 

 

a. Chi cho bộ máy quản lý

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

b. Chi cho hoạt động phòng chống dịch bệnh

 

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

Ngày     tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

 


DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 10 KH/ĐP

 

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự toán năm 1997

 

 

 

Số

 

Mức chi bình quân

 

 

Tổng chi

 

Số

 

Mức chi bình quân

 

 

Tổng chi

 

 

 

học sinh

 

cho một học sinh

 

Tổng số (Triệu đồng)

 

Trong đó lương phụ cấp

 

học sinh

 

cho một học sinh

 

Tổng số

(Triệu đồng)

 

Trong đó

lương phụ cấp

 

Tổng số chi

I. Chi quản lý nhà nước

a. Cấp tỉnh và tương đương chia ra theo khu vực

- Thành phố

- Đồng bằng

- Trung du, duyên hải

- Núi thấp, vùng sâu

- Núi cao, hải đảo

b. Cấp huyện và tương đương chia ra theo khu vực

- Thành phố

- Đồng bằng

- Trung du, duyên hải

- Núi thấp, vùng sâu

- Núi cao, hải đảo

c. Cấp xã và tương đương chia ra theo khu vực

- Thành phố

- Đồng bằng

- Trung du, duyên hải

- Núi thấp, vùng sâu

- Núi cao, hải đảo

II. Chi hỗ trợ ngân sách Đảng

(Các chỉ tiêu như mục I)

III. Chi hỗ trợ các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng

(Các chỉ tiêu như mục I)

IV. Các khoản chi ngoài định mức

- Phụ cấp đại biểu HĐND các cấp

- Họp HĐNN các cấp

- Các khoản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày    tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

 

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÁC KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ (1) NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 11 KH/ĐP

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

Ước thực hiện năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

Tên loại phí, lệ phí

 

Tổng số phát sinh

 

Số được để lại theo chế độ

 

Sổ nộp ngân sách

 

Tổng số phát sinh

 

Số được để lại theo chế độ

 

Sổ nộp ngân sách

 

Tổng cộng:

A. Phí và lệ phí trung ương

-

-

B. Phí và lệ phí tỉnh

-

-

C. Phí và lệ phí huyện

-

-

D. Phí và lệ phí xã

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1) Kể cả thu học phí và viện phí

Ngày    tháng    năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

 

DỰ TOÁN QUỸ LƯƠNG NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 12 KH/ĐP

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

 

Năm 1996

 

Năm 1997

 

 

Chỉ tiêu

 

 

Đơn vị tính

 

 

Tổng số

 

Trong đó danh sách được chuyển sang lương mới

 

 

Tổng số

 

Trong đó danh sách được chuyển sang lương mới

 

Tổng quỹ lương HCSN

- Lương cơ bản

(hoặc chức vụ)

Phụ cấp lương

1 - Quản lý hành chính

- Số biên chế

- Quỹ tiền lương

+ Lương cơ bản

+ Phụ cấp lương

2 - Giáo dục

(Các chỉ tiêu như mục 1)

3 - Đào tạo

(Các chỉ tiêu như mục 1)

4 - Y tế

(Các chỉ tiêu như mục 1)

5 - Văn hóa thông tin

(Các chỉ tiêu như mục 1)

6 - Phát thanh truyền hình

(Các chỉ tiêu như mục 1)

7 - Sự nghiệp TDTT

(Các chỉ tiêu như mục 1)

8 - Sự nghiệp kinh tế (*)

(Các chỉ tiêu như mục 1)

9 - Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Ghi chú: Chỉ phản ánh đối với các đơn vị SNKT được giao chỉ tiêu biên chế và quỹ lương

Ngày   tháng   năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

DỰ TOÁN CHI HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO CHĂM, KHƠME VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 1997 (1)

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 13 KH/ĐP

Đơn vị: triệu đồng

Dân tộc

 

 

 

Trong đó

 

 

 

Tổng

 

Đồng

 

Đồng

 

Đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn

 

 

Nội dung

 

số

 

bào Khơme

 

bào Chăm

 

Dân tộc

.................

 

Dân tộc

..............

 

1. Sự nghiệp kinh tế

- Nông nghiệp

- Thủy lợi

- Giao thông

- Sự nghiệp kinh tế khác

- .................................

2. Các sự nghiệp khác

- Giáo dục

- Y tế

- Văn hóa, thông tin

- ..................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1) Thuyết minh khối lượng công việc cụ thể cho từng lĩnh vực

 

Ngày   tháng   năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

 

 


DỰ TOÁN TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH MIỀN NÚI NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 14 KH/ĐP

 

Số

TT

 

 

Mặt hàng trợ giá

 

 

Các chỉ tiêu chung

 

Khối lượng vận

 

Cước vận chuyển bình

 

Số tiền trợ

 

Số tiền trợ cước

 

 

 

 

 

Dân số hưởng trợ cước (người)

 

Diện tích gieo trồng (ha)

 

Số lượng học sinh (Học sinh)

 

chuyển (Tấn)

 

quân (đ/Tấn)

 

cước (Tr.đ)

 

trợ  giá (Tr.đ)

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Dầu hoả

(từ kho hàng cấp I đến cụm xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Giấy viết học sinh

(từ kho hàng cấp I đến cụm xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Thuốc chữa bệnh

(từ kho hàng cấp I đến cụm xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Phân bón

(từ kho hàng cấp I đến trung tâm huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Thuốc trừ sâu

(từ kho hàng cấp I đến trung tâm huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Than

(từ kho hàng cấp I đến trung tâm huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Giống cây trồng (chủ yếu giống lương thực)

(từ trạm sản xuất cây trồng đến cụm xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Riêng muối iốt không tính trong biểu này mà tính trong chương trình phòng chống bệnh bướu cổ (do NSTW chi)

- Về  định lượng  tính theo Thông tư số 137 ngày 6/3/1969 của ủy ban Dân tộc và Miền núi

- Về cước vận chuyển bình quân tính riêng cho từng mặt hàng theo Quyết định  số  37/VGCP-TH và các quy định cụ thể  khác của Ban VGCP

- (1) Cột này chỉ tính riêng cho mặt hàng giống cây trồng (thuyết minh chi tiết cho từng mặt hàng và giá mua, chi phí lưu thông hợp lý giá sản phẩm thông thường cùng loại tại địa phương).

Ngêy   thÀng   nŸm 1996

GiÀm Âỗc Sờ Têi chÛnh-Vật giÀ

 


TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU DO NSTW ỦY QUYỀN NĂM 1997

Tỉnh, thành phố:

BIỂU SỐ: 15 KH/ĐP

Đơn vị: triệu đồng

STT

 

Nội dung chương trình mục tiêu

 

Kế hoạch năm 1996

 

Ước thực hiện năm 1996

 

Dự toán năm 1997

 

1

 

Chống bệnh sốt rét

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Chống bệnh bướu cổ

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Chống bệnh phong

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Chống bệnh lao

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Chống bệnh HIV

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Dân số và kế hoạch hóa gia đình

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Tiêm chủng mở rộng

 

 

 

 

 

 

 

9

 

Sắp xếp lao động và giải quyết việc làm

 

 

 

 

 

 

 

10

 

Phủ xanh đồi núi trọc (327)

 

 

 

 

 

 

 

Ngày   tháng   năm 1996

Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá

 

DỰ KIẾN THU NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 3 NĂM 1997, 1998, 1999

BIỂU 16

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự kiến năm 1997

 

Dự kiến năm 1998

 

Dự kiến năm 1999

 

 

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

 

Tổng thu

Các khoản thu 100%

- Thuế môn bài

- Thuế sát sinh

- Phí, lệ phí

- Thu sự nghiệp

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân

- Đóng góp theo quy định của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân

- Thu kết dư ngân sách năm trước

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DỰ KIẾN CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 3 NĂM 1997, 1998, 1999

BIỂU 17

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự kiến năm 1997

 

Dự kiến năm 1998

 

Dự kiến năm 1999

 

 

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

 

Tổng chi

I. Chi thường xuyên

1. Các khoản chi sự nghiệp

- Sự nghiệp kinh tế

+ Sự nghiệp giao thông

+ Sự nghiệp thủy lợi

+ Sự nghiệp nông nghiệp

+ Sự nghiệp thị chính (đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

+ Sự nghiệp kinh tế khác

- Chi sự nghiệp văn xã

+ Sự nghiệp văn hóa

+ Thể dục thể thao

+ Sự nghiệp truyền thanh, truyền hình

2. Chi quốc phòng

3. Chi an ninh

4. Chi quản lý nhà nước

5. Chi Đảng cộng sản Việt Nam

6. Chi Mặt trận tổ quốc Việt Nam

7. Chi Đoàn thanh niên cộng sản HCM

8. Chi Hội phụ nữ Việt Nam

9. Chi Hội cựu chiến binh Việt Nam

10. Chi Hội nông dân Việt Nam

11. Các khoản chi khác

II. Chi đầu tư XDCB

III. Chi khác

IV. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DỰ KIẾN THU NGÂN SÁCH  XÃ, THỊ TRẤN, PHƯỜNG 3 NĂM 1997, 1998, 1999

BIỂU 18

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự kiến năm 1997

 

Dự kiến năm 1998

 

Dự kiến năm 1999

 

 

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

 

Tổng thu

Các khoản thu 100%

- Thuế môn bài hộ nhỏ

- Thuế sát sinh

- Phí, lệ phí

- Đóng góp của nhân dân

- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi cộng sản

- Thu từ hoạt động sự nghiệp

- Đóng góp tự nguyện

- Viện trợ trực tiếp của nước ngoài

- Thu kết dư ngân sách năm trước

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Ngân sách phường không có khoản thu này

 

DỰ KIẾN CHI NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN, PHƯỜNG  3 NĂM 1997, 1998, 1999

BIỂU 19

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Ước thực hiện 1996

 

Dự kiến năm 1997

 

Dự kiến năm 1998

 

Dự kiến năm 1999

 

 

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

Tổng số

 

Tỷ trọng

 

 

Tổng chi

I. Chi thường xuyên

1. Sự nghiệp xã hội

+ Hưu xã, thôi việc và phụ cấp khác

+ Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế

2. Sự nghiệp giáo dục

Trong đó: Lương, SHP, phụ cấp

3. Sự nghiệp y tế

Trong đó: Lương, SHP, phụ cấp

4. Văn hóa, Thông tin

5. Thể dục thể thao

6. Sự nghiệp kinh tế

+ SN giao thông

+ SN nông-lâm-thuỷ lợi- hải sản

+ SN thi chính

+ Các sự nghiệp khác

7. Chi quản lý nhà nước

8. Chi cho Đảng cộng sản Việt Nam

9. Chi cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam

10. Chi cho Đoàn thanh niên cộng sản HCM

11. Chi cho Hội phụ nữ Việt Nam

12. Chi cho Hội cựu chiến binh Việt Nam

13. Chi cho Hội nông dân Việt Nam

14. Chi dân quân tự vệ

15. Chi về trật tự an ninh

16. Chi khác

II. Chi đầu tư  phát triển (1)

1. Chi cho xây dựng cơ bản

2. Chi kiến thiết kinh tế

III. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Ngân sách phường không có khoản chi này.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi