Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 28-TT/BT của Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn tổ chức phân bổ và quản lý kinh phí Trung ương Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em 1996
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 28-TT/BT
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 28-TT/BT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Thuý Bảo |
Ngày ban hành: | 15/03/1996 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 28-TT/BT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC
TRẺ EM VIỆT NAM SỐ 28-TT/BT NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 1996
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÂN BỔ VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM 1996
Thực hiện Quyết định số 861/TTg ngày 30-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước năm 1996, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 01 ngày 3-1-1996 hướng dẫn một số điểm về cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách năm 1996.
Được sự thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn một số điểm về cơ chế quản lý, chế độ chi tiêu cụ thể trong tổ chức thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em do Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trực tiếp quản lý như sau:
A- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tiếp tục thực hiện phương thức quản lý công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo chương trình mục tiêu:
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn mục tiêu và các hoạt động chủ yếu năm 1996, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tỉnh, thành phố căn cứ nhiệm vụ cả năm được giao, cần cụ thể hoá nhiệm vụ từng quý, tháng để có kế hoạch chi ngân sách phù hợp, trên cơ sở đó ước thực hiện chi ngân sách cả năm đảm bảo chi đúng chế độ, đúng nhiệm vụ được giao.
Phần kinh phí địa phương bổ sung để chi chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân địa phương, đồng thời thông báo cho Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam biết.
Ngoài nguồn kinh phí được phân bổ, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam các cấp cần huy động thêm nguồn lực của cộng đồng (chủ yếu là nguồn nhân lực tự nguyện) để thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng đi vào kế hoạch, có tính xã hội cao.
2. Về phân bổ và giao nhiệm vụ chi:
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam giao chỉ tiêu kế hoạch chi ngân sách cho Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tỉnh (thành phố) phù hợp với kế hoạch chi ngân sách đã được Chính phủ giao (Quyết định số 25/QĐ-BT ngày 15-1-1996 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm).
- Sau khi nhận được thông báo, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) cần tính toán cụ thể và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) về toàn bộ kế hoạch do Trung ương giao và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mở rộng phạm vi và đối tượng thực hiện, bổ sung thêm các hoạt động để đạt mục tiêu cao hơn, tranh thủ các nguồn lực của địa phương bổ sung thêm các khoản chi phí cho những địa phương ngoài chương trình, nhằm đẩy nhanh chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em của địa phương.
3. Thực hiện và quản lý điều hành ngân sách năm 1996:
3.1. Về chi ngân sách:
- Tiếp tục thực hiện quản lý và cấp phát kinh phí theo thông tư Liên Bộ số 16 TT/LB ngày 5-3-1994 giữa Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Bộ Tài chính, theo từng hợp đồng trách nhiệm và theo tiến độ thực hiện các hoạt động với sự giám sát của cơ quan tài chính các cấp.
- Các khoản chi ngân sách phải được phân bổ cụ thể và đúng mục đích trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách năm 1996 đã được Trung ương giao. Trong quá trình thực hiện, điều hành đảm bảo chi đúng mục tiêu, đúng đối tượng và theo đúng dự toán được duyệt. Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước.
- Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) sử dụng ngân sách trung ương phải lập kế hoạch chi hàng quý (chia ra tháng) gửi về Trung ương trước ngày 5 của tháng đầu quý; báo cáo quyết toán quý gửi về Trung ương theo thời gian như sau:
+ Báo cáo quyết toán hàng quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý sau. Báo cáo quyết toán 6 tháng và hàng năm phải có xác nhận của Sở Tài chính tỉnh (thành phố).
+ Báo cáo quyết toán năm gửi trước ngày 25-1 năm sau.
Các địa phương không gửi kế hoạch hàng quý theo đúng thời gian quy định, không có báo cáo tình hình sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương không có lý do chính đáng hoặc báo cáo không đúng mẫu biểu quy định, không thực hiện đúng quy định về thời gian gửi báo cáo quyết toán, Trung ương sẽ không chuyển kinh phí quý tiếp theo cho đến khi đơn vị có báo cáo.
- Những khoản chi đã ghi trong kế hoạch, Trung ương tổng hợp và xem xét để cấp phát kịp thời theo tiến độ, không cấp dồn vào tháng cuối quý, cuối năm.
- Việc sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách ngoài quy định của Trung ương chỉ được thực hiện khi có nguồn thu đảm bảo và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) không được tuỳ tiện ban hành các chế độ chi trái với quy định chung của Nhà nước và quy định của chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Những công việc phát sinh ngoài kế hoạch, nếu chính đáng và cấp thiết, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) cần báo cáo kịp thời về Trung ương bằng văn bản. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam xem xét và trả lời bằng văn bản sau, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của địa phương.
3.2. Về tiết kiệm chi: thực hiện theo đúng Chỉ thị số 368/TTg ngày 22-6-1995 của Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước: Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam sẽ có văn bản quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, điều kiện, phương thức cấp phát thanh toán, hạch toán kế toán cho từng khoản chi đúng chế độ, đúng mục đích, tiết kiệm theo quy định của Bộ Tài chính. Trong khi chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tạm thời quy định như sau:
- Sau khi nhận được báo cáo quyết toán năm 1995 của đơn vị, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam lập kế hoạch kiểm tra và thông báo cho Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tỉnh (thành phố) thời gian và nội dung kiểm tra quyết toán.
- Thời gian kiểm tra quyết toán năm 1995 vào quý I và đầu quý II-1996.
Căn cứ vào sự hướng dẫn của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) quy định cụ thể thời gian gửi báo cáo và thời gian kiểm tra báo cáo quyết toán của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp huyện (quận), xã (phường), hướng dẫn các đơn vị thực hiện và uốn nắn, xử lý kịp thời những sai lệch đảm bảo cho các hoạt động được thiết thực, tránh lãng phí.
4. Xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 1997.
Trên cơ sở chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 1997, Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn và dự kiến số chi ngân sách chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố), Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) tính toán xây dựng dự toán chi ngân sách theo định hướng chung của chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Theo thời gian quy định, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) làm việc với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về kế hoạch ngân sách của mình để có định hướng bố trí ngân sách và căn cứ tổng hợp ngân sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em trình Chính phủ.
- Dự toán ngân sách hàng năm các cấp ở địa phương phải gửi lên cấp trên. Xã gửi Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em huyện; huyện, gửi Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (đối với địa phương không có chuyên trách bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp huyện), Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh tập hợp gửi Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
B- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ NHIỆM VỤ CHI
I. Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
1. Về cơ bản tiếp tục duy trì nội dung hoạt động của chương trình tại 288 huyện và 1951 xã đã đầu tư (Quy định tại Thông tư số 08 ngày 16-1-1995 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam).
2. Mở rộng phạm vi hoạt động của chương trình tại 25 huyện và 94 xã thuộc 24 tỉnh (thành phố).
Riêng đối với 94 xã được Trung ương đầu tư năm 1996, căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí và gửi về Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trước ngày 30-3-1996. Trên cơ sở kế hoạch phân bổ của địa phương, Trung ương phê duyệt và cấp phát kinh phí theo tiến độ thực hiện chương trình năm 1996.
- Nhu cầu ngân sách = 28.000.000.000 đồng (hai mươi tám tỷ đồng).
3. Một số điểm bổ sung:
3.1. Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng: tiếp tục triển khai thực hiện nội dung và định mức năm 1995 trên cơ sở hoạt động của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp. Riêng kinh phí xây dựng cụm panô cố định chuyển thành sửa panô và kẻ khẩu hiệu tuyên truyền với định mức 500.000 đồng. Tăng kinh phí phát tin trên phương tiện thông tin đại chúng là 2.500.000 đồng/năm.
3.2. Theo dõi tăng trưởng trẻ em dưới 5 tuổi thông qua mạng lưới tình nguyện viên và ban chỉ đạo xã (phường).
Số lượng và chế độ của cán bộ chuyên trách, ban chỉ đạo và tình nguyện viên tiếp tục giữ nguyên như năm 1995.
* Trang thiết bị:
- Cân trẻ em: Trung ương tiếp tục trang bị cho mỗi xã 02 chiếc cân trẻ em. Riêng các xã thuộc các tỉnh miền núi và Tây Nguyên được trang bị 03 chiếc cân.
- Biểu đồ tăng trưởng trẻ em: Trung ương cấp bổ sung số biểu đồ còn thiếu đảm bảo cho mỗi trẻ em dưới 5 tuổi có hai tờ biểu đồ do bà mẹ và tình nguyện viên cùng theo dõi sự tăng trưởng của trẻ.
3.3. Hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng:
- Căn cứ vào số trẻ em dưới 5 tuổi và số trẻ em suy dinh dưỡng kênh C & D (báo cáo kết quả cân tháng 6 năm 1995), đặc biệt chú ý trẻ em suy dinh dưỡng tại các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để tính toán số lượng trẻ em suy dinh dưỡng kênh C & D được hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng.
- Căn cứ số trẻ em dưới 5 tuổi (báo cáo kết quả cân tháng 6 năm 1995) để tính toán số bà mẹ mang thai không tăng cân cần được hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng.
- Tiếp tục hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai gia đình khó khăn tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo định mức năm 1995 (12.000 đồng/người x 3 tháng).
Riêng định mức cho trẻ em suy dinh dưỡng kênh C & D là 14.000 đồng/em x 3 tháng = 42.000 đồng theo hình thức hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng: bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Trung ương khuyến khích các địa phương cam kết duy trì chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên cơ sở vận động nhân dân tự nguyện đóng góp.
3.4. Các hoạt động hỗ trợ:
Về cơ bản tiếp tục giữ nguyên nội dung và các định mức phân bổ kinh phí năm 1995 (quy định tại Thông tư số 08/TT ngày 16 tháng 1 năm 1995 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam).
Ngoài ra năm 1996, cấp tỉnh được cấp bổ sung 10.000.000 đ/tỉnh để hỗ trợ cho Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chương trình; tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương có mô hình tốt.
Đối với cấp huyện, kinh phí quản lý điều hành được cấp bổ sung và phân bổ theo định mức với hệ số ưu tiên 1,5 đối với các huyện thuộc các tỉnh miền núi và Tây Nguyên.
II. Chương trình chăm sóc trẻ em khó khăn:
1. Trẻ em lang thang: tiếp tục triển khai thực hiện chương trình theo quy mô và hình thức năm 1995. Trung ương trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo điểm một số tỉnh về hoạt động phối hợp liên ngành trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em làm trái pháp luật.
- Trẻ em khuyết tật: tiếp tục củng cố và nâng cao hoạt động năm 1995; mở rộng hoạt động phục hồi chức năng trẻ em tàn tật tại 8 tỉnh, mỗi tỉnh 2 xã bắt đầu triển khai chương trình năm 1995.
- Hỗ trợ một số địa phương nghiên cứu đề xuất về bảo vệ và chăm sóc trẻ em khó khăn và tập huấn cán bộ xã hội.
- Nhu cầu ngân sách 5.500.000 đồng.
2. Một số điểm bổ sung:
2.1. Chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em bị lợi dụng tình dục; trẻ em làm trái pháp luật:
Căn cứ vào số trẻ em lang thang và trẻ em bị lợi dụng tình dục được chăm sóc năm 1995 dưới hình thức mái ấm, lớp vừa học vừa làm và hiệu quả hoạt động của từng mô hình, Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho 10 mái ấm cũ và năm 1996 chuyển 10 mái ấm còn lại sang lớp vừa học vừa làm. (Theo quyết định số 25/QĐ-BT).
Tiếp tục hỗ trợ kinh phí hai văn phòng tư vấn năm 1995 đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và hỗ trợ 03 văn phòng tư vấn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kinh phí hỗ trợ là 30.000.000 đồng/văn phòng. Nội dung hỗ trợ được Trung ương phê duyệt theo từng đề án cụ thể.
* Hỗ trợ một số tỉnh có số lượng nhiều trẻ em lang thang, nghiên cứu đề xuất chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em lang thang và tập huấn cán bộ xã hội.
* Trẻ em làm trái pháp luật: thí điểm triển khai hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ quyền trẻ em tại 3 tỉnh (Sóc Trăng, Hải Hưng, Đồng Tháp).
2.2. Chăm sóc trẻ em tàn tật:
* Vá môi: hỗ trợ cho tỉnh có nhiều trẻ em sứt môi (theo số liệu báo cáo tháng 6-1995). Định mức hỗ trợ không quá 500.000 đồng/em.
Phục hồi chức năng và giáo dục hoà nhập:
- Tập huấn phục hồi chức năng cho cán bộ chuyên trách bảo vệ, chăm sóc trẻ em xã và tình nguyện viên của 2 xã/tỉnh thuộc 8 tỉnh thực hiện chương trình năm 1995 theo định mức quy định của Nhà nước, nội dung hướng dẫn tập huấn của chương trình và tổng kinh phí phân bổ cho hoạt động.
- Hỗ trợ kinh phí cho xã triển khai hoạt động phục hồi chức năng, giáo dục hoà nhập (ngoài xã có chương trình dinh dưỡng).
+ Hỗ trợ cán bộ chuyên trách xã
80.000 đồng/người/tháng x 01 người x 12 tháng = 960.000 đồng.
+ Hỗ trợ tình nguyện viên phục hồi chức năng, giáo dục hoà nhập
10.000 đồng/người/tháng x 12 tháng = 120.000 đồng/người/năm.
Số lượng tình nguyện viên phục hồi chức năng được tính toán và phân bổ theo số trẻ em tàn tật được chăm sóc phục hồi chức năng (số liệu báo cáo tháng 6 năm 1995) và định mức sau:
a) Vùng miền núi và Tây Nguyên: một tình nguyện viên theo dõi và phục hồi chức năng cho 2 trẻ em tàn tật.
b) Vùng đồng bằng và trung du: một tình nguyện viên theo dõi và phục hồi chức năng cho 4 trẻ em tàn tật.
Số lượng tình nguyện viên giáo dục hướng nghiệp được tính toán và phân bổ theo định mức 02 người/trường/huyện triển khai chương trình.
+ Hỗ trợ gia đình trẻ tàn tật quá khó khăn: 300.000 đồng/hộ (không quá 10% số gia đình có trẻ em tàn tật).
- Hỗ trợ mua tài liêu, phương tiện phòng truyền thông xã 300.000 đồng/năm/xã.
- Hỗ trợ kinh phí điều hành: 500.000 đồng/năm/xã.
III. Hoạt động truyền thông - văn hoá,
nâng cao năng lực quản lý giám sát:
1. Hoạt động truyền thông:
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Chỉ thị 38CT/TW, Nghị định 87/CP của Chính phủ và Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tuyên truyền cuộc vận động "người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan".
- Tập trung truyền thông, vận động xã hội thực hiện các mục tiêu 1996-2000, đặc biệt chú trọng những mục tiêu khó thực hiện và bức xúc như dinh dưỡng, nước sạch, vui chơi giải trí, chăm sóc trẻ em khó khăn, phòng chống tệ nạn xã hội đối với trẻ em.
- Phổ biến những mô hình và bài học kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác truyền thông ở cơ sở.
- Hỗ trợ 9 tỉnh khó khăn về thiết bị tuyên truyền.
1.1. Trung ương hỗ trợ tài liệu và thiết bị tuyên truyền như sau:
* Thiết bị tuyên truyền cho 9 tỉnh khó khăn.
* Tài liệu tuyên truyền về luật, Công ước quốc tế về quyền trẻ em...
- Băng cassette cho tỉnh và huyện: 01 băng/tỉnh 01 chiếc/huyện.
- Băng video cho tỉnh: 01 băng.
- Tranh lật cho tỉnh, huyện, xã: 01 tập/huyện (xã).
10 tập/tỉnh.
- Hỗ trợ Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em = 10.000.000 đồng/tỉnh.
2. Hoạt động văn hoá:
* Trung ương hỗ trợ thiết bị vui chơi cho 5 điểm vui chơi cấp huyện (quận) trị giá 40.000.000 đồng/điểm (có danh sách kèm theo).
* Hỗ trợ 4 thành phố tổ chức hội nghị những người yêu trẻ, phát động cuộc vận động "người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan" và khảo sát tình hình ảnh hưởng của văn hoá phẩm đồi truỵ đối với trẻ em.
3. Hoạt động nâng cao năng lực, quản lý giám sát:
* Tiếp tục hỗ trợ mới xây dựng chương trình hành động theo định mức 500.000 đồng/xã.
* Tiếp tục hỗ trợ xã thu thập số liệu:
- Đối với 106 xã cũ kinh phí hỗ trợ theo nội dung sau:
+ Hỗ trợ cán bộ chuyên trách:
01 người x 15.000 đồng/xã x 12 tháng = 180.000 đồng.
+ Hỗ trợ cộng tác viên:
10 người/xã x 10.000 đồng/xã x 12 tháng = 120.000 đồng.
- Đối với 122 xã mới: tiếp tục hỗ trợ kinh phí thu thập số liệu theo nội dung và định mức đã hướng dẫn năm 1995 (200.000 đồng/xã).
Trên đây là hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em 1996. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc đề nghị Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh (thành phố) báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam để Uỷ ban nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh việc quản lý chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.