BỘ TÀI CHÍNH -------------------
Số: 22-TC/KBNN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------
Hà nội ngày 19 tháng 3 năm 1993
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 17-TTG NGÀY 21/10/1992 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TRẢ LẠI VÀNG BẠC, TƯ TRANG TẠM GIỮ CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐÃ XỬ LÝ.
Thi hành Quyết định số 17 -TTg ngày 21/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 338 -PPLT ngày 21/10/1992 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ cho một số đối tượng đã xử lý. Sau khi thống nhất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1.1- Các loại vàng bạc, tư trang tạm giữ của các nguyên chủ đã được xác định rõ về số lượng, trọng lượng và chất lượng.
1.2- Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Tỉnh, Thành phố (Uỷ ban Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thanh tra Nhà nước, Sở công an) có quyết định trả lại, mua lại, trưng mua nhưng chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần.
2/ Đối tượng được xem xét trả lại vàng bạc tư trang tạm giữ:
2.1- Những người bị thu giữ vàng bạc, tư trang không đúng đối tượng trong khi kiểm tra hành chính, quản lý thị trường.
2.2- Những người không bị xử lý tịch thu trong cải tạo tư sản, cải tạo kim hoàn, cải tạo công thương nghiệp sau giải phóng miền Nam.
2.3- Những người có vàng bạc, gửi tủ két sắt Ngân hàng chế độ cũ không thuộc đối tượng là tư sản mại bản, gian thương và các phần tử có tội ác bị kết án và không bị tịch thu tài sản.
3/ Điều kiện được xem xét trả lại vàng bạc tư trang tạm giữ.
Các nguyên chủ được xem xét trả lại vàng bạc, tư trang cần phải có các loại hồ sơ sau đây:
3.1- Hồ sơ gốc của từng nguyên chủ:
a/ Những đối tượng thuộc diện kiểm tra hành chính và quản lý thị trường phải có biên bản thu giữ vàng bạc, tư trang, do đại diện cơ quan kiểm tra hành chính, quản lý thị trường lập với nguyên chủ.
b/ Những đối tượng thuộc diện gửi tủ két sắt của Ngân hàng thuộc chế độ cũ phải có biên bản kiểm kê mở tủ két sắt của Hội đồng xử lý tủ két sắt thuộc Ban chỉ đạo xử lý các Ngân hàng của chế độ cũ.
c/ Những đối tượng thuộc diện cải tạo kim hoàn và cải tạo công thương nghiệp phải có biên bản thu giữ vàng bạc, tư trang do đại diện của Ban cải tạo kim hoàn và cải tạo công thương nghiệp lập với nguyên chủ.
3.2- Biên bản kiểm định số lượng, chất lượng, trọng lượng các loại vàng bạc, tư trang của Hội đồng kỹthuật của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố.
3.3- Quyết định xử lý trả lại, trưng mua, mua lại vàng bạc, tư trang của Uỷ ban Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thanh tra Nhà nước, Sở công an Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện.
3.4- Công văn của Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét trả lại vàng bạc tư trang tạm giữ cho từng nguyên chủ, xác định rõ số lượng chất lượng hiện vật, số tiền phải trả và nguồn trả.
3.5- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ cho từng nguyên chủ.
4.1- Các loại vàng bạc, tư trang đã có quyết định xử lý, sau khi được Hội đồng kiểm kê bàn giao vàng bạc ngoại tệ Nhà nước các Tỉnh, Thành phố đối chiếu số lượng, chất lượng, giá trị giữa các hồ sơ gốc nói ở Điểm 3 của Thông tư này với hồ sơ lưu giữ lại Kho bạc Nhà nước các Tỉnh, Thành phố của các nguyên chủ mới được hoàn trả.
Tất cả các trường hợp trả lại vàng bạc, tư trang nói trên đều được thanh toán bằng tiền.
- Thuộc diện trả lại, mua lại: thanh toán bằng giá mua vào của công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý Tỉnh, Thành phố tại thời điểm thanh toán.
-Thuộc diện trưng mua: được thanh toán bằng 70% giá mua vào của công ty vàng bạc, đá quý Tỉnh, Thành phố tại thời điểm thanh toán.
4.2- Các trường hợp trước đây đã được thanh toán một phần bằng tiền hoặc hiện vật cho nguyên chủ thì số còn lại được thanh toán theo giá mua vào của công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý Tỉnh, Thành phố tại thời điểm thanh toán.
4.3- Những trường hợp trước đây đã thanh toán xong nay không đặt vấn đề xem xét, thanh toán lại.
5/ Phương thức thanh toán vàng bạc, tư trang tạm giữ.
5.1- Những trường hợp có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lại toàn bộ vàng bạc, tư trang sẽ được thanh toán bằng tiền theo giá mua vào của công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Tỉnh, Thành phố theo đúng số lượng, chất lượng và giá trị tại thời điểm thanh toán.
5.2- Những trường hợp có quyết định trưng mua được thanh toán bằng 70% giá trị mua vào của công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Tỉnh, Thành phố tại thời điểm thanh toán.
5.3- Đối với tư trang gắn kim cương, đá quý tạm giữ, sau khi kiểm tra xác định chính xác hiện vật còn nguyên niêm phong tại Kho bạc Nhà nước thì có thể trả lại cho nguyên chủ dưới dạng hiện vật. Nếu không xác định được hiện vật của nguyên chủ thì trả bằng tiền theo giá do Hội đồng định giá Nhà nước quy định.
5.4- Thành phần Hội đồng định giá vàng bạc, tư trang tạm giữ:
a/ ở Trung ương: Hội đồng định giá vàng bạc tư trang do Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập, gồm có các thành viên sau đây:
1- Đại diện Bộ Tài chính - Chủ tịch Hội đồng
2- Đại diện Ngân hàng Nhà nước TW - Uỷ viên Hội đồng
3- Đại diện Ban vật giá Chính phủ - Uỷ viên Hội đồng
4- Đại diện Tổng công ty vàng bạc đá quý TW - Uỷ viên Hội đồng.
b/ ở Địa phương: Hội đồng định giá vàng bạc, tư trang do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố ra quyết định thành lập, gồm có các thành viên sau đây:
1- Đại diện Sở Tài chính - Vật giá : Chủ tịch Hội đồng
2- Đại diện Chi cục Kho bạc Nhà nước : Uỷ viên Hội đồng
3- Đại diện Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố : Uỷ viên Hội đồng
4- Đại diện Công ty vàng bạc, đá quý Tỉnh, Thành phố : Uỷ viên Hội đồng.
5.5- Hội đồng định giá Trung ương quy định giá thanh toán các loại vàng, bạc, tư trang do Trung ương quản lý. Hội đồng định giá Địa phương quy định giá thanh toán các loại vàng bạc, tư trang do Địa phương quản lý.
5.6- Nguyên tắc xác định giá vàng bạc, tư trang.
Căn cứ vào biên bản kiểm định số lượng, chất lượng, trọng lượng các loại vàng bạc tư trang của Hội đồng kỹthuật Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố và giá mua vào vàng bạc, tư trang của Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý hoặc giá mua vào kinh doanh phổ biến trên thị trường của các loại tư trang tương tự tại thời điểm trả, Hội đồng định giá Nhà nước quy định mức giá thanh toán cho các nguyên chủ.
6/ Nguồn vốn thanh toán.
Nguồn vốn thanh toán trả lại vàng bạc, tư trang cho các nguyên chủ được thực hiện theo nguyên tắc : cấp nào quản lý (Trung ương, Tỉnh, Thành phố) sử dụng hiện vật thì cấp đó xuất nguồn vốn Ngân sách thanh toán cho nguyên chủ.
6.1- Những hiện vật của các nguyên chủ đã nộp về Trung ương thì Ngân sách Trung ương chuyển nguồn vốn về Ngân sách Địa phương để Địa phương thanh toán.
6.2- Những hiện vật của các nguyên chủ mà Địa phương đang quản lý hoặc đã sử dụng thì UBND Tỉnh, Thành phố xuất nguồn vốn của mình để thanh toán cho nguyên chủ.
7/ Các bước triển khai thực hiện:
7.1- Hội đồng kiểm kê, bàn giao vàng bạc, ngoại tệ ở các Tỉnh, Thành phố được thành lập theo Quyết định 340/CT ngày 22/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và lập danh sách những đối tượng thuộc diện xem xét trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ (nói ở Điểm 2 Thông tư này) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, ra quyết định hoàn trả.
7.2- Những trường hợp đề nghị trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ được lập danh sách theo Tỉnh, Thành phố theo mẫu trích ngang ghi rõ các nội dung sau đây:
1- Họ tên nguyên chủ
2- Địa chỉ đăng ký thường trú
3- Đối tượng xem xét (trả lại, mua lại, trưng mua)
4- Lý do, ngày tháng thu giữ vàng bạc, tư trang (kiểm tra hành chính, quản lý thị trường, cải tạo kim hoàn, cải tạo công thương nghiệp, gửi tủ két sắt).
5- Chi tiết các loại vàng bạc, tư trang thu giữ (số lượng, trọng lượng, chất lượng).
6- Cơ quan ra quyết định xử lý (số, ngày quyết định).
7- Số vàng bạc, tư trang đã được hoàn trả (ghi rõ số lượng, chất lượng, trọng lượng hiện vật hoặc số tiền đã trả) nguồn trả (Trung ương hay Địa phương).
8- Số vàng bạc, tư trang còn phải trả (số lượng, trọng lượng, chất lượng).
9- Ước tính số tiền phải trả theo thời giá tại Địa phương.
10- Nguồn trả (Ghi rõ Ngân sách TW hay Ngân sách Địa phương).
7.3- Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố có văn bản đề nghị (kèm theo danh sách nói trên) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét để ra quyết định hoàn trả. Mọi trường hợp hoàn trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ chỉ được tổ chức thực hiện sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố chỉ đạo Hội đồng kiểm kê, bàn giao vàng bạc, ngoại tệ Nhà nước của Tỉnh, Thành phố phối hợp với các ngành có liên quan ở Địa phương tổ chức thực hiện việc hoàn trả cho từng nguyên chủ theo đúng các quy định của Thông tư này.
7.4- Việc trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ cho các đối tượng nêu tại Điểm 2 Thông tư này phải được thực hiện trong năm 1993. Ưu tiên giải quyết các đối tượng là gia đình liệt sĩ, thương binh và những gia đình có công với cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Những người có khó khăn trong đời sống do già yếu, neo đơn không nơi nương tựa.
7.5- Việc trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ cho các đối tượng đã có quyết định xử lý phải xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, không gây ồn ào trong các cấp, các ngành và trong nhân dân. Không phổ biến tuyên truyền rộng rãi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính trên các đài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
7.6- Kết quả trả lại vàng bạc, tư trang tạm giữ cho các nguyên chủ phải báo cáo kịp thời về Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8/ Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố báo cáo kịp thời với Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính để có biện pháp chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c) - VP Chủ tịch nước - VP Quốc hội - VP Chính phủ - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ - Chủ tịch UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TW - HĐ kiểm kê vàng bạc TW - Lưu : VP, KBNN.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Hồ Tế
|