Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 21/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1997 của doanh nghiệp Nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 21/1998/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 21/1998/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 20/02/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 21/1998/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 21/1998/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC LẬP VÀ
KIỂM TRA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NĂM 1997 CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Bộ Tài chính đã có
Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996
hướng dẫn công tác lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm
tra kế toán của doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh
nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phần hạch toán tập trung của các Tổng
công ty Nhà nước phải tổ chức lập báo cáo tài chính, công bố công khai tài
chính và kiểm tra kế toán, kiểm tra báo cáo tài chính theo đúng các quy định
trên. Để thực hiện tốt các quy định trên và phù hợp với tình hình thực tế của
các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm
trong công tác lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1997 của doanh nghiệp Nhà
nước như sau:
I. VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Khi lập báo cáo tài chính năm 1997 cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
1.1. Các doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo mức đã đăng ký với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã báo cáo và được Bộ Tài chính cho phép khấu hao ngoài khung thời gian đã quy định trong Quyết định số 1062/TC/QĐ/CĐKT ngày 14/11/1996 thì áp dụng theo mức đã được duyệt. Từ quyết toán năm 1997 trở đi Bộ Tài chính không xem xét tăng, giảm khấu hao ngoài mức doanh nghiệp đã đăng ký.
1.2. Về tiền lương: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ và Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp đến 31/12/1997 doanh nghiệp chưa được duyệt đơn giá tiền lương thì quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp được xác định theo quy định tại tiết c điểm 2 mục C phần IV Thông tư số 13/LĐTBXH-TT nói trên.
1.3. Các khoản chênh lệch tỷ giá được xử lý theo quy định tại Thông tư số 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính.
1.4. Việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ Tài chính. Đối tượng, điều kiện và phương pháp lập các khoản dự phòng phải theo đúng quy định. Đối với vật liệu phụ có khối lượng nhiều và giá trị lớn, vật tư, hàng hoá kém mất phẩm chất chưa được xử lý cũng thuộc đối tượng trích dự phòng.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích không thuộc đối tượng lập dự phòng theo Thông tư số 64 TC/TCDN nói trên, nhưng nếu có bộ phận hoạt động kinh doanh thì nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá tồn kho, công nợ khó đòi của bộ phận này cũng thuộc đối tượng lập dự phòng, nếu có các điều kiện chế độ đã quy định.
1.5. Khoản thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33 TC/TCT ngày 15/6/1997 và công văn số 4378 TC/TCDN ngày 8/12/1997 của Bộ Tài chính.
1.6. Việc trích lập các quỹ doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều 32 quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ và Thông tư số 70 TC/TCDN ngày 05/11/1996 của Bộ Tài chính. Tiền lương thực hiện làm căn cứ xác định mức khống chế tối đa của 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi là tiền lương quy định tại điểm 1.2 trên đây.
2. Vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính: Ngày 28/10/1997 Bộ Tài chính đã có Quyết định số 832 TC/QĐ-CĐKT ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ. Theo quy chế thì báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán nội bộ đính kèm. Thông tư số 73 TC/TCDN cũng quy định báo cáo tài chính phải có xác nhận của kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập. Tuy nhiên Quy chế kiểm toán nội bộ mới ban hành, các doanh nghiệp chưa có tổ chức kiểm toán nội bộ. Vì vậy, việc lập công bố công khai và gửi báo cáo tài chính năm 1997 của doanh nghiệp không nhất thiết phải qua kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập và xác nhận của các tổ chức kiểm toán trên. Giám đốc, kế toán trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính. Từ năm 1998 doanh nghiệp phải tổ chức và thực hiện việc kiểm toán hoặc kiểm toán nội bộ theo đúng quy định.
3. Thời gian và nơi gửi báo cáo tài chính:
3.1. Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phần hạch toán tập trung của các Tổng công ty Nhà nước phải lập xong và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước trước ngày 15/2/1998 theo đúng địa chỉ đã quy định trong Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT nói trên.
3.2. Các Tổng công ty Nhà nước phải xem xét và tổng hợp các báo cáo tài chính của đơn vị thành viên xong trước ngày 01/3/1998 để gửi cho các cơ quan sau đây:
- Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tổng cục thuế.
- Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.
Đối với các Tổng công ty do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định thành lập theo uỷ quyền của Chính phủ và Tổng công ty hạch toán tập trung còn phải gửi báo cáo tài chính năm cho Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp nơi Tổng công ty đóng trụ sở chính để tổng hợp theo vùng lãnh thổ.
Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Nhà nước phải phân tích riêng chỉ tiêu số doanh nghiệp bị lỗ và tổng số lỗ, số doanh nghiệp có lãi và tổng số lãi.
3.3. Các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc khi gửi báo cáo tài chính cho cấp trên thì đồng thời gửi cho Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
4. Việc công khai tài chính của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996.
5. Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp phải chỉ đạo, đánh giá báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp Nhà nước, và tổng hợp theo từng địa phương, từng ngành và trong cả nước. Tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên từng địa phương phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổng hợp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành phải gửi cho thủ trưởng các Bộ, ngành trước 30/5/1998. Báo cáo tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước trong cả nước phải hoàn thành trước ngày 30/6/1998 để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ.
II. VIỆC KIỂM TRA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
Kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuỳ theo lực lượng và tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp để tổ chức kiểm tra toàn diện hoặc theo chuyên đề. Trước hết, cần tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, có dấu hiệu tổn thất tài sản và vốn nghiêm trọng, những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ để làm rõ các vấn đề trên. Kiểm tra doanh nghiệp nào phải có biên bản kết luận doanh nghiệp đó. Biên bản kiểm tra gửi cho cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp kèm theo các kiến nghị (nếu có). Nếu nhiều cơ quan cùng kiểm tra một vấn đề mà có các kết luận khác nhau thì cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước báo cáo về Bộ Tài chính để giải quyết. Hàng quý Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính kết quả kiểm tra báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Để tránh phiền hà cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp chủ động bàn với các cơ quan có liên quan việc phối hợp kiểm tra để tránh trùng lặp, chồng chéo hoặc trong một năm có nhiều cuộc kiểm tra đối với một doanh nghiệp.
III. CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
Nếu không gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ và điểm 1.4 mục II Thông tư số 45 TC/TCT ngày 01/8/1996 của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp:
2.1. Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp lập báo cáo tài chính đúng chế độ, bảo đảm thời gian quy định.
2.2. Tổng hợp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các Bộ ngành ở Trung ương và Bộ Tài chính.
2.3. Tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần trên. Hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra cho Bộ Tài chính.
2.4. Nếu không kiểm tra hoặc kiểm tra không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không báo cáo kịp thời tình hình thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp; trong quá trình kiểm tra có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tổng hợp báo cáo tài chính không kịp thời thì cán bộ được phân công theo dõi doanh nghiệp và tổ chức liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật theo theo mức độ vi phạm.
3. Cơ quan thuế:
3.1. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp khi đến thời hạn quy định mà doanh nghiệp chưa nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo quy định.
3.2. Ra quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 22/CP và Thông tư hướng dẫn số 45 TC/TCT sau 2 lần ra thông báo đôn đốc mà doanh nghiệp vẫn không nộp báo cáo tài chính.
3.3. Nếu không thông báo kịp thời để đôn đốc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, không ra quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
IV. QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
2. Các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng cục thuế tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.